Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3. Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản chi tiết bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 2 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6 . Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Bài 3. Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
Trả lời câu hỏi giữa bài
Giải Toán 6 trang 14 Tập 2 Cánh diều
Những kết quả nào có thể xảy ra?
Lời giải:
Sau bài học này ta sẽ trả lời được, hoặc dựa vào thực tế thực hành rút ra được những kết quả có thể xảy ra là: quả bóng lấy ra có thể là quả bóng màu xanh hoặc quả bóng màu đỏ.
Lời giải:
Khi tung đồng xu 1 lần, có hai kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt N; mặt S.
Như vậy, có hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
- Tung đồng xu l lần:
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là {S: N}. Ở đây, S kí hiệu cho kết quả xuất hiện mặt sấp và N kí hiệu cho kết quả xuất hiện mặt ngửa.
Giải Toán 6 trang 15 Tập 2 Cánh diều
Lời giải:
Khi lấy ngẫu nhiên một quả bóng, có ba kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra, đó là: màu xanh; màu đỏ; màu vàng.
Như vậy, có hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
- Lấy ngẫu nhiên một quả bóng;
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {X; Ð; V}. Ở đây, X kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu xanh; Đ kí hiệu cho kết quả lấy được quả bón màu đỏ và V kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu vàng.
a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra.
b) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra.
c) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.
Lời giải:
a) Lấy ngẫu nhiên một chiếc kẹo trong hộp thì ta có thể xảy ra các trường hợp sau: chiếc kẹo lấy ra màu hồng, chiếc kẹo lấy ra màu xanh, chiếc kẹo lấy ra màu vàng và chiếc kẹo lấy ra màu cam.
b) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra là: {H; X; V; C}. Ở đây, H kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu hồng; X kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu xanh, V kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu vàng, C kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu cam.
c) Như vậy có hai điều cần lưu ý trong mô hình xác suất trò chơi trên là:
- Lấy ngẫu nhiên một chiếc kẹo;
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra là {H; X; V; C}. Ở đây, H kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu hồng; X kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu xanh, V kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu vàng, C kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu cam.
Bài tập
Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp.
a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.
b) Số xuất hiện trên thẻ được rút ra có phải là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5}.
hay không?
c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.
d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.
Lời giải:
a) Chiếc thẻ rút ra có thể mang số 1, số 2, số 3, số 4 hoặc số 5.
b) Ta thấy số xuất hiện trên thẻ chính là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5}.
c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mỗi thẻ được lấy ra là {1; 2; 3; 4; 5}. Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 1, 2 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 2, 3 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 3, 4 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 4, 5 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 5.
d) Có hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
- Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ có trong hộp
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mỗi thẻ được lấy ra là {1; 2; 3; 4; 5}. Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 1, 2 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 2, 3 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 3, 4 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 4, 5 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 5.
Giải Toán 6 trang 16 Tập 2 Cánh diều
a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại.
b) Số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại có phải là phần tử của tập hợp {1;2; 3; 4; 5; 6} hay không?
c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại.
d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.
Lời giải:
a) Những kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại: số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6.
b) Số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại là {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả chiếc kim chỉ vào phần ghi số 1, 2 kí hiệu cho kết quả chiếc kim chỉ vào phần ghi số 2, 3 kí hiệu cho kết quả chiếc kim chỉ vào phần ghi số 3, 4 kí hiệu cho kết quả chiếc kim chỉ vào phần ghi số 4, 5 kí hiệu cho chiếc kim chỉ vào phần ghi số 5, 6 kí hiệu cho chiếc kim chỉ vào phần ghi số 6.
d) Có hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
- Quay chiếc đĩa một lần;
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại là {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả chiếc kim chỉ vào phần ghi số 1, 2 kí hiệu cho kết quả chiếc kim chỉ vào phần ghi số 2, 3 kí hiệu cho kết quả chiếc kim chỉ vào phần ghi số 3, 4 kí hiệu cho kết quả chiếc kim chỉ vào phần ghi số 4, 5 kí hiệu cho kết quả chiếc kim chỉ vào phần ghi số 5, 6 kí hiệu cho kết quả chiếc kim chỉ vào phần ghi số 6.
a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra.
b) Màu của quả bóng được lấy ra có phải là phần tử của tập hợp {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím} hay không?
c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra.
d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.
Lời giải:
a) Những kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra: màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím.
b) Màu của quả bóng được lấy ra là phần tử của tập hợp {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím}.
c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {X; Đ; V; N; T}. Ở đây, X kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng có màu xanh, Đ kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu đỏ, V kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu vàng, N kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu nâu, T kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu tím.
d) Có hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
- Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp;
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {X; Đ; V; N; T}. Ở đây, X kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng có màu xanh, Đ kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu đỏ, V kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu vàng, N kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu nâu, T kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu tím.
Bài 4 trang 16 Toán lớp 6 Tập 2: Quan sát xúc xắc ở hình bên.
Mỗi xúc xắc có sáu mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương l; 2; 3; 4; 5; 6.
Gieo xúc xắc một lần.
a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.
b) Mặt xuất hiện của xúc xắc có phải là phân tử của tập hợp {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm} hay không?
c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.
d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.
Lời giải:
a) Những kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc: mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 3 chấm, mặt 4 chấm, mặt 5 chấm, mặt 6 chấm.
b) Mặt xuất hiện của xúc xắc là phân tử của tập hợp {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm, 2 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện 2 chấm, 3 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện 3 chấm, 4 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện mặt 4 chấm, 5 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm, 6 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm.
d) Có hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
- Gieo xúc xắc một lần;
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm, 2 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện 2 chấm, 3 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện 3 chấm, 4 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện mặt 4 chấm, 5 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm, 6 kí hiệu cho kết quả xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm.
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giải SGK Toán 6 Bài 2: Biểu đồ cột kép
Giải SGK Toán 6 Bài 4: Xác suất thực nghiệm trong một trò chơi và thí nghiệm đơn giản
Giải SGK Toán 6 Bài ôn tập cuối chương 4
Giải SGK Toán lớp 6 Bài 1: Phân số với tử và mẫu là số nguyên
Lý thuyết Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
1. Mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu
- Khi tung đồng xu 1 lần, có hai kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt S (mặt sấp) và mặt N (mặt ngửa).
- Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu là:
+ Tung đồng xu một lần;
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là {S; N}.
Ở đây S kí hiệu cho kết quả xuất hiện mặt sấp, còn N kí hiệu cho kết quả xuất hiện mặt ngửa.
2. Mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp
- Một hộp có 1 bóng xanh, 1 bóng đỏ và 1 bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Khi lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, có ba kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra, đó là: màu X (màu xanh), màu Đ (màu đỏ), màu V (màu vàng).
- Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi lấy vật từ trong hộp là:
+ Lấy ngẫu nhiên một quả bóng;
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {X; Đ; V}.
Ở đây, X kí hiệu cho kết quả lấy được bóng xanh, Đ kí hiệu cho kết quả lấy được bóng đỏ, V kí hiệu cho kết quả lấy được bóng vàng.
3. Cách nêu hai điều cần chú ý trong Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
Bước 1: Nêu số lần thực hiện trò chơi hoặc thí nghiệm.
Bước 2: Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra của trò chơi hoặc thí nghiệm và ghi rõ tên (kí hiệu) các phần tử có trong tập hợp.
Ví dụ: Một gói kẹo que có một chiếc vị cam, một chiếc vị dâu, một chiếc vị nho. Lấy ngẫu nhiên một chiếc kẹo trong gói.
a) Nêu các kết quả có thể xảy ra đối với vị của chiếc kẹo được lấy ra.
b) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với vị của chiếc kẹo được lấy ra.
c) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.
Hướng dẫn giải
a) Có 3 kết quả có thể xảy ra với vị của chiếc kẹo được lấy ra, đó là: vị cam, vị dâu, vị nho.
b) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với vị của chiếc kẹo được lấy ra là: {cam; dâu; nho}.
c) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
+ Lấy ngẫu nhiên một chiếc kẹo.
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với vị của chiếc kẹo được lấy ra là {C; D; N}.
Ở đây: C kí hiệu cho kết quả xuất hiện chiếc kẹo vị cam, còn D kí hiệu cho kết quả xuất hiện chiếc kẹo vị dâu, N kí hiệu cho kết quả xuất hiện chiếc kẹo vị nho.