Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
C. Quyền bất khả xâm phạm về kinh doanh
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Lời giải:
Chọn đáp án C.
Quyền bất khả xâm phạm về kinh doanh không phải là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Lời giải:
- Hình 1: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
- Hình 2: Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
- Hình 3: Quyền và nghĩa vụ bầu cử
- Hình 4: Quyền tự do kinh doanh
I |
II |
1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. |
A. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị |
2. Quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền bầu cử và ứng cử vào đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quyền khiếu nại và tố cáo; quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. |
B. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự |
3. Quyền và nghĩa vụ học tập; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. |
C. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế |
4. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế; quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. |
D. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về văn hóa, xã hội |
Lời giải:
1 – nối với B
2 – nối với A
3 – nối với D
4 – nối với C
Câu 4 trang 51 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được thể hiện thế nào qua câu chuyện trên?
Lời giải:
- Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được thể hiện trong câu chuyện trên ở:
+ Tỉnh đã hỗ trợ học bổng cho hàng chục nghìn lượt học sinh có hoàn cảnh khó khăn
+ Đầu tư cở sở vật chất trường lớp khang trang
Từ chỗ cãi cọ nhau, người trong hai gia đình đánh lộn, xô đẩy nhau,… Sau đó, H đánh vào mặt ông M làm ông ngã xuống đường gây thương tích; còn N dùng gạch đánh vào đầu ông K.
Tòa án đã tuyên án phạt H 3 năm tù, N 4 năm tù cùng về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Ngoài ra, tòa còn tuyên buộc hai bị cáo phải bồi thường cho hai bị hại số tiền hơn 100 triệu đồng.
a. Trong câu chuyện trên, những hành vi nào là vi phạm pháp luật?
b. H và N đã xâm phạm đến quyền gì của công dân?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ tình huống và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a. Những hành vi vi phạm pháp luật trong câu chuyện trên là: đánh nhau, gây thương tích (xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, tính mạng của người khác)
b. H và N đã xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Hành vi |
Ví dụ |
Xâm phạm quyền học tập |
|
Xâm phạm sức khỏe |
|
Xâm phạm danh dự, nhân phẩm |
|
Lời giải:
Hành vi |
Ví dụ |
Xâm phạm quyền học tập |
- Không cho trẻ em đi học - Bắt trẻ em bỏ học giữa chừng - Bắt ép trẻ học những môn học không đúng với sở thích, mong muốn của trẻ. |
Xâm phạm sức khỏe |
- Đánh đập, gây tổn hại đến sức khỏe của người khác - Giết người |
Xâm phạm danh dự, nhân phẩm |
- Miệt thị người khuyết tật - Đăng hình ảnh khi chưa được sự đồng ý của người khác trên mạng xã hội - Miệt thị, xúc phạm về danh dự, nghề nghiệp của người khác |
a. Em có nhận xét gì về hành vi của C
b. Hành vi của C đã xâm phạm đến quyền nào của B?
Lời giải:
Yêu cầu a) Hành vi của C là không đúng. Bạn ấy đang làm ảnh hưởng đến tinh thần của B, có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
Yêu cầu b) Hành vi của C đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của B.
a. Em đồng tình hay phản đối việc làm của X? Vì sao?
b. Trong trường hợp này, Y có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?
Lời giải:
Yêu cầu a) Em phản đối việc làm của X. Vì X làm như vậy là đang xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của Y, làm tổn hại đến tinh thần của Y.
Yêu cầu b) Trong trường hợp này, Y có thể nói với bố mẹ, thầy cô về hành vi của X để nhờ họ tìm cách giải quyết.
Nơi thực hiện |
Hành vi bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân |
Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân |
Trong gia đình |
|
|
Trong nhà trường |
|
|
Ngoài xã hội |
|
|
Lời giải:
Nơi thực hiện |
Hành vi bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm công dân |
Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm công dân |
Trong gia đình |
- Tôn trọng lẫn nhau - Yêu thương, đùm bọc nhau |
- Bố mẹ bạo hành con cái - Con cái bất hiếu, bạo hành cha mẹ - Vợ chồng cãi nhau, xúc phạm danh tự, nhân phẩm của nha |
Trong nhà trường |
- Yêu thương bạn bè - Lễ phép với thầy cô |
- Gây gổ, đánh nhau với các bạn - Nói xấu bạn bè - Vô lễ với thầy cô |
Ngoài xã hội |
- Tôn trọng mọi người - Cư xử đúng mực - Tôn trọng pháp luật |
- Đăng tin không đúng sự thật về người khác lên mạng xã hội |
Lời giải:
- Em sẽ khuyên những người xúc phạm nhân phẩm, danh dự bạn ấy không nên làm như vậy nữa. Nếu bạn không nghe, vấn tiếp diễn hành động đó, em sẽ báo với thầy cô hoặc bố mẹ của bạn ấy để nhờ sự giúp đỡ.
Lời giải:
- Em sẽ nhờ thầy cô, bố mẹ giúp đỡ để tìm ra cách giải quyết.
- Đồng thời, em sẽ cố gắng chứng minh cho mọi người thấy năng lực thực sự của mình.
Lý thuyết Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
a. Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.
- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo và bảo vệ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo qui định của pháp luật.
b. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:
- Nhóm quyền chính trị:
+ Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27);
+ Tham gia quản lí nhà nước (Điều 28);
+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25);
+ Tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…
- Nhóm quyền dân sự:
+ Quyền sống (Điều 19);
+ Bình đẳng giới (Điều 26).
+ Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20);
+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình (Điều 21),
+ Bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22).
+ Tự do đi lại và cư trú (Điều 23).
+ Tự do kết hôn, li hôn (Điều 36)…
- Nhóm quyền về kinh tế:
+ Tự do kinh doanh (Điều 33).
+ Tự do lựa chọn nghề nghiệp (Điều 35).
+ Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…
- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:
+ Học tập (Điều 39).
+ Nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40).
+ Được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34)…
- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:
+ Trung thành với Tổ quốc (Điều 44).
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45).
+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46)…
2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
- Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.