Tài liệu Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 12 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12. Mời các bạn cùng đón xem:
Mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Ngữ văn 12 bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 12
Mức độ/Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Cộng |
1. Đọc - hiểu văn bản |
Nhận biết được thể loại văn bản, biện pháp tu từ. |
Hiểu nội dung được nêu ra trong văn bản, dấu hiệu ngôn ngữ của biện pháp tu từ. |
Nêu được thông điệp qua nội dung của văn bản. |
||
Số câu : 3 Tỉ lệ : 30 % Số điểm : 3,0 |
1 10% 1,0 |
1 10% 1,0 |
1 10% 1,0 |
3 câu 30% 3,0 |
|
2. Làm văn |
|||||
Nghị luận xã hội. |
Nhận biết được vấn đề nghị luận |
Hiểu được những khía cạnh của vấn đề |
Sử dụng các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề |
||
Số câu : 1 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 2,0 |
5% 0,5 |
5% 0,5 |
10% 1,0 |
1 câu 20% 2,0 |
|
Nghị luận văn học |
- Xác định được kiểu bài nghị luận về đoạn trích thơ. |
- Hiểu được yêu cầu của đề bài. |
- Vận dụng kiến thức kĩ năng nghị luận về đoạn trích thơ. - Huy động kiến thức đã học trong tác phẩm văn học, để phân tích đoạn trích thơ. |
- Tích hợp kiến thức , kĩ năng về bài văn nghị luận văn học. - Nâng cao năng lực tư duy tổng hợp, năng lực cảm thụ văn chương - Diễn đạt mạch lạc, giọng văn hấp dẫn |
|
Số câu : 1 Tỉ lệ 50% Số điểm: 5,0 |
10% 1,0 |
10% 1,0 |
10% 1,0 |
20% 2,0 |
1 câu 50% 5,0 |
Tỉ lệ: Số điểm: |
25% 2,5 |
25% 2,5 |
30% 3,0 |
20% 2,0 |
100% 10,0 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.
( Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 đ)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc- hiểu, Anh/ chị viết một đoạn văn 100 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Người ta có thể yêu thương nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau”.
Câu 2 (5,0 đ)
Câu 2 (5đ): Phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc” của Tố Hữu
…………..HẾT…………
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 đ)
Câu 1: (0,5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: (0,5 điểm)
Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
Câu 3: (1,0 điểm)
- Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận (0,5 điểm)
- Hiệu quả NT:
+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm (0,25 điểm).
+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau (0,25 điểm).
Câu 4: (1,0 điểm) Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.
+ Đồng tình: Cuộc sống hiện đại ngày nay làm cho con người xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn.
+ Không đồng tình: Cuộc sống còn nhiều lòng bao dung, nhân ái.
Phần II. LÀM VĂN (7,0 đ)
Câu 1 (2,0 đ)
1. Đảm bào yêu cầu hình thức của một đoạn văn nghị luận 100 từ. Học sinh có thể trình bày đoạn trích theo các cách diễn dịch, quy nạp, Tổng- Phân- Hợp, song hành, móc xích…(0,25 đ)
2. Xác định vấn đề nghị luận: Đề cao lòng nhân ái của con người (0,25 đ).
3. Triển khai vấn đề nghị luận, biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Nội dung ý kiến: Con người phải biết bao dung, tha thứ, phải sống nhân ái, yêu thương (0,25 đ).
- Bàn luận: Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con người:
+ Cảm xúc khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ (0,25 đ).
+ Khi hãm hại người khác, nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần mà họ gánh chịu cũng chính là nỗi đau của bản thân mình. (0,25 đ)
+ Tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. (0,25 đ).
- Bài học nhận thức và hành động: Cần biết chia sẻ yêu thương, cần thanh lọc tâm hồn và hoàn thiện nhân cách. (0,25 đ)
4.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp…(0,25 đ)
Câu 2 (5,0 đ)
* Dàn ý phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc”
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và 8 câu thơ đầu.
2. Thân bài
a. 4 câu thơ đầu
“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”
→ Lời của người Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi những kỉ niệm đã qua.
- Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta?”, cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc trong lối đối đáp dân gian thể hiện được cảm xúc dâng trào cùng nỗi lòng của người ở lại.
+ “Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau, có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ.
+ “thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt.
+ Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc.
- Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng.
→ Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau.
b. 4 câu thơ sau
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
→ Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn.
+ “tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại.
+ “bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng.
→ Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân.
+ “áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi.
+ “phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại.
+ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”: không phải không có gì để nói với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói.
Phép im lặng (dấu “…”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở.
→ Không gian chia tay đầy bịn rịn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghi luận.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
HỎI
“Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ cho bài thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Ở ba khổ thơ đầu, các từ ngữ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”,“làm nên” cùng có chung nét nghĩa nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài.
Câu 4 (1,0 điểm): Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời. Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?”, anh/chị sẽ trả lời ra sao? (Trình bày khoảng 3 đến 4 dòng).
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về bài học trong lối sống con người được gửi gắm qua bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh?
Câu 2 (5,0 điểm): “Tư tưởng đất nước của nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm”. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích đoạn thơ sau:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
………
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
…………..HẾT…………
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Thể thơ: Tự do.
Câu 2:
- Ý nghĩa của các từ ngữ:
+ Tôn cao: nâng đỡ, biết tạo điều kiện để cùng tiến bộ;
+ Làm đầy: bổ khuyết, khỏa lấp, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết;
+ Đan vào: gắn bó, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, kết thành một khối thống nhất để hoạt động vì một mục đích chung;
+ Làm nên: tạo một thành quả.
- Nét nghĩa chung: cùng nhau sinh tồn, đoàn kết cùng phát triển,...
* Lưu ý: Nếu học sinh không giải thích các từ ngữ mà chỉ nêu nét nghĩa chung hợp lý thì vẫn cho đủ điểm.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp cấu trúc:
“Tôi hỏi .... sống .... như thế nào ?
Chúng tôi ...”
- Tác dụng: Qua hình thức nghệ thuật này, tác giả nhắc nhở mọi người tự nhận thức lại, tự nhìn lại mình để có cách “sống với nhau” cho phù hợp,...
Câu 4:
- Học sinh đặt mình vào vị trí đối thoại với nhân vật trữ tình để trả lời cho câu hỏi “Người sống với người như thế nào?”.
- Nội dung câu trả lời phải hợp lý, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp của nhân loại. (Ví dụ: yêu thương, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau,...)
* Lưu ý: Nếu học sinh trả lời đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp thì không cho điểm.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết một đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Đảm bảo một đoạn văn bản hoàn chỉnh có kết cấu chặt chẽ, bố cục 3 phần: Mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.
- Ngôn ngữ chọc lọc, trong sáng, diễn đạt lưu loát, các ý rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Bài viết được trình bày rõ ràng, cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý cơ bản sau:
- Khái quát nội dung tư tưởng của bài thơ: Bài học về lối sống vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, biết sống vì người khác,biết giúp đỡ,biết đoàn kết để cùng để hoàn thiện lẫn nhau, vươn tới những điều kì diệu trong cuộc sống.
- Sống vị tha, biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình, biết giúp đỡ nhau, biết đoàn kết với nhau… là biểu hiện của tinh thần khoan dung độ lượng, phẩm chất cao quý của con người.
- Chỉ có tình đoàn kết, sự tương thân tương ái mới tạo ra sức mạnh giúp vượt qua những khó khăn của mỗi người, những thử thách chung, để hòa nhập với cộng đồng, cống hiến cho xã hội....
- Phê phán lối sống ích kỉ, đố kị, thờ ơ, vô trách nhiệm, không biết hoà nhập với cộng đồng, không biết ước mơ, vươn tới... của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
- Bài học: Biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh, sống vị tha, độ lượng, đoàn kết, biết hi sinh vì người khác…
Câu 2:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học;
- Bài viết đảm bảo bốp cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng; lập luận hợp lí, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về văn bản, học sinh cần phân tích và làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý cơ bản sau:
2.1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát nội dung đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện Tư tưởng đất nước của nhân dân: Đất Nước do Nhân Dân làm ra, nhờ Nhân Dân mà tồn tại.
2.2. Thân bài:
* Cảm nhận về đoạn thơ
Nội dung: Khẳng định Đất Nước của Nhân dân vì chính Nhân dân đã làm ra Đất Nước
– Nhân dân là những người bình thường, vô danh nhưng họ đã thầm lặng xây dựng, mở mang, khai phá, kiến tạo nên đất nước (người người lớp lớp/ con gái, con trai bằng tuổi chúng ta/Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước; Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân…).
– Nhân dân là những người đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những giá trị vật chất, văn hóa tinh thần cho đời sau (Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng; chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi; truyền giọng điệu mình cho con tập nói…).
– Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa xâm lăng (Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại…).
* Nghệ thuật
– Thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa gần gũi quen thuộc vừa mang tính khái quát; các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt.
– Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết; giọng điệu tâm tình, có sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chính luận.
* Đánh giá chung
– Đoạn thơ là những suy nghĩ, phát hiện mới mẻ về vai trò của nhân dân trong lịch sử; khẳng định một tư tưởng mang tính thời đại: Đất Nước Nhân dân.
– Đất Nước không chỉ thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm mà còn khơi dậy niềm tự hào về quê hương, tổ quốc trong lòng mỗi người
2.3. Kết bài: Tóm lược nội dung chính của bài viết và nêu cảm xúc của bản thân
----------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."
(Tuổi trẻ.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo bạn, bản lĩnh tốt là gì?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1.(2.0 điểm)
Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống.
Câu 2. (6.0 điểm)
Trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một,
Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.89, 2015)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên.
…………..HẾT…………
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
I.ĐỌC HIỂU
Câu 1:
*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ
*Cách giải:
Phương thức biểu đạt: nghị luận
Câu 2:
*Phương pháp: Phân tích, lí giải
*Cách giải:
Học sinh trình bày quan điểm của bản thân. Lí giải hợp lí, thuyết phục.
II.LÀM VĂN
Câu 1:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải:
*Cách giải:
* Giải thích:
- Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
* Bàn luận:
- Ý kiến đúng, có ý nghĩa trong cuộc sống. Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống,từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.
- Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được những điều cần làm.
- Phê phán những người sống thiếu bản lĩnh, họ bị lệ thuộc vào suy nghĩ và chính kiến của người khác…
* Bài học:
- Ý thức được bản thân cần có bản lĩnh trong cuộc sống và rút ra bài học hành động phù hợp cho bản thân. Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người.
Câu 2:
*Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
*Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)
Phân tích đoạn thơ
a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.
- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):
- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).
- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm
- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu
→ Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.
c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.
d/ Lí tưởng, khát vọng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:
+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.
+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính
- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.
d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…
- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:
+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)
+ Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.
e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:
- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc
- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người
Tổng kết
----------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ?", cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!". Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.
Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe... Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.
Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.
(Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi,
Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội, 2014)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về triết lí được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Nêu rõ lí do tại sao.
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” để thấy được tinh thần yêu nước, căm thù giặc, kiên cường của con người Tây Nguyên.
…………..HẾT…………
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2.
- Biệp pháp tu từ cú pháp: lặp cấu trúc : Nếu như mãi…Nếu như bạn…
- Tác dụng: cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt.
Câu 3.
- Hiểu về triết lí được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước:
- Triết lí đó là: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó
- Cách hiểu: con người cần chấp nhận sự thay đổi, vạn biến của cuộc đời qua từng giờ, từng ngày. Từ những biến chuyển đó mà ta tiếp tục tiến về phía trước với niềm tin và hy vọng để có cuộc sống tốt đẹp hơn
Câu 4.
Thí sinh có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai.
Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.
- Nếu đồng tình với câu nói: Quy luật cuộc sống là sự vận động không ngừng theo chiều hướng đi lên, tích cực. Những gì cũ kĩ, lạc hậu sẽ mất đi để thay vào đó là cái mới, cái tiến bộ…
- Nếu không đồng tình: Tuy chúng ta chấp nhận sự mất đi của sự vật, hiện tượng để hướng về tương lai nhưng thực tế cuộc sống vẫn có những điều không thể mất đi. Những giá trị tinh thần mang tính vĩnh hằng như niềm tin, đạo lí, chân lí, lòng tốt…luôn tồn tại bền vững trước thời gian nghiệt ngã.
- Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên.
Phần II. Làm văn (7,0 đ)
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” để thấy được tinh thần yêu nước, căm thù giặc, kiên cường của con người Tây Nguyên.
I. Mở bài:
- Sơ lược về tác giả và tác phẩm, giới thiệu nhân vật anh hùng Tnú.
II. Thân bài:
* Lai lịch, xuất thân và số phận đau thương:
- Mồ côi, được sống và lớn lên trong vòng tay bảo bọc, nâng đỡ của dân làng Xô Man, một ngôi làng có truyền thống đánh giặc.
- Tnú được thừa hưởng từ cái nôi truyền thống nhiều phẩm chất tốt đẹp và trở thành một con người mang vẻ đẹp kết tinh của cộng đồng, mà theo lời cụ Mết nói: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.
- Phải tận mắt chứng kiến cái chết thương tâm của người vợ trẻ và đứa con chưa đầy tháng dưới tay giặc.
- Bị giặc bắt, tra tấn, dùng nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay của anh, khiến anh mất đi đôi bàn tay khỏe mạnh, đủ đầy.
=> Thử thách để giúp Tnú trưởng thành trong sự nghiệp cách mạng, cũng như củng cố và làm sáng rõ hơn lý tưởng chiến đấu và hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
* Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, lòng gan dạ, sự nhanh nhẹn, nhạy bén, không sợ hy sinh và tinh thần giác ngộ cách mạng sớm:
- Khi còn bé đã xung phong làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ, khi được anh Quyết hỏi có sợ bị bắn không, Tnú rất khảng khái nhắc lại đúng lời cụ Mết rằng: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn núi nước này còn!”, thể hiện tấm lòng kiên trung, sớm giác ngộ cách mạng từ những ngày còn thơ bé của Tnú.
- Quyết tâm học chữ cho thật giỏi để làm cách mạng, có lần vì không nhớ nổi chữ mà Tnú đập vỡ bảng, thậm chí lấy đá đập vào đầu đến chảy máu.
- Gan dạ và mưu trí khi đi liên lạc“Không bao giờ đi đường mòn...leo lên cây cao nhìn quanh một lượt rồi mới xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây”, rồi qua sông không chọn chỗ nước êm mà cứ chọn chỗ thác mạnh mà bơi ngang để tránh khỏi tầm mắt của lũ giặc.
- Khi bị giặc bắt, Tnú nhanh trí nuốt luôn cả thư, khi bị bắt giam Tnú cũng tìm cách vượt ngục để trở về buôn làng.
* Vẻ đẹp từ tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, sự căm thù giặc sâu sắc và ý thức tổ chức kỷ luật cao
- Ngày bé khi đi đưa thư, chúng tra tấn Tnú dã man nhưng anh hề hé răng lấy nửa chữ, sau 3 năm anh vượt ngục rồi trở về lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khí đánh giặc.
- Khi trưởng thành, Tnú lần nữa bị giặc bắt, châm lửa đốt mười đầu ngón tay, nhưng Tnú vẫn không hề hé răng kêu lấy một tiếng, “người cộng sản không thèm kêu van” .
- Sự khiếm khuyết của đôi bàn tay chính là động lực, là lời nhắc nhở, là ký ức đau thương về những gì kẻ thù đã để lại trong cuộc đời anh. Cũng chính đôi bàn tay ấy trở nên mạnh mẽ, kiên cường dẫu rằng thiếu đi một đốt, nhưng bàn tay ấy vẫn cầm được súng, vẫn bóp được cò, thậm chí Tnú còn chính tay bóp chết được một thằng giặc khỏe mạnh.
* Vẻ đẹp từ tình cảm gắn bó sâu sắc với quê hương, với gia đình:
- Tấm lòng yêu thương mẹ con Mai, cũng như nỗi đau đớn tột cùng khi không thể cứu kịp vợ con, quyết hy sinh thân mình để cứu mẹ con Mai.
- Khi Mai mới sinh con, Tnú đã xé đồ của mình làm đôi để cho làm tấm địu con, đó là tấm lòng hy sinh, lòng yêu thương của một người cha đối với đứa con bé bỏng.
- Có tình cảm sâu sắc với quê hương, anh yêu dân làng, yêu làng, nhớ từng kỷ niệm gắn bó với làng Xô Man, anh đi chiến đấu không chỉ vì mối thù của bản thân mà còn là để bảo vệ làng, bảo vệ mảnh đất quê hương.
III. Kết bài:
Nêu cảm nhận.
----------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sau khi điện thoại Bphone - sản phẩm công nghệ đầu tiên của người Việt Nam được nhà sản xuất BKAV giới thiệu là "chiếc điện thoại thông minh", "siêu phẩm hàng đầu thế giới"... thì đã gặp không ít những tư luận trái chiều, chính người Việt chê bai sản phẩm của người Việt. Thậm chí có người còn đưa ra trò đùa quái ác, cụ thể là có thành viên trên cộng đồng mạng, sau khi nói những lời lẽ mang tính chất dìm hàng Việt không thương tiếc, anh ta đã đăng tải lên Facebook hình ảnh hóa đơn xác nhận việc anh hủy đặt mua 5 chiếc Bphone (phiên bản Mạ vàng 24K-128 GB) trị giá tổng 112.045.000 VND như một chiến tích" để đời. Không những vậy, người này còn kêu gọi nhiều người khác làm theo hành động của mình. Một thanh niên khác cũng coi việc đặt mua và hủy đơn hàng điện thoại Bphone là một trào lưu giải trí và cũng bày "kinh nghiện" cho những ai muốn tham gia quấy phá sản phẩm của hãng BKAV.
Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam, nếu có điều kiện nên mua hàng Việt, thay vì chỉ trích hãy ủng hộ khuyến khích...
(Nguồn Internet)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên? (0,5đ)
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hành động "chọc phá" của một số người trong đoạn trích đó? (0,75đ)
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của không ít người "Bphone là niềm tự hào của người Việt" không? Tại sao? (0,75đ)
Câu 4: Theo em thông điệp gợi ra tử ý kiến: Nếu có điều kiện nên mua hàng Việt là gì? (1,0đ)
Phần II. Làm văn: (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Tử văn bản trong phần Đọc hiểu nổi trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: ''Văn hóa chỉ trích của người Việt''.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành''.
(Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1,
NXB Giáo dục 2017)
Từ đó liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Guộc trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc” của Nguyễn Đình Chiểu (SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam.
…………..HẾT…………
Lời giải chi tiết
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1:
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2:
- Hành động “chọc phá” của một số người nói trên thể hiện sự kém cỏi về nhận thức, ích kỉ, đố kị, ganh ghét với thành công của người khác và không có tinh thần dân tộc.
Câu 3:
Học sinh có thể đưa ra nhiều thông điệp khác nhau. Xong phải có sự lí giải hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:
- Thông điệp gợi ra có thể là: Người Việt nên mua hàng Việt.
- Người Việt hãy tích cực ủng hộ, khuyến khích cho Bphone cũng như hàng Việt nói chung. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam để giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước phát triển, để dân giàu nước mạnh, đó là thể hiện lòng yêu nước trong bối cảnh hiện nay.
Câu 4:
- Ý1: Thí sinh có thể đồng tình hay không đồng tình
- Ý2: Lí giải
+ Nếu đồng tình với quan điểm trên thì lí giải: Vì lần đầu tiên người Việt Nam mà đại diện là tập đoàn BKAV sản xuất ra được một sản phẩm công nghệ thông minh, có thể cạnh tranh với các hãng điện thoại lớn hiện nay, cao hơn, nó cho thấy trí tuệ Việt Nam rất đáng tự hào, nếu biết khai thác, Việt Nam sẽ là một quốc gia phát triển trong lĩnh vực công nghệ.
+ Nếu không đồng tình thì phải có những lí giải hợp lí, thuyết phục.
Phần II: Làm văn
Câu 1:
* Giải thích:
- “Chỉ trích”: là những hành động, lời nói gây thiệt hại và tổn thương cho người khác.
* Bàn luận:
- Thực trạng thói quen chỉ trích của người Việt:
+ Một bộ phận người Việt, đặc biệt là những người trẻ hiện nay có biểu hiện thái quá, có cái nhìn phiến diện, lời nói thiếu văn hóa, hành động chọc phá, gây thiệt hại và tổn thương cho người khác, cho xã hội.
+ Một bộ phận người có học thức phê phán đúng lúc đúng chỗ, đúng mực, có cơ sở thuyết phục, thiện chí, góp phần không nhỏ vào sự thúc đẩy xã hội.
* Nguyên nhân:
- Do nhận thức kém, thiếu hiểu biết và các vấn đề cuộc sống, xã hội.
- Thiếu một cái nhìn công tâm, khoa học và biện chứng khi nhìn nhận đánh giá sự việc, con người.
* Hậu quả:
- Chỉ trích thiếu văn hóa làm cho người bị chỉ trích bị tổn thương, thiếu niềm tin vào cuộc sống.
- Làm thui chột ý chí và tài năng sáng tạo của con người.
- Làm xấu hình ảnh Đất nước, con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.
- Tuy nhiên, xã hội vẫn có hiện tượng một số người muốn nổi tiếng nhờ tai tiếng khiến dư luận bức xúc nên mọi sự chỉ trích không hoàn toàn sai.
* Rút ra bài học
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)
2. Phân tích đoạn thơ
a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.
- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):
- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).
- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm
- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu
=> Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.
c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.
d/ Lí tưởng, khát vọng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:
+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.
+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính
- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.
d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…
- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:
+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)
+ Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.
e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:
- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc
- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người
3. Tổng kết
----------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính và thể thơ mà tác giải sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (1đ): Hai câu thơ: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!” đã để lại cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 3 (1,5đ): Từ triết lí trong đoạn thơ trên, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?
PHẦN II: LÀM VĂN (7đ)
Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của bạn về câu nói: Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ.
Câu 2 (5đ): Phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc” của Tố Hữu
----HẾT----
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )
Câu 1 (0,5đ):
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm.
- Thể thơ: tám chữ.
Câu 2 (1đ):
- Hai câu thơ: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!” đã để lại cho em nhiều suy nghĩ: khi ta ở, mảnh đất chỉ là nơi để con người sinh sống nhưng khi rời khỏi đó, từng kỉ niệm, từng ngày tháng ở đó trở thành một phần tâm hồn của chúng ta, in sâu vào kí ức.
Câu 3 (1,5đ):
- Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó là những chân lí mang tính phổ quát, rút ra từ đời sống, từ quy luật tình cảm.
- Mỗi một mảnh đất khi con người gắn bó dù cho không phải là quê hương đều sẽ trở thành một phần máu thịt, thành mảnh đất tâm hồn, mảnh đất kỉ niệm. Vì vậy, hãy biết yêu thương, trân trọng, sống thủy chung với quá khứ, với những miền đất đã đi qua.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
* Dàn ý: Suy nghĩ của bạn về câu nói: Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.
2. Thân bài
a. Giải thích
Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ: để đạt được thành công, con người phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, thử thách, nhưng khi đạt được thành công như mong ước rồi, cách con người giữ gìn cũng như phát triển nó tốt hơn mới thực sự là thử thách được đặt ra với mỗi người.
→ Câu nói là bài học răn dạy con người, giúp con người thức tỉnh và tiếp tục tiến về phía trước, không nên hả hê với thành công mình đạt được.
b. Phân tích
- Để đạt được thành công, con người phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, khi đạt được thành công sẽ đứng trên đỉnh vinh quang đầy kiêu hãnh, tự hào.
- Thành công không phải cái đích cuối cùng mà nó là khởi đầu cho một con đường mới đầy gian nan hơn mà chúng ta phải đi. Đạt được thành công đã khó nhưng giữ cái thành công đó và phát triển nó lên cao lại càng khó hơn.
- Nhiều người khi đạt được thành công nhất định thì tự mãn, thỏa lòng với thành công đó, chủ quan, không tiếp tục cố gắng nên chỉ dừng lại ở đó và dần dần suy xuống mà không phát triển nhiều hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, được nhiều người biết đến và có tính xác thực cao.
d. Phản biện
Trong cuộc sống có nhiều người có tính chủ quan, khi đạt được thành công hoặc chạm tới thành công thì không chịu cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa, cho rằng mình hơn người khác,… → những người này đáng bị chỉ trích, phê phán thẳng thắn.
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
+ Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ) đồng thời đưa ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2:
* Dàn ý phân tích 8 câu đầu “Việt Bắc”
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và 8 câu thơ đầu.
2. Thân bài
a. 4 câu thơ đầu
“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”
→ Lời của người Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi những kỉ niệm đã qua.
- Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta?”, cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc trong lối đối đáp dân gian thể hiện được cảm xúc dâng trào cùng nỗi lòng của người ở lại.
+ “Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau, có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ.
+ “thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt.
+ Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc.
- Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng.
→ Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau.
b. 4 câu thơ sau
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
→ Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn.
+ “tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại. + “bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng.
→ Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân.
+ “áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi.
+ “phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại.
+ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”: không phải không có gì để nói với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói.
Phép im lặng (dấu “…”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở.
→ Không gian chia tay đầy bịn rịn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghi luận.
----------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hải An mới chỉ 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho 2 bệnh nhân nhưng nghĩa cử cao đẹp ấy của cô bé vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Bên cạnh sự ngưỡng mộ, tri ân của nhiều người với cô bé, có những người tỏ ra hoài nghi rằng không biết quyết định đó có thực sự của Hải An không, cũng có người tỏ ý phản đối việc gia đình để cô bé 7 tuổi hiến giác mạc. Bởi theo quan niệm trần sao âm vậy của người phương Đông, người sang thế giới bên kia rồi vẫn cần lành lặn. Gia đình để cô bé cho đi đôi mắt, bước sang thế giới bên kia, Hải An lấy đâu ra mắt để nhìn?
Biết rõ những thắc mắc ấy, chị Thùy Dương khẳng định, hiến giác mạc hoàn toàn là quyết định của Hải An và chị chỉ làm theo di nguyện của con. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, từ ngày nhỏ, Hải An đã biết đến hiến xác qua câu chuyện bâng quơ hàng ngày với bà, với mẹ..., cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng...Tôn trọng quyết định của cô gái nhỏ, chị Thùy Dương đã làm tất cả để thực hiện di nguyện của bé. Nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"!
...Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Hoàng (Giám đốc Ngân hàng Mắt - BV Mắt TW) cho biết, từ quyết định hiến giác mạc của Hải An, đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với chị rằng "Em đã từng ăn chơi trác táng, nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh, em sẽ mang lại sự sống cho người khác".
(Nguồn: Kênh 14.Vn)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ)
Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (0,5đ)
Câu 3. Vì sao khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"?(1,0đ)
Câu 4. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng thế nào trong xã hội? (1,0đ)
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải An, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ.
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
…………..HẾT…………
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 đ)
Câu 1 (0,5 đ)
Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ Báo chí
Câu 2 (0,5 đ)
Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản: thao tác lập luận bác bỏ (bác bỏ hoài nghi của những người cho rằng không biết quyết định hiến giác mạc đó có thực sự là của Hải An).
Câu 3 (1 đ)
Khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều" vì: tuy chỉ mới 7 tuổi nhưng cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng.
Câu 4 (1 đ)
Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng tích cực, trong xã hội đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký hiến giác mạc. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. rất nhiều người đã chia sẻ sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ, giúp họ hiểu ý nghĩa của cuộc sống.
Phần II. LÀM VĂN (7,0 đ)
Câu 1 (2,0 đ)
Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải A, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ
- Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề.
- Nghị luận về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi
* Một vài định hướng về nội dung:
- Mỗi người có một quan niệm khác nhau về hạnh phúc
- Tuy nhiên, giá trị của hạnh phúc đích thực luôn hướng con người tới những lẽ sống cao đẹp
- Khi được cho đi tức là chúng ta đã làm việc tốt, mang lại vô vàn tình yêu thương cho cuộc sống
Cho đi là còn mãi bởi ta sẽ sống trong tim mọi người với sự quý trọng, lòng biết ơn và khi đó ta thực sự hạnh phúc...
Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
* Dàn ý phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc.
2. Thân bài
a. Hai câu thơ đầu
- 2 câu thơ đầu người ra đi khẳng định mình luôn nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
b. Hai câu tiếp
Mùa đông: “hoa chuối đỏ tươi” tô điểm cho khu rừng xanh, hòa vào đó là ánh nắng vàng làm cho bức tranh mùa đông của Việt Bắc thêm hài hòa màu sắc.
c. Hai câu tiếp
Mùa xuân: “mơ nở trắng rừng” mùa xuân Việt Bắc đặc trăng là màu trắng tinh khiết của của rừng hoa mơ, giữa khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con người cần mẫn, tỉ mỉ, khéo léo chuốt từng sợi giang để đan nón.
d. Hai câu tiếp
Mùa hạ: “Ve kêu rừng phách đổ vàng” tiếng ve quen thuộc của mùa hè giữa rừng hoa phách vàng gợi liên tưởng tiếng ve như bát sơn vàng sóng sánh đổ lên rừng gỗ xanh khiến tất cả chuyển sang một màu vàng ấm áp.
e. Hai câu cuối
Mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình” ánh trắng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo gợi cảm giác thanh mát, hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm.
→ Hình ảnh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người tạo nên bức tranh Việt Bắc vô cùng xinh đẹp khiến người ta nhớ mãi.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận.
----------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hầu hết những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ đều có thư viện. Sự thật đó có khiến bạn suy nghĩ điều gì không ? Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách. Một số người tuyên bố rằng có thể đọc vài cuốn tiểu thuyết rẻ tiền bởi vì đôi khi bạn vẫn tìm thấy vài điều ý nghĩa trong đó. Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà.
Tất cả những gì bạn cần để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn và thành công hơn đã được viết ra hết rồi. Và hãy đoán xem: chúng luôn sẵn có cho bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là đọc chúng. Sách rất dễ tìm và dễ mua. Một cuốn sách thông thường hiện nay có giá khoảng 70-80 nghìn. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó”.
(Trích “Triết lý cuộc đời” – Jim Rohn, Thủy Hương dịch)
Thực hiện các yêu cầu:
1. Theo tác giả, đâu là điểm chung của những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ ?
2. Câu văn “Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách” muốn nhắn nhủ tới chúng ta điều gì?
3. “Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà”. Theo anh / chị, “cách khác” mà tác giả muốn nói đến ở đây nhằm ám chỉ điều gì?
4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm: “vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó” không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Thời đại ngày nay có cần phải đọc sách?
Câu 2: (7,0 điểm)
Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ
…………..HẾT…………
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: Theo tác giả, điểm chung của những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ đều có thư viện.
Câu 2: Câu văn “Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách” muốn nhắn nhủ chúng ta hãy về tầm quan trọng của sách và việc đọc sách.
Câu 3: “Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà”. “Cách khác” mà tác giả muốn nói rằng: thay vì đọc những loại tiểu thuyết rẻ tiền để tìm kiếm một vài điều có ý nghĩa hiếm hoi trong đó, hãy đọc những loại sách thực sự có giá trị.
Câu 4: Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm.
- Ví dụ nếu đồng tình:
Lí giải: số tiền mà bạn bỏ ra để mua một cuốn sách, nếu đem so với những giá trị mà quyển sách đem lại cho bạn, thì quả thực là vô cùng rẻ. Cho nên nếu chúng ta vì tiếc tiền mà không mua sách, không đọc sách, thì sau này, những hệ lụy của việc không đọc sách gây ra sẽ vô cùng nghiêm trọng.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Thời đại ngày nay có cần phải đọc sách?
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề mà đề bài yêu cầu. Có thể theo hướng sau:
- Thời đại ngày nay, con người ta bị cuốn theo những thiết bị công nghệ thông minh, sống nhiều trong thế giới của mạng Internet nên thói quen đọc sách bị mai một nghiêm trọng.
- Dù Internet luôn hứa hẹn mang cả thế giới vào ngôi nhà của bạn, nhưng kể cả như vậy, thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận tầm quan trọng, những lợi ích của việc đọc sách, vì một số lý do sau:
+ Thời đại nào thì con người cũng cần phải nỗ lực hoàn thiện mình: nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn, và đọc sách giúp cho con người thực hiện điều đó.
+ Trong nhịp sống hối hả hôm nay, đọc sách giúp cho con người có những phút trầm tư mặc tưởng, sống chậm lại, qua đó giúp cân bằng tâm trí.
+ Đọc sách trong thời đại công nghệ giúp con người có bản lĩnh văn hóa vững vàng, do đó có thể tránh xa những thứ dễ dãi, phù phiếm, thậm chí là nguy hại.
+ Đọc sách giúp chúng ta tiếp xúc với những nguồn tri thức đáng tin cậy, đã được kiểm chứng qua thời gian.
-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Dàn ý phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ
1. Mở bài
Giới thiệu sơ lược về Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
2. Thân bài
Phân tích tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ
– Giới thiệu sơ lược về A Phủ: một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia.
– Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ:
+ Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn. Thời gian đọa đày biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra chung quanh không khiến Mị quan tâm. Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước.
+ Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo.
– Thương người cùng cảnh ngộ:
Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa : Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi… Người kia việc gì phải chết thế?
– Tình thương lớn hơn cái chết:
Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ tới thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy… Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ.
– Từ cứu người đến cứu mình :
+ Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết mất.
+ Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.
3. Kết luận:
- Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được cả sức sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đọa đày vả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn. Phải yêu thương và có một niềm tin mãnh liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy.
- Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và chân thực. Không thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật sẽ không hiểu được hành động của nhân vật đó. Hành động cuối cùng của Mị – cởi trói cho A Phủ – có vẻ bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà văn không chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn là vì sao có hành động ấy. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam”
----------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…
[…] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”
(Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt? Anh (chị) nhận xét như thế nào về “nếp nhà” ấy?
Câu 4 (0,5 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật “bà cô tôi” ở đoạn trích trên không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về hạnh phúc.
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân
……………………………..HẾT……………………………
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
Câu 2.
Nội dung chính của đoạn trích trên:
- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau .Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc .
Câu 3
Nội dung chính của đoạn trích trên:
- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau
- Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc
Câu 4
Trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến “Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”
- Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Hạnh phúc cần được vun trồng từ bàn tay của những người biết trân quý, nâng niu hạnh phúc. Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời nếp nhà. Và để hạnh phúc của mỗi gia đình được trọn vẹn, mỗi người phải biết “chịu” nhau một chút. Hạnh phúc được ươm mầm, chắc chiu mỗi ngày, mỗi người; hạnh phúc không dễ tìm cũng không thể cầu xin.
- Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng nên sắc màu của hạnh phúc cũng thật phong phú, đa dạng.
- Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1
a. Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm về hạnh phúc
b. Thân đoạn:
- Giải thích khái niệm hạnh phúc:
Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí.
- Trình bày quan điểm hạnh phúc của bản thân: thế nào là hạnh phúc, làm thế nào để tạo hạnh phúc và giữ gìn hạnh phúc?
+ Tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng những gì bản thân đang có. Sống tích cực, có ý nghĩa; mang lại niềm vui hạnh phúc cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.
+ Giữ hạnh phúc giống như trồng một cái cây cần được vun trồng, chăm sóc mỗi ngày. Cây hạnh phúc đó cũng chính là cây đời của mỗi người. Khi ta hạnh phúc, đời ta sẽ tỏa hương hoa.
- Bàn bạc mở rộng.
- Nêu bài học nhận thức và hành động.
c. Kết đoạn: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của hạnh phúc đối với mỗi người, mỗi nhà.
Câu 2:
* Dàn ý phân tích hình tượng người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân
I. Mở bài
- Nguyễn Tuân là một tác giả tài hoa, uyên bác, luôn kiếm tìm cái đẹp. Trước cách mạng ông tìm kiếm vẻ đẹp trong quá khứ, khi cách mạng thành công ông tìm kiếm vẻ đẹp ngay trong cuộc sống hiện tại. Người lái đò sông Đà là tùy bút tiêu biểu cho những sáng tác sau cách mạng của ông.
- Ông lái đò chính là chất vàng mười đã được thử lửa mà Nguyễn Tuân tìm kiếm, người anh hùng trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Liên hệ hình ảnh người anh hùng trong thơ ca Nguyễn Tuân trước cách mạng (Huấn Cao – Chữ người tử tù)
II. Thân bài
- Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với thiên nhiên hung bạo.
- Về lai lịch: tác giả xóa mờ xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình để ngợi ca những con người vô danh âm thầm cống hiến: “tay lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, ... chất mun”, đó là ngoại hình khỏe khoắn của con người lao động luôn gắn bó với nghề
- Là người có lòng dũng cảm, tình yêu nghề: “giữ mái chèo, nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái”
- Có thể liên hệ đến hình ảnh Huấn Cao – người anh hùng trong quan niệm của Nguyễn Tuân trước cách mạng để dẫn dắt sang hình tượng ông lái đò.
- Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với con thủy quái hung bạo.
- Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ ... những luồng nước”, “sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc ... xuống dòng”, ...
- Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba:
+ Ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo ...” để phá trùng vi thạch trận thứ nhất,
+ Ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật, ông ”“nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác ...”
+ Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường: sau khi vượt thác nhà đò đốt lửa nướng cơm lam và toàn bàn về chuyện cá anh vũ, cá dầm xanh, ...
- Khái quát về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: là nhà văn tài hoa uyên bác, suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa, thẩm mĩ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận về hình tượng nhân vật ông lái đò: là đại diện cho con người lao động Tây Bắc trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, là con người vừa có phẩm chất anh hùng vừa tài hoa nghệ sĩ, chứa đựng chất vàng mười đã qua thử lửa.
- “Người lái đò sông Đà” là tùy bút xuất sắc miêu tả chân thực vẻ đẹp vừa hung bạo vừa trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc, giữa nền thiên nhiên nổi bật lên là vẻ đẹp của những người lao động bình dị.
----------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Bạn có nghĩ rằng cuộc đời mình cho đến thời điểm này chịu ảnh hưởng của toàn bộ những lựa chọn và quyết định mà bạn đã thực hiện (hoặc không thực hiện) không ? Nếu có bất cứ điều gì trong cuộc sống làm bạn thất vọng, bất mãn, thì chính bạn phải là người chịu trách nhiệm. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng thì chính bạn phải là người nghĩ ra cách thức nhằm thay đổi và cải thiện tình hình.
Với tư cách là chủ nhân của chính mình, bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với mọi việc mình làm và cả kết quả của chúng nữa. Bạn phải chịu trách nhiệm cả với những rủi ro, hậu quả cho hành động của mình. Bạn phải hiểu rằng, để có được vị trí như hiện nay, trở thành con người như ngày nay là do chính bạn đã quyết định và lựa chọn như vậy. Nếu bạn không hài lòng với cuộc sống trong hiện tại, hãy quyết định tìm kiếm hoặc tự tạo ra những cơ hội để làm cho nó tốt đẹp hơn trong tương lai. Hãy xem đó là một mục tiêu, lập kế hoạch và bắt tay vào thực hiện để giành những gì bạn đáng được hưởng.
Bạn luôn là người tự do trong những quyết định tạo nên cuộc đời của chính mình”.
(Trích “Chinh phục mục tiêu” – Brian Tracy – Nguyễn Trung An,
MBA dịch)
Thực hiện các yêu cầu:
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ?
2. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết vì sao mỗi chúng ta phải là người tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình ?
3. Anh /chị hiểu như thế nào về quan niệm: “Bạn luôn là người tự do trong những quyết định tạo nên cuộc đời của chính mình” ?
4. Anh / chị có đồng tình với tác giả khi ông cho rằng: “Để có được vị trí như hiện nay, trở thành con người như ngày nay là do chính bạn đã quyết định và lựa chọn như vậy” không ? Lí giải vì sao ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc làm chủ chính mình.
Câu 2 (5 điểm)
Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò, chất vàng mười của Tây Bắc trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
......Hết.......
-------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học để làm.
Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. […] Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lí thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được.
Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này.
(https://sites.google.com/site/giatricuocsongquanhta/home/y-nghia-cuoc-song)
Thực hiện các yêu cầu:
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ?
2. Theo tác giả, các bạn sinh viên sẽ làm gì để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được”?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn sau:
Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học.
4. Trong ba thông điệp: “học để biết”, “học để thi”, “học để làm”, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc học để làm.
Câu 2 (5 điểm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Phân tích đoạn thơ trên để thấy “tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người” của Xuân Quỳnh.
.........Hết.......
-------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
6 bài học từ U23 Việt Nam
1.Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để ta khám phá giới hạn của mình.
2.Cách ta chơi quan trọng hơn kết quả. Cách ta sống quan trọng hơn những tài sản mà mình thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý.
3.Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí.
4.Kĩ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hóa làm nên cầu thủ fairplay. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.
5.Cầu thủ giỏi cũng cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy ta cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật.
6.Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.
(Theo nhanvanblog.com)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Phép tu từ cú pháp từ bài học 2-5 là phép tu từ cú pháp gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ cú pháp đó. (1.0 điểm)
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: “Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.”? (0,5 điểm)
Câu 4. Hãy chỉ ra cách lập luận chung của 6 bài học và điều chung nhất được rút ra qua 6 bài học từ U23 Việt Nam là gì? (1,0 điểm)
II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) (2.0 điểm)
Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học thứ 6: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.”
Câu 2: (7,0 điểm
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Trích Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2008)
--------Hết-------
-------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đso rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng. PHẢI luôn nỗ lực. PHẢI luôn gồng mình và nếu tôi không đạt được một điều gì đó, thì hẳn là TẠI tôi, DO tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin ấy, tôi đã cố gắng bằng hết sức mình để giành lấy những vị trí cao nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà trường càng khiến tôi ngây ngô tin rằng chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc gì là không thể.
Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với những cảnh huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một công việc ổn định nhàn thân? Một cái nghề được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề nếp con cái có đủ mẹ đủ cha? Tôi ước gì ba mẹ đã dạy tôi rằng: “Từ bỏ cũng là một lựa chọn”.
(Cúc T, Sống như bạn đang ở sân bay, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1: Khi “được gia đình và trường học gieo vần đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục”, “tôi” đã có những suy nghĩ gì? (1.0 điểm)
Câu 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi được sử dụng trong văn bản? (1.0 điểm)
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn vạn lần so với sự theo đuổi” Vì sao? (1.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn trình bày suy ghĩ về ý kiến “Từ bỏ cũng là một lựa chọn.”
..........Hết.........
-------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
Câu 1 (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Tuổi trẻ cần sống khác biệt.
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm trên bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)
Câu 2 (6.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Trích “Sóng” - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr 155)
........Hết.......
-------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu:
“Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.”
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn 3-6.2014)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản (0.5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong câu: “Cô không phải là người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. (0.5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu nội dung câu văn sau như thế nào?
“Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. “ (1.0 điểm)
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn trong cuộc sống (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) (1.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 155 - 156)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
........HẾT........
-------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Học sinh thường quan niệm, đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức, đồng nghĩa với việc, cơ hội đỗ đạt thi cử càng cao. Nhưng trên thực tế, không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt, và cũng không ít người chỉ học trên lớp và tự học mà vẫn đạt kết quả cao trong học tập. Muốn nâng cao kiến thức, ngoài việc chăm chú lắng nghe các bài giảng của thầy cô giáo thì phần quyết định vẫn ở bản thân bạn. Mỗi học sinh cần tự trang bị cho mình tinh thần tự học, ôn luyện đều đặn thì dù không học thêm, kiến thức của bạn cũng chẳng kém ai. Ngược lại, nhiều học sinh mải mê “chạy show” (học chưa xong lớp này đã mài mông đến lớp khác) học thêm, mất quá nhiều thời gian, các buổi học nối tiếp nhau, dồn dập cuối cùng cũng chẳng hiểu, chẳng nhớ được gì!
Một “sở thích” của nhiều học sinh cuối cấp đó là học tủ và đoán đề với mong muốn phần may mắn thuộc về mình, học ít mà điểm lại cao. Nhưng thật sự là người “trúng tủ” thì ít, mà người bị “tủ đè” lại nhiều không kể xiết. Đặc biệt, đối với những môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan việc học tủ lại càng “sai sách” bởi hình thức thi trắc nghiệm phổ tra rộng và bao quát hơn so với tự luận. Bởi thế, hãy chú trọng tất cả những kiến thức được giới hạn trong thi cử. Chỉ cố gắng, chăm chỉ ôn luyện và có phương pháp học đúng đắn, hợp lý bạn mới dễ dàng “chiến thắng” những kỳ thi.
Với tâm lý “học trước sẽ quên sau” nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ. Vậy nên gần trước ngày thi, các bạn học sinh mới nhanh chóng nhồi nhét tất cả những kiến thức cần học. Điều này chẳng những không giúp bạn nhớ lâu mà còn khiến bạn dễ bị “loạn” và phá vỡ mạch liên kết của khối kiến thức cũ. Nhiều kiến thức học dồn dập một lúc sẽ khiến bạn bị quá tải. Điều này không hề giúp bạn nâng cao điểm số, ngược lại làm tinh thần bạn mệt mỏi. Chinh vì thế, hãy lên kế hoạch học tập cụ thể, để việc ôn tập diễn ra từng bước một, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Hãy học có chiến lược, ôn tập có kế hoạch, chuẩn bị tới từng thứ một… kì thi phía trước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
(Học sinh cuối cấp thường mắc phải những sai lầm này – Kenh14.vn, ngày 11/4/2017)
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản trên.
Câu 2. (0,75 điểm) Người viết đã chỉ ra những sai lầm gì mà học sinh thường mắc phải trong học tập?
Câu 3. (0,75 điểm) Theo tác giả, học sinh cần làm gì để có kết quả tốt trong thi cử?
Câu 4. (1,0 điểm) Theo anh/chị, vì sao cần phải lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho kì thi phía trước?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh xuất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di Gian phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12,
Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
-------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.
… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”
( Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu,
Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào?
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.”.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1.(2.0 điểm)
Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa cách sống ở thế chủ động của tuổi trẻ hôm nay.
Câu 2. (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một,
Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.89, 2015)
-------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.
(Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành".
Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
-------HẾT-------
-------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác.
Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân.
(Trích Lăng kính tâm hồn - Trish Summerfield,
NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh?
Câu 4. Anh /chị có đống tình với quan niệm: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
…………..HẾT………………
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 20
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
I. ĐỌC HIỂU:(3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [...] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...
(2) Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất....
(Trích thư của Tống thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của phần trích trên (0,5 điểm) (nhận biết)
Câu 2: Trong đoạn văn (2) của phần trích trân, Tổng thổng Mĩ Lin-Côn muốn nhà trường dạy cho con trai mình những điều gì? (1,0 điểm) (thông hiểu)
Câu 3: Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biệp pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố... (1,0 điểm) (thông hiểu)
Câu 4: Từ câu nói: “Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn”, anh/chị rút ra được bài học gì? (0,5điểm) (vận dụng)
II/ LÀM VĂN: (7,0 điểm) (ID: )
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa này xưa...”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó ....”
(Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng,
Nguyễn Khoa Điềm)
..........................Hết.........................
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
I.ĐỌC HIỂU
Câu 1:
*Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ
*Cách giải:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Câu 2:
*Phương pháp: Đọc, tìm ý
*Cách giải:
Tổng thống Mĩ Lin – Côn muốn nhà trường dạy cho con trai mình những điều sau đây:
- Một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...
- Cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
- Tránh xa sự đố kị.
- Bí quyết của niềm vui thầm lặng.
- Những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.
Câu 3:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
- Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật giá trị, ý nghĩa của lao động chân chính.
Câu 4:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp và rút ra bài học
*Cách giải:
Gợi ý:
- Cuộc sống rất đa dạng, phong phú, phức tạp có tốt – xấu, bạn- thù … và hãy sống lạc quan, có niềm tin, thêm một người bạn là ta bớt đi được một kẻ thù.
II.LÀM VĂN
*Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
*Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề
TB:
* Vị trí đoạn trích
* Cội nguồn của đất nước
- Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.
+ “Ta”: người đại diện nhân xưng cho cả một thế hệ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn
+ Thôi thúc con người tìm hiểu cội nguồn của đất nước
- Nguyễn Khoa Điềm đã tìm hiểu và lí giải cội nguồn của đất nước: Đất nước bắt đầu bằng lời kể của mẹ, miếng trầu bà ăn, từ phong tục tập quán quen thuộc, từ tình nghĩa thủy chung,..
- Đất nước được cảm nhận bằng chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều sâu của lịch sử văn hóa dân tộc.
* Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử, văn hóa
- Đất nước gắn liền với nền văn hóa lâu đời của dân tộc:
+ Câu chuyện cổ tích, ca dao
+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc
- Đất nước lớn lên từ trong đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh của con người:
+ Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, gắn liền với hình ảnh cây tre – biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc
- Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả
- Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình, thủy chung.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công chất liệu văn học dân gian
- Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng
=> Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết, trữ tình. Lí giải một khái niệm lớn lao bằng những hình ảnh bình dị, quen thuộc để khẳng định: Đất nước đã có từ rất lâu đời, sự hình thành phát triển của đất nước giắn với những gì nhỏ bé, bình dị, thân thuộc trong mỗi đời sống con người Việt Nam.
KB: Nêu cảm nhận chung.
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 21
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 21)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong một chiếc máy bay Jumbo bay ở Châu Âu và một động cơ bị rơi ra khỏi cánh. Bạn có muốn phi công giữ bình tĩnh? Bạn muốn phi cơ trưởng nói: “Xin hãy bình tĩnh và cài dây an toàn lại! Hơi lắc một chút nhưng chúng ta sẽ hạ cánh an toàn?”
Hay bạn muốn phi cơ trưởng chạy tới chạy lui và la to: “Tất cả chúng ta sẽ chết! Tất cả chúng ta sẽ chết!”? Người nào sẽ giúp bạn hạ cánh an toàn?
Hãy nghĩ đến cuộc sống hàng ngày trong đó bạn là phi công. Bạn sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách nào? “Chúng ta sẽ tìm được cách” hoặc “Chúng ta sẽ chết!”? Đây là ý nghĩa của việc suy nghĩ tích cực. Nó không đảm bảo một kết quả như ý, nhưng nó cho bạn cơ hội tốt nhất.
Những người thất bại tập trung vào điều khó cho đến khi họ gặp rắc rối. Người suy nghĩ tích cực sẽ nghĩ đến điều có thể. Khi tập trung vào các khả năng, họ làm cho nó trở thành hiện thực.
(Theo Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi – Andrew Matthews, NXB Trẻ 2012, tr.127)
Câu 1. Chỉ ra tình huống bất thường mà tác giả đề cập trong đoạn trích. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, suy nghĩ của người thất bại khác với người suy nghĩ tích cực ở điểm nào? (0.5 điểm)
Câu 3. Nêu một thông điệp có ý nghĩa tích cực mà đoạn trích gợi ra cho anh/chị. (1.0 điểm)
Câu 4. Trước các vấn đề thử thách trong cuộc sống hàng ngày, theo tác giả, “Chúng ta sẽ tìm được cách. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm trên? Vì sao? (1.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu, SGK Ngữ văn, tập 1,
NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 111 )
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 22
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 22)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một quan niệm sai lầm khác đó là sự lầm tưởng thành công là khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Tuy nhiên, việc đó còn khó hơn cả việc cố gắng trở nên giàu có. Hãy lấy Donald Trump làm ví dụ. Bản thân ông cũng là người nghiên cứu về thành công nhưng ông lại tin rằng, niềm hạnh phúc chính là thành công. Ông từng nói: “Mức độ hài lòng và cảm giác hạnh phúc là thước đo của thành công. Tôi có những người bạn không thật sự giàu có nhưng lại hạnh phúc hơn tôi rất nhiều. Bởi vậy, họ là người thành công hơn tôi.” Trong khi những người bạn của ông lại cho rằng, ông mới là người thành công. Điều này cho thấy, rất nhiều người coi thành công là những thứ mà bản thân họ không có được.
Luôn tìm kiếm hạnh phúc là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người khổ sở. Nếu lấy niềm hạnh phúc làm mục tiêu thì gần như bạn đã cầm chắc thất bại. Cuộc sống và cảm xúc của con người luôn thay đổi. Niềm hạnh phúc không thể là thước đo của thành công.
***
Tại sao tôi được tạo ra? Tất cả chúng ta đều khác nhau, không một ai trên thế giới có thể giống bạn hoàn toàn cả về tài năng, kiến thức lẫn tương lai. Vì thế, đó là lý do tại sao bạn mắc phải sai lầm trầm trọng khi cố gắng trở thành người khác và đánh mất chính mình.
Hãy xem xét một cách tổng thể về khả năng, tiểu sử bản thân, những cơ hội xung quanh bạn. Khi xác định được các yếu tố đó, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều để hướng tới mục tiêu của cuộc đời.
Tôi có tin vào tiềm năng của mình không? Bạn không thể bắt ép mình hành động theo một cách nào đó không phù hợp với bản thân. Nếu không tin vào khả năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ cố gắng để khai thác tiềm năng đó. Và nếu không sẵn sàng khơi dậy tiềm năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ thành công.
Hãy ghi nhớ lời khuyên của Tổng thống Theodore Rooservelt: “Hãy làm những gì bạn muốn bằng tất cả những gì bạn có ở bất cứ nơi đâu.” Nếu thực hiện được điều đó với một quan điểm kiên định thì không còn gì để mong đợi hơn.
(John C. Maxwell- Cách tư duy khác về thành công,
NXB Lao động- Xã hội, 2015)
Câu 1. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Donald Trump có tác dụng gì?
Câu 2. Theo tác giả, sai lầm trầm trọng mà người ta thường mắc phải khi tìm kiếm sự thành công là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, những yếu tố nào giúp mỗi người khám phá ra nhiều điều để hướng tới mục tiêu của cuộc đời?
Câu 4. Anh/chị có cho rằng “nếu không sẵn sàng khơi dậy tiềm năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ thành công” không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của mình về thành công.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả vẻ đẹp sông Hương ở hai chặng khác nhau:
(1) Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
(2) Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài còn về, còn nhớ....”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 Tập một,
NXB Giáo dục, 2012, tr. 198-201)
Phân tích hình ảnh sông Hương trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của con sông ở hai đoạn trích này và nhận xét về phong cách bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 23
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 23)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (0,5điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày ý kiến của anh / chị về nhận xét sau: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Câu 2: (5,0điểm)
Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 24
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 24)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 5 :
Người nghe biển động phía Trường Sa
Ngực trần chắn đạn lính đảo ta
Những hồn lính trận chưa yên ngủ
Mộ gió cồn cào với Gạc Ma
Người nghe sóng dội phía Hoàng Sa
Có kẻ hung hăng chiếm biển ta
Chúng cắm giàn khoan vào ngực biển
Nhói lòng như chạm máu xương ta
(Trích “Nghe Hịch tướng sĩ trên biển Đông”- Nguyễn Việt Chiến,
Thanh niên online, 18/05/2014)
Câu 1: Cho biết phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ:
Chúng cắm giàn khoan vào ngực biển
Nhói lòng như chạm máu xương ta
Câu 3: Hình ảnh “Ngực trần chắn đạn” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về người lính đảo?
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 5: Từ nội dung trên của đoạn thơ, anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước? (Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 - 15 dòng )
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi.
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, SGK Ngữ văn tập I,
NXB Giáo dục, năm 2012)
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 25
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 25)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.
(...) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.
(...) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.
(Dangcongsan.vn - Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam).
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,5đ): Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19?
Câu 3 (1đ): Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó.
Câu 4 (1đ): Nêu bài học được rút ra từ văn bản.
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn 200 chữ nêu quan điểm của anh/chị về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.
Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc.
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 26
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 26)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [...] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...
(2) Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất....
(Trích thư của Tống thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của phần trích trên (0,5 điểm) (nhận biết)
Câu 2: Trong đoạn văn (2) của phần trích trân, Tổng thổng Mĩ Lin-Côn muốn nhà trường dạy cho con trai mình những điều gì? (1,0 điểm) (thông hiểu)
Câu 3: Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biệp pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố... (1,0 điểm) (thông hiểu)
Câu 4: Từ câu nói: “Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn”, anh/chị rút ra được bài học gì? (0,5điểm) (vận dụng)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích đoạn văn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh để cho thấy sự thống nhất chặt chẽ giữa đối tượng, mục đích sáng tác với nội dung, hình thức của tác phẩm:
Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh Dẫn theo Ngữ văn 12, tập 1)
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 27
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 27)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
(1) “Tết không chỉ là ở “ở nhà”, mà còn là “về nhà”. Người ta về là ngôi nhà ở quê xa, thăm cha thăm mẹ thăm cánh đồng đã lâu mình không thấy trải dài trong mắt. Người ta ghé nhà ông bà, thắp nén hương cho người thân đã mất, ôm lấy và ủi an người thân còn đó, cho họ biết dù mình bôn ba nơi nào vẫn còn có họ trong lòng. Người ta về qua gia đình cô, chú, dì, cháu… Về hết những “ngôi nhà” có dòng máu ruột rà đang chảy ấm thân.
(2) Thời gian ở nhà ngày Tết còn trở về trong ký ức tôi với nồi thịt kho của mẹ, món ăn này đủ sức gợi nhớ cả một trời Xuân. Chưa hết, là tự tay dọn dẹp căn phòng với những gì đã cũ. Tự tay mình quét sơn tường, sơn cửa. Một chút chăm sóc tỉa tót cho chậu mai quanh năm chờ đợi một thời khắc bừng dậy huy hoàng… Chỉ cần là “ở nhà”, lúc nào cũng có rất nhiều thứ để làm trong ngày Tết.
(3) Tôi có những người bạn xa quê, họ đến một miền đất xa xôi ở bên kia nửa vòng trái đất. Những ngày Tết ở nước ngoài họ vẫn đón mừng đúng theo phong tục của người Việt, nhưng sâu thẳm trong tim họ vẫn muốn được hưởng không khí đó ở Việt Nam. “Nhà” không chỉ còn có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương…
(4) Đến cuối cùng, “ở nhà” ngày Tết không xác định bằng việc bạn sẽ ở yên trong ngôi nhà của mình, mà xác định bằng việc bạn nghĩ về ai trong trái tim. Có thể rất nhiều người sẽ không may mắn được hạnh phúc đón Xuân bên gia đình, có thể nhiều người còn ở tít nơi nào xa xôi trên trái đất, có thể rất nhiều người không còn người thân để quay về nữa… Nhưng chỉ cần bạn thấy nôn nao trong lòng, thấy muốn được yêu thương, hồi tưởng, trở về.
(5) Đó! Đó chính là “ở nhà”, đó chính là mùa Xuân…”
(Theo Mỉm cười cho qua, NXB Trẻ, 2015, trang 169 – 171)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và đặt nhan đề cho văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm): Nhân vật tôi quan niệm “ở nhà ngày Tết” như thế nào?
Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của văn bản và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 (1 điểm): Thông điệp có ý nghĩa nhất trong văn bản là gì?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh xuất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập 1,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 28
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 28)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ đưa con đi thi
Cơm nắm
Khẩu trang
Mũ trùm đầu kín mít
Đường quá đông, còi xe vang như thét
Khó đi hơn cả đường cày
Con ơi, còn “phen” này
Thoát khỏi ách đồng lầm ruộng ngấu
Thoát khỏi cảnh gặt lúa đêm tránh nắng
Cầm tay mẹ nào, làm bài cố nhé con!
Cha đưa con đi thi
Áo nhàu
Da sạm
Lưng giắt thêm cái điếu cày
Con ơi, cả nhà chỉ trông vào mày
Đừng lo lắng, lúa ngoài đồng đã bán
Đủ tiền tàu xe, đủ cơm ngày ba bữa
Còn “đận” này, làm bài cố nhé con!
Nắng nóng héo hon
Mặt đường bê tông bóng rát
Vạ vật bên đường chờ làn gió mát
Chờ con tan thi, phấp phỏng nụ cười
Con làm bài
Mệt nhoài
Khó nhọc
Cos với sin quay cuồng trong lồng ngực
Áp lực đổi đời oằn trĩu những giọng văn…
Thương biết bao giọt nước mắt những người cha
Và xót xa giọt mồ hôi những mẹ quê lam lũ
Tìm ra lối đi nào cho cuộc đời thôi vần vũ
Hay cứ phải cược “số phận” mình… trong những cuộc thi?
(Thơ Đỗ Nhật Nam, Dẫn theo Báo Dân Việt, thứ 6, ngày 03/07/2015)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu 2. Nỗi vất vả, khó nhọc của mẹ, của cha, của con được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Theo anh/chị, mong muốn của cha, của mẹ, của con trong kì thi là gì?
Câu 4. Anh/chị nhận ra thông điệp gì cho bản thân qua câu hỏi mà tác giả đặt ra ở cuối bài thơ. (Trình bày từ 5 đến 7 dòng):
Tìm ra lối đi nào cho cuộc đời thôi vần vũ
Hay cứ phải cược “số phận” mình… trong những cuộc thi?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan,
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay,
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vẻ
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập một,
NXBGD Việt Nam 2018, tr 112)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính sử thi trong thơ Tố Hữu.
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 29
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 29)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 01 đến 04:
Tại sao phải có cơn mưa này? Tại sao ta phải thất bại? Tôi nghĩ tốt hơn tôi nên đặt câu hỏi theo cách khác: Tại sao ta phải trải qua những kinh nghiệm thất bại? Để minh họa cho điều này, có lẽ tốt hơn cả là nêu vài ví dụ.
Có bao giờ bạn thấy một viêm kim cương ở dạng thô chưa? Tôi dám chắc là bây giờ có đặt các viên kim cương chưa được cắt gọt trước mặt, nhiều người trong chúng ta cũng không nhận ra đó là kim cương. Chúng chỉ giống như những viên đá nhám bình thường. […] Các viên đá nhám ấy đã được gia công thế nào để thành những viên kim cương xinh xắn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng yêu thích? Bằng cách đánh bóng ư! Đúng thế, viên kim cương thô ráp được đánh bóng và được mài giũa nhiều lần. Nó phải trải qua tất cả những lần đánh bóng để “kim cương” hiện ra. Điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta.
[…] Nếu ngắm nhìn bầu trời ban đêm, ta sẽ nhận ra rằng trời càng tối, các vì sao càng sáng! Tại sao ban ngày ta không thể nhìn thấy sao trời? Không phải các vì sao không có ở đó mà là vì có quá nhiều ánh nắng! Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật.
(Billi P.S. Lim, Dám thất bại, Trần Hạo Nhiên dịch, Nxb Trẻ, tr.32-33, 2012)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm) (nhận biết)
Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ điều tương tự được tác giả nhắc đến trong văn bản? (0.5 điểm) (thông hiểu)
Câu 3. Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào để minh họa cho các quan điểm của mình. Các dẫn chứng có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện nội dung của văn bản? (1.0 điểm) (thông hiểu)
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật”? Vì sao? (1.0 điểm) (vận dụng)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có viết:
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nhìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu…
(Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.121
Cảm nhận của anh, chị về tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh, chị hãy nhận xét về sự vận dụng các yếu tố văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng nêu trên.
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 30
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 30)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu:
“Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.”
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, http://giaoducthoidai. vn 3-6.2014)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản (0.5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong câu: “Cô không phải là người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. (0.5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu nội dung câu văn sau như thế nào?
“Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. “ (1.0 điểm)
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn trong cuộc sống (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) (1.0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa này xưa...”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó ....”
(Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 31
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 31)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằngba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”
Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi.
Kinh Tamud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.
[....] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn...” - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr 15)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Lý do đầu tiên để nhân vật tôi muốn trở thành một ngươi chính trực và biết yêu thương là gì?
Câu 3: Nội dung câu Kinh Talmud: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” được anh/chị hiểu như thế nào?
Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc người cha dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước là điều thật đặc biệt không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 155 - 156)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
Bộ 30 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 12 năm 2023 có đáp án - Đề 32
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 32)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằngba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”
Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi.
Kinh Tamud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.
[....] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn...” - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr 15)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Lý do đầu tiên để nhân vật tôi muốn trở thành một ngươi chính trực và biết yêu thương là gì?
Câu 3: Nội dung câu Kinh Talmud: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” được anh/chị hiểu như thế nào?
Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc người cha dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước là điều thật đặc biệt không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 155 - 156)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.