Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Văn lớp 12 (21 trang), tuyển chọn 4 đề thi Văn lớp 12 học kì 1. Đề thi được tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi học kì 1 môn Văn lớp 12 sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì I theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
2. Củng cố kiến thức về dạng bài Đọc hiểu văn bản.
3. Đánh giá và củng cố kiến thức về văn nghị luận xã hội.
4. Đánh giá về kĩ năng viết kiểu bài nghị luận văn học.
Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Cộng |
|||||
1. Đọc - hiểu văn bản |
Nhận biết được thể loại văn bản, biện pháp tu từ. |
Hiểu nội dung được nêu ra trong văn bản, dấu hiệu ngôn ngữ của biện pháp tu từ. |
Nêu được thông điệp qua nội dung của văn bản. |
|
|
|||||
Số câu : 3 |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
3 câu |
|
|
Tỉ lệ : 30 % |
10% |
|
10% |
|
10% |
|
30% |
|
||
Số điểm : 3,0 |
|
1,0 |
|
1,0 |
|
1,0 |
|
3,0 |
||
2. Làm văn |
|
|
|
|
|
|||||
Nghị luận xã |
Nhận |
Hiểu được |
Sử dụng |
|
|
|||||
hội. |
biết được |
những khía |
các thao tác |
|||||||
|
vấn đề |
cạnh của vấn |
lập luận để |
|||||||
|
nghị luận |
đề |
làm rõ vấn |
|||||||
|
|
|
đề |
|||||||
Số câu : 1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 câu |
|
|
Tỉ lệ: 20% |
5% |
|
5% |
|
10% |
|
20% |
|
||
Số điểm: 2,0 |
|
0,5 |
|
0,5 |
|
1,0 |
|
2,0 |
||
Nghị luận văn |
- Xác |
- Hiểu được |
- Vận dụng |
- Tích hợp kiến |
|
|||||
học |
định |
yêu cầu của |
kiến thức kĩ |
thức , kĩ năng |
||||||
|
được |
đề bài. |
năng nghị |
về bài văn nghị |
||||||
|
kiểu bài |
|
luận về |
luận văn học. |
||||||
|
nghị luận |
|
đoạn trích |
- Nâng cao |
||||||
|
về đoạn |
|
thơ. |
năng lực tư |
||||||
|
trích thơ. |
|
- Huy động |
duy tổng hợp, |
||||||
|
|
|
kiến thức đã |
năng lực cảm |
||||||
|
|
|
học trong |
thụ văn |
||||||
|
|
|
tác phẩm |
chương |
||||||
|
|
|
văn học, để |
- Diễn đạt |
||||||
|
|
|
phân tích |
mạch lạc, |
||||||
|
|
|
đoạn trích |
giọng văn hấp |
||||||
|
|
|
thơ. |
dẫn |
||||||
Số câu : 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 câu |
|
Tỉ lệ 50% |
10% |
|
10% |
|
10% |
|
20% |
|
50% |
|
Số điểm: 5,0 |
|
1,0 |
|
1,0 |
|
1,0 |
|
2,0 |
5,0 |
|
Tỉ lệ: |
25% |
|
25% |
|
30% |
|
20% |
|
100% |
|
Số điểm: |
|
2,5 |
|
2,5 |
|
3,0 |
|
2,0 |
10,0 |
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
I. PHẦN ĐỌC HIÊU (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: HỎI
“Tôi hỏi đất:
(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ cho bài thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Ở ba khổ thơ đầu, các từ ngữ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”,“làm nên” cùng có chung nét nghĩa nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài.
Câu 4 (1,0 điểm): Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời. Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?”, anh/chị sẽ trả lời ra sao? (Trình bày khoảng 3 đến 4 dòng).
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về bài học trong lối sống con người được gửi gắm qua bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh?
Câu 2 (5,0 điểm): “Tư tưởng đất nước của nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm”. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích đoạn thơ sau:
“Em ơi em Hãy nhìn rất xa
………
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) |
Câu 1 |
Thể thơ: Tự do. |
0,5 |
Câu 2 |
- Ý nghĩa của các từ ngữ: + Tôn cao: nâng đỡ, biết tạo điều kiện để cùng tiến bộ; + Làm đầy: bổ khuyết, khỏa lấp, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết; + Đan vào: gắn bó, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, kết thành một khối thống nhất để hoạt động vì một mục đích chung; + Làm nên: tạo một thành quả. - Nét nghĩa chung: cùng nhau sinh tồn, đoàn kết cùng phát triển,... * Lưu ý: Nếu học sinh không giải thích các từ ngữ mà chỉ nêu nét nghĩa chung hợp lý thì vẫn cho đủ điểm. |
0.5 |
Câu 3 |
- Biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp cấu trúc: “Tôi hỏi .... sống... như thế nào ? Chúng tôi.. ” - Tác dụng: Qua hình thức nghệ thuật này, tác giả nhắc nhở mọi người tự nhận thức lại, tự nhìn lại mình để có cách “sống với nhau” cho phù hợp,... |
0,5
0,5 |
Câu 4 |
- Học sinh đặt mình vào vị trí đối thoại với nhân vật trữ tình để trả lời cho câu hỏi “Người sống với người như thế nào?”. - Nội dung câu trả lời phải hợp lý, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp của nhân loại. (Ví dụ: yêu thương, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau,...) * Lưu ý: Nếu học sinh trả lời đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp thì không cho điểm. |
1,0 |
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) |
||
Câu 1 |
Viết đoạn văn NLXH khoảng 200 chữ. |
2,0 |
|
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. - Đảm bảo một đoạn văn bản hoàn chỉnh có kết cấu chặt chẽ, bố cục 3 phần: Mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. - Ngôn ngữ chọc lọc, trong sáng, diễn đạt lưu loát, các ý rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Bài viết được trình bày rõ ràng, cẩn thận. |
0,25 |
|
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý cơ bản sau: - Khái quát nội dung tư tưởng của bài thơ: Bài học về lối sống vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, biết sống vì người khác,biết giúp đỡ,biết đoàn kết để cùng để hoàn thiện lẫn nhau, vươn tới những điều kì diệu trong cuộc sống. - Sống vị tha, biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình, biết giúp đỡ nhau, biết đoàn kết với nhau… là biểu hiện cuả tinh thần khoan dung độ lượng, phẩm chất cao quý của con người. |
0,25
0,5 |
|
- Chỉ có tình đoàn kết, sự tương thân tương ái mới tạo ra sức mạnh giúp vượt qua những khó khăn của mỗi người, những thử thách chung, để hoà nhập với cộng đồng, cống hiến cho xã hội.... - Phê phán lối sống ích kỉ, đố kị, thờ ơ, vô trách nhiệm, không biết hoà nhập với cộng đồng, không biết ước mơ, vươn tới... của một bộ phận giới trẻ hiện nay. - Bài học: Biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh, sống vị tha, độ lượng, đoàn kết, biết hi sinh vì người khác… |
0,5
0,25
0,25 |
Câu 2 |
Nghị luận văn học. |
5,0 |
|
1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; - Bài viết đảm bảo bốp cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng; lập luận hợp lí, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
0,5 |
|
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về văn bản, học sinh cần phân tích và làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý cơ bản sau: |
4,5 Trong đó: |
|
2.1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát nội dung đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện Tư tưởng đất nước của nhân dân: Đất Nước do Nhân Dân làm ra, nhờ Nhân Dân mà tồn tại. |
0,5 |
|
2.2. Thân bài: * Cảm nhận về đoạn thơ Nội dung: Khẳng định Đất Nước của Nhân dân vì chính Nhân dân đã làm ra Đất Nước – Nhân dân là những người bình thường, vô danh nhưng họ đã thầm lặng xây dựng, mở mang, khai phá, kiến tạo nên đất nước (người người lớp lớp/ con gái, con trai bằng tuổi chúng ta/Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước; Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân…). – Nhân dân là những người đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những giá trị vật chất, văn hóa tinh thần cho đời sau (Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng; chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi; truyền giọng điệu mình cho con tập nói…). – Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa xâm lăng (Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại…). * Nghệ thuật – Thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa gần gũi quen thuộc vừa mang tính khái quát; các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt. – Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết; giọng điệu tâm tình, có sự |
2,5
0,5 |
|
hòa quyện giữa chất trữ tình và chính luận. * Đánh giá chung – Đoạn thơ là những suy nghĩ, phát hiện mới mẻ về vai trò của nhân dân trong lịch sử; khẳng định một tư tưởng mang tính thời đại: Đất Nước Nhân dân. – Đất Nước không chỉ thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm mà còn khơi dậy niềm tự hào về quê hương, tổ quốc trong lòng mỗi người. |
0,5 |
|
2.3. Kết bài: Tóm lược nội dung chính của bài viết và nêu cảm xúc của bản thân. |
0,5 |
ĐỀ SỐ 2
Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong một chiếc máy bay Jumbo bay ở Châu Âu và một động cơ bị rơi ra khỏi cánh. Bạn có muốn phi công giữ bình tĩnh? Bạn muốn phi cơ trưởng nói: “Xin hãy bình tĩnh và cài dây an toàn lại! Hơi lắc một chút nhưng chúng ta sẽ hạ cánh an toàn?”
Hay bạn muốn phi cơ trưởng chạy tới chạy lui và la to: “Tất cả chúng ta sẽ chết!
Tất cả chúng ta sẽ chết!”? Người nào sẽ giúp bạn hạ cánh an toàn?
Hãy nghĩ đến cuộc sống hàng ngày trong đó bạn là phi công. Bạn sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách nào? “Chúng ta sẽ tìm được cách” hoặc “Chúng ta sẽ chết!”? Đây là ý nghĩa của việc suy nghĩ tích cực. Nó không đảm bảo một kết quả như ý, nhưng nó cho bạn cơ hội tốt nhất.
Những người thất bại tập trung vào điều khó cho đến khi họ gặp rắc rối. Người suy nghĩ tích cực sẽ nghĩ đến điều có thể. Khi tập trung vào các khả năng, họ làm cho nó trở thành hiện thực.
(Theo Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi – Andrew Matthews, NXB Trẻ 2012, tr.127)
Câu 1. Chỉ ra tình huống bất thường mà tác giả đề cập trong đoạn trích. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, suy nghĩ của người thất bại khác với người suy nghĩ tích cực ở điểm nào? (0.5 điểm)
Câu 3. Nêu một thông điệp có ý nghĩa tích cực mà đoạn trích gợi ra cho anh/chị. (1.0
điểm)
Câu 4. Trước các vấn đề thử thách trong cuộc sống hàng ngày, theo tác giả, “Chúng ta sẽ tìm được cách. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm trên? Vì sao? (1.0 điểm)
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu, SGK Ngữ văn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 111 )
- HẾT -
(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)
- Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được bàn bạc, thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.
- Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm thành phần tính đến 0.25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.
PHẦN |
NỘI DUNG |
ĐIỂ M |
Đọc hiểu |
|
3.0 |
Câu 1 |
Tình huống bất thường: bạn đang ngồi trong một chiếc máy bay Jumbo bay ở Châu Âu và một động cơ bị rơi ra khỏi cánh. |
0.5 |
Câu 2 |
Người thất bại luôn tập trung vào điều khó cho đến khi họ gặp rắc rối còn người tích cực luôn nghĩ đến điều có thể. |
0.5 |
Câu 3 |
Học sinh cần nêu được một thông điệp có ý nghĩa tích cực được gợi ra từ đoạn trích. * Giám khảo linh hoạt khi chấm điểm câu này. |
1.0 |
Câu 4 |
Học sinh bày tỏ quan điểm của mình nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật: - Đồng tình/ Không đồng tình/ Vừa đồng tình vừa không đồng tình. - Lí giải: hợp lí, thuyết phục. * Giám khảo linh hoạt khi chấm điểm câu này. |
1.0 |
Làm văn |
Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. |
7.0 |
|
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. |
0.5 |
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ nêu trong đề bài. |
0.5 |
|
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc, vị trí đoạn thơ được trích dẫn. - Cảm nhận về đoạn thơ: + Về nghệ thuật: Chú ý hiệu quả sử dụng thể thơ, kết cấu đối đáp, lối xưng hô mình – ta, giọng điệu tâm tình, thế giới hình ảnh thơ, các phép tu từ …. + Về nội dung: · Nỗi nhớ thiết tha về những kỉ niệm gắn bó sẻ chia, tình nghĩa son sắt thủy chung giữa Việt Bắc với Cách mạng. · Nỗi nhớ khắc khoải về hình ảnh người mẹ Việt Bắc cần cù, chịu thương chịu khó. · Nỗi nhớ da diết về cuộc sống kháng chiến tại Việt Bắc tuy gian khó mà ấm áp, vui tin, lạc quan. - Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Thông qua nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi, đoạn thơ là khúc ca ân tình về cuộc sống kháng chiến tại Việt Bắc, về tình nghĩa thủy chung giữa Việt Bắc với Cách mạng. |
5.0 |
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. |
0.5 |
|
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0.5 |
|
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0 |
ĐỀ SỐ 3
MA TRẬN ĐỀ:
NỘI DUNG |
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT |
TỔN G SỐ |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||
I. Đọc hiểu |
Văn bản nghệ thuật. |
-Nhận diện phong cách ngôn ngữ của văn bản. -Chỉ ra biện pháp tu từ trong bốn câu thơ in đậm của văn bản. |
- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc lặp lại hình ảnh “lời ru” trong văn bản. |
- Nhận xét, nêu cảm nhận về hình ảnh ấn tượng nhất. - Trình bày suy nghĩ về vấn đề. |
|
|
Tổng |
Số câu |
2 |
1 |
1 |
|
4 |
Số điểm |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
|
3,0 |
|
Tỉ lệ |
10% |
10% |
10% |
|
30% |
|
II. Làm văn |
Câu 1: Nghị luận xã hội: (Khoảng 200 chữ) |
|
|
Viết đoạn văn |
|
|
|
- Từ văn bản đọc hiểu ở |
|
||||
|
phần I, trình bày suy nghĩ về vấn đề |
|
||||
|
công ơn của cha mẹ. |
|
||||
|
Câu 2: Nghị luận văn học: |
|
|
|
Viết bài văn |
|
|
Nghị luận về một chi tiết trong tác phẩm văn xuôi. |
|
|
|
|
|
Tổng |
Số câu |
|
|
1 |
1 |
2 |
Số điểm |
|
|
2,0 |
5,0 |
7,0 |
|
Tỉ lệ |
|
|
20% |
50% |
70% |
|
Tổng cộng |
Số câu |
2 |
1 |
2 |
1 |
6 |
Số điểm |
1,0 |
1,0 |
3,0 |
5,0 |
10,0 |
|
Tỉ lệ |
10% |
10% |
30% |
50% |
100% |
ĐỀ KIỂM TRA:
PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Ca dao và mẹ
Mẹ ru khúc hát ngày xưa
Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn Chân trần mẹ lội đầu non
Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai…
Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?
Lớn từ dạo đó ta đi
Chân mây góc biển mấy khi quay về Mẹ ngồi lặng cuối bờ đê
Đếm năm tháng đếm ngày về của ta Mai vàng mấy lượt trổ hoa
Hàng hiên hanh nắng sương sa mấy lần Đồng xa rồi lại đồng gần
Thương con mẹ lội đồng gần đồng xa “Ầu ơ…” tiếng vọng xé tim
Lời ru xưa bỗng về tìm cơn mơ Đâu rồi cái tuổi ngây thơ
Mẹ ta nay đã mịt mờ chân mây Chiều đông giăng kín heo may
Tìm đâu cho thấy tháng ngày ầu ơ…
(Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
Câu 2: Trong bốn dòng thơ in đậm, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì?
Câu 3: Vì sao cả khi mở đầu và kết thúc bài thơ, tác giả đều nhắc tới lời ru của mẹ?
Câu 4: Dòng hồi tưởng về mẹ đã được nhà thơ tái hiện trong những khoảng thời gian nào? Trong đó, hình ảnh nào gây ấn tượng cho em sâu sắc nhất? vì sao?
PHẦN LÀM VĂN:(7 điểm)
Câu 1: Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về công ơn sinh thành, dưỡng dục.
Câu 2: Cảm nhận của em về chi tiết “bát cháo hành” mà thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao).