Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án

Tải xuống 59 1.3 K 7

Tài liệu Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án tổng hợp từ đề thi môn Sinh học lớp 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Sinh học lớp 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: Dựa vào chức năng có thể phân vùng đại não thành các vùng nào?

A. Vùng cảm giác và vùng hoạt động.

B. Vùng cảm giác và vùng vận động có ý thức.

C. Vùng cảm nhận và vùng thực hiện.

D. Vùng ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói.

Câu 2: Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?

A. Các chất độc trong thức ăn.

B. Khẩu phần ăn không hợp lí.

C. Các vị trùng gây bệnh.

D. Cả A, B, C.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng?

A. Cơ thể con người là một khối thống nhất.

B. Sức khỏe con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh.

C. Cơ thể con người điều khiển hoạt động theo suy nghĩ chứ không phải hệ thần kinh.

D. Mọi hoạt động của con người đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh.

Câu 4: Điều khiển hoạt động của cơ vân là nhờ cấu trúc nào?

A. Hệ thần kinh vận động.

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng.

C. Thân nơron.

D. Sợi trục.

Câu 5: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở đâu?

A. Ốc tai.                                             B. Màng tiền đình.

C. Màng cơ sở.                                    D. Cơ quan Coocti.

Câu 6: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố sau đây?

(I) Giới tính.

(II) Lứa tuổi.

(III) Hình thức lao động.

(IV) Trạng thái sinh lí của cơ thể.

A. 3.            

B. 1.             

C. 2.             

D. 4.

Câu 7: Ở người, vùng chức năng nào dưới đây nằm ở thùy trán?

A. Vùng vị giác.                                  

B. Vùng hiểu tiếng nói.

C. Vùng vận động ngôn ngữ.               

D. Vùng thính giác.

Câu 8: Chọn đáp án chính xác.

A. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật vào mắt ta.

B. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu từ mắt ta tới vật.

C. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng từ nguồn sáng chiếu tới vật làm vật sáng lên.       

D. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng từ nguồn sáng chiếu vào mắt ta rồi chiếu tới vật.

Câu 9: Cơ quan bài tiết nước tiểu là?

A. Da.          

B. Thận.       

C. Phổi.       

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Đặc điểm của phân hệ đối giao cảm là:

1. Phân hệ đối giao cảm là cơ quan thụ cảm.

2. Phân hệ đối giao cảm có trung ương thần kinh là các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống.

3. Phân hệ đối giao cảm có trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống.

4. Phân hệ đối giao cảm là cơ quan đáp ứng.

5. Phân hệ đối giao cảm có hạch thần kinh nằm gần cơ quan phụ trách.

6. Phân hệ đối giao cảm có hạch thần kinh nằm xa cơ quan phụ trách.

A. 1, 2, 4, 5.                                         

B. 1, 2, 4, 6.

C. 1, 3, 4, 5.                                         

D. 1, 3, 4, 6.

Câu 11: Phản xạ không điều kiện có tính chất nào sau đây?

A. Bẩm sinh. 

B. Dễ mất khi không củng cố.

C. Số lượng không hạn định.

D. Hình thành đường liên hệ tạm thời.

Câu 12: Sau một va chạm với chim bói cá, người ta quan sát thấy một con ếch nhảy, bơi lệch hẳn về phía bên phải. Biết rằng, va chạm đã làm ảnh hưởng tới một phần não bộ của ếch, theo em, phần nào của não bộ đã bị ảnh hưởng?

A. Phía bên phải của trụ não.

B. Phía bên trái của trụ não.

C. Phía bên phải của tiểu não.

D. Phía bên trái của tiểu não.

Câu 13: Trong nước tiểu chính thức của một người có glucôzơ thì có thể kết luận người đó bị bệnh gì?

A. Dư hoocmôn insulin.                      

B. Sỏi thận.

C. Đái tháo đường.                              

D. Sỏi bóng đái.

Câu 14: Đâu không phải là dấu hiệu của đau mắt hột?

A. Mặt trong mí có nhiều hột nổi cộm lên.

B. Lông mi quặm (lông mi bị quặp vào trong).

C. Làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.

D. Mộng mắt.

Câu 15: Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở đối tượng nào trong sinh giới?

A. Con người.                                      

B. Động vật linh trưởng.

C. Động vật có xương sống.                

D. Thú có túi.

Câu 16: Trên mỗi ngón tay của con người có các vân tay, các vân tay này đặc trưng cho mỗi người. Có thể ứng dụng điều này để làm gì?

A. Điều tra các vụ án.                          

B. Bảo mật.

C. Sinh trắc vân tay.                            

D. Cả 3 ý trên.

Câu 17: Khi bị bỏng nhẹ do nước sôi hoặc lửa ta cần:

A. bôi một lớp mỏng kem đánh răng vào nơi bị bỏng.

B. ngâm nơi bị bỏng vào nước lạnh, bôi thuốc mỡ chống bỏng.

C. dùng nước mắm nguyên chất bôi vào nơi bị bỏng.

D. bôi thuốc mỡ chống bỏng.

Câu 18: Dây thần kinh tủy thuộc loại dây gì?

A. Dây hướng tâm.

B. Dây pha.

C. Dây li tâm.

D. Dây hướng tâm, dây li tâm.

Câu 19: Điều gì sai khi nói về tiểu não?

A. Nằm phía sau trụ não.

B. Gồm chất trắng và chất xám, chất trắng làm thành lớp vỏ bên ngoài bao bọc các nhân chất xám bên trong.

C. Tiểu não điều hòa, phối hợp các cử động phức tap.

D. Tiểu não điều khiển việc giữ thăng bằng cho cơ thể.

Câu 20: Thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh

A. tê phù.

B. thiếu máu.

C. còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn.

D. khô giác mạc ở mắt.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. B

2. D

3. C

4. A

5. C

6. D

7. C

8. A

9. B

10. C

11. A

12. C

13. C

14. D

15. A

16. D

17. B

18. B

19. B 

20. C

Câu 1:

Chọn B

Dựa vào chức năng có thể phân vùng đại não thành: Vùng cảm giác và vùng vận động có ý thức.

Câu 2:

Chọn D

Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là

+ Các chất độc trong thức ăn.

+ Khẩu phần ăn không hợp lí.

+ Các vị trùng gây bệnh.

Câu 3:

Chọn C

Mọi hoạt động của con người đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh → C sai.

Câu 4:

Chọn A

Điều khiển hoạt động của cơ vẫn là do hệ thần kinh vận động.

Câu 5:

Chọn C

Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở màng cơ sở.

Câu 6:

Chọn D

Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào cả 4 yếu tố trên.

Câu 7:

Chọn C

Ở thùy trán có vùng vận động ngôn ngữ.

Câu 8:

Chọn A

Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật vào mắt ta.

Câu 9:

Chọn B

Cơ quan bài tiết nước tiểu là thận.

Câu 10:

Chọn C

Đặc điểm của phân hệ đối giao cảm: 1, 3, 4, 5.

(2) sai, trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống.

(6) sai, hạch thần kinh nằm gần cơ quan phụ trách.

Câu 11:

Chọn A

Các phản xạ không điều kiện thường là các phản xạ bẩm sinh đã có, có số lượng giới hạn nhất định và có tính bền vững.

Câu 12:

Chọn C

Tiểu não điều khiển các cử động phức tạp và giúp thăng bằng cơ thể, khi va chạm làm một bên tiểu não bị tổn thương nghiêm trọng sẽ ếch bị nhảy/bơi lệch về phía tiểu não bị tổn thương. (Trường hợp này là phía bên phải của tiểu não).

Câu 13:

Chọn C

Trong nước tiểu chính thức của một người có glucozo thì có thể kết luận người đó bị bệnh tiểu đường (Đái tháo đường).

Câu 14:

Chọn D

Bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trog (lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa. Như vậy, đau mắt hột không hình thành mộng.

Câu 15:

Chọn A

Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở người.

Câu 16:

Chọn D

Trên mỗi ngón tay của con người có các vân tay, các vân tay này đặc trưng cho mỗi người. Ứng dụng điều này để điều tra các vụ án (xác định danh tính nạn nhân, hung thủ,..), vân tay được ứng dụng để bảo mật thông tin trên điện thoại thông minh, laptop ngoài ra dựa vào vân tay người ta có thể đưa ra các thông tin về chỉ số IQ, EQ,... (sinh trắc vân tay).

Câu 17:

Chọn B

Khi bị bỏng nhẹ do nước sôi hoặc lửa ta cần ngâm nơi bị bỏng vào nước lạnh, bôi thuốc mỡ chống bỏng.

Câu 18:

Chọn B

Dây thần kinh tủy thuộc loại dây pha vì

+ Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

+ Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

Câu 19:

Chọn B

Phát biểu sai là B

Tiểu não gồm chất xám và chất trắng, tuy nhiên khác với tủy sống và trụ não. Ở tiểu não, chất xám làm thành lớp vỏ và các nhân, chất trắng nằm ở trong.

Câu 20:

Chọn C

Thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh còi xương trẻ và loãng xương ở người lớn vì vitamin D cần cho sự trao đổi canxi và phospho.

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1: Để phòng bệnh cho da, cần làm gì?

A. Tránh làm da bị xây xát.

B. Thường xuyên tắm rửa.

C. Giữ gìn da luôn sạch sẽ.

D. Cả A, B và C.

Câu 2: Vì sao chúng ta không nên ăn thức ăn ôi thiu hoặc bị nhiễm chất độc hại?

A. Hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh.

B. Hạn chế khả năng tạo sỏi.

C. Tránh cho thận làm việc quá nhiều.

D. Hạn chế tác hại của các chất độc hại.

Câu 3: Nếu như trong nước tiểu chính thức có xuất hiện glucôzơ thì người sẽ bị bệnh gì?

A. Dư insulin.                                      

B. Đái tháo đường.

C. Sỏi thận.                                          

D. Sỏi bóng đái.

Câu 4: Tại sao không nên làm việc quá sức và thức quá khuya?

A. Vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ quan khác.

B. Vì sẽ ảnh hưởng đến người khác.

C.  Vì ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ thể.

D. Vì thức khuyua sẽ dẫn đến béo phì

Câu 5: Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ?

A. Trà tâm sen.                                    

B. Trà móc câu.

C. Trà sâm.                                          

D. Nước tăng lực.

Câu 6: Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng bao nhiêu?

A. 2300 – 2500 cm2.                            

B. 1800 – 2000 cm2.

C. 2000 – 2300 cm2.                            

D. 2500 – 2800 cm2.

Câu 7: Vi khuẩn dễ xâm nhập để gây viêm trong trường hợp nào?

A. Tiếp xúc với chất bẩn.                    

B. Bị trầy xước.

C. Da sạch.                                          

D. Cả A và B.

Câu 8: Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng như thế nào?

A. Tương tự nhau.                               

B. Giống hệt nhau.

C. Đối lập nhau.                                  

D. Đồng thời với nhau.

Câu 9: Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm những yếu tố nào?

A. Tiếng nói và chữ viết.

B. Thị giác và thính giác.

C. Âm thanh và hành động.

D. Màu sắc và hình dáng.

Câu 10: Các rễ sẽ nhập lại thành dây thần kinh tủy khi nào?

A. Khi đi tới cơ quan thụ cảm và cơ quan phản ứng.

B. Khi đi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp.

C. Khi các rễ này tạo thành dây thần kinh truyền xung thần kinh lên não bộ.

D. Hai rễ này không bao giờ nhập làm một.

Câu 11: Màu da phụ thuộc vào các yếu tố nào?

A. Màu vàng nhạt của tế bào biểu bì.

B. Cấu tạo của lớp tế bào biểu bì.

C. Các sắc tố có trong tế bào sống của biểu bì.

D. Cả A, B và C.

Câu 12: Nếu ăn uống quá nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng như sô cô la, mỡ động vật mà ít vận động dễ mắc bệnh gì?

A. Còi xương.                                      

B. Quáng gà.

C. Béo phì.                                          

D. Thiểu năng trí tuệ.

Câu 13: Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố?

A. Co chân lại khi bị kim châm.

B. Dừng xe khi gặp đèn đỏ.

C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu.

D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc.

Câu 14: Tại sao người viễn thị không thể nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường?

A. Do ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới.

B. Do ảnh của vật thường ở phía sau màng lưới.

C. Do ảnh của vật rơi vào đúng điểm mù.

D. Do ảnh của vật chiếu thẳng vào màng lưới.

Câu 15: Hành động nào không nên làm để bảo vệ màng nhĩ?

A. Tránh nơi có nhiều tiếng ồn thường xuyên.

B. Nghe nhạc thường xuyên với tai nghe mở to hết cỡ.

C. Lấy dáy tai bằng bông tăm mềm.

D. Đeo dụng cụ bịt tai chuyên dụng khi phải làm việc tại nơi có tiếng động mạnh.

Câu 16: Phần phát triển nhất ở não người là bộ phận nào?

A. Đại não.                                          

B. Não trung gian.

C. Trụ não.                                          

D. Tiểu não.

Câu 17: Khi bị đang đi trên đường, bị chó đuổi, ta nhanh chóng chạy thật nhanh. Phản xạ này được điều khiển bởi?

A. Hệ thần kinh vận động.

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng.

C. Hệ thần kinh sinh dưỡng và tủy sống.

D. Cả A và B.

Câu 18: Hầu hết các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não và các phần dưới của não đều bắt chéo ở đâu?

A. Hành tủy hoặc tủy sống.

B. Não trung gian hoặc trụ não.

C. Tủy sống hoặc tiểu não.

D. Tiểu não hoặc não giữa.

Câu 19: Trước khi thải nước tiểu ra bên ngoài, nước tiểu được tích trữ ở đâu?

A. Bóng đái.

B. Nang cầu thận.

C. Ống dẫn nước tiểu.

D. Nước tiểu không được tích trữ.

Câu 20: Điền vào chỗ trống từ thích hợp: “Khi các tia sáng chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới..(1)..sẽ tác động lên các ..(2).. làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác; xuất hiện ..(3)..theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở ..(4).. của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật”.

A. (1) Màng lưới, (2) dây thần kinh thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy chẩm.

B. (1) Màng mạch, (2) tế bào thụ cảm thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy thái dương.

C. (1) Màng lưới, (2) tế bào thụ cảm thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy chẩm.

D. (1) Màng mạch, (2) dây thần kinh thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy chẩm.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. D

2. D

3. B

4. A

5. A

6. A

7. D

8. C

9. A

10. B

11. C

12. C

13. B

14. B

15. B

16. A

17. D

18. A

19. A

20. C

Câu 1:

Chọn D

Để giữ gìn da luôn sạch sẽ, cần tắm giặt thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay. Da sạch có khả năng diệt 85% số vi khuẩn bám trên da nhưng ở da bẩn thì chỉ diệt được chừng 5% nên dễ gây ngứa ngáy, ở tuổi dậy thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên trứng cá.

Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm. Không nên nặn trứng cá vì có thể giúp vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm có mủ.

Câu 2:

Chọn D

Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại sẽ hạn chế tác hại của các chất độc hại.

Câu 3:

Chọn B

Nếu như trong nước tiểu chính thức có xuất hiện glucôzơ thì người sẽ bị bệnh: đái tháo đường (tiểu đường).

Câu 4:

Chọn A

Không nên làm việc quá sức và thức quá khuya vì  cơ  thể và hệ thần kinh không  được nghỉ ngơi => giảm khả năng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ quan khác.

Câu 5:

Chọn A

Trà tâm sen có tác dụng an thần và giảm căng thẳng , chống mất ngủ  

Trà móc câu , trà sâm , nước tăng lực giúp đầu óc tỉnh táo nên khó ngủ .

Câu 6:

Chọn A

Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng bao nhiêu 2300 – 2500 cm2.

Câu 7:

Chọn D

Da sạch có khả năng diệt 85% số vi khuẩn bám trên da nhưng ở da bẩn thì chỉ diệt được chừng 5% nên dễ gây ngứa ngáy.

Vi khuẩn dễ xâm nhập để gây viêm trong trường hợp trên da có vết thương hở, da quá bẩn hoặc tiếp xúc với chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn.

Câu 8:

Chọn C

Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng đối ngược nhau.

Câu 9:

Chọn A

Hệ thống tín hiệu thứ hai bao gồm tiếng nói và chữ viết

Câu 10:

Chọn B

Các rễ sẽ nhập lại thành dây thần kinh tủy khi đi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp.

Câu 11:

Chọn C

Màu da phụ thuộc vào các sắc tố có trong tế bào sống của biểu bì. Sắc tố da là melanin

Câu 12:

Chọn C

Nếu ăn uống quá nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng như sô cô la, mỡ động vật mà ít vận động dễ mắc bệnh béo phì.

Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương

Thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà

Câu 13:

Chọn B

Các phản xạ: “Co chân lại khi bị kim châm”, “đỏ bừng mặt khi uống rượu” hay “vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc” đều là các phản xạ không điều kiện, có tính bền vững.

Phản xạ “dừng xe khi gặp đèn đỏ” là phản xạ có điều kiện, hình thành qua quá trình rèn luyện của cơ thể, dễ dàng bị mất di nếu không được củng cố.

Câu 14:

Chọn B

Ở người bị viễn thị, ở khoảng cách bình thường, ảnh của vật thường ở phía sau màng lưới dẫn tới không thể nhìn rõ vật. Để cải thiện cần đưa vật ra xa mắt hoặc đeo kính hội tụ thích hợp.

Câu 15:

Chọn B

Tiếng ồn hoặc tác động mạnh thường xuyên ảnh hưởng tới thần kinh và làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ. Do đó không nên nghe nhạc thường xuyên với tai nghe mở loa quá to.

Câu 16:

Chọn A

Phần phát triển nhất ở não người là đại não, có kích thước lớn.

Câu 17:

Chọn D

Bị chó đuổi, ngay khi mắt tiếp nhận kích thích và tuyền thông tin về trung ương thần kinh, các phản ứng đáp ứng ngay lập tức được diễn ra.

Các xung thần kinh được truyền tới cơ đùi và cơ chân khiến cơ co và ngay lập tức chạy, xung thần kinh truyền tới cơ miệng, cơ thanh quản khiến chúng ta có thể hét lên,.. các phản xạ này do hệ thần kinh vận động điều khiển.

Cùng lúc đó, cường độ đập của tim, cường độ hô hấp tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, mạch máu co, … các phản xạ này do hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển.

Như vậy việc chạy thật nhanh khi bị chó đuổi là một chuỗi các phản xạ do sự phối hợp điều khiển của cả hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

Câu 18:

Chọn A

Hầu hết các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não và các phần dưới của não đều bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống.

Câu 19:

Chọn A

Nước tiểu được hình thành ở thận theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái.

Câu 20:

Chọn C

“Khi các tia sáng chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác; xuất hiện luồng thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở thùy chẩm của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật”.

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Câu 1: Ở tủy sống, rễ sau có vai trò gì?

A. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương.

B. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm.

C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 2: Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não?

A. Thải nước tiểu.                                                                        

B. Co bóp dạ dày.

C. Dãn mạch máu dưới da.                                                                     

D. Co đồng tử.

Câu 3: Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?

A. Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

B. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.

C. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 4: Quá trình tạo thành nước tiểu bao gồm mấy quá trình?

A. 1.                            

B. 2.                                                        

C. 3.                            

D. 4.

Câu 5: Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không.

B. Chi sau bên phải không co nhưng co các chi còn lại.

C. Tất cả các chi đều co.

D. Tất cả các chi đều không co.

Câu 6: Sợi nào có bao miêlin?

A. Sợi thần kinh sau hạch.                                                          

B. Sợi thần kinh trước hạch.                       

C. Sợi cơ.

D. Tất cả các sợi trên.

Câu 7: Các tế bào que có nhiệm vụ gì?

A. Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh.                                    

B. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc.                                       

C. Tiếp nhận ánh sáng yếu.

D. Tiếp nhận màu sắc.

Câu 8: Trong cấu tạo của da người, các sắc tố mêlanin phân bố ở đâu?

A. Tầng tế bào sống. 

B. Tầng sừng.

C. Tuyến nhờn.

D. Tuyến mồ hôi.

Câu 9: Cặp vitamin nào dưới đây đóng vai trò tích cực trong việc chống lão hoá?

A. Vitamin K và vitamin A.                                                       

B. Vitamin C và vitamin E.                        

C. Vitamin A và vitamin D.

D. Vitamin B1 và vitamin D.

Câu 10: Người béo phì nên ăn loại thực phẩm nào dưới đây?

A. Đồ ăn nhanh.                                         

B. Nước có ga.                                            

C. Ăn ít thức ăn nhưng nên ăn đầy đủ tinh bột.

D. Hạn chế tinh bột, đồ chiên rán, ăn nhiều rau xanh.

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Nêu ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện. (1,5 điểm)

Câu 2: Em phải bảo vệ da như thế nào để da luôn khỏe đẹp? Nêu rõ các hình thức và nguyên tắc để rèn luyện da? (1,5 điểm)

Câu 3: Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe? Biện pháp để có giấc ngủ tốt? (1,5 điểm)

Câu 4: Vì sao khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu? (0,5 điểm)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

1. A

2. A

3. D

4. C

5.  B

6. B

7. C

8. A

9. B

10. D

Câu 1:

Đáp án: A

Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

Câu 2:

Đáp án: A

Ở người, hoạt động chịu sự điều khiển của vỏ não là thải nước tiểu.

Câu 3:

Đáp án: D

Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc:

- Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng

- Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin

- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể

Câu 4:

Đáp án: C

Quá trình tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

+ Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo ra nước tiểu đầu.

+ Quá trình hấp thụ lại các chât cần thiết ở ống thận.

+ Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận.

Câu 5:

Đáp án: B

Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, chi sau bên phải không co nhưng co các chi còn lại.

Câu 6:

Đáp án: B

Sợi thần kinh trước hạch của 2 phân hệ có bao miêlin.

Câu 7:

Đáp án: C

Tế bào que có nhiệm vụ tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

Câu 8:

Đáp án: A

Các sắc tố mêlanin phân bố ở tầng tế bào sống.

Câu 9:

Đáp án: B

Vitamin C và vitamin E có vai trò tích cực trong việc chống lão hoá.

Câu 10:

Đáp án: D

Người béo phì nên hạn chế tinh bột, các đồ ăn chiên, đồ uống có ga,… vì chúng rất nhiều chất béo và nhiều năng lượng.

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1:

* Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện:

- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có (bẩm sinh) không cần phải học tập để trả lời một kích thích tương ứng.

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện để trả lời một kích thích tương ứng.

* Ý nghĩa: 

- Đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.

- Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người.

Câu 2:

* Để da luôn khỏe, đẹp em cần:

- Vệ sinh thân thể để da luôn sạch sẽ.

- Bảo vệ da khỏi bị trầy xước, bị bỏng.

- Thường xuyên luyện tập để rèn luyện da. 

* Các hình thức rèn luyện da:

- Tắm nắng buổi sáng.

- Tập chạy buổi sáng.

- Tham gia thể thao buổi chiều.

- Xoa bóp.

- Lao động chân tay vừa sức.

* Các nguyên tắc rèn luyện da:

- Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.

- Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người.

- Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.

Câu 3: 

* Ý nghĩa của giấc ngủ là:

- Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể.

- Ngủ là quá trình ức chế của bộ não có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.

* Biện pháp để có giấc ngủ tốt:

- Cơ thể sảng khoái, chổ ngủ thuận tiện, sạch sẽ.

- Tư thế ngủ thoải mái. Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ.

- Không dùng các chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá,...

- Sống thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu,...

Câu 4: 

Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu vì:

- Đi tiểu đúng lúc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành nước tiểu được liên tục.

- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây?

A. Chỉ tạo ra các chất cần thiết cho tế bào.

B. Chỉ tạo ra các chất cặn bã và dư thừa.

C. Tạo ra các chất cần thiết cho tế bào và các chất cạn bã dư thừa để loại ra khỏi cơ thể.

D. Tạo ra CO2 cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và tế bào, loại bỏ các chất thải không hòa tan trong máu.

Câu 2: Trụ não không bao gồm cấu trúc nào dưới đây?

A. Hành não.               

C. Cầu não.                                             

B. Não giữa.                

D. Tiểu não.

Câu 3: Vì sao xem điện thoai trước khi đi ngủ gây khó ngủ?

A. Não bị kích thích hưng phấn.

B. Não trung gian bị ức chế hoạt động trao đổi chất.

C. Sóng điện từ từ điện thoại gây thôi miên.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?

1. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.

2. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.

3. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.

Các ý đúng là?

A. 1, 2, 3.                    

B. 1, 3.                    

C. 1, 2.                        

D. 2, 3.

Câu 5: Ở người, lông và móng sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của cấu trúc nào sau đây?

A. Cơ co chân lông.    

B. Tầng tế bào sống.

C. Tầng sừng.

D. Mạch máu.

Câu 6: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

A. Vì nó bao gồm cả bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và bó sợi thần kinh li tâm (vận động).

B. Vì nó vừa thu nhận, vừa trả lời kích thích.

C. Vì nó vừa chịu sự chi phối của hệ thần kinh sinh dưỡng, vừa chịu sự điều khiển của hệ thần kinh vận động.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 7: Khi nói về noron, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Không có khả năng phân chia.

B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục.

C. Có nhiều sợi trục.

D. Có một sợi nhánh.

Câu 8: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu?

A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc.

B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng.

C. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc.

D. Có chứa các tế bào máu và prôtêin.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: (1,0 điểm)

a, Sự tạo thành nước tiểu gồm mấy giai đoạn, trình bày?

b, Giải thích nếu trong nước tiểu có glucôzơ hay mantôzơ thì người đó mắc bệnh gì?

Câu 2: (2,0 điểm)

a, Tại sao những người uống rượu, bia thường đi không vững (chân nọ xọ chân kia)?

b, Mô tả cấu tạo của đại não?

Câu 3: (3,0 điểm)

a, Da có cấu tạo như thế nào trình bày cấu tạo của da?

b, Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kém phấn, nhỏ bỏ lông mày?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. TRẮC NGHIỆM

1. C

2. D

3. A

4. C

5. B

6. A

7. A

8. C

Câu 1:

Đáp án: C

Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra các sản phẩm cần thiết cho tế bào, đồng thời tạo ra các chất cạn bã và dư thừa để loại bỏ ra ngoài môi trường.

Câu 2:

Đáp án: D

- Trụ não gồm: Não giữa (củ não sinh tư và cuống não), cầu não và hành não. 

- Trụ não không bao gồm tiểu não.

Câu 3:

Đáp án: A

Sóng từ các thiết bị điện tử phát ra kích thích thần kinh tiết ra chất gây hưng phấn nên khó trở về trạng thái nghỉ ngơi.

Câu 4:

Đáp án: C

Trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi vì:

- Những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.

- Những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.

Câu 5:

Đáp án: B

Ở người, lông và móng sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.

Câu 6:

Đáp án: A

Dây thần kinh tủy bao gồm cả bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và bó sợi thần kinh li tâm (vận động) sau khi đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành nên dây thần kinh tủy là dây pha.

Câu 7:

Đáp án: A

Noron biệt hóa ở mức độ cao nên mất trung thể và khả năng phân chia.

Câu 8:

Đáp án: C

Nước tiểu đầu được tạo thành ở cầu thận. Ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy, ở nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin. Vì là nước tiểu đầu nên chứa ít các chất cạn bã và các chất độc hại hơn nước tiểu chính thức.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

a, Sự tạo thành nước tiểu bao gồm: 

- Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu.

- Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết.

- Quá trình bài tiết tiếp các chất không cần thiết và các chất độc ở ống thận để tạo nên nước tiểu chính thức.

b, Nếu trong nước tiểu có glucôzơ hay mantôzơ thì người đó mắc bệnh tiểu đường.

Câu 2:

a, Những người uống rượu, bia thường đi không vững vì: Do các chất trong rượu, bia đã ngăn cản, ức chế dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng.

b, 

* Hình dạng cấu tạo ngoài: 

- Rảnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa.

- Rảnh sâu chia bán cầu não làm 4 thùy (trán, đỉnh, chẩm, thái dương).

- Khe và rảnh tạo thành khúc cuộn não → tăng diện tích bề mặt não.

* Cấu tạo trong: 

- Chất xám (ngoài): làm thành vỏ não dày 2 - 3mm gồm 6 lớp.

- Chất trắng (trong): là các đường thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống.

Câu 3:

a, Da có cấu tạo gồm ba lớp: 

* Lớp biểu bì:

- Tầng sừng gồm các tế bào đã chết có tác dụng bảo vệ cơ thể.

- Tầng tế bào sống có các tế bào có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, có sắc tố tạo màu da.

* Lớp bì:

- Mô liên kết có các sợi liên kết bện chặt làm da bền vững.

- Trong lớp bì có các cơ quan: thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu.

* Lớp mỡ: Cấu tạo mô mỡ có vai trò dự trữ và cách nhiệt.

b, Không nên trang điểm bằng cách lạm dụng kém phấn, nhỏ bỏ lông mày vì:

- Lạm dụng kem phấn sẽ làm bít lỗ chân lông và mồ hôi sẽ không tiết ra được.

- Nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng sẽ không ngăn được mồ hôi làm mồ hôi chảy vào mắt.

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1: Vì sao không nên nhịn tiểu lâu?

A. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu thành từng đợt.

B. Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.

C. Hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2: Da bẩn gây tác hại gì?

A. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

B. Gây ngứa ngáy khó chịu.

C. Dễ gây các bệnh như ghẻ lở, hắc lào, lang ben.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Chức năng của hệ thần kinh vận động là

A. điều khiển hoạt động của cơ tim.

B. điều khiển hoạt động của cơ trơn.

C. điều khiển hoạt động của hệ cơ xương.

D. điều khiển hoạt động của cơ quan sinh sản.

Câu 4: Các đôi dây thần kinh não xuất phát từ đâu?

A. Tủy sống.                                        

B. Tiểu não.   

C. Trụ não.                            

D. Não trung gian.

Câu 5: Ở tuổi đang lớn cần cung cấp thức ăn như thế nào để cơ thể phát triển tốt?

A. Thức ăn có nhiều prôtêin và canxi.

B. Thức ăn có nhiều prôtêin và vitamin.

C. Thức ăn có nhiều vitamin và chất xơ.

D. Thức ăn có nhiều lipit và prôtêin.

Câu 6: Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình nào dưới đây?

A. Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật.

B. Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng.

C. Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật.

D. Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật.

Câu 7: Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm gì?

A. Diễn ra liên tục.      

B. Diễn ra gián đoạn.

C. Tùy từng thời điểm có thể liên tục hay gián đoạn.

D. Diễn ra khi có trao đổi chất quá nhiều.

Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn tới “quáng gà”?

A. Thiếu vitamin A.                            

B. Thiếu vitamin B.  

C. Thiếu vitamin C.                     

D. Thiếu vitamin D.

Câu 9: Chất nào sau đây có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa?

A. Gluxit.                                                        

B. Lipit.                                               

C. Prôtêin.  

D. Chất khoáng.

Câu 10: Mắt nhìn thấy rõ nhất khi ảnh của vật rơi đúng vào

A. điểm mù.                                                       

B. điểm vàng.                                      

C. màng giác.

D. màng mạch.

Câu 11: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?

A. Co chân lại khi bị gõ bằng búa cao su.

B. Tiết dịch vị khi bị đói.

C. Đỏ bừng mặt khi gặp người mình thích.

D. Đàn cá nổi lên ăn khi có tiếng chuông.

Câu 12: Điều khiển hoạt động của các nội quan là nhờ bộ phận nào?

A. Hệ thần kinh vận động.                  

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng.                

C. Thân nơron.

D. Sợi trục.

Câu 13: Vỏ não được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào có hình dạng như thế nào?

A. Hình tháp.                                     

B. Hình trứng.                                     

C. Hình nón.

D. Hình sao.

Câu 14: Mỗi đơn vị chức chức năng của thận gồm những bộ phận nào?

A. Nang cầu thận, cầu thận.

B. Nang cầu thận, ống thận.

C. Cầu thận, ống thận.

D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

Câu 15: Lớp nào của da giúp da thực hiện được chức năng cảm giác?

A. Lớp bì.

B. Lớp biểu bì.

C. Lớp bì và lớp mỡ dưới da.

D. Lớp mỡ dưới da.

Câu 16: Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây?

A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời.

B. Các vùng chức năng của vỏ não.

C.  Kích thích không điều kiện.

D.  Tất cả các phương án còn lại.

Câu 17: Bộ phận nào dưới đây không nằm ở tai trong?

A. Xương tai.                                     

B. Ốc tai.                                             

C. Ống bán khuyên.

D. Cơ quan Coocti.

Câu 18: Một người bị tê liệt phần bên trái cơ thể do hậu quả của tai nạn giao thông làm tổn thương đại não. phần nào của đại não đã bị tổn thương?

A. Phần đại não bên phải.

B. Cả 2 phần đại não bên trái và bên phải.

C. Phần đại não bên trái.

D. Không phần nào bị tổn thương.

Câu 19: Trụ não có chức năng

A. điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan.

B. điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt.

C. điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp.

D. giữ thăng bằng cơ thể.

Câu 20: Cấu tạo của tủy sống gồm những thành phần nào?

A. Chất xám.

B. Chất trắng.

C. Các sợi trục nơron có bao miêlin.

D. Cả A và B.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. B

2. D

3. C

4. C

5. A

6. C

7. A

8. A

9. C

10. B

11. D

12. B

13. A

14. D

15. A

16. A

17. A

18. A

19. A

20. D

Câu 1:

Chọn B

Không nên nhịn tiểu lâu và nên đi tiểu đúng lúc sẽ hạn chế được khả năng tạo sỏi ở bóng đái.

Câu 2:

Chọn D

Da bẩn gây:

+ Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

+ Gây ngứa ngáy khó chịu.

+ Dễ gây các bệnh như ghẻ lở, hắc lào, lang ben.

Câu 3:

Chọn C

Chức năng của hệ thần kinh vận động là điều khiển hoạt động của hệ cơ xương (hoạt động có ý thức)

Câu 4:

Chọn C

Các đôi dây thần kinh não xuất phát từ các nhân xám thuộc trụ não.

Câu 5:

Chọn A

Ở tuổi đang lớn cần cung cấp thức ăn có nhiều prôtêin, canxi để cơ thể phát triển xương và cơ tốt.

Câu 6:

Chọn C

Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật.

Câu 7:

Chọn A

Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm: Diễn ra liên tục.

Câu 8:

Chọn A

Thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn hằng ngày thường dẫn tới mắc bệnh quáng gà, khả năng thu nhận ánh sáng giảm nên không nhìn rõ lúc hoàng hôn.

Câu 9:

Chọn C

Trong thịt, cá, trứng, sữa có nhiều prôtêin.

Câu 10:

Chọn B

Mắt nhìn thấy rõ nhất khi ảnh của vật rơi đúng vào điểm vàng vì ở điểm vàng là nơi tập trung nhiều tế bào nón.

Câu 11:

Chọn B

"Đàn cá nổi lên ăn khi có tiếng chuông" là phản xạ có điều kiện.

Câu 12:

Chọn B

Điều khiển hoạt động của các nội quan là do hệ thần kinh sinh dưỡng.

Câu 13:

Chọn A

Vỏ não chỉ dày khoảng 2 – 3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.

Câu 14:

Chọn D

Mỗi đơn vị chức chức năng của thận gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

Câu 15:

Chọn A

Lớp bì của da chứa nhiều thụ quan giúp da thực hiện được chức năng cảm giác.

Câu 16:

Chọn A

Sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều kiện phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của đường liên hệ thần kinh tạm thời 

Câu 17:

Chọn A

Xương tai không nằm ở tai trong mà nằm ở tai giữa

Câu 18:

Chọn A

Một người bị tê liệt phần bên trái cơ thể do hậu quả của tai nạn giao thông làm tổn thương đại não bên phải.

Bởi vì có sự bắt chéo các đường dẫn truyền giữa vỏ não với các phần dưới của não và tủy sống

Câu 19:

Chọn A

Trụ não có chức năng điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan

Câu 20:

Chọn D

Tủy sống gồm chất xám ở giữa và chất trắng bao quanh chất xám.

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Câu 1: Vinh năm nay học lớp 8, em thường xuyên đọc truyện trên điện thoại di động vào buổi tối khi đã tắt điện. Sau một thời gian, Vinh phát hiện mắt bên phải bị mờ, không nhìn rõ. Theo em Vinh nên làm gì?

A. Đeo kính cận thị.

B. Đeo kính viễn thị.

C. Không cần đeo kính, chỉ cần không dung điện thoại một thời gian sẽ tự khỏi.

D. Cần đi khám bác sĩ để xác định chính xác vấn đề xảy ra với mắt và có biện pháp khắc phục thích hợp.

Câu 2: Khi nói về cấu tạo của đại não, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong.

B. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong tạo thành các nhân nền.

C. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong.

D. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong tạo thành các nhân nền.

Câu 3: Trung ương của hệ thần kinh bao gồm các bộ phận nào?

A. Não, dây thần kinh.

B. Dây thần kinh, hạch thần kinh.

C. Não, tủy sống.

D. Não, tủy sống, dây thần kinh.

Câu 4: Long đặt một chiếc bút bi Thiên Long cách mắt 25 cm, ở khoảng cách đó cậu đọc rõ chữ trên bút và thấy bút màu xanh. Sau đó, Long đưa bút sang phải, giữ nguyên khoảng cách, mắt vẫn hướng về phía trước, theo em thì đâu là hiện tượng Long quan sát được?

A. Càng đưa sang phải bút nhìn càng mờ, không rõ chữ nhưng vẫn thấy bút màu xanh.

B. Càng đưa san phải bút càng nhìn rõ, vẫn nhìn rõ chữ và bút màu xanh.

C. Càng đưa sang phải bút càng mờ, không rõ cả chữ và không rõ màu sắc của bút và cuối cùng không nhìn thấy bút nữa.

D. Không có hiện tượng gì xảy ra.

Câu 5: Có bao nhiêu chất dưới đây làm suy giảm chức năng hệ thần kinh?

1. Cocain.                    

2. Sữa ông thọ

3. Ma túy.                     

4. Rượu.

A. 1.            

B. 2.             

C. 3.             

D. 4.

Câu 6: Đồ uống nào dưới đây gây hại cho hệ thần kinh?

A. Nước khoáng.                                 

B. Nước lọc. 

C. Rượu.                                              

D. Sinh tố chanh leo.

Câu 7: Ở đầu ngón chân, ngón tay có các móng. Móng có vai trò gì?

A. Bảo vệ đầu ngón.                            

B. Tự vệ.

C. Làm đẹp.                                         

D. Cả 3 ý trên.

Câu 8: Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não?

A. Thải nước tiểu.                                

B. Co bóp dạ dày.

C. Dãn mạch máu dưới da.                  

D. Co đồng tử.

Câu 9: Có mấy yếu tố không phải đặc trưng của phản xạ có điều kiện ?

(1)  Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời.

(2)  Trung ương thần kinh ở tủy sống và trụ não.

(3)  Mang tính bẩm sinh.

(4)  Bền vững theo thời gian.

A. 1.            

B. 2.             

C. 3.             

D. 4.

Câu 10: Trong các biện pháp sau đây,có bao nhiêu biện pháp giúp rèn luyện da

1) Tắm nước lạnh

2) Tắm nắng lúc 8-9 giờ

3) Tắm nắng lúc 12-14 giờ

4) Tắm nắng càng lâu càng tốt

5) Tập chạy buổi sáng

6) Tham gia thể thao buổi chiều

7) Đi lại dưới trời nắng không cần đội mũ, nón

8) Xoa bóp

9) Lao động chân tay vừa sức

A. 5.            

B. 6.             

C. 4.             

D. 7.

Câu 11: Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?

A. Tăng sinh nhiệt.

B. Chống mất nhiệt, có tác dụng như lớp đệm.

C. Giảm thoát nhiệt.

D. Tăng thoát nhiệt.

Câu 12: Tai có chức năng gì?

(1) Thu nhận âm thanh.

(2) Thu nhận hình ảnh.

(3) thu nhận cảm giác thăng bằng.

(4) tiếp nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

A. 1, 2, 3.     

B. 1, 2, 4.     

C. 1, 3, 4.     

D. 2, 3, 4.

Câu 13: Sản phẩm được tạo ra trong quá trình lọc máu ở nang cầu thận là

A. chất dinh dưỡng.

B. nước tiểu đầu.

C. nước tiếu chính thức.

D. chất cặn bã.

Câu 14: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được tính bằng:

A. khối lượng thức ăn.

B. lượng kcal trong thức ăn.

C. hàm lượng gluxit trong thức ăn.

D. hàm lượng lipit trong thức ăn.

Câu 15: Nếu một người nào đó bị tai nạn hư mất 1 quả thận thì cơ thể bài tiết như thế nào?

A. Giảm đi một nửa.

B. Bình thường.

C. Bài tiết bổ sung cho da.

D. Bài tiết gấp đôi.

Câu 16: Khi ta dẫm vào đinh, xung thần kinh sẽ được truyền theo hướng nào?

A. Dây hướng tâm → rễ sau → tủy → rễ trước → dây li tâm.

B. Dây li tâm → rễ trước → tủy → rễ sau → dây hướng tâm.

C. Dây hướng tâm → rễ sau → tủy → rễ trước → dây li tâm.

D. Dây li tâm → rễ sau → tủy → rễ trước → dây hướng tâm.

Câu 17: Đặc điểm của phân hệ giao cảm là:

1. Phân hệ giao cảm là cơ quan thụ cảm.

2. Phân hệ giao cảm có trung ương thần kinh là các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống.

3. Phân hệ giao cảm có trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống.

4. Phân hệ giao cảm là cơ quan đáp ứng.

5. Phân hệ giao cảm có hạch thần kinh nằm gần cơ quan phụ trách.

6. Phân hệ giao cảm có hạch thần kinh nằm gần cột sống xa cơ quan phụ trách,

A. 1, 2, 4, 5.                                         

B. 1, 2, 4, 6.

C. 1, 3, 4, 5.                                        

D. 1, 3, 4, 6.

Câu 18: Nếu phá bỏ tiểu não của chim bồ câu, điều gì sẽ xảy ra?

A. Nhiệt độ cơ thể chim tăng cao.

B. Chim không thể hô hấp.

C. Chim đi lảo đảo mất thăng bằng, không thể bay.

D. Chim bỏ ăn do thức ăn không thể tiêu hóa.

Câu 19: Cơ quan bài tiết nước tiểu là?

A. Da.                    

B. Thận.       

C. Phổi.       

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai?

A.  Chảy nước miếng khi có ai đó nhắc đến từ “me”.

B.  Nhanh chóng ổn định chỗ ngồi khi nghe lớp trưởng la lớn “Thầy giám hiệu đang tới”.

C. Sụt sùi khóc khi nghe kể về một câu chuyện cảm động.

D.  Dừng lại trước ngã tư khi nhìn thấy đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. D

2. A

3. C

4. C

5. C

6. C

7. D

8. A

9. A

10. A

11. B

12. C

13. C

14. B

15. B

16. A

17. B

18. C

19. B

20. D

Câu 1:

Chọn D

Vinh cần đi khám bác sĩ để xác định chính xác vấn đề xảy ra với mắt và có biện pháp khắc phục thích hợp.

Câu 2:

Chọn A

Cấu tạo của đại não:

+ Chất xám tạo thành vỏ não:

Vỏ não gấp nếp tạo thành các khe và rãnh → Tăng diện tích bề mặt của não và chia bề mặt não thành các thùy và các hồi não.

+ Chất trắng nằm dưới vỏ não:

+ Là đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối 2 nửa của đại não với nhau.

+ Có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não và các phần phía dưới của não và tủy sống. Hầu hết các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc tủy sống.

Câu 3:

Chọn C

Trung ương của hệ thần kinh là não và tủy sống.

Câu 4:

Chọn C

Càng đưa bút sang bên phải trong khi mắt vẫn nhìn thẳng, ảnh của bút sẽ rơi ngày càng xa điểm vàng dẫn tới ngày càng mờ về cả chữ viết và màu sắc cho tới một điểm nào đó, khi ảnh của vật rơi vào điểm mù, Long sẽ không còn quan sát thấy bút nữa.

Câu 5:

Chọn C

Những chất  làm suy giảm chức năng hệ thần kinh :  cocain, ma túy , rượu 

Câu 6:

Chọn C

Đồ uống gây hại cho hệ thần kinh là rượu . Uống nhiều rượu gây suy giảm trí nhớ .

Câu 7:

Chọn D

Móng có vai trò bảo vệ đầu ngón (ở đầu ngón có nhiều thụ quan, dây thần kinh..), tự vệ (ở cả người và 1 số động vật ăn thịt), ngoài ra cũng có vai trò thẩm mĩ.

Câu 8:

Chọn A

Vỏ não điều khiển các hoạt động có ý thức.

Trong các hoạt động trên, thải nước tiểu là hoạt động theo ý thức của con người.

Câu 9:

Chọn A

Sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời là một trong những yếu tố cần thiết để tạo nên các phản xạ có điều kiện.

Các yếu tố: Bền vững theo thời gian, mang tính bẩm sinh, trung ương thần kinh ở tủy sống và trụ não là các đặc điểm của phản xạ không điều kiện.

Câu 10:

Chọn A

Các biện pháp rèn luyện da là: 2, 5, 6, 8, 9

Tắm nước lạnh có thể gây cảm lạnh.

Thời gian tắm năng thích hợp là từ 8-9h, không tắm năng vào trưa, đi trời năng phải có mũ, nón.

Câu 11:

Chọn B

Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt, chống mất nhiệt.

Câu 12:

Chọn C

Tai không có chức năng thu nhận hình ảnh. Tai có chức năng

(1) thu nhận âm thanh

(3) thu nhận cảm giác thăng bằng

(4) tiếp nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian

Câu 13:

Chọn C

Sản phẩm được tạo ra trong quá trình lọc máu ở nang cầu thận là nước tiểu đầu.

Câu 14:

Chọn B

Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được tính bằng lượng kcal trong thức ăn:

Ôxi hóa hoàn toàn 1 gam prôtêin giải phóng 4,1kcal.

Ôxi hóa hoàn toàn 1 gam lipit giải phóng 9,3kcal.

Ôxi hóa hoàn toàn 1 gam gluxit giải phóng 4,3kcal.

Câu 15:

Chọn B

Nếu một người nào đó bị tai nạn hư mất 1 quả thận thì cơ thể bài tiết vẫn bình thường nhưng quả thận còn lại sẽ phải hoạt động nhiều hơn.

Câu 16:

Chọn A

Khi ta dẫm vào đinh, xung thần kinh sẽ được truyền theo hướng: Dây hướng tâm → rễ sau → tủy → rễ trước → dây li tâm.

Câu 17:

Chọn B

Đặc điểm của phân hệ giao cảm: 1, 2, 4, 6.

(3) sai, trung ương thần kinh là các nhân xám ở sừng bên tủy sống (đốt ngực I – đốt thắt lưng III)

(5) sai, hạch thần kinh nằm gần cột sống.

Câu 18:

Chọn C

Tiểu não điều khiển các cử động phức tạp và giúp thăng bằng cơ thể, khi phá bỏ tiểu não của Chim bồ câu chim đi lảo đảo mất thăng bằng và không thể bay.

Câu 19:

Chọn B

Cơ quan bài tiết nước tiểu là thận.

Da bài tiết mồ hôi.

Phổi bài tiết CO­2.

Câu 20:

Chọn D

Phản xạ trong các đáp án A, B, C đều có kích thích là tiếng nói (A – me, B – thầy giám hiệu đang tới, C – lời kể một câu truyền).

Phản xạ “dừng lại trước ngã tư khi nhìn thấy đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng” có kích thích là màu sắc của chiếc đèn (thị giác) → không có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai.

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1: Cấu trúc dạng sợi nằm trong tế bào cơ vân được gọi là?

A. Bó cơ                      B. Tơ cơ

C. Bắp cơ                    D. Bụng cơ

Câu 2: Trong tế bào cơ, tiết cơ là?

A. Phần tơ cơ nằm trong một tấm Z.

B. Phần tơ cơ nằm liền sát hai bên một tấm Z.

C. Phần tơ cơ nằm giữa hai tấm Z.

D. Phần tơ cơ nằm trong một tế bào cơ (sợi cơ).

Câu 3: Hoạt động co cơ có ý nghĩa gì?

A. Giúp cơ thể di chuyển 

B. Giúp cơ thể vận động 

C. Con người lao động được  

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4: Ý nghĩa của hoạt động co cơ là?

A. Làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển.

B. Giúp cơ tăng kích thước

C. Giúp cơ thể tăng chiều dài

D. Giúp phối hợp hoạt động các cơ quan

Câu 5: Trong sợi cơ, các loại tơ cơ sắp xếp như thế nào?

A. Nối tiếp nhau  

B. Xếp chồng lên nhau

C. Xen kẽ và song song với nhau

D. Vuông góc với nhau

Câu 6: Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Mỏi cơ                    B. Liệt cơ

C. Viêm cơ                  D. Xơ cơ

Câu 7: Khi cơ co thì bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang là do

A. Vân tối dày lên

B. Một đầu cơ to và một đầu cố định

C. Các tơ mảnh xuyên xâu vào vùng tơ dày làm vân tối ngắn lại

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo

B. Mang vác về một bên liên tục

C. Mang vác quá sức chịu đựng

D. Cả ba đáp án trên

Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ là

A. Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau

B. Mỗi đơn vị cấu trúc có tơ cơ dày, tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau

C. Mỗi đơn vị cấu trúc đều có thành phần mềm dẻo phù hợp với chức năng co dãn cơ

D. Cả A, B đều đúng

Câu 10: Đặc điểm cấu tạo của hệ cơ phù hợp với chức năng vận động?

A. Sợi cơ cấu tạo bởi hai loại tơ cơ có khả năng lồng và xuyên sâu vào vùng phân bố của nhau. Khi cơ co, làm cho sợi cơ rút lại và tạo ra lực kéo

B. Nhiều tế bào cơ hợp thành bó cơ mành liên kết bao bọc, nhiều bó cơ hợp thành bắp cơ. Các bắp cơ nối vào xương. Do đó khi sợi cơ co rút dẫn đến bắp cơ co rút lại, kéo xương chuyển dịch và vận động

C. Số lượng cơ của cơ thể rất nhiều (600 cơ) đủ để liên kết với toàn bộ xương để tạo ra bộ máy vận động cho cơ thể

D. Cả ba đáp án trên

Câu 11: Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu?

A. Từ sự oxy hóa các chất dinh dưỡng

B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ

C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ

B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

C. Lao động vừa sức

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 13: Cơ co sinh ra?

A. Điện                 B. Nhiệt

C. Công                D. Cả ba ý trên

Câu 14: Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố nào?

A. Trạng thái thần kinh           C. Khối lượng của vật

B. Nhịp độ lao động                D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Nguyên nhân của sự mỏi cơ là?

A. Do làm việc quá sức, oxi cung cấp thiếu, lượng axit lactic bị tích tụ đầu độc cơ

B. Do lượng chất thải khí cacbonic quá cao

C. Cả A, B đều đúng

D. Do cơ lâu ngày không tập luyện

Câu 16. Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

A. 3 loại               B. 4 loại

C. 5 loại               D. 6 loại

Câu 17. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người?

A. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí                  

B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán

C. Màu đỏ hồng

D. Hình đĩa, lõm hai mặt

Câu 18. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi?

A. N2                          B. CO2

C. O2                           D. CO

Câu 19. Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây?

A. Tiêu chảy  

B. Lao động nặng

C. Sốt cao

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 20. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích?

A. 75%                 B. 60%

C. 45%                 D. 55%

Câu 21. Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Huyết tương

B. Hồng cầu

C. Bạch cầu

D. Tiểu cầu

Câu 22. Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào?

A. Hemoerythrin            C. Hemoglobin

B. Hemoxianin               D. Mioglobin

Câu 23. Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào?

A. Nước mô                   B. Máu

C. Dịch bạch huyết        D. Dịch nhân

Câu 24. Ở Việt Nam, số lượng hồng cầu trung bình của nữ giới là:

A. 4,4 – 4,6 triệu/ml máu.

B. 3,9 – 4,1 triệu/ml máu.

C. 5,4 – 5,6 triệu/ml máu.

D. 4,8 – 5 triệu/ml máu.

Câu 25. Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính?

A. 5 loại               B. 4 loại

C. 3 loại               D. 1 loại

Câu 26. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?

A. 400 cơ             B. 600 cơ 

C. 800 cơ              D. 500 cơ

Câu 27. Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu sau: Mỗi … là một tế bào cơ.

A. Bó cơ                       B. Tơ cơ

C. Tiết cơ                     D. Sợi cơ

Câu 28. Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.

B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.

C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.

D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.

Câu 29. Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào?

A. Hình cầu          B. Hình trụ

C. Hình đĩa           D. Hình thoi

Câu 30. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là

A. Co và dãn.                C. Phồng và xẹp.

B. Gấp và duỗi.             D. Kéo và đẩy.

10 Chức năng não bộ · VÂN TAY THÔNG MINH

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào bài làm ( 3,0đ)

1. Cấu trúc có ở tế bào động vật không có ở tế bào người là:

A. Axit nucleic                        C. Ti thể

B. Vách Xenlulôzơ                  D. Nhân

2. Ở người, hồng cầu được sinh ra từ:

A. Tủy xương

B. Gan

C. Lách

D. Máu

3. Tính chất sống của tế bào được thể hiện ở:

A. Trao đổi chất            C. Sinh sản

B. Lớn lên                      D. Cả A, B, và C

4. Bào quan tham gia hô hấp giải phóng năng lượng là:

A. Ti thể

B. Ribôxôm

C. Lưới nội chất

D. Nhân con

5. Một người kéo một vật nặng 5 kg từ một nơi thấp lên cao khoảng cách 10 m thì công của cơ là:

A. 500 Jun

B. 50 Jun

C. 100 Jun

D. 1000 Jun

6. Huyết tương khi mất chất sinh tơ máu (Fibrinogen) sẽ tạo thành:

A. Tơ máu 

B. Cục máu đông 

C. Bạch huyết

D. Huyết thanh

7. Giúp xương phát triển to về bề ngang là chức năng của:

A. Tủy đỏ xương

B. Tủy vàng xương 

C. Mô xương xốp

D. Màng xương

8. Máu thuộc loại mô nào?

A. Mô biểu bì                 C. Mô liên kết

B. Mô cơ                        D. Mô thần kinh

9. Một cung phản xạ gồm có mấy thành phần tham gia

A. 5            B. 4

C. 3             D. 2

10. Chức năng dẫn truyền cảm giác là của:

A. Nơron hướng tâm 

B. Nơron li tâm

C. Nơron trung gian

D. Một loại nơron khác

11. Phải luyện tim bằng cách:

A. Lao động chân tay, đi bộ   

B. Lập thể dục, thể thao hợp lí   

C. không thức khuya, không uống rượu

D. Cả A, B, C đúng

12. Động mạch dẫn máu từ:

A. Từ tâm thất trái đến các cơ quan 

B. Từ các cơ quan về tim

C. Từ tâm thất phải lên phổi 

D. Từ tim đến các cơ quan

 II. TỰ LUẬN: (7đ)

13.(2đ) Vẽ hình tế bào động vật và chú thích đầy đủ?

14.(2đ) Các bạch cầu đã tạo ra những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?

15.(3đ) Trình bày cơ chế đông máu? Vì sao nhóm máu O truyền được tất cả các nhóm máu, nhóm máu AB nhận được tất cả các nhóm máu?

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Câu I. Khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng:

1. Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Chỉ có một nhân                 

B. Có vân ngang

C. Gắn với xương

D. Hình thoi, nhọn hai đầu

 2. Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?

A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động                          

B. Giúp xương dài ra

C. Giúp xương phát triển to về bề ngang                      

D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng

 3. Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào?

A. Nước

B. Chất khoáng

C. Chất cốt giao

D. Nhờ chất vô cơ và hữu cơ

4. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào?

A. Axit axetic       B. Axit malic

C.Axit acrylic       D. Axit lactic

5. Đặc điểm nào dưới đây có ở bộ xương người mà không có ở các loài động vật khác?

A. Xương cột sống hình cung

B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

C. Bàn chân phẳng

D. Xương đùi bé

6. Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động       

B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

C. Do cấu tạo của bộ não                                    

D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động

7. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

A. Ngón út           B. Ngón giữa

C. Ngón cái                    D. Ngón trỏ

8. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?

A. Hình đĩa, lõm hai mặt

B. Màu đỏ hồng 

C. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán

D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí

9. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?

A. N2                    B. CO2 

C. O2                    D. CO

10. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?

A. 75%                 B. 60%

C. 45%                 D. 55%

11. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của?

A. Bạch cầu trung tính.

B. Bạch cầu limphô B.

C. Bạch cầu limphô T.

D. Bạch cầu ưa kiềm.

12. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ?

A. Bạch cầu mono   

B. Bạch cầu limpho B

C. Bạch cầu limpho T

D. Bạch cầu ưa axit

13. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?

A. Protein độc      B. Kháng thể

C. Kháng nguyên           D. Kháng sinh

14. Ở ngưởi có mấy nhóm máu?

A. 4            B. 1 

C. 2             D. 3

5. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?

A. Nhóm máu O            C. Nhóm máu A

B. Nhóm máu AB          D. Nhóm máu B

16. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?

A. Hồng cầu                   B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu           D. Cả 3 loại tế bào trên

17. Ở người, loại mạch nào dẫn máu trở về tim ?

A. Mao mạch                 C. Động mạch    

B. Tĩnh mạch                 D.  Động mạch và Mao mạch

18. Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?

A. Vận tốc dòng máu chảy nhanh             

B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì

C. Có van                                         

D. Thành cấu tạo 3 lớp rất dày

19. Ở người bình thường trưởng thành trung bình 1 phút tim đập bao nhiêu nhịp?

A. 50                    B. 60   

C. 75                    D. 95

20. Ở người bình thường, thời gian tâm nhĩ hoạt động trong mỗi chu kì tim là bao lâu ?

A. 0,1 giây           B. 0,4 giây

C. 0,5 giây            D. 0,3 giây

Câu II. (1đ)Chú thích vào hình sau để hoàn thành hình vẽ cấu tạo của tim:

Bộ 21 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất (ảnh 1)

Câu III.(1đ) Chọn đúng sai trong những câu dưới đây và điền Đ,S vào ô trống cuối câu

1. Huyết áp tối đa là khi tâm thất co

 

2. Vì bộ não phát triển nên xương mặ ở người lớn hơn xương sọ

 

3. Người trưởng thành có chỉ số đo huyết áp: 80/50mmHg là bị huyết áp thấp

 

4. Huyết thanh là huyết tương đã loại bỏ chất gây đông máu.

 

 

Câu III.(2đ) Trình bày các nguyên tắc truyền máu ở người. Một người bị tai nạn mất rất nhiều máu được đưa vào viện cấp cứu. Bác sĩ cho truyền máu ngay mà không cần xét nghiệm. Vậy nhóm máu đem truyền là  nhóm máu gì? Vì sao không cần xét nghiệm.

Câu IV.(1đ) Cần phải làm gì để bảo vệ hệ tim mạch? Thức ăn có nhiều cholesterol có hại cho tim mạch như thế nào?

Bộ 21 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất (ảnh 1)

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (6 đ)

I/ Chọn và khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất (5 đ):

1. Chức năng của mô biểu bì:

A. Nâng đỡ liên kết các cơ quan

B. Co giãn tạo nên sự vận động

C. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin

D. Bảo vệ, hấp thụ và tiết các chất

2. Bắp cơ gồm nhiều:

A. Tơ cơ                B. Bó cơ

C. Sợi cơ                D. Tơ cơ mảnh

3. Cấu tạo tế bào gồm:

A. Màng sinh chất, nhân, gôngi           C. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân

B. Màng sinh chất, gôngi, ti thể           D. Màng sinh chất, ti thể, nhân

4. Xương dài ra là nhờ:

A. Sự phân chia tế bào ở màng xương 

B. Sự phân chia tế bào ở tủy xương

C. Sự phân chia tế bào ở sụn tăng trưởng

D. Sự phân chia tế bào ở mô xương xốp

5. Thời gian mỗi chu kì co giãn của tim kéo dài là:

A. 0,1 giây             B. 0,3 giây

C. 0,4 giây             D. 0,8 giây

6. Chức năng của hồng cầu trong máu:

A. Tham gia vào quá trình đông máu             

B. Vận chuyển khí Oxi và Cacbonic

C. Duy trì máu ở trạng thái lỏng

D. Vận chuyển chất dinh dưỡng

7. Cơ quan ngăn cách khoang ngực và khoang bụng là:

A. Phổi   

B. Gan

C. Cơ hoành

D. Dạ dày

8. Nhóm máu chỉ truyền được cho chính nó là:

A. Nhóm máu AB            

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu O

D. Nhóm máu B

9. Loại khớp dễ dàng cử động theo mọi hướng là:

A. Khớp bất động            

B. Khớp động

C. Khớp bán động

D. Khớp động và khớp bán động

10. Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy nuôi cơ là chức năng của hệ cơ quan nào sau đây:

A. Hệ vận động               

B. Hệ bài tiết 

C. Hệ tiêu hóa

D. Hệ tuần hoàn

II/ Tìm các từ hay cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống cho thích hợp: (1 đ)

Tế bào cơ, Cử động, Tự động, Co, Bắp cơ.

Tính chất của cơ là (1).............................và giãn. Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương (2).....................................dẫn tới sự vận động của cơ thể. Mỗi (3)..........................gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều (4)...................................

Phần II: Tự luận: (4 đ)

Câu 1: (2,0 đ) Nêu cấu tạo và chức năng của nơron?.

Câu 2: (1,0 đ) Nêu những điểm cần chú ý để chống cong vẹo cột sống?

Câu 3: (1,0 đ) Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

Câu I. Khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng:

1. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây?

A. Protein độc

B. Kháng thể

C. Kháng nguyên

D. Kháng sinh

 2. Ở xương dài, sụn bao bọc đầu xương có chức năng gì?

A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động                     

B. Giúp xương dài ra

C. Giúp xương phát triển to về bề ngang

D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng

 3. Khớp xương nào sau đây là bất động?

A. Khớp đầu gối              

B. Khớp xương sọ

C. Khớp cột sống

D. Khớp khửu tay 

4. Nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ là?

A. Cơ thể được cung cấp quá nhiều oxi                      

B. Cơ thể không được cung cấp đủ oxi

C. Tập thể dục thể thao

D. Cơ không hoạt động 

5. Đặc điểm nào dưới đây có ở bộ xương người mà không có ở các loài động vật khác?

A. Xương cột sống hình cung              

B. Bàn chân phẳng 

C. Xương mặt lớn hơn xương sọ

D. Xương gót lớn

6. Ở người xương sọ lớn hơn xương mặt chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động            

B. Sống trên mặt đất và quá trình lao động

C. Con người lao động bằng hai tay               

D. Bộ não phát triển, ăn thức ăn chín

7. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

A. Ngón út

B. Ngón giữa

C. Ngón cái

D. Ngón trỏ

8. Hồng cầu ở người có đặc điểm nào dưới đây?

A. Hình đĩa, lõm hai mặt

B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán

C. Màu trắng   

D. Tham gia vào chức năng bảo vệ cơ thể 

9. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ thẫm ?

A. N2                 B. CO2

C. O2                  D. H2

10. Trong máu, huyết cầu chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?

A. 75%                    B. 60% 

C. 45%                    D. 55%

11. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của

A. Bạch cầu trung tính.              

B. Bạch cầu limphô B.

C. bạch cầu limphô T.

D. bạch cầu ưa kiềm.

12. Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần ?

A. 85 lần                   B. 75 lần

C. 60 lần                 D. 90 lần

13. Tế bào cơ tim và tế bào vân giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Chỉ có một nhân                   

B. Gắn với xương

C. Có vân ngang

D. Hình thoi, nhọn hai đầu

14. Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang cả 2 kháng thể anpha và beta?

A. 4                       B. 1 

C. 2                        D. 3

15. Người mang nhóm máu O có thể  nhận  người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?

A. Nhóm máu O              C. Nhóm máu A

B. Nhóm máu AB            D. Nhóm máu B

16. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?

A. Hồng cầu          B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu            D. Cả 3 loại tế bào trên

17. Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào ?

A. Mao mạch                   C. Động mạch    

B. Tĩnh mạch                   D. Tĩnh Mạch và Mao mạch

18. Động mạch có đặc điểm gì để phù hợp với chức năng ?

A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm    

B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì

C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào         

D. Thành được cấu tạo bới 3 lớp rất dày

19. Ở người bình thường, trong mỗi chu kì thì tim tâm thất hoạt động trong bao lâu?

A. 0,3 giây             B. 0,4 giây

C. 0,5 giây             D. 0,1 giây

20. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ?

A. Bạch cầu mônô                     

B. Bạch cầu limphô T 

C. Bạch cầu limphô B

D. Bạch cầu ưa axit

Câu II.(1đ) Chú thích vào hình sau để hoàn thành hình vẽ thành phần của máu:

Bộ 21 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất (ảnh 2)

Câu III(1đ). Chọn đúng sai trong những câu dưới đây và điền vào ô trống cuối câu

1. Người có chỉ số huyết áp 160/90 mmHg là bị huyết áp cao

 

2. Khi bị mỏi cơ cần phải tăng cường làm việc để cơ bắp được dẻo dai

 

3. Mô xương xốp chứa tủy đỏ là nơi sản sinh ra hồng cầu

 

4. Huyết thanh là huyết tương đã loại bỏ chất gây đông máu.

 

 

Câu III(2đ). Nguyên nhân gây mỏi cơ? Thường xuyên đi dép cao gót có hại như thế nào với cơ và xương?

Câu IV(). Cần phải làm gì để bảo vệ hệ tim mạch? Hở van tim có hại như thế nào với cơ thể?

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nơi xảy ra các hoạt động của tế bào là?

A. Màng tế bào                  C. Nhân tế bào         

B. Tế bào chất                   D. Cả A, B, C

Câu 2: Vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là của?

A. Lưới nội chất                C. Tế bào chất

B. Nhân tế bào                  D. Màng tế bào

Câu 3: Tính chất của nơron là?

A. Cảm ứng và dẫn truyền                   

B. Co rút và dẫn truyền   

C. Cảm ứng và co rút

D. Hưng phấn và dẫn truyền

Câu 4: Cột sống của người có dạng?

A. Một đường thẳng đứng                   

B. Một đường thẳng ngang 

C. Một vòng cung

D. Chữ S

Câu 5: Yếu tố nào không có trong thành phần của huyết tương?

A. Hồng cầu          B. Hồng tố

C. Huyết sắc tố                D. Hồng cầu tố

Câu 6: Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ?

A. Tâm thất trái               C. Tâm nhĩ trái

B. Tâm thất phải              D. Tâm nhĩ phải

Câu 7: Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ xảy ra ở?

A. Gan                   B. Tim   

C. Thận                  D. Phổi

Câu 8: Mạch máu có đường kính nhỏ nhất là?

A. Động mạch                 C. Mao mạch

B. Tĩnh mạch                   D. Cả A, B, C

Câu 9: Các pha của một chu kỳ tim gồm?

A. Thất co, nhĩ co                    

B. Thất dãn, nhĩ dãn

C. Thất co, nhĩ co, dãn chung

D. Thất dãn, nhĩ co

Câu 10: Trong chu kỳ tim, tim nghỉ ngơi hoàn toàn ở pha nào?

A. Co tâm nhĩ                  C. Dãn chung

B. Co tâm thất                  D. Cả A, B, C

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể như thế nào?

Câu 2: Ở người có những nhóm máu nào? Khi truyền máu cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

Câu 3: Lấy một ví dụ về phản xạ và mô tả cơ chế của chúng?

Sơ đồ][Cấu tạo]Vòng tuần hoàn máu và bạch huyết ở người

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 13

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

A – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (3 điểm)

Câu 1. Chọn đáp án đúng (1đ)

1. Máu gồm các thành phần NÀO?

A. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

B. Hồng cầu, huyết tương.

C. Huyết tương và các tế bào máu.

D. Huyết tương, huyết thanh, hồng cầu.

2. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây?

A. 0,5s                   B. 0,6s 

C.  0,7s                  D. 0,8s

3.Tế bào ở cơ thể người gồm mấy phần chính :

a. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

b. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân con.

c. Màng sinh chất, chất tế bào, diệp lục và nhân.

d. Màng, diệp lục và nhân.

4. Ở người có 4 nhóm máu là :

A. A, B, C, D.                  C. O, AB, BC, A.

B. AB, A, B, C.                D. O, A, B, AB

Câu 2. Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng về chức năng của các lớp da : (1đ)

Cột A

Kết quả

Cột B

1. Mô biểu bì.

2. Mô liên kết.

3. Mô cơ.

4. Mô thần kinh.

1....

2.....

3.....

4.....

a. Co, dãn.

b. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển các hoạt động của cơ thể.

c. Bảo vệ, hấp thụ và tiết.

d. Nâng đỡ, liển kết các cơ quan.

 

Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống sao cho đúng về cấu tạo của bắp cơ (1đ)

Bắp cơ gồm nhiều (1)..........., mỗi bó gồm rất nhiều (2)........ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có (3) ......... bám vào các xương qua khớp, phần giữa (4).............. là bụng cơ.

B. TỰ LUẬN. (7 điểm)

Câu 1. Nêu cấu tạo của 1 xương dài (1đ)

Câu 2. Mô là gì ? (1đ)

Câu 3. Khi gặp người bị ngã gãy xương cách tay, thì em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó ? (2đ)

Câu 4. Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi ? (1đ)

Câu 5 : Lấy ví dụ về phản xạ và phân tích cung phản xạ đó (2đ)

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 14

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

A. Trắc nghiệm (5 điểm)

I. Khoanh tròn chữ cái đầu câu có phương án trả lời đúng nhất (1đ)

Câu 1: Loại chất khoáng nào có nhiều nhất trong thành phần của xương?

A. Photpho          B. Sắt

C. Natri                D.Canxi

Câu 2: Xương to ra nhờ sự phân chia và hóa xương của tế bào nào?

A. Sụn xương                 C. Mô xương cứng

B. Màng xương              D. Khoang xương

Câu 3: Cấu trúc cơ lớn nhất là?

A. Bó cơ               B. Tơ cơ

C. Bắp cơ             D. Sợi cơ

Câu 4: Hiện tượng cơ làm việc quá sức và kéo dài, biên độ co cơ giảm dần và ngừng hẳn gọi là?

A. Co cơ               B. Dãn cơ

C. Mỏi cơ             D. Tăng thể tích cơ

Câu 5: Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động?

A. Khớp giữa các đốt sống.               C. Khớp xương sọ.

B. Khớp cổ chân.                              D. Khớp khuỷu tay.

Câu 6: Nguyên nhân của mỏi cơ là gì?

A. Do thải ra nhiều khí CO2

B. Do thiếu chất dinh dưỡng

C. Cung cấp thiếu O2, sản phẩm tạo ra là axit lactic đầu độc làm mỏi cơ

D. Cung cấp quá nhiều O2 để oxi hóa chất dimh dưỡng lấy năng lượng

Câu 7: Kéo một gàu nước nặng 5kg với độ sâu 8 m. Công cơ sinh ra là?

A. 4 J                   B. 40 J

C. 400 J                D. 4000 J

Câu 8: Trong cơ thể người, cơ quan ngăn cách khoang ngực với khoang bụng là?

A. Phổi       B. Gan

C. Cơ hoành                  D. Các cơ liên sườn

Câu 9: Đặc điểm nào không có ở hồng cầu?

A. Hình đĩA            

B. Chứa huyết sắc tố

C. Hai mặt lõm 

D. Nhân phân thùy

Câu 10: Chức năng của cột sống là?

A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ở phía trên khoang bụng.

B. Giúp cơ thể đứng thẳng; gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực.

C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động.

D. Bảo đảm cho cơ thể vận động dễ dàng.

Câu 11: Máu thuộc loại mô gì?

A. Mô liên kết                C. Mô cơ

B. Mô biểu bì                 D. Mô thần kinh

Câu 12: Người có nhóm máu AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu O            C. Nhóm máu B

B. Nhóm máu A            D. Nhóm máu AB

Câu 13: Chảy máu động mạch có đặc điểm là?

A. Máu chảy chậm.                           C. Máu chảy ngắt quãng.

B. Máu chảy bắn thành tia                D. Máu chảy nhiều.

Câu 15: Với chu kỳ tim 0,8s, thời gian hoạt động và nghỉ của tâm thất là?

A. 0,1s và 0,7s               C. 0,3s và 0,5s

B. 0,2 s và 0,6s              D. 0,4s và 0,4s

Câu 15: Đối với người bị máu khó đông, khi cần phẫu thuật bác sĩ phải làm gì?

A. Chuẩn bị muối canxi, vitamin K để làm tăng sự đông máu.

B. Tiêm chất sinh tơ máu (fibrinogen).

C. Làm vỡ tiểu cầu để có enzim tác dụng với ion Ca2+.

D. Truyền nhóm máu phù hợp.

Câu 16: Người có nhóm máu O có thể nhận máu của người có nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu O            C. Nhóm máu B

B. Nhóm máu A            D. Nhóm máu AB

II. Hãy chọn câu ở cột A tương ứng với câu ở cột B rồi điền vào cột trả lời: (1đ)

Cột A (Bào quan)

Cột B (Chức năng)

Đáp án

1. Lưới nội chất

a. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống tế bào

1 + …

2. Ti thể

b. Nơi tổng hợp protein

2 + …

3. Riboxom

c. Cấu trúc qui định sự hình thành protein

3 + …

4. Bộ máy Gongi

d. Vận chuyển các chất trong tế bào

4 + …

 

e. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng

 

 

B. Tự Luận: 6 điểm

Câu 1 (1,5 điểm) Phản xạ là gì? Cho ví dụ?

Câu 2 (1 điểm) Nếu gặp người bị ngã gãy xương cánh tay, em sẽ tiến hành các thao tác sơ cứu và băng bó cho người đó như thế nào?

Câu 3 (2,5 điểm)

a. Em hãy trình bày cấu tạo của tim?

b. Ở một người, tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi trung bình 70 ml máu và trong một ngày đêm đẩy đi được 7560 lít máu. Hãy xác định số nhịp đập trung bình của tim người đó trong 1 phút?

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 15

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1 : Trong cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?

A. Dạ dày             B. Lá lách

C. Phổi                 D. Gan

Câu 2 : Trong tế bào người, bào quan nào đóng vai trò chính yếu vào hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng?

A. Ti thể               B. Nhân 

C. Riboxom                   D. Lưới nội chất

Câu 3 : Loại mô nào dưới đây được xếp vào nhóm mô liên kết?

A. Mô máu           C. Mô xương

B. Mô mỡ             D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4 : Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào về nơron hướng tâm là đúng?

A. Có thân nằm trong trung ương thần kinh

B. Còn có tên gọi khác là nơron vận động

C. Đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5 : Bao hoạt dịch là cấu trúc được tìm thấy ở loại khớp nào?

A. Khớp động                C. Khớp bất động

B. Khớp bán động                   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây có trong cấu tạo của bộ xương người?

A. Xương hàm lớn hơn xương hộp sọ

B. Xương cột sống hình vòng cung

C. Lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng

D. Xương gót phát triển về phía sau

Câu 7: Trong cơ thể người có bao nhiêu loại bạch cầu?

A. 4            B. 2 

C. 5             D. 3

Câu 8 : Những loại bạch cầu nào tham gia vào quá trình thực bào?

A. Bạch cầu ưa kiềm và bạch cầu limphO

B. Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit

C. Bạch cầu ưa axit và bạch cầu mono

D. Bạch cầu mônô và bạch cầu trung tính

Câu 9 : Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: “… là loại tế bào máu đóng vai trò đặc biệt quan trọng vào quá trình đông máu.”

A. Tiểu cầu                    C. Bạch cầu ưa axit

B. Hồng cầu                   D. Bạch cầu trung tính

Câu 10 : Khi tâm thất trái co thì máu sẽ được tống đến?

A. tĩnh mạch chủ.          C. động mạch phổi.

B. động mạch chủ.                   D. tâm nhĩ trái.

B. Tự luận

Câu 1. Trình bày thành phần cấu tạo máu và chức năng tương ứng của chúng. (4 điểm)

Câu 2. Bố An có nhóm máu AB, mẹ An có nhóm máu O còn An có nhóm máu A, em gái An có nhóm máu B. Hỏi nếu bố An cần truyền máu thì trong số những thành viên còn lại, có bao nhiêu người có thể truyền máu cho bố An? (2 điểm)

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 16

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1 : Trong cơ thể người, loại xương nào có kích thước dài nhất?

A. Xương đốt sống                            

B. Xương cánh tay

C. Xương chậu

D. Xương đùi

Câu 2 : Người trưởng thành có bao nhiêu chiếc xương?

A. 302                  B. 300

C. 206                  D. 108

Câu 3 : Bộ xương người có nhiều đặc điểm thích nghi với tư thế đứng thẳng, đặc điểm nào dưới đây không nằm trong số đó?

A. Lồng ngực phát triển rộng sang hai bên

B. Xương cột sống hình cung

C. Xương gót phát triển về phía sau

D. Xương đùi phát triển

Câu 4 : Hiện tượng hồng cầu không nhân ở người có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp giảm thiểu năng lượng tiêu tốn trong điều kiện làm việc liên tục.

B. Giúp hồng cầu giảm trọng lượng để di chuyển nhanh hơn

C. Giúp hồng cầu dễ dàng len lỏi vào các mô trong trao đổi khí

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5 : Đại thực bào là tên gọi khác của loại bạch cầu nào?

A. Bạch cầu limpho                 C. Bạch cầu trung tính

B. Bạch cầu ưa kiềm                D. Bạch cầu mono

Câu 6 : Cho các hoạt động sau:

a. Tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên.

b. Phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh

c. Thực bào

Theo trình tự trước – sau thì khi xâm nhập vào cơ thể, vi sinh vật sẽ đi qua hàng rào phòng vệ của hệ miễn dịch theo trình tự nào ?

A. c – a – b           B. a – b – c

C. c – b – a           D. b – c – a

Câu 7 : Người mang nhóm máu O có thể được nhận máu từ những người mang nhóm máu nào?

A. Nhóm máu O            C. Nhóm máu AB và nhóm máu B

B. Nhóm máu A            D. Nhóm máu A và nhóm máu O

Câu 8 : Thành phần nào đóng vai trò quan trọng nhất trong nhân tế bào người?

A. Màng nhân                C. Lưới nội chất

B. Nhiễm sắc thể            D. Nhân con

Câu 9 : Chất khoáng chủ yếu có trong xương người là?

A. Sắt.                  B. Kẽm.

C. Canxi.              D. Photpho.

Câu 10 : Trong quá trình đông máu, các enzim giải phóng ra từ tiểu cầu có vai trò chính là gì?

A. Hỗ trợ quá trình đông đặc của huyết tương

B. Làm phân rã khối đông máu.

C. Kết dính các tế bào máu lại với nhau.

D. Làm biến đổi chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu.

B. Tự luận

Câu 1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào. (3 điểm)

Câu 2. Vì sao tim đập suốt đời mà không mệt mỏi? (1 điểm)

Câu 3. Vì sao cần hạn chế sử dụng giày cao gót khi còn đang ở tuổi học sinh? (1 điểm)

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 17

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

A. Trắc nghiệm (trả lời đúng mỗi câu được 0,4 điểm)

Câu 1 : Trong cơ thể người phụ nữ, loại tế bào nào có kích thước lớn nhất?

A. Tế bào gan                C. Tế bào cơ

B. Tế bào trứng              D. Tế bào xương

Câu 2 : Loại bạch cầu nào tham gia sản xuất kháng thể?

A. Tế bào ưa kiềm                   C. Tế bào limpho B

B. Tế bào mono             D. Tế bào limpho T

Câu 3 : Người mang nhóm máu A không truyền được cho người mang nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu O            C. Nhóm máu A

B. Nhóm máu AB          D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4 : Trong hệ tuần hoàn người, máu ở động mạch nào dưới đây là máu đỏ thẫm?

A. Động mạch phổi                 C. Động mạch chủ

B. Động mạch đùi                   D. Động mạch cổ

Câu 5 : Khi nói về hồng cầu người, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Màu trong suốt                   C. Hình cầu

B. Không có nhân                   D. Có chức năng là vận chuyển chất dinh dưỡng

Câu 6 : Ở người, khi tâm nhĩ trái co, máu sẽ được bơm đến

A. Tâm thất phải.          C. Tâm nhĩ trái.

B. Tâm thất trái.            D. Tĩnh mạch chủ.

Câu 7 : Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “… là nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa động mạch ở người.”

A. Dầu thực vật             C. Protein

B. Tinh bột                    D. Colesteron

Câu 8 : Máu người bao gồm?

A. Huyết tương và huyết thanh.                           

B. Huyết thanh và chất sinh tơ máu.

C. Các tế bào máu và huyết tương.

D. Các tế bào máu và huyết thanh.

Câu 9 : Khoang xương dài ở người già có chứa gì?

A. Chất cốt giao             B. Tủy vàng

C. Tủy đỏ             D. Nước

Câu 10: Con người có bao nhiêu đôi xương sườn?

A. 12 đôi.             B. 24 đôi.

C. 36 đôi.             D. 18 đôi.

B. Tự luận

Câu 1. Cung phản xạ là gì? Hãy cho biết thành phần tham gia và diễn biến của cung phản xạ rụt tay khi bị kim châm. (2.5 điểm)

Câu 2. Vì sao máu từ các tĩnh mạch của vùng dưới cơ thể có thể đi ngược chiều trọng lực để lên tim? (1 điểm)

Câu 3. Nêu nguyên dẫn dẫn đến sự mỏi cơ. Cần làm gì để hạn chế xuất hiện sự mỏi cơ? (1.5 điểm)

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 18

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1 : Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết?

A. Mô thần kinh            C. Mô liên kết

B. Mô biểu bì                 D. Mô cơ

Câu 2 : Cơ quan nào dưới đây là một bộ phận của hệ tiêu hóa?

A. Phế quản                   C. Thực quản

B. Khí quản                   D. Niệu quản

Câu 3 : Có bao nhiêu hệ cơ quan có chức năng điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác?

A. 4            B. 3             C. 1             D. 2

Câu 4 : Trong hệ bạch huyết người, phân hệ nhỏ làm nhiệm vụ thu bạch huyết ở

A. Nửa dưới bên trái cơ thể.

B. Nửa trên bên trái cơ thể.

C. Nửa trên bên phải cơ thể.

D. Nửa dưới bên phải cơ thể.

Câu 5 : Môi trường trong cơ thể là sự hợp thành của những yếu tố nào?

A. Máu, huyết tương và nước mô

B. Máu, nước mô và bạch huyết

C. Máu và bạch huyết

D. Nước mô, máu và huyết thanh

Câu 6 : Sự to ra về bề ngang của xương dài là nhờ sự phân chia của loại tế bào nào?

A. Tế bào màng xương

B. Tế bào tủy đỏ

C. Máu và bạch huyết

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7 : Phát biểu nào dưới đây về người mang nhóm máu A là đúng?

A. Có chứa kháng thể anpha trên hồng cầu

B. Có chứa kháng nguyên A trong huyết tương

C. Có chứa kháng thể anpha trong huyết tương

D. Có chứa kháng nguyên A trên hồng cầu

Câu 8 : Nếu không tính quá trình di chuyển mà chỉ tính điểm đến, vòng tuần hoàn nhỏ ở người đi tới bao nhiêu cơ quan?

A. 1            B. 2 

C. 3             D. Tất cả các cơ quan

Câu 9 : Lớp thành mỏng manh của mao mạch có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Giúp vận chuyển chất trong lòng mạch nhanh hơn

B. Tạo điều kiện lý tưởng cho quá trình trao đổi khí và trao đổi chất tại tế bào

C. Giảm thiểu trọng lượng của hệ mạch

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10 : Loại đồ ăn, thức uống nào dưới đây không có lợi cho hệ tim mạch?

A. Gà rán

B. Rượu

C. Nước uống có gas

D. Tất cả các phương án còn lại

B. Tự luận

Câu 1. Trình bày diễn biến của quá trình đông máu. Đông máu có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể con người? (2.5 điểm)

Câu 2. Vì sao vacxin thực chất là tác nhân gây bệnh nhưng khi tiêm chủng lại có tác dụng phòng bệnh? (1 điểm)

Câu 3: Miễn dịch là gì? Phân biệt các loại miễn dịch (1.5 điểm)

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 19

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 20232 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

 

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5đ)

Khoanh tròn câu trả lời đúng:

Câu 1. Vai trò của môi trường trong là:

A. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.      

B. Giúp tế bào trao đổi chất với bên ngoài.

C. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất  

D. Giúp tế bào thải các chất trong môi trường sống.

Câu 2. Hoạt động nào là hoạt động của Limpho B?

A. Tiết kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên.

B. Thực bào để bảo vệ cơ thể.

C. Tự tiết chất để bảo vệ cơ thể.       

D. Phá hủy tế bào bị nhiễm.

Câu 3. Máu gồm các thành phần cấu tạo nào?

A. Các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

B. Nguyên sinh chất, huyết tương.

C. Protein, lipit, muối khoáng.

D. Huyết tương, tế bào máu.

Câu 4. Tế bào T phá huỷ tế bào bị nhiễm bằng cách nào?

A. Tiết men phá huỷ màng.

B. Dùng chân giả tiêu diệt.

C. Dùng phân tử protein đặc hiệu.

D. Nuốt và tiêu hóa tế bào nhiễm.

Câu 5. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài khoảng:

A. 0.3 giây           B. 0.1 giây

C. 0.8 giây            D. 0.4 giây

Câu 6. Các biện pháp phòng tránh tác nhân gây hại cho tim, mạch là?

a. Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

b. Không sử dụng các chất kích thích có hại

c. Cần phải liên tục kiểm tra tim, mạch

d. Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim, mạch như mỡ động vật.

e. Nếu bị sốc hoặc stress thì phải dùng ngay thuốc tim, mạch

A. a, b, c               B. a, b, d

C. c, d, e               D. a, d, e

Câu 7. Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân mỏi cơ chủ yếu là?

A. Các tế bào cơ hấp thụ nhiều glucozo    

B. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều oxi

C. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO2  

D. Do tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ

Câu 8. Chức năng của khoang ngực là?

A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan trên khoang bụng

B. Giúp cơ thể đứng thẳng: gắn với xương sườn và xương ức tạo thành lồng ngực

C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động

D. Bảo đảm cơ thể vận động dễ dàng.

Câu 9. Khi gặp người gãy xương phải làm gì?

A. Nắn lại ngay chỗ xương bị gãy

B. Đặt nạn nhân nằm yên

C. Chở ngay đến bệnh viện

D. Tiến hành sơ cứu

Câu 10. Thân xương có chức năng:

A. Chịu lực đảm bảo vững chắc       

B. Phân tán lực tác động

C. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn   

D. Giúp xương người to ra về bề ngang.

B/ PHẦN TỰ LUẬN (5đ)

Câu 1. (1.5 đ)Hoàn thành bảng kiến thức sau:

Các ngăn tim co

Nơi máu được bơm tới

Tâm nhĩ trái co

 

Tâm nhĩ phải co

 

Tâm thất trái co

 

Tâm thất phải co

 

 

Dựa vào bảng kiến thức trên hãy cho biết ngăn nào của tim có thành cơ dày nhất? Vì sao?

Câu 2. Trình bày cấu tạo của xương dài? Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương? Tại sao xương vừa có tính đàn hồi vừa rắn chắc? (1.5đ)

Câu 3. Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiễm (vi khuẩn, virut) như thế nào? (1đ)

Câu 4. Hãy cho biết các biện pháp rèn luyện hệ vận động?

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 20

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5đ)

Khoanh tròn câu trả lời đúng:

Câu 1. Hoạt động nào là hoạt động của Limpho B?

A. Tiết kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên           

B. Phá hủy tế bào bị nhiễm.

C. Tự tiết chất để bảo vệ cơ thể.       

D. Thực bào để bảo vệ cơ thể.

Câu 2. Vai trò của môi trường trong:

A. Giúp tế bào thải các chất trong môi trường sống.    

B. Giúp tế bào trao đổi chất với bên ngoài.

C. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất  

D. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.

Câu 3. Máu gồm các thành phần cấu tạo:

A. Các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

B. Nguyên sinh chất, huyết tương.

C. Protein, lipit, muối khoáng.

D. Huyết tương, tế bào máu.

Câu 4. Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân mỏi cơ chủ yếu là:

A. Các tế bào cơ hấp thụ nhiều glucozo    

B. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO2

C. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều oxi       

D. Do tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ

Câu 5. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài khoảng:

A. 0.3 giây           B. 0.1 giây

C. 0.8 giây            D. 0.4 giây

Câu 6. Các biện pháp phòng tránh tác nhân gây hại cho tim, mạch là:

a. Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

b. Không sử dụng các chất kích thích có hại

c. Cần phải liên tục kiểm tra tim, mạch

d. Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim, mạch như mỡ động vật.

e. Nếu bị sốc hoặc stress thì phải dùng ngay thuốc tim, mạch

A. a, b, c               B. a, b, d

C. c, d, e               D. a, d, e

Câu 7. Tế bào T phá huỷ tế bào bị nhiễm bằng cách:

A. Nuốt và tiêu hóa tế bào nhiễm.

B. Dùng chân giả tiêu diệt.

C. Dùng phân tử protein đặc hiệu.

D. Tiết men phá huỷ màng

Câu 8. Thân xương có chức năng:

A. Chịu lực đảm bảo vững chắc       

B. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn

C. Phân tán lực tác động        

D. Giúp xương người to ra về bề ngang.

Câu 9. Chức năng của khoang ngực là:

A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan trên khoang bụng

B. Giúp cơ thể đứng thẳng: gắn với xương sườn và xương ức tạo thành lồng ngực

C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động

D. Bảo đảm cơ thể vận động dễ dàng.

Câu 10. Khi gặp người gãy xương phải làm gì?

A. Nắn lại ngay chỗ xương bị gãy

B. Đặt nạn nhân nằm yên

C. Chở ngay đến bệnh viện

D. Tiến hành sơ cứu

B/ PHẦN TỰ LUẬN (5đ)

Câu 1: (1.5 đ) Hoàn thành sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu:

Dựa vào sơ đồ trên hãy cho biết:

- Máu có kháng nguyên A có thể truyền cho người nhóm máu B được không? Vì sao?

- Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

- Hãy cho biết các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu.

Câu 2: Phân tích những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? (1.5 đ)

Câu 3: (1 đ) Vẽ sơ đồ đông máu:

Dựa vào sơ đồ cho biết: Quá trình đông máu có sự tham gia của những yếu tố nào? Yếu tố nào là quan trọng?

Câu 4: (1 đ) Hãy cho biết các biện pháp vệ sinh hệ tuần hoàn.

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 21

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 21)

I. Trắc nghiệm: (4đ)

Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng (2 đ)

1. Dựa trên cơ sở nào người ta phân chia các loại mô ra thành bốn loại mô chính là mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh?

A. Cấu trúc và chức năng

B. Cấu trúc và tính chất

C. Chức năng và tính chất

D. Chức năng, cấu trúc và tính chất

2. Vì sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ khơng cao lên được?

A. Vì xương không dài ra được        

B. Vì thiếu chất xương tạo xương mới       

C. Vì 2 tấm sụn tăng trưởng ở gần 2 đầu xương hóa xương hết nên xương không dài ra được

D. Vì cột sống bị đè ép nên xương không thể dài ra

3. Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào gây nên?

A. Ngồi học không đúng tư thế

B. Thức ăn thiếu canxi

C. Đi giày, guốc cao gót thường xuyên

D. thức ăn thiếu vitamin A, C, D

4. Loại thức ăn có thể gây hại cho tim mạch là?

A. Mỡ động vật             B. Nước lọc

C. Rau                  D. Trái cây

5. Bộ xương người tiến hóa theo hướng nào?

A. Thích nghi với khả năng tư duy trừu tượng    

B. Thích nghi với đời sống xã hội

C. Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động

D. Thích nghi với việc ăn thức ăn chín

6. Môi trường trong cơ thể gồm?

A. Máu, huyết tương

B. Bạch huyết, máu

C. Máu, nước mơ, bạch huyết

D. Các tế bào máu, chất dinh dưỡng

7. Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng mấy hàng rào phịng thủ?

A. 2            B. 3 

C. 4             D. 5

8. Tế bào máu tham gia vào quá trình đông máu là?

A. Hồng cầu                   B. Bạch cầu          C. Tiểu cầu

Câu 2: Điền dấu × vào ô đúng, sai sao cho phù hợp: (1 đ)

 

CÁC PHẦN CỦA BỘ XƯƠNG NGƯỜI

ĐÚNG

SAI

1. Tỉ lệ sọ nhỏ hơn mặt

 

 

2. Cột sống cong ở 4 chỗ

 

 

3. Lồng ngực nở theo chiều lưng – bụng

 

 

4. Xương chậu nở rộng

 

 

 

Câu 3: Ghép thông tin ở cột B vào cột A cho phù hợp rồi điền vào cột C (1 đ)

Thành phần của máu

(A)

Chức năng

(B)

Đáp án

(C)

1. Hồng cầu

A. Bảo vệ cơ thể diệt khuẩn

 

2. Bạch cầu

B. Làm đông máu bịt kín vết thương

 

3. Tiểu cầu

C. Vận chuyển O2, CO2

 

4. Huyết tương

D. Vận chuyển chất dinh dưỡng tới tế bào

 

 

II. Tự luận: (6 đ)

Câu 4: Kể tên những hoạt động sống của tế bào? (2 đ)

Câu 5: Vì sao rèn luyện thể dục thể thao và lao động lại ảnh hưởng đến toàn bộ các hệ cơ quan? (2 đ)

Câu 6: Tại sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?(2đ)

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 22

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 22)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Xương to ra về bề ngang nhờ?

A) Các tế bào màng xương dày lên

B) Các tế bào màng xương to ra

C) Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới

D) Các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới

Câu 2: Xương xương dài ra nhờ?

A) Các tế bào lớp sụn tăng trưởng dày lên

B) Các tế bào lớp sụn tăng trưởng to ra

C) Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới

D) Các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới

Câu 3: Thành phần cấu tạo của máu gồm?

A) Huyết tương và hồng cầu B) Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

C) Huyết tương và các tế bào máu D) Huyết tương, hồng cầu và bạch cầu

Câu 4: Thành phần các chất chủ yếu của huyết tương là?

A) Nước 90%, chất dinh dưỡng và các muối khoáng 10%

B) Nước 90%, chất dinh dưỡng và các chất thải 10%

C) Nước 90%, chất dinh dưỡng và các chất cần thiết 10%

D) Nước 90%, chất dinh dưỡng và các chất khác 10%

Câu 5 (1đ): Hãy ghép các ý ở cột B với cột A cho phù hợp với chức năng của các bộ phận của tế bào:

Các bộ phận (A)

Chức năng (B)

1. Màng sinh chất

A) Điều khiển các hoạt động sống của tế bào

2. Chất tế bào

B) Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất

3. Nhân

C) Thực hiện các hoạt động sống của tế bào

4. Ribôxôm

D) Tổng hợp và vận chuyển các chất

 

E) Nơi tổng hợp prôtêin

 

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (1đ) Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể?

Câu 2: (2đ)

a) Trình bày chu kì hoạt động của tim.

b) Hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?

Câu 3: (1đ) Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 23

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 23)

A. TRẮC NGHIỆM: (4đ)       

Chọn phương án trả lời đúng rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu (2đ)

Câu 1. Tế bào là?

A. Đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng của cơ thể.        

B. Đơn vị khối lượng của cơ thể

C. Đơn vị trọng lượng riêng của cơ thể.                       

D. Đơn vị cấu trúc của cơ thể.

Câu 2. Để xương phát triển cần chú ý điều gì?

A. Lao động, rèn luyện thể dục thể thao vừa sức.            

B. Cần mang vác vật nặng.

C. Cần chú ý tư thế ngồi và mang vác.                             

D. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng

Câu 3. Ta có thể nhìn thấy loại mạch nào ở dưới da?

A. Động mạch                B. Tĩnh mạch

C. Mao mạch            D. Lưới mạch

Câu 4. Các tơ máu được hình thành từ yếu tố nào?

A. Hồng cầu                   C. Tiểu cầu           

B. Bạch cầu           D. Protein trong huyết thanh

Câu 5. ( 1đ ) Ghép nội dung cột 1 với cột 2 rồi ghi kết quả vào cột 3.

 

Cột 1

Cột 2

Cột 3

Ở trẻ em

Ở người trưởng thành

A. Xương rất chắc, khả năng đàn hồi tốt

B. Xương giòn, khả năng đàn hồi kém

C. Xương kém bền vững, nhưng khả năng đàn hồi rất tốt.

1.........

2.........

 

Câu 6. (1đ ) Chọ những cụm từ điền vào chỗ trống(1,2,3..) trong câu sau cho phù hợp

- Tế bào là (1).............................và (2)........................................của cơ thể. Tế bào được bao bạo bởi (3).....................................có chức năng trao đổi chất giữa tế bào với môi trường cơ thể.

B. TRẮC NGHIỆM: (6 đ)

Câu 1. Phân biệt phản xạ và cung phản xạ? (1đ )

Câu 2. Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần làm gì ? (2đ )

Câu 3. Khả năng co cơ của người phụ thuộc vào yếu tố nào? (1đ )

Câu 4. Vì sao 2 nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng ? ( 2đ )

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 24

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 20222 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 24)

A. Trắc nghiệm (5 điểm)

 I: Khoanh tròn chữ cái đầu câu có phương án trả lời đúng nhất (1đ)

Câu 1. Cấu trúc cơ lớn nhất là?

A. Bó cơ               B. Tơ cơ

C. Bắp cơ             D. Sợi cơ

Câu 2. Hiện tượng cơ làm việc quá sức và kéo dài, biên độ co cơ giảm dần và ngừng hẳn gọi là?

A. Co cơ               C. Mỏi cơ                         

B. Dãn cơ             D. Tăng thể tích cơ 

Câu 3. Loại chất khoáng nàonbcó nhiều nhất trong thành phần của xương ?

A. Photpho          B. Sắt   

C. Natri            D.Canxi

Câu 4. Xương to ra nhờ sự phân chia và hóa xương của tế bào nào?

A. Sụn xương

B. Màng xương

C. Mô xương cứng

D. Khoang xương

Câu 5. Kéo một gàu nước nặng 5kg với độ sâu 8 m. Công cơ sinh ra là?

A. 4 J          B. 40 J

C. 400 J         D. 4000J 

Câu 6. Nguyên nhân của mỏi cơ là gì?

A. Do thải ra nhiều khí CO2

B. Do thiếu chất dinh dưỡng.

C. Cung cấp thiếu O2, sản phẩm tạo ra là axit lactic đầu độc làm mỏi cơ.

D. Cung cấp quá nhiều O­2 để oxi hóa chất dimh dưỡng lấy năng lượng.

Câu 7. Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động?

A. Khớp giữa các đốt sống.

B. Khớp xương sọ.

C. Khớp cổ chân.

D. Khớp khuỷu tay. 

Câu 8. Chức năng của cột sống là?

A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ở phía trên khoang bụng.

B. Giúp cơ thể đứng thẳng; gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực.

C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động.

D. Bảo đảm cho cơ thể vận động dễ dàng.

Câu 9. Máu thuộc loại mô gì?

A. Mô liên kết      B. Mô biểu bì

C. Mô cơ        D. Mô thần kinh

Câu 10. Trong cơ thể người, cơ quan ngăn cách khoang ngực với khoang bụng là

A. Phổi       B. Gan

C. Cơ hoành                  D. Các cơ liên sườn

Câu 11. Đặc điểm nào không có ở Hồng cầu?

A. Hình đĩa

B. Chứa huyết sắc tố

C. Hai mặt lõm

D. Nhân phân thùy

Câu 12. Với chu kỳ tim 0,8s, thời gian hoạt động và nghỉ của tâm thất là

A. 0,1s và 0,7s     B. 0,2 s và 0,6s

C. 0,3s và 0,5s     D. 0,4s và 0,4s

Câu 13. Chảy máu động mạch có đặc điểm là

A. Máu chảy chậm.

B. Máu chảy nhiều.

C. Máu chảy ngắt quảng.

D. Máu chảy bắn thành tia.          

Câu 14. Người có nhóm máu AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu O     

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

D. Nhóm máu AB

Câu 15. Người có nhóm máu O có thể nhận máu của người có nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

D. Nhóm máu AB

Câu 16. Đối với người bị máu khó đông, khi cần phẫu thuật bác sĩ phải làm gì?

A. Chuẩn bị muối canxi, vitamin K để làm tăng sự đông máu.

B. Tiêm chất sinh tơ máu (fibrinogen).

C. Làm vỡ tiểu cầu để có enzim tác dụng với ion Ca++.

D. Truyền nhóm máu phù hợp.

 II: Hãy chọn câu ở cột A tương ứng với  câu ở cột B rồi điền vào cột trả lời: (1đ)

Cột A

( Bào quan)

Cột B

( Chức năng)

Trả lời

1. Lưới nội chất

2. Ti thể

3. Ribôxôm

4. Bộ máy Gôngi

a. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống tế bào

b. Nơi tổng hợp prôtêin

c. Cấu trúc qui định sự hình thành prôtêin

d. Vận chuyển các chất trong tế bào

e. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng

1 + …

2 + …

3 + …

4 + …

 

B. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm) Cơ thể người gồm mấy phần, đó là những phần nào? Phần nào quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 2: (1.5 điểm) Nêu đặc điểm của bộ xương người thích nghi với cơ thể đứng thẳng và đi bằng hai chân?

Câu 3: (2 điểm) So sánh và chỉ ra sự khác biệt về cấu taọ giữa các loại mạch?

 

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 25

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 25)

I. Trắc nghiệm 

Câu 1: Máu từ phổi về và tới các cơ quan có màu đỏ tươi là do?

A. Chưa nhiều dinh dưỡng

B. Chứa nhiều oxi

C. Chứa nhiều axit lactic

D. Chứa nhiều cacbonic

Câu 2: Đâu là nhóm máu chuyên cho?

A. Nhóm A          B. Nhóm B           C. Nhóm O           D. Nhóm AB

Câu 3: Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi loại cơ nào: 

A. Cơ hoành

B. Cơ liên sườn trong

C. Cơ bụng, cơ ngực

D. Cơ liên sườn ngoài

Câu 4: Hệ tuần hoàn gồm?

A. Tim và hệ mạch

B. Tim và tĩnh mạch

C. Động mạch, tĩnh mạch và tim

D. Tâm nhĩ, tâm thất, động mạch, tĩnh mạch

Câu 5: Máu có  2 thành phần là?

A. Bạch cầu và tiểu cầu

B. Huyết tương và hồng cầu

C. Hồng cầu và tiểu cầu

D. Huyết tương và các tế bào máu             

Câu 6: Tế bào máu tham gia vào quá trình đông máu là?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Huyết tương

Câu 7: Tế bào không có nhân, lõm 2 mặt giúp cơ thể vận chuyển và trao đổi O2, CO2 là tế bào nào?

A. Bạch cầu

B. Sinh tơ máu

C. Hồng cầu

D. Tiểu cầu           

Câu 8: Môi trường trong cơ thể bao gồm?

A. Máu, nước mô, bạch cầu

B. Máu, nước mô, bạch huyết

C. Nước mô, tế bào máu, kháng thể 

D. Huyết tương, tế bào máu, kháng nguyên    

Câu 9: Cột sống người có?

A. 2 chỗ cong                 C. 3 chỗ cong       

B. 5 chỗ cong                 D. 4 chỗ cong       

Câu 10: Vai trò của môi tr­ường trong cơ thể là?

A. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trư­ờng ngoài

B. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào

C. Tạo môi trư­ờng lỏng để vận chuyển các chất 

D. Giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống

Câu 11: Tạo nên những vẻ mặt khác nhau của con người là tác dụng của?

A. Nhóm cơ ngực                    C. Nhóm cơ lưng 

B. Nhóm cơ nét mặt              D. Nhóm cơ bụng

Câu 12: Máu được xếp vào loại mô nào?

A. Mô thần kinh            C. Mô cơ      

B. Mô biểu bì                 D. Mô liên kết  

Câu 13: Cấu trúc cơ lớn nhất là?

A. Bó cơ               B. Tơ cơ 

C. Bắp cơ             D. Sợi cơ

Câu 14: Hiện tượng cơ làm việc quá sức và kéo dài, biên độ co cơ giảm dần và ngừng hẳn gọi là?

A. Co cơ               B. Dãn cơ

C.  Mỏi cơ            D. Tăng thể tích cơ 

Câu 15: Loại chất khoáng nàocó nhiều nhất trong thành phần của xương? 

A. Photpho          B. Sắt 

C. Natri                D. Canxi

Câu 16: Xương to ra nhờ sự phân chia và hóa xương của tế bào nào?

A. Sụn xương                 C. Mô xương cứng 

B. Màng xương              D. Khoang xương

Câu 17: Kéo một gàu nước nặng 5kg với độ sâu 8 m. Công cơ sinh ra là?

A. 4 J          B. 40 J 

C. 400 J          D. 4000J 

Câu 18: Nguyên nhân của mỏi cơ là gì? 

A. Do thải ra nhiều khí CO2

B. Do thiếu chất dinh dưỡng

C. Cung cấp thiếu O2, sản phẩm tạo ra là axit lactic đầu độc làm mỏi cơ 

D. Cung cấp quá nhiều O­2 để oxi hóa chất dimh dưỡng lấy năng lượng

Câu 19: Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động? 

A. Khớp giữa các đốt sống

B. Khớp cổ chân

C. Khớp xương sọ

D. Khớp khuỷu tay

Câu 20: Chức năng của cột sống là? 

A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ở phía trên khoang bụng

B. Giúp cơ thể đứng thẳng; gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực

C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động 

D. Bảo đảm cho cơ thể vận động dễ dàng

Câu 21: Chảy máu động mạch có đặc điểm là?

A. Máu chảy ngắt quảng

B. Máu chảy bắn thành tia

C. Máu chảy chậm

D. Máu chảy nhiều

Câu 22: Người có nhóm máu AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào dưới đây? 

A. Nhóm máu O            C. Nhóm máu B  

B. Nhóm máu A            D. Nhóm máu AB

II. Tự luận

Câu 1: Bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể như thế nào?

Câu 2: Ở người có những nhóm máu nào? Khi truyền máu cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

Câu 3: Lấy một ví dụ về phản xạ và mô tả cơ chế của chúng?

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 26

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 26)

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Chỉ có một nhân

B. Có vân ngang

C. Gắn với xương

D. Hình thoi, nhọn hai đầu

Câu 2: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?

A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động

B. Giúp xương dài ra

C. Giúp xương phát triển to về bề ngang     

D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng

Câu 3: Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào?

A. Nước                         C. Chất cốt giao 

B. Chất khoáng              D. Nhờ chất vô cơ và hữu cơ

Câu 4: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào?

A. Axit axetic                C. Axit acrylic

B. Axit malic                 D. Axit lactic

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây có ở bộ xương người mà không có ở các loài động vật khác?

A. Bàn chân phẳng

B. Xương đùi bé

C. Xương cột sống hình cung

D. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

Câu 6: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

C. Do cấu tạo của bộ não   

D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động

Câu 7: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất?

A. Ngón út           B. Ngón giữa        C. Ngón cái                    D. Ngón trỏ

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người?

A. Hình đĩa, lõm hai mặt

B. Màu đỏ hồng

C. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán

D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí

Câu 9: Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi?

A. N2          B. CO2        C. O2           D. CO

Câu 10: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích?

A. 75%       B. 60%       C. 45%       D. 55%

Câu 11: Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của?

A. Bạch cầu trung tính            C. Bạch cầu limphô B

B. Bạch cầu limphô T             D. Cạch cầu ưa kiềm

Câu 12: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?

A. Bạch cầu limpho T             C. Bạch cầu mono

B. Bạch cầu limpho B             D. Bạch cầu ưa axit

Câu 13: Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây?

A. Protein độc      B. Kháng thể        C. Kháng nguyên           D. Kháng sinh

Câu 14: Ở ngưởi có mấy nhóm máu?

A. 4            B. 1             C. 2             D. 3

Câu 15: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O            C. Nhóm máu A

B. Nhóm máu AB          D. Nhóm máu B

Câu 16: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu?

A. Hồng cầu                   B. Bạch cầu          C. Tiểu cầu           D. Cả 3 loại tế bào trên

Câu 17: Ở người, loại mạch nào dẫn máu trở về tim?

A. Mao mạch                 C. Động mạch 

B. Tĩnh mạch                 D. Động mạch và Mao mạch

Câu 18: Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?

A. Vận tốc dòng máu chảy nhanh

B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì

C. Có van

D. Thành cấu tạo 3 lớp rất dày

Câu 19: Ở người bình thường trưởng thành trung bình 1 phút tim đập bao nhiêu nhịp

A. 50          B. 60           C. 75           D. 95

Câu 20: Ở người bình thường, thời gian tâm nhĩ hoạt động trong mỗi chu kì tim là bao lâu?

A. 0,1 giây           B. 0,4 giây            C. 0,5 giây            D. 0,3 giây

Câu 21: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu?

A. 0,3 giây           B. 0,4 giây            C. 0,5 giây            D. 0,1 giây

Câu 22: Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu?

A. 0,6 giây           B. 0,4 giây            C. 0,5 giây            D.  0,3 giây

Câu 23: Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây?

A. Photpholipit              C. Colesteron

B. Ostrogen                   D. Testosteron

Câu 24: Con người là một trong những đại diện của?

A. lớp Chim                   B.  lớp Lưỡng cư            C. lớp Bò sát                 D. lớp Thú

Câu 25: Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định

C. Biết tư duy

D. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết)

Câu 26: Loài động vật nào dưới đây có nhiều đặc điểm tương đồng với con người nhất?

A. Cu li                B. Khỉ đột            C. Tinh tinh                             D. Đười ươi

II. Tự luận

Câu 1: Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú?

Câu 2: Tế bào là gì? Vì sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Câu 3: Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào? Bộ xương có chức năng gì?

Câu 4: Sự to ra và dài ra của xương là do đâu?

 

 

……………………………………………….…………………………..

Bộ 40 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 27

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 27)

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Nơi xảy ra các hoạt động của tế bào là?

A. Màng tế bào

B. Tế bào chất

C. Nhân tế bào

D. Cả A, B, C

Câu 2: Vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là của:

A. Lưới nội chất

B. Nhân tế bào

C. Tế bào chất

D.  Màng tế bào

Câu 3: Tính chất của nơron là?

A. Cảm ứng và dẫn truyền

B. Co rút và dẫn truyền

C. Cảm ứng và co rút

D. Hưng phấn và dẫn truyền

Câu 4: Cột sống của người có dạng?

A. Một vòng cung

B. Một đường thẳng ngang

C.  Một đường thẳng đứng

D. Chữ S

Câu 5: Yếu tố nào không có trong thành phần của huyết tương?

A. Hồng cầu

B. Hồng tố

C. Huyết sắc tố

D. Hồng cầu tố

Câu 6: Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ?

A. Tâm thất trái             C. Tâm nhĩ trái  

B. Tâm thất phải           D. Tâm nhĩ phải

Câu 7: Trao đổi khí ở vòng hoàn nhỏ xảy ra ở?

A. Gan                 B. Tim                  C. Thận                D. Phổi

Câu 8: Mạch máu có đường kính nhỏ nhất là?

A. Động mạch      B. Tĩnh mạch       C. Mao mạch        D. Cả A, B, C

Câu 9: Các pha của một chu kỳ tim gồm?

A. Thất co, nhĩ co

B. Thất dãn, nhĩ dãn

C. Thất co, nhĩ co, dãn chung

D. Thất dãn, nhĩ co

Câu 10: Trong chu kỳ tim, tim nghỉ ngơi hoàn toàn ở pha nào?

A. Co tâm nhĩ      B.  Co tâm thất    C. Dãn chung       D. Cả A, B, C

Câu 11: Chất gây hại cho tim mạch là:

A. Rượu               B. Thuốc lá          C. Heroin             D. Cả A, B, C

Câu 12: Chất tế bào và nhân có chức năng lần lượt là:

A. Trao đổi chất với môi trường ngoài

B. Trao đổi chất với môi trường trong cơ thể

C. Điều khiển hoạt động sống của tế bào và giúp tế bào trao đổi chất

D. Trao đổi chất và điều khiển hoạt động sống của tế bào

Câu 13: Mô biểu bì gồm các tế bào:

A. Xếp xít nhau phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các cơ quan

B. Liên kết các tế bào nằm rải rác trong cơ thể

C. Có khả năng co dãn tạo nên sự vận động

D.  Tiếp nhận kích thích và xử lý thông tin

Câu 14: Xương to ra là do sự phân chia tế bào ở?

A. Mô xương cứng                   C. Khoang xương 

B. Sụn tăng trưởng                  D. Màng xương

Câu 15: Xương dài ra là do sự phân chia tế bào ở?

A. Mô xương cứng                   C. Khoang xương 

B. Sụn tăng trưởng                  D. Màng xương

Câu 16: Chức năng của bộ xương là?

A. Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể và chỗ bám của các cơ

B. Là chỗ bám cho các cơ

C. Tạo khoang chứa các bộ phận của cơ thể  

D. Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động

Câu 17: Sự co dãn của tế bào cơ là do?

A. Tính đàn hồi của các sợi cơ              

B. Tơ cơ mảnh xuyên sâu vào tơ cơ dày

C. Sự trượt rút của tơ cơ dày trên tơ cơ mảnh

D. Sự trượt rút của tơ cơ mảnh trên tơ cơ dày

Câu 18: Loại tế bào máu có vai trò chủ yếu trong quá trình đông máu là

A. Tiểu cầu           B. Hồng cầu                   C. Bạch cầu          D. Huyết tương

Câu 19: Huyết thanh là?

A. Huyết tương vẫn còn chất sinh tơ máu

B. Huyết tương đã mất chất sinh tơ máu

C. Huyết tương vẫn còn chứa ion canxi       

D. Các tế bào máu và huyết tương

Câu 20: Máu có vai trò gì?

A. Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể

B. Là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng

C. Là nguồn cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể

D. Làm nhiệm vụ loại bỏ chất thải

Câu 21: Đâu không phải là phản xạ?

A. Có người gọi tên mình quay lại xem     

B. Sờ vào vật nóng rụt tay lại

C. Khi chạm vào cây trinh nữ lá cụp lại

D. Nhìn thấy quả chanh tiết nước bọt

Câu 22: Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn vận chuyển qua được tĩnh mạch là nhờ?

A. Sự co bóp của bắp cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi giãn ra

B. Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi thở ra, sức hút của tâm nhĩ khi giãn ra

C. Sự co bóp của các cơ tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm thất khi giản ra

D. Sự co bóp của cơ thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm thất khi giãn ra

Câu 23: Tim được cấu tạo bởi?

A. Cơ tim             B. Cơ vân             C. Mô sụn            D. Mô liên kết

Câu 24: Loại tế bào máu không có nhân khi trưởng thành là?

A. Tiểu cầu           B. Hồng cầu                   C.  Bạch cầu                  D. Tiểu cầu và hồng cầu

Câu 25: Khi tâm nhĩ trái co máu được đổ vào?

A.  Tâm nhĩ phải           C. Tâm thất phải  

B. Tâm nhĩ trái              D. Tâm thất trái

Câu 26: Thành phần bạch huyết khác thành phần máu ở chỗ:

A. Có ít hồng cầu, nhiều tiểu cầu

B. Nhiều hồng cầu, không có tiểu cầu

C. Không có hồng cầu, tiểu cầu ít

D. Không có bạch cầu, có hồng cầu

Câu 27: Tìm những từ phù hợp điền vào chỗ trống trong câu sau để câu trở nên có nghĩa:

Trao đổi khí ở phổi: Gồm sự khuyếch tán của ……..  (1)… ……………..từ không khí ở phế nang vào(2) ……. ………….     và của … (3)… ………………..  từ máu vào không khí phế nang.

II. Tự luận

Câu 1: Bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể như thế nào?

Câu 2: Ở người có những nhóm máu nào? Khi truyền máu cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

Câu 3: Lấy một ví dụ về phản xạ và mô tả cơ chế của chúng?

 

Tài liệu có 59 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống