33 câu Trắc nghiệm Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11

Tải xuống 6 4.1 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 6 trang gồm 33 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ Văn 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ Văn 11 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 6 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 33 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 có đáp án – Ngữ Văn lớp 11:

Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 có đáp án: Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 11

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Câu 1: Quá trình hiện đại hóa được chia làm mấy giai đoạn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án:

Quá trình hiện đại hóa chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920)

- Giai đoạn thứ hai (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930)

- Giai đoạn thứ ba (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Hai bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:

A. Văn học dân gian và văn học viết

B. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

C. Văn học thuần Việt và văn học chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây

D. Văn học công khai và văn học không công khai

Đáp án:

Văn học hình thành hai bộ phận:

- Bộ phận văn học công khai

- Bộ phận văn học không công khai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Nội dung sau đúng hay sai? “Bộ phận văn học công khai không có ý thức các mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án:

- Đúng

- Bộ phận văn học công khai: là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân

Câu 4: Thể loại chính của xu hướng văn học hiện thực là:

A. Thơ trữ tình

B. Tiểu thuyết

C. Truyện ngắn

D. Văn xuôi trữ tình

E. Phóng sự

Đáp án:

Thể loại của xu hướng văn học hiện thực trong bộ phận văn học không công khai:

- Tiểu thuyết

- Truyện ngắn

- Phóng sự

Câu 5: Đáp án không phải nội dung của bộ phận văn học không công khai?

A. Đấu tranh chống thực dân và tay sai

B. Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do

C. Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ

D. Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước

Đáp án:

Nội dung bộ phận văn học không công khai:

- Đấu tranh chống thực dân và tay sai

- Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do

- Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước

Nội dung thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ là thuộc văn học lãng mạn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Đáp án không phải đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

B. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

C. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

D. Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

Đáp án:

Đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

- Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

- Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Tiền đề dẫn đến văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa là:

A. Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,… cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc

B. Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây

C. Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm…

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án:

Tiền đề:

- Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,… cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc

- Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây

- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm, phong trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức Tâu học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Đầu thế kỉ XX, sự thay đổi chữ viết của nước ta có tác động như thế nào đến đời sống văn học nước nhà?

A. Chữ quốc ngữ ra đời và tồn tại song song với chữ Hán và chữ Nôm.

B. Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực từ hành chính đến văn chương, nghệ thuật.

C. Chữ Hán và chữ Nôm tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong văn chương nghệ thuật.

D. Chữ quốc ngữ ra đời nhưng chưa tác động mạnh mẽ đến văn chương nghệ thuật.

Đáp án:

Đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ đến văn chương nghệ thuật

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: “Hiện đại hóa” văn học được hiểu là:

A. Là quá trình làm cho văn học Việt Nam thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

B. Là quá trình văn học Việt Nam tiếp thu những nét mới của văn học phương Tây để làm phong phú nền văn học vốn phụ thuộc vào Trung Hoa.

C. Là quá trình loại bỏ dần nền văn học phong kiến

D. Là quá trình đổi mới hệ thống thi pháp văn học theo văn hóa Pháp

Đáp án:

Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho văn học Việt Nam thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Hình tượng trung tâm của bộ phận văn học không công khai là:

A. Hình tượng người nghệ sĩ

B. Hình tượng người thi sĩ

C. Hình tượng người chiến sĩ

D. Tình yêu, thiên nhiên, tôn giáo

Đáp án:

Hình tượng trung tâm của bộ phận văn học không công khai là hình tượng người chiến sĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Đáp án nào sau đây nói đúng về mối quan hệ giữa xu hướng văn học hiện thực và văn học lãng mạn?

A. Cùng tồn tại song song và hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh loại trừ nhau

B. Cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh nhau vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau.

C. Cùng tồn tại song song nhưng luôn có ranh giới biệt lập không quan hệ với nhau

D. Cùng tồn tại song song, hoàn toàn đối lập nhau về giá trị nhưng không loại trừ nhau

Đáp án:

Văn học lãng mạn và văn học hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Nội dung chính của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:

A. Nội dung yêu nước

B. Nội dung nhân đạo

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án:

Nội dung chính của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Nội dung yêu nước: Yêu nước gắn liền với quê hương, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước, yêu nước gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản

- Nội dung nhân đạo: Gắn với sự thức tỉnh cá nhân của người cầm bút

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Thể loại văn học nào mới xuất hiện trong giai đoạn 1930 – 1945?

A. Tiểu thuyết chương hồi

B. Hát nói, kịch, biểu, cáo

C. Phóng sự, phê bình văn học

D. Tiểu thuyết, truyện thơ

Đáp án:

Thể loại văn học mới xuất hiện: phóng sự, phê bình văn học.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Đáp án không phải đặc điểm ngôn ngữ của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kí XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Ngôn ngữ gần gũi, hiện đại

B. Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm

C. Lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, quy phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại vẫn được sử dụng và tuân thủ chặt chẽ

D. Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú

Đáp án:

Ngôn ngữ:

- Ngôn ngữ gần gũi, từng bước hiện đại

- Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, quy phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại

- Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Hiện đại hóa văn học Việt Nam là quá trình

A. Du nhập văn hóa phương Tây

B. Loại bỏ các thi pháp văn học trung đại 

C.  thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây

D. Tiếp thu văn học phương Tây và thoát khỏi ảnh hưởng của nền văn học Trung Quốc.

Câu 16: Trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam, ai được nhà phê bình văn học Hoài Thanh - Hoài Chân gọi là "con người của hai thế kỷ"?

A. Lưu Trọng Lư

B. Thế Lữ

C. Xuân Diệu

D. Hàn Mặc Tử

Câu 17: Được xem là mở đầu cho truyện ngắn Việt Nam là tác phẩm nào sau đây?

A. Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

B. Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách)

C. Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)

D. Thầy La-za-rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản)

Câu 18: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 được đánh giá là:

A. Giai đoạn thành công rực rỡ nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.

B. Giai đoạn mở đầu quá trình hiện đại hoá nền văn học.

C. Giai đoạn tiếp thu văn học Pháp cho quá trình hiện đại hoá văn học.

D. Giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hoá văn học.

Câu 19: Những thể loại văn học mới xuất hiện trong giai đoạn 1930- 1945 trong đời sống văn học Việt Nam là:

A. Tiểu thuyết chương hồi.

B. Vè, hát nói, kịch, biểu, cáo.

C. Kịch nói, phóng sự, phê bình văn học.

D. Tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài.

Câu 20: Tại sao văn học Việt Nam giai đoạn sau 1945 phát triển nhanh chóng về số lượng và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ:

A. Do thúc bách của thời đại, đồng thời văn chương đã trở thành nghề kiếm sống với số lượng độc giả tăng nhanh.

B. Do sức sống nội tại của nền văn học dân tộc.

C. Do sự thức tỉnh ý thức cá tôi cá nhân.

D. Tất cả đều đúng

Câu 21: Hai bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn từ dầu thế kỉ XIX đến CMT8?

A. Văn học dân gian và văn học viết.

B. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

C. Văn học thuần Việt và văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của phương Tây.

D. Văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp.

Câu 22: Nhân tố nào chưa chính xác đã điều kiện cho văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới:

A. Thực dân Pháp  tiến hành khai thác thuộc địa  Xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc theo hướng hiện đại hóa, ảnh hưởng văn hóa Pháp

B. Xuất hiện nhiều đô thị mới và những tầng lớp mới.

C. Các nhà văn du học từ Pháp trở về đã làm thay đổi xu hướng sáng tác.

D. Chữ quốc ngữ  được phổ biến rộng rãi, những nghề phục vụ cho văn học như nghề báo, nghề in, xuất bản cũng có sự phát triển

Câu 23:  Câu nào sau đây nói đúng về mối quan hệ giữa xu hướng văn học hiện thực và văn học lãng mạn?

A. Cùng tồn tại song song và hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh loại trừ nhau.

B. Cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh nhau vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hoá lẫn nhau.

C. Cùng tồn tại song song nhưng luôn có ranh giới biệt lập không quan hệ nhau.

D. Cùng tồn tại song song, hoàn toàn đối lập nhau về giá trị nhưng không loại trừ nhau.

Câu 24: Hạn chế cơ bản của văn học lãng mạn là gì?

A. Không thể hiện được vai trò tiên phong trong công cuộc chống lại sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá nước ngoài.

B. Nội dung thường xoay quanh cuộc sống cá nhân, ít quan tâm đến vấn đề xã hội.

C. Đề cao cái tôi cá nhân, ít quan tâm đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

D. Xa lánh đời sống xã hội chính trị của đất nước và đi đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

Câu 25: Tác phẩm nào sau đây không thuộc về khuynh hướng văn học lãng mạn?

A. Nửa chừng xuân (Khái Hưng)        

B. Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)

C. Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)            

D. Lửa thiêng (Huy Cận)

Câu 26: Tác phẩm nào sau đây không thuộc về khuynh hướng văn học hiện thực?

A. Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)

B. Tắt đèn (Ngô Tất Tố)

C. Chí Phèo (Nam Cao)

D. Những sáng tác của nhóm Tự lực Văn đoàn.

Câu 27: Phong trào Thơ mới ra đời vào những năm nào sau đây?

A. Đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

B. Đầu những năm 30 của thế kỉ XX.

C. Đầu những năm 40 của thế kỉ XX.

D. Đầu những năm 50 của thế kỉ XX.

Câu 28:  Dòng nào sau đây là giá trị tư tưởng của văn học lãng mạn?

A. Diễn tả nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân bị bóc lột bởi thực dân và cường hào ác bá.

B. Các tác phẩm thấm đượm tinh thần nhân đạo và khắc hoạ sinh động hiện thực đau thương của dân tộc bị nô lệ.

C. Vạch trần bộ mặt tàn bạo của chế độ thực dân nửa phong kiến.

D. Giúp cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, giúp họ thêm yêu quê hương, xứ sở, quý trọng tiếng mẹ đẻ, tự hào về nền văn hoá lâu đời của dân tộc, biết buồn đau và tủi nhục trước cảnh mất nước.

Câu 29: Hoài Thanh và Hoài Chân là đồng tác giả của cuốn sách nào dưới đây?

A. Văn học khái luận               

B. Nhà văn hiện đại

C. Thi nhân Việt Nam

D. Việt Nam thi nhân tiền chiến       

Câu 30: Tác giả nào sau đây không phải là cây bút của phong trào “Thơ Mới” giai đoạn (1932-1945)?

A. Thế Lữ      

B. Lưu Trọng Lư

C. Tố Hữu     

D. Hàn Mặc Tử

Câu 31: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?

A. Vi hành          

B. Ngục trung nhật kí

C. Ngục Kon Tum    

D. Con rồng tre

Câu 32: Thể loại văn học nghệ thuật nào từ phương Tây lần đầu tiên du nhập vào Việt Nam?

A. Kịch nói     

B. Tiểu thuyết

C. Tuỳ bút      

D. Truyện ngắn

Câu 33: Đóng góp mới của văn học trong thời kì thể hiện ở

A. Tinh thần yêu nước

B. Chủ nghĩa nhân đạo

C. Tinh thần dân chủ

D. TInh thần cách mạng 

 

Xem thêm
33 câu Trắc nghiệm Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 1)
Trang 1
33 câu Trắc nghiệm Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 2)
Trang 2
33 câu Trắc nghiệm Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 3)
Trang 3
33 câu Trắc nghiệm Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 4)
Trang 4
33 câu Trắc nghiệm Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 5)
Trang 5
33 câu Trắc nghiệm Khái quát văn học Việt Nam từ TK XX đến 1945 có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống