Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 9 (Kết nối tri thức): Sự đa dạng của chất

Tải xuống 3 2.1 K 3

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất

Mở đầu trang 28 Bài 9 Khoa học tự nhiên lớp 6Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác?

Lời giải:

Mỗi chất có những tính chất đặc trưng riêng, để phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào:

+) Tính chất vật lý: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, độ tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt ...

+) Tính chất hóa học: là sự biến đổi của một chất tạo chất mới.

Câu hỏi 1 trang 28 Bài 9 Khoa học tự nhiên lớp 6Quan sát Hình 9.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống.

Quan sát Hình 9.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống

Lời giải:

Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, mủ cao su.

Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có gas.

Vật không sống: núi đá vôi, mủ cao su, bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có ga.

Vật sống: con sư tử

Câu hỏi 2 trang 28 Bài 9 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết.

Lời giải:

- Cơ thể người: nước,  chất béo, chật đạm,chất xơ,...

- Trong quả nho: nước, đường glucose,...

Câu hỏi 3 trang 29 Bài 9 Khoa học tự nhiên lớp 6Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí?

Lời giải:

Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học.

Câu hỏi 4 trang 29 Bài 9 Khoa học tự nhiên lớp 6Nhận xét nào sau đây nói về tính chất hóa học của sắt?

a) Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút.

b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

Lời giải:

Nhận xét nói về tính chất hóa học của sắt là:

b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp

Hoạt động 1 trang 29 Bài 9 Khoa học tự nhiên lớp 6Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn

Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, 1 đèn cồn.

Tiến hành:

Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng.

Cho 1 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát .

Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Khi bát đựng đường có khói bốc lên thì ngừng đun.

Quan sát hiện tượng và trả lời:

1. Hãy mô tả màu sắc, mùi, thể và tính tan của đường và muối ăn.

2. Khi đun nóng, chất trong bát nào đã biến đổi thành chất khác?Đây là tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất?

Lời giải:

1. Đường: màu trắng, có vị ngọt, không mùi, thể rắn và tan tốt trong nước.

Muối: màu trắng, có vị mặn, không mùi, thể rắn và tan tốt trong nước.

2. Đun nóng đường đã bị biến đổi thành chất khác, có khói bốc lên, đường hóa đen . Đây là tính chất hóa học của đường.

Lý thuyết Bài 9: Sự đa dạng của chất

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Chất quanh ta

Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên

 dụ : núi đá vôi, con sư tử, cây cối,...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống

 Ví dụ : cầu, bánh mì,nước có gas,...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

Vật sống: có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển

Ví dụ :con sư tử, con mèo, con người,...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

Vật không sống:không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển

 dụ: núi đá vôi, nhà cửa, xe cộ, ...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

2. Một số tính chất của chất

- Tính chất vật lí: thể(rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,...

Ví dụ: Điều kiện thường, nước thể lỏng, không màu, không mùi, không vị, nhiệt độ nóng chảy (00C), nhiệt độ sôi (1000C).

- Tính chất hóa học: sự biến đổi một chất tạo chất mới.

Ví dụ: Đá vôi rắn chắc, khi nung tạo ra chất mới là vôi sống, xốp và mềm hơn,...

II. Phương pháp giải

1. So sánh sự giống và khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

 

Vật thể tự nhiên

Vật thể nhân tạo

Giống nhau

Đều được hình thành từ các chất

Khác nhau

là những vật thể có sẵn trong tự nhiên

là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống