Con chào mào: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý

Tải xuống 5 11.6 K 18

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Con chào mào thuộc bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, gồm 5 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Con chào mào Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Con chào mào – Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6:

Tác giả - tác phẩm: Con chào mào - Ngữ văn lớp 6

Bài giảng: Con chào mào - Kết nối tri thức

I. Tác giả

Tác giả - tác phẩm: Con chào mào

Mai Văn Phấn (1955)

- Quê quán: Ninh Bình

- Ông sáng tác thơ và viết tiểu luận phê bình. 

- Thơ ông phong phú về đề tài, có những cách tân về nội dung và nghệ thuật, một số bài được dịch ra nhiều thứ tiếng. 

- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Giọt nắng, Gọi xanh, Bầu trời không mái che, Lặng yên cho nước chảy,… 

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được in trong tập thơ “Bầu trời không mái che” (2010). Tập thơ được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp. 

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Tóm tắt: 

Bài thơ khắc họa hình ảnh con chim chào mào với bút pháp tả thực ngập tràn màu sắc và âm thanh. Đồng thời thấy được sự thay đổi trong ý nghĩ, cảm xúc, tình yêu dành cho thiên nhiên của nhân vật “tôi” khi hiểu rằng con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, tự nhiên giữa thiên nhiên. 

5. Bố cục: 

Gồm 2 phần: 

+ Phần 1: Ba câu đầu: Hình ảnh con chào mào trong thực tế.

+ Phần 2: Đoạn còn lại: Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ. 

6. Giá trị nội dung: 

+ Bài thơ Con chào mào là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.

7. Giá trị nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do kết hợp với bút pháp miêu tả linh hoạt, biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... đặc sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Con chào mào trong thực tế


Tác giả - tác phẩm: Con chào mào

- Con chào mào xuất hiện ngay từ đầu bài thơ một cách trực tiếp "Con chào mào".

- Bức tranh đầy màu sắc và âm thanh miêu tả chào mào:

+ Vị trí: trên cây cao chót vót. → Xác lập vị trí cao, mở rộng biên độ không gian.

+ Màu sắc: đốm trắng mũ đỏ. → màu sắc rực rỡ.

+ Âm thanh: hót + trìu... uýt... huýt... tu hìu... → đây không chỉ là âm thanh tiếng chim hót mà còn là âm thanh vang vọng của thiên nhiên. 

 Bút pháp tả thực, bức tranh ngập tràn màu sắc và âm thanh.

2. Con chào mào trong ý nghĩ

- Con chào mào đi vào ý nghĩ của tác giả:

+ Xuất hiện "tôi".

+ Đi vào ý nghĩ do tác giả "vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ". → Chiếc lồng biểu hiện cho sự kìm giữ, hạn chế.

+ Hành động vội vàng, lo sợ chim bay đi.

- Con chào mào đồng điệu, nhập thân vào tác giả từ giây phút "Vừa vẽ xong nó cất cánh". → Hành động của tự do (đối lập với chiếc lồng).

- Cuộc rượt đuổi giữa hai nhân vật:

+ Ôm khung nắng, khung gió, nhành cây xanh. →  Thâu trọn không gian thiên nhiên tươi đẹp vào vòng tay mình. Thiên nhiên có thêm màu sắc và ánh sáng, sự sống. → Biểu hiện của chiếc lồng.

+ Hối hả đuổi theo. → Vội vã, nối tiếp sự lo sợ phía trên. Đồng thời là biểu hiện của sự thăng hoa, tự do.

→ Ước muốn tận hưởng, hòa nhập thiên nhiên.

 Bút pháp tượng trưng kết hợp sự độc đáo trong từ vựng. Từ vựng trong câu thơ đều mang ý nghĩa ràng buộc, giữ lại, bắt, bó hẹp… nhưng nội hàm câu thơ lại mở ra, trải rộng, bay bổng… Câu thơ này cho thấy, tác giả khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành không gian bất tận, muốn để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn cho con chào mào khoe sắc và cất tiếng tự do.

3. Con chào mào trong tâm hồn

- Không gian: vô tăm tích → sự mơ hồ, không xác định.

- Hành động: tôi nghĩ → nhắc lại về chủ thể, hành động nghĩ đi vào tâm tưởng. Có thể tất cả đều là trong suy nghĩ sau khi đã trải nghiệm thực tế.

- Những hoạt động của chào mào:

+ Chào mào mổ những con sâu.

+ Chào mào ăn trái cây chín.

+ Chào mào uống nước.

→ Đi đến hóa thân vào chào mào với "Thanh sạch của tôi".  Khái niệm “của tôi” trong trường hợp này cho thấy hồn vía kẻ sáng tạo đã được chiết ra, gạn lọc lấy những gì tinh túy nhất, đẹp nhất để “nuôi” chú chim bé nhỏ của ông.

- Nghệ thuật lặp lại tiếng chim chào mào, tách riêng thành một dòng thơ độc lập tạo ấn tượng. 

- 2 câu cuối dường như đối lập với phần đầu nhưng lại vô cùng hợp lí.

+ Chẳng cần chim bay về vì hình ảnh con chim đã ở trong tâm hồn tác giả.

+ Hạnh phúc khi chim được bay cao, xa nhưng cũng gợi chút tiếc nuối.

Chào mào đã hợp nhất với tác giả.

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống