Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước thuộc bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, gồm 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước Ngữ văn lớp 6.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước – Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6:
Tác giả - tác phẩm: Chùm ca dao về quê hương đất nước - Ngữ văn lớp 6
Bài giảng: Chùm ca dao về quê hương đất nước - Kết nối tri thức
I. Khái niệm ca dao
- Là loại thơ trữ tình dân gian.
- Nội dung: biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân.
- Ngôn ngữ ca dao: giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động.
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Thơ lục bát và lục bát biến thể
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài 1, 3 : Trích “Kho tàng ca dao người Việt”, tập 1
+ Bài 2: Trích “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Tóm tắt:
Với chùm ca dao về quê hương, đất nước, hình ảnh các miền quê hiện lên thật phong phú: vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây; con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình; con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm, … Đồng thời qua những bài ca dao, tác giả dân gian cũng thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau. Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo nhưng cũng có khi thốt lên thành lời tha thiết.
5. Bố cục:
+ Bài 1: Vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây.
+ Bài 2: Con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình.
+ Bài 3: Con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm.
6. Giá trị nội dung:
+ Các bài ca dao về quê hương đất nước thường nói đến những danh thắng, những tên núi, tên sông, những vùng địa linh nhân kiệt, những công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng,… Ẩn trong mỗi bài ca dao là niềm tự hào dân tộc, là tình yêu thiết tha dành cho quê hương, xứ sở, con người.
7. Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
+ Giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Mỗi bài có cách cấu tứ, cách thể hiện riêng độc đáo. Điều này khiến chùm ca dao thêm phong phú, đa dạng.
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Bài ca dao số 1
- Nội dung:
+ Thời gian: canh gà. → Đơn vị tính thời gian ban đêm của ngời xưa.
+ Không gian: nhẹ nhàng, trong trẻo, thơ mộng.
+ Âm thanh: thủ pháp lấy động tả tĩnh.
+ Màu sắc:
+ Các địa danh: Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ.
- Nghệ thuật:
+ Cách gieo vần: tiếng "canh gà" vần với tiếng "la đà"; tiếng "ngàn sương" vần với tiếng "mặt gương".
+ Thanh điệu: tiếng "đà", "Xương", "sương", "Hồ" là thanh bằng; tiếng "trúc", "Võ", "tỏa", "Thái" là thanh trắc.
+ Nhịp thơ: 2/2/2.
+ Ẩn dụ: Mặt gương Tây Hồ.
➩ Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long.
2. Bài ca dao số 2
- Nội dung:
+ Câu hỏi tu từ "Đường lên xứ Lạng bao xa?".
+ Hình ảnh thiên nhiên: một trái núi, ba quãng đồng.
+ Lời gọi tha thiết "Ai ơi" mang tâm tình, tha thiết.
+ Địa danh: núi thành Lạng, sông Tam Cờ.
- Nghệ thuật:
+ Cách gieo vần: tiếng "bao xa" vần với tiếng "ba quãng đồng"; tiếng "mà trông" vần với "kìa sông".
+ Nhịp thơ: 4/4.
+ Thanh điệu: tiếng "xa", "đồng", "trông", Cờ" là thanh bằng; tiếng "Lạng", "núi", "lại" là thanh trắc.
+ Câu hỏi tu từ.
+ Điệp từ, điệp cấu trúc: "Kìa...".
➩ Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên xứ Lạng vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
3. Bài ca dao số 3
- Nội dung:
+ Không gian sông nước gắn với con đò.
+ Thời gian: bóng ngả trăng chênh. → Đêm.
+ Ánh sáng: trăng chênh.
+ Âm thanh: tiếng hò vang vọng.
+ Địa danh: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.
- Nghệ thuật:
+ Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.
+ Cách gieo vần: tiếng "Ba" vần với tiếng "Đá"; tiếng "Dạ" vần với tiếng "ba".
+ Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: "qua", "Sình", "chênh". "tình" là thanh bằng; tiếng "Dạ", "ngả", "vọng" là thanh trắc, tuy nhiên tiếng "Ba" lại là thanh ngang.
+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Đò...".
+ Từ láy: lờ đờ, nước non.
➩ Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên đẹp thơ mộng, nặng tình nơi xứ Huế.