Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích hình ảnh con chào mào qua ba dòng thơ đầu bài thơ Con chào mào hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn phân tích hình ảnh con chào mào qua ba dòng thơ đầu bài thơ Con chào mào
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích hình ảnh của con chào mào qua ba dòng thơ đầu bài thơ “Con chào mào”
Đoạn văn phân tích hình ảnh con chào mào qua ba dòng thơ đầu bài thơ Con chào mào - Mẫu 1
Con chào mào là một bài thơ ngắn gọn mà đặc sắc của tác giả Mai Văn Phấn khi viết về thiên nhiên. Cả bài thơ nổi bật với hình ảnh đẹp đẽ của chú chim chào mào trong tự nhiên. Hình ảnh chú chim chào mào với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa hót líu lo trên cành cao. Tác giả đồng thời đặt định vị trí “Hót trên cây cao chót vót” của “nhân vật” này. Ba câu thơ đã mở ra một khung cảnh thanh bình, có thể đó là ban mai trong suốt hoặc hoàng hôn ráng vàng, thanh tịnh. Nó mang đến cho bạn đọc cảm giác yên bình về một khoảng không thiên nhiên thanh sạch, mướt xanh. Đến câu thơ thứ ba của khổ thơ này là một bản ký xướng âm giọng chim đầy thú vị: “triu… uýt… huýt… tu hìu…”. Đây không chỉ đơn thuần là tiếng hót huyền diệu của con chào mào, mà là tiếng vọng của thiên nhiên trong khoảng không kỳ vĩ, bí ẩn. Sự vang vọng của câu thơ thứ ba này được phát ra từ hình ảnh “đốm trắng mũ đỏ” và “cây cao chót vót” ở trên. Viết những dòng thơ này, hẳn tác giả đã hóa thân vào thiên nhiên để yêu mến và miêu tả thế giới tự nhiên một cách sinh động.
Đoạn văn phân tích hình ảnh con chào mào qua ba dòng thơ đầu bài thơ Con chào mào - Mẫu 2
Thiên nhiên là đề tài gợi nhiều cảm hứng cho các thi sĩ cho ra đời rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Trong số đó không thể không kể đến tác phẩm "Con chào mào" của tác giả Mai Văn Phấn. Bài thơ đã lột tả được vẻ đẹp của chú chim chào mào trong tự nhiên. Chúc chim chào mào với với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa “Hót trên cây cao chót vót”. Ba câu thơ đầu của bài thơ đã mang đến cho người đọc cảm giác yên bình của một khung cảnh thiên nhiên thanh sạch, xanh mướt, có thể đó là ban mai trong suốt hoặc hoàng hôn ráng vàng, thanh tịnh. Câu thơ thứ ba là một bản ký xướng âm giọng chim đầy thú vị: “triu… uýt… huýt… tu hìu…”. Bản nhạc này không chỉ là tiếng hót của chim chào mào mà nó còn là tiếng vọng của thiên nhiên trong khoảng không kỳ vĩ, bí ẩn. Ngay từ ba câu thơ đầu, người đọc đã cảm nhận được sự hòa mình vào thiên nhiên của tác giả. Vì chỉ khi tác giả hòa mình cùng thiên nhiên với thấy được hết cái sinh động để lột tả được vẻ đẹp của qua những câu thơ trong "Con chào mào"
Đoạn văn phân tích hình ảnh con chào mào qua ba dòng thơ đầu bài thơ Con chào mào - Mẫu 3
"Con chào mào" là một bài thơ ngắn đặc sắc của tác giả Mai Văn Phấn, với những hình ảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời. Bài thơ nổi bật với hình ảnh đầy màu sắc của chú chim chào mào tuyệt đẹp, với chiếc mào đỏ rực và lông trắng đốm trên cành cây cao. Bài thơ không chỉ có màu sắc mà còn đầy sinh động với tiếng hót của con chim chào mào từ trên cành cây cao chót vót. Tất cả điều đó đã tạo nên một cảnh tượng thanh bình và tuyệt đẹp, có thể là ban mai trong suốt hoặc hoàng hôn với ánh nắng vàng rực rỡ, tĩnh lặng và yên tĩnh. Cảm giác yên bình và thanh tịnh được truyền tải rõ ràng đến người đọc với cảm giác rất gần gũi với thiên nhiên. Câu thứ ba trong bài thơ đã đưa ra một bản ký xướng âm thanh đầy thú vị của tiếng chim chào mào hót, tạo ra một tiếng vọng lớn của thiên nhiên đầy kỳ vĩ và bí ẩn. Cùng với những dòng thơ tuyệt vời về thiên nhiên, chúng ta như thấy được sự hiện diện của tác giả, người đã hóa thân vào thiên nhiên để yêu mến và miêu tả thế giới tự nhiên một cách sinh động.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Mai Văn Phấn (1955)
- Quê quán: Ninh Bình
- Ông sáng tác thơ và viết tiểu luận phê bình.
- Thơ ông phong phú về đề tài, có những cách tân về nội dung và nghệ thuật, một số bài được dịch ra nhiều thứ tiếng.
- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Giọt nắng, Gọi xanh, Bầu trời không mái che, Lặng yên cho nước chảy,…
1. Thể loại: Thơ tự do
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được in trong tập thơ “Bầu trời không mái che” (2010). Tập thơ được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp.
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Tóm tắt:
Bài thơ khắc họa hình ảnh con chim chào mào với bút pháp tả thực ngập tràn màu sắc và âm thanh. Đồng thời thấy được sự thay đổi trong ý nghĩ, cảm xúc, tình yêu dành cho thiên nhiên của nhân vật “tôi” khi hiểu rằng con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, tự nhiên giữa thiên nhiên.
5. Bố cục:
Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Ba câu đầu: Hình ảnh con chào mào trong thực tế.
+ Phần 2: Đoạn còn lại: Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ.
6. Giá trị nội dung:
+ Bài thơ Con chào mào là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.
7. Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do kết hợp với bút pháp miêu tả linh hoạt, biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... đặc sắc.