Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực chọn lọc, có đáp án. Tài liệu 5 trang gồm 85 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lý 11. Hi vọng với bộ câu trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lý 11.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 có đáp án: Một số vấn đề của châu lục và khu vực:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ LỚP 11
BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
A/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
Câu 1: Một trong những đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Phi là?
A. Dân số đông, tăng rất chậm.
B. Gia tăng dân số tự nhiên thấp.
C. Tỉ lệ nhóm người trên 60 tuổi cao.
D. Tuổi thọ trung bình thấp.
Đáp án:
Đặc điểm dân cư Châu Phi là tỉ suất sinh cao, dân số tăng nhanh, tuổi thọ trung bình thấp
=> Nhận xét A, B, C không đúng -> Loại
Nhận xét D đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của châu Phi?
A. Nạn nhập cư bất hợp pháp.
B. Quản lý yếu kém, hậu quả của sự thống trị lâu dài.
C. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
D. Trình độ dân trí thấp.
Đáp án:
Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển châu Phi là
+ Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân .
+ Xung đột, chính phủ yếu kém,….
+ Trình độ dân trí thấp.
=> Nhận xét B, C, D đúng
Nhận xét A không đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là?
A. Mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.
B. Khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.
C. Tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.
D. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.
Đáp án:
Giải pháp cấp bách là cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên + áp dụng các biện pháp thủy lợi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Hiện nay, những vấn đề nào đã và đang đe dọa cuộc sống của người dân châu Phi?
A. Tuổi thọ trung binh thấp, dân số tăng nhanh.
B. Tình trạng mù chữ, thất học gia tăng.
C. Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.
D. Phân bố dân cư không đều, nội chiến.
Đáp án:
Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật => những thách thức lớn đang đe dọa cuộc sống người dân châu Phi
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Đầu tư của nước ngoài vào châu Phi tập trung chủ yếu vào ngành?
A. Nông nghiệp.
B. Dịch vụ.
C. Công nghiệp có trình độ cao.
D. Khai thác khoáng sản.
Đáp án:
Châu Phi có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có (kim cương, vànhttps://tailieumoi.vn/upload/2164/cap-nhatg, dầu khí, sắt, chì kẽm…)
=> Thu hút nhiều công ty tư bản nước ngoài đầu tư khai thác -> làm cạn kiệt tài nguyên và tàn phá môi trường.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Nguyên nhân sâu xa của “vòng luẩn quẩn” : nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái ở châu Phi là do?
A. Nợ nước ngoài quá lớn, không có khả năng trả.
B. Do hậu quả sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản trước kia.
C. Tình trạng tham nhũng, lãng phí kéo dài.
D. Dân số gia tăng quá nhanh.
Đáp án:
Dân cư châu Phi đông đúc và tăng rất nhanh dẫn đến nhu cầu về việc làm, ăn, ở, tiêu dùng lớn....
=> trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển => gây sức ép lớn lên các vấn đề giải quyết việc làm, nơi ở, an ninh lương thực, y tế, giáo dục…
=> Dẫn đến tình trạng nghèo đói, bệnh tật, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức gây mất cân bằng sinh thái.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Tình trạng tử vong trẻ sơ sinh ở Châu Phi khá cao, chủ yếu do?
A. Sự tồn tại của nhiều hủ tục.
B. Nạn xung đột sắc tộc.
C. Sự lan tràn của bệnh AIDS.
D. Tình trạng suy dinh dưỡng của các bà mẹ trẻ em.
Đáp án:
Châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng đói nghèo nghiêm trọng, các bà mẹ mang thai con trong hoàn cảnh nghèo đói, y tế khó khăn dẫn đến hệ quả suy dinh dưỡng của trẻ ngay từ trong bụng mẹ => trẻ sinh ra không đủ sức đề kháng dẫn đến tử vong.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi là cảnh quan?
A. Hoang mạc và rừng cận nhiệt đới khô.
B. Hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.
C. Xavan và rừng xích đạo.
D. Rừng cận nhiệt đới khô và xavan.
Đáp án:
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là?
A. Khô nóng.
B. Lạnh khô
C. Nóng ẩm
D. Lạnh ẩm
Đáp án:
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi?
A. Khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn.
B. Khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá mức.
D. Khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
C. Trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.
Đáp án:
Ở châu Phi, tài nguyên khoáng sản và rừng bị con người khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt cũng như các hậu quả khác về môi trường (như đất đai bị hoang hóa, khô hạn...)
=> Như vậy, hiện trạng tài nguyên châu Phi hiện nay là tài nguyên rừng và khoáng sản bị khai thác quá mức.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư – xã hội châu Phi?
A. Trình độ dân trí thấp.
B. Nhiều hủ tục lạc hậu, bệnh tật.
C. Xung đột sắc tộc, đói nghèo.
D. Chỉ số phát triển con người cao.
Đáp án:
“Chỉ số phát triển con người cao” không phải là đặc điểm dân cư – xã hội châu Phi. Vì châu Phi có trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu; tình trạng đói nghèo, bệnh tật đang là những thách thức lớn đối với người dân ở đây.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Ở châu Phi, giao thông nội địa gặp nhiều khó khăn là do:
A. Hoang mạc rộng lớn, rừng rậm, núi cao vây bọc lãnh thổ.
B. Nhiều sông, địa hình bị cắt xẻ, khó xây dựng hệ thống giao thông.
C. Khí hậu ẩm ướt lầy lội, khó phát triển đường bộ.
D. Khí hậu mùa đông lạnh giá, sông ngòi đóng băng.
Câu 13: Nhân tố tự nhiên nào sau đây gây khó khăn cho đời sống của người dân châu Phi?
A. Khí hậu khô hạn, nguồn nước khan hiếm.
B. Đồng bằng ít ỏi, đất sản xuất bị thu hẹp dần.
C. Nạn phá hoại mùa màng của côn trùng.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 14: Tỉ suất tăng dân sô' tự nhiên của châu Phi năm 2005 tương ứng với chỉ sô' nào dưới đây?
A. 1,8%.
B. 2%.
C. 2,3%.
D. 3%
Câu 15: Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan
A. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ổm và nhiệt đới khô
B. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô
C. hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan
D. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan
Câu 16: Châu Phi có tỉ lệ người HIV cao nhất thế giới là do:
A. Có ngành du lịch phát triển.
B. Trình độ dân trí thấp.
C. Xung đột sắc tộc.
D. Nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ.
Câu 17: Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi đã
A. đem lại lợi nhuận cho các nước có tài nguyên.
B. mang lại lợi nhuận cao cho người dân châu phi.
C. Mang lại lợi nhuận cao cho các công ty tư bản nước ngoài.
D. đem lại lợi nhuận cho người lao động.
Câu 18: Tài nguyên nào sau đây hiện đang bị khai thác mạnh ở châu Phi?
A. Khoáng sản và thủy sản
B. Khoáng sản và rừng
C. Rừng và thủy sản.
D. Đất và thủy sản.
Câu 19: Do đặc điểm địa hình nào của Châu Phi khiến sản xuất nông nghiệp ở đây gặp nhiều khó khăn.
A. Nhiều hoang mạc rộng lớn
B. Ít đồng bằng lớn
C. Nhiều đồng cỏ Xa van
D. Khí hậu khô, nóng
Câu 20: Nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển:
A. Nghèo tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiếu lao động có trình độ
C. Khủng bố chính trị.
D. Thiếu khả năng quản lí nền kinh tế.
Câu 21: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là
A. Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động
B. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp
C. Trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột sắc tộc
D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động
Câu 22: Qúa trình tích lũy vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, các quốc gia Châu Phi đang gặp nhiều khó khăn:
A. Thiếu nguồn khoáng sản quí hiếm như: đồng, vàng, kim cương….
B. Tài nguyên nông – lâm sản không đáng kể
C. Nguồn nguyên liệu dầu khí hiếm hoi
D. Nguồn nông, lâm, khoáng sản xuất khẩu ở dạng sơ chế, giá trị thấp.
Câu 23: Châu Phi giáp với đại dương, biển và châu lục nào sau đây?
A. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, vịnh Ca-ri- bê.
B. Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương, châu Á, châu Âu, biển Địa Trung Hai.
C. Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, châu Á, châu úc, Biển Đông.
D. Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương, châu Á, châu Mĩ, vịnh Mê-hi-cô.
Câu 24: Lãnh thể châu Phi phân bố 2 bên đường xích đạo và nằm gọn trong những đới khí hậu nào sau đây?
A. Ôn đới Bắc bán cầu và nhiệt đới Nam Bán cầu.
B. Nhiệt đới Bắc bán cầu và cận nhiệt đới Nam bán cầu.
C. Nhiệt đới, cận nhiệt đới Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
D. Ôn đới Nam bán cầu và cận nhiệt đới Bắc bán cầu.
Câu 25: Phần lớn lãnh thổ của châu Phi là
A. Hoang mạc, bán hoang mạc và Xa-van.
B. Đồng bằng phì nhiêu, rừng rậm nhiều gỗ tốt.
C. Hoang mạc xen kẽ đồng bằng màu mờ.
D. Cao nguyên rộng lớn và các cánh đồng đá.
Câu 26: Hoang mạc Xa-ha-ra phía Bắc và Ca-la-ha-ri ở phía nam của châu Phi đều phân bố ở
A. cùng nằm trên đường chí tuyến Bắc.
B. cùng nằm trên đường chí tuyến Nam.
C. trên đường xích đạo.
D. trên đường chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Câu 27: Sông nào sau đây ở châu Phi chảy qua được nhiều quốc gia nhất?
A. Sông Côn-gô (Congo).
B. Sông ồ-ran-gơ (Orange).
C. Sông Nin (Nil).
D. Sông Mô-dăm-bich (Mozambie).
Câu 28: Tài nguyên được khai thác mạnh mẽ nhất ở châu Phi là
A. khoáng sản và cát thuỷ tinh.
B. khoáng sản và rừng.
C. Đất nông nghiệp và nguồn nước
D. tài nguyên cát và du lịch
Câu 29: Eo biển có giá trị giao thông nằm ở Bắc Phi nối Đại Tây Dương với Địa Trung Hải là
A. Pa-na-ma.
B. Bê-ring.
C. Ma-lắc-ca
D. Gi-bran-ta.
Câu 30: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh ở châu Phi?
A. Thu nhập thấp - đời sống nghèo nàn.
B. Trình độ dân trí thấp - xã hội còn nhiều hủ tục.
C. Độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ trọng cao trong dân số.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
B/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
Câu 1: Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
A. Nền công nghiệp phát triển quá nhanh.
B. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm.
C. Sản xuất nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp.
D. Sự xâm lược ồ ạt của các nước đế quốc.
Đáp án:
Khái niệm: đô thị hóa tự phát là tình trạng người dân di cư tự do từ nông thôn lên thành phố để tìm kiếm việc làm.
=> Ở Mĩ La –tinh, do cuộc cải cách ruộng đất không triệt để => dân nghèo không có ruộng ồ ạt kéo ra thành phố tìm việc làm -> dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây làm cho nền kinh tế của Mĩ La- tinh phát triển chậm, thiếu ổn định và phụ thuộc vào nước ngoài?
A. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự chủ.
B. Sự biến động mạnh của thị trường thế giới.
C. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
D. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Đáp án:
Do chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ, nên các nước Mĩ La –tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Hiện nay, tình hình kinh tế của Mĩ La –tinh đang từng bước được cải thiện nhờ áp dụng biện pháp nào?
A. Củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế, phát triển giáo dục.
B. Tiếp tục duy trì cơ cấu xã hội phong kiến.
C. Thực hiện cải cách ruộng đất không triệt để.
D. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa tự phát.
Đáp án:
Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh đang tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế, giáo dục.
=> Nhiều nước đã khống chế được lạm phát, xuất khẩu tăng nhanh, nền kinh tế từng bước được cải thiện
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Nền kinh tế các nước Mĩ La – tinh phát triển chậm không phải do?
A. Tình hình chính trị không ổn định.
B. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động.
C. Phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài.
D. Người dân không có ruộng đất di cư ồ ạt ra thành phố.
Đáp án:
- Các nước Mĩ La –tinh có điều kiện tự nhiên giàu có, nguồn khoáng sản dồi dào (kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu), đất khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, cây CN lâu năm.-> đem lại nguồn nông sản lớn.
- Dân cư đông -> lao động dồi dào.
=> Điều kiện tự nhiên và nguồn lao động không phải là hạn chế đối với sự phát triển kinh tế ở Mĩ La –tinh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Cho bảng số liệu:
GDP và nợ nước ngoài của một số nước Mĩ Latinh năm 2004( tỉ USD)
Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các quốc gia?
A. Cột ghép.
B. Cột chồng.
C. Miền.
D. Đường.
Đáp án:
- Đề bài yêu cầu thể hiện: GDP và nợ nước ngoài -> giá trị tuyệt đối của 2 đối tượng (cùng đơn vị: tỉ USD)
- Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ => Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các quốc gia là cột ghép.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Cho bảng số liệu:
Tổng thu nhập quốc dân và tổng số nợ của một số quốc gia ở Mĩ La –tinh.
Quốc gia |
GDP( tỉ USD) |
Tổng số nợ (tỉ USD) |
Vê-nê-xu-ê-la |
109,3 |
33,3 |
Pa-na-ma |
13,8 |
8,8 |
Chi-lê |
94,1 |
44,6 |
Ha-mai-ca |
8,0 |
6,0 |
Cho biết nước nào có tỉ lệ nợ cao nhất ở Mĩ Latinh?
A. Vê-nê- xu-ê-la.
B. Pa na ma.
C. Chi lê.
D. Ha mai ca.
Đáp án:
Theo công thức: Tỉ lệ nợ = (Tổng số nợ/ GDP) x 100 (%)
Ta tính được tỉ lệ nợ của các quốc gia như sau:
Quốc gia |
Tỉ lệ nợ( %) |
Vê-nê-xu-ê-la |
30,5 |
Pa-na-ma |
63,8 |
Chi-lê |
47,4 |
Ha-mai-ca |
75 |
=> Ha-mai-ca có tỉ lệ nợ nước ngoài cao nhất với 75%.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là?
A. EU
B. NAFTA
C. MERCOSUR
D. APEC
Đáp án:
Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là MERCOSUR, được thành lập năm 1991, gồm các quốc gia: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Loại khoáng sản nổi bật của Mĩ Latinh là ?
A. Dầu mỏ, khí đốt.
B. Kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.
C. Kim loại đen, kim loại quý.
D. Than đá, dầu khí.
Đáp án:
Mĩ Latinh có nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Tài nguyên đất và khí hậu của Mĩ La- tinh rất thuận lợi cho phát triển?
A. Chăn nuôi gia cầm, thâm canh lúa nước.
B. Thâm canh lúa nước, cây ăn quả cận nhiệt.
C. Chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp nhiệt đới.
D. Cây ăn quả nhiệt đới, cây dược liệu.
Đáp án:
Tài nguyên đất, khí hậu của Mĩ La – tinh thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mĩ La-tinh là?
A. Dựa vào xuất khẩu hàng công nghiệp.
B. Phát triển ổn định, độc lập và tự chủ.
C. Tốc độ tăng trưởng cao.
D. Tốc độ phát triển không đều.
Đáp án:
Đặc điểm kinh tế các nước Mĩ La-tinh là: tốc độ phát triển kinh tế không đều, chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài (Hoa Kì và Tây Ban Nha).
=> Nhận xét D: Tốc độ phát triển không đều là đúng
Nhận xét A, B, C không đúng -> Loại
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư, xã hội của Mĩ La –tinh?
A. Số dân sống dưới mức nghèo khổ đông.
B. Đa dân tộc, tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.
C. Chênh lệch giàu nghèo rõ rệt.
D. Hiện tượng đô thị hóa tự phát.
Đáp án:
Đặc điểm dân cư – xã hội của Mĩ La –tinh là:
- Dân cư còn nghèo đói
- Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn.
- Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm -> đô thị hóa tự phát.
=> Nhận xét A, C, D đúng -> Loại
- Dân cư Mĩ La-tinh chủ yếu theo đạo Thiên Chua, nhận xét C : Đa dân tộc và chủ yếu theo đạo Hồi là không đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu12: Dòng En-ni-nô khi xuất hiện ở Mĩ La-tinh đã làm thay đổi khí hậu toàn cầu hoạt động trong vùng biển
A. Đại Tây Dương, chảy từ xích đạo về đến biển U-ru-goay.
B. Đại Tây Dương, chảy từ Nam cực lên đến biển Bra-xin.
C. Thái Bình Dương, chảy từ Nam cực lên đến biển Pê-ru.
D. Thái Bình Dương, chảy từ xích đạo về đến biển Chi-lê.
Câu 13: Đồng bằng có diện tích lớn nhất Mĩ La Tinh là
A. đồng bằng Amazon.
B. đồng bằng duyên hải Mexico.
C. đồng bằng La Plata.
D. đồng bằng duyên hải đại tây dương.
Câu 14: Vùng có nhiều động đất, núi lửa và bão tập trung nhất ở Mĩ La-tinh là
A. vùng núi An-đéT phía Tây.
B. vùng eo đất Trung Mĩ.
C. vùng cao nguyên Bra-xin.
D. vùng đồng bằng A-ma-zôn.
Câu 15: Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
B. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.
C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
D. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi đại gia súc.
Câu 16: Mĩ Latinh bao gồm các bộ phân lãnh thổ:
A. Trung Mĩ, Nam Mĩ.
B. Trung Mĩ và quần đảo Caribê.
C. Quần đảo Caribê và Nam Mĩ.
D. Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribê.
Câu 17: Mĩ Latinh giáp với hai đại dương:
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 18: Vùng núi nổi tiếng nhất ở Mĩ Latinh là
A. Anđét.
B. Anpơ.
C. Antai.
D. Coocdie.
Câu 19: Mĩ Latinh không có kiểu cảnh quan nào sau đây?
A. Xích đạo.
B. Nhiệt đới.
C. Cận nhiệt đới.
D. Hàn đới.
Câu 20: Đặc điểm nổi bật nào của dân cư Mĩ Latinh hiện nay?
A. Tốc độ gia tăng dân số thấp.
B. Phân bố dân cư đồng đều.
C. Tỉ lệ dân thành thị cao.
D. Tỉ lệ dân nông thôn cao.
Câu 21: Ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng ở Mĩ Latinh:
A. Tiếng Anh và tiếng Pháp.
B. Tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha.
C. Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha.
D. Tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Câu 22: Cu-ba là nước xã hội chỏ nghĩa duy nhất ở Mĩ La-tinh có vị trí
A. thuộc Bắc Mĩ, trong vịnh Mê-hi-cô.
B. thuộc Trung Mĩ, trong vịnh Mê-hi-cô.
C. thuộc Trung Mĩ, trong vịnh Ca-li-phoóc-ni-a.
D. thuộc Trung Mĩ, trong vịnh Ma-ra-kai-bô.
Câu 23: Nước đầu tư vào Mĩ La-tinh có số vốn đầu tư cao nhất được xếp từ nhiều đến ít là
A. Anh - Bồ Đào Nha.
B. Hoa Kì - Tây Ban Nha.
C. Pháp - Nhật Bản.
D. Anh - Hoa Kì.
Câu 24: Nước có trữ lượng nước ngọt nhiều nhất thế giới ở Mĩ La-tinh là
A. Ác-hen-ti-na.
B. Bra-xin.
C. Pê-ru.
D. Cô-lôm-bia
Câu 25: Kênh đào Pa-na-ma là kênh nối liền 2 đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.
B. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương,
C. Ấn Độ Dương - Địa Trung Hải.
D. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương.
Câu 26: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh ở các nước Mĩ La-tinh xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A. Các chủ trang trại chiếm phần lớn đất canh tác.
B. Công nghiệp ở các thành thị phát triển mạnh mẽ.
C. Tỉ suất sinh ở các vùng nông thôn quá cao.
D. Vùng nông thôn tình hình an ninh không được đảm bảo.
Câu 27: Loại tài nguyên khoáng sản nào chủ yếu của Mĩ Latinh?
A. dầu mỏ, khí đốt.
B. kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.
C. kim loại đen.
D. than đá, dầu khí.
Câu 28: Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mĩ La tinh vì
A. Có diện tích rộng lớn
B. Có đường Xích đạo chạy qua gần giữa khu vực
C. Bao quanh là các biển và đại dương
D. Có đường chí tuyến Nam chạy qua
C/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
Câu 1: Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Trung Á là?
A. Đa dân tộc, thưa dân và tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.
B. Trình độ dân trí thấp, bùng nổ dân số và nghèo đói.
C. Nhiều hủ tục lạc hậu, đô thị hóa tự phát và đói nghèo.
D. Đói nghèo, di dân tự phát.
Đáp án:
Đặc điểm xã hội nổi bật của khu vực Trung Á là: đa sắc tộc, mật độ dân số thấp, đa số dân cư theo đạo Hồi (trừ Mông Cổ).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là?
A. Chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi.
B. Bùng nổ dân số và nghèo đói.
C. Thu nhập bình quân đầu người cao.
D. Có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.
Đáp án:
Khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Hồi giáo:
- Ở Tây Nam Á, Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng, nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái gây ra sự mất ổn định trong khu vực.
- Khu vực Trung Á có tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là?
A. Đều có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
B. Đều có khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.
C. Đều không tiếp giáp với đại dương.
D. Đều có nhiều cao nguyên và đồng bằng.
Đáp án:
Khu vực Tây Nam Á và Trung Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, áp cao chí tuyến thống trị quanh năm, lại có dòng biển lạnh chạy qua nên đều có khí hậu khô hạn, hình thành nhiều hoang mạc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Dân số tăng nhanh.
B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.
C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.
D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.
Đáp án:
Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất…Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là?
A. Vị trí địa – chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.
B. Sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và xung đột sắc tộc.
C. Tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao.
D. Sự can thiệp của nước ngoài và cuộc khủng hoảng năng lượng.
Đáp án:
Tây Nam Á có vị trí địa lí nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp cả ba châu lục: Á, Âu, Phi -> vị trí địa – chính trị quan trọng.
- Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ giàu có, chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới.
=> Trong điều kiện thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu hiện nay, Tây Nam Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc, nhiều tôn giáo chính trị cực đoan tăng cường hoạt động gây nên tình trạng mất ổn định.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở khu vực Tây Nam Á là?
A. Đạo Thiên Chúa.
B. Đạo phật.
D. Đạo Hồi.
C. Đạo Tin Lành.
Đáp án:
Hiện nay, đa số dân cư Tây Nam Á theo đạo Hồi, một phần nhỏ theo các tôn giáo khác
=> Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở khu vực Tây Nam Á là đạo Hồi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?
A. Âu – Á – Phi.
B. Âu – Á – Úc.
C. Á – Âu – Mĩ.
D. Á – Mĩ – Phi.
Đáp án:
Tây Nam Á có vị trí nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là?
A. Kim cương.
B. Quặng đồng.
C. Dầu khí.
D. Kim loại màu.
Đáp án:
Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là dầu mỏ, tập trung quanh vịnh Pec-xich.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Ngành trồng bông và một số cây công nghiệp có khả năng phát triển ở Trung Á nếu
A. Phát triển thủy lợi.
B. Phát triển công nghiệp chế biến.
C. Tăng khả năng xuất khẩu.
D. Đào tạo nhân công lành nghề.
Đáp án:
Trung Á có khí hậu khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển trồng bông và một số cây công nghiệp khác.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Trung Á là?
A. Nóng ẩm.
B. Lạnh ẩm.
C. Khô hạn.
D. Ẩm ướt.
Đáp án:
Khu vực Trung Á có khí hậu khô hạn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Trung Á có nền văn hóa phong phú, tiếp thu cả giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây nhờ vào
A. giáp Trung Quốc và Liên Bang Nga.
B. có con đường tơ lụa đi qua.
C. giáp Ấn Độ và Đông Âu.
D. giao thông thuận lợi.
Câu 12: Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?
A. Giáp với nhiều biển và đại dương
B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi
C. Có đường chí tuyến chạy qua
D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới
Câu 13: Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là
A. Than và uranium
B. Dầu mỏ và khí tự nhiên
C. Sắt và dầu mỏ
D. Đồng và kim cương
Câu 14: Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở
A. Ven biển Đỏ
B. Ven biển Ca-xpi
C. Ven Địa Trung Hải
D. Ven vịnh Péc-xich
Câu 15: Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo
A. Ấn Độ giáo
B. Thiên chúa giáo
C. Phật giáo
D. Hồi giáo
Câu 16: Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á
A. Đều nằm ở vĩ độ rất cao
B. Đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên
C. Đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng.
D. Đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản
Câu 17: Nền nông nghiệp các nước Tây Nam Á kém phát triển không phải do
A. đất trồng ít.
B. nhiều hoang mạc.
C. nguồn nước khan hiếm.
D. khí hậu nhiệt đới ẩm.
Câu 18: Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển trồng
A. lúa gạo.
B. lúa mì.
C. bông.
D. cao lương.
Câu 19: Tài nguyên mang lại nhiều hạnh phúc nhưng cũng mang lại nhiều đau thương cho Tây Nam Á là
A. than đá, kim cương và vàng.
B. dầu mỏ, khí đốt, nguồn nước ngọt.
C. uran, boxit, thiếc.
D. đồng, photphat, năng lượng Mặt Trời.
Câu 20: Nguyên nhân nào làm cho Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh của nhiều cường quốc?
A. Có nguồn dầu mỏ dồi dào.
B. Có vị trí địa - chính trị quan trọng.
C. Là nơi có nhiều tôn giáo.
D. Tồn tại nền văn minh cổ đại rực rỡ.
Câu 21: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến nhiều tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan tăng cường hoạt động ở Tây Nam Á và Trung Á?
A. Có dầu mỏ và vị trí địa - chính trị quan trọng.
B. Có dầu mỏ và Hồi giáo cực đoan.
C. Đa sắc tộc và đa tôn giáo.
D. Tranh giành đất đai và nguồn nước ngọt.
Câu 22: Vấn đề nảy sinh lâu dài và cần được giải quyết ở Tây Nam Á là
A. dịch bệnh hoành hành.
B. xung đột sắc tộc, tôn giáo.
C. phân biệt chủng tộc.
D. nạn khủng bố.
Câu 23: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho khu vực Tây Nam Á và Trung Á mất ổn định và đói nghèo gia tăng?
A. Tranh giành đất đai, tài nguyên dầu mỏ, nguồn nước.
B. Sự can thiệp của các thế lực nước ngoài.
C. Sự xung đột tôn giáo, sắc tộc, đảng phái.
D. Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài.
Câu 24: Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột dai dẳng giữa Ixraen và Palextin là
A. tranh giành nguồn nước và đất đai.
B. bất đồng về tôn giáo và các tổ chức cực đoan.
C. tranh giành khai thác tài nguyên dầu mỏ.
D. sự can thiệp của thế lực bên ngoài.
Câu 25: Tây Nam Á là một bộ phận lãnh thổ thuộc châu Á gồm
A. 13 nước.
b. 20 nước
C. 15 nước.
D. 22 nước
Câu 26: Tây Nam Á là bộ phận lãnh thổ bao gồm
A. bán đảo A-ráp, cao nguyên I-ran và một số vùng đất tiếp giáp Địa Trung Hải, biển Ca-xpi, biển Đen.
B. bán đảo A-rap, cao nguyền Đê-can và một số đảo trong vịnh Péc-xich.
B. bán đảo Arap, bán đảo Xi-nai, cao nguyên Mô-zăm-bich và các đảo ở Địa Trung Hải.
D. bán đảo A-ráp, cao nguyên I-ran và một số đảo thuộc Ân Độ Dương.
Câu 27: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự 1 tiếp giáp của các châu lục nào sau đây?
A. Vị trí giáp châu Mĩ - châu úc - châu Phi.
B. Châu Á - châu Âu - châu Phi.
c. Châu Âu - châu Mĩ - châu Á.
D. Châu Á - châu Âu - châu úc.