SBT Địa lí 11 Bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á | Giải SBT Địa lí lớp 11

2.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 11 Bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 11 Bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

Câu 1 trang 23 SBT Địa lí 11: Trong các nước dưới đây, nước nào thuộc khu vực Tây Nam Á, nước nào thuộc khu vực Trung Á?
Ca-dắc-xtan, Áp-ga-ni-xtan, I-ran, A-rập Xê-Út, U-dơ-bê-ki-xtan, I-rắc, Tuốc-mê-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kì.

Trả lời:

- Các nước thuộc Tây Nam Á là: I-ran, A-rập Xê-Út,  I-rắc, Thổ Nhĩ Kì.

- Các nước thuộc Trung Á là: U-dơ-bê-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Ca-dắc-xtan và Tuốc-mê-ni-xtan.

Câu 2 trang 23 SBT Địa lí 11: Các câu dưới đây đúng hay sai?

SBT Địa lí 11 Bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Trả lời:

SBT Địa lí 11 Bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 2)

Câu 3 trang 23 SBT Địa lí 11: Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. ven Biển Đỏ.

B. ven biển Ca-xpi.

C. ven vịnh Péc-xich.

D. ven Địa Trung Hải.

Trả lời:

Tây Nam Á có tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên… ven vịnh Péc-xich.

Chọn C.

Câu 4 trang 24 SBT Địa lí 11: Quan sát biểu đồ sau:

SBT Địa lí 11 Bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 3)

Cho biết:

- Các khu vực tiêu thụ nhiều dầu: ........................................

- Các khu vực khai thác nhiều dầu: ........................................

- Khu vực nhập khẩu và khu vực xuất khẩu nhiều dầu thô:

+ Nhập khẩu: ........................................

+ Xuất khẩu: ........................................

Phương pháp giải:

Kĩ năng khai thác, nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

- Các khu vực tiêu thụ nhiều dầu: Bắc Mĩ, Đông Á, Tây Âu.

- Các khu vực khai thác nhiều dầu: Tây Nam Á, Bắc Mĩ, Nga.

- Khu vực nhập khẩu và khu vực xuất khẩu nhiều dầu thô:

+ Nhập khẩu: Đông Á, Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Nam Á, Đông Âu.

+ Xuất khẩu: Tây Nam Á, Nga, Trung Á.Đông Á, Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Nam Á, Đông Âu.

Câu 5 trang 25 SBT Địa lí 11: Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là

A. nguồn lao động thiếu hụt.

B. không có giống cây trồng phù hợp.

C. thiếu nguồn nước tưới.

D. khí hậu giá lạnh.

Trả lời:

Khí hậu Trung Á khô hạn, thiếu nước tưới cho phát triển nông nghiệp.

Chọn C.

Câu 6 trang 25 SBT Địa lí 11: Tây Nam Á và Tây Á có vị trí địa lí mang tính chiến lược là do

A. nằm ở nơi tiếp giáp của bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

B. nằm ở nơi tiếp giáp của bán cầu Đông và bán cầu Tây.

C. nằm ở nơi tiếp giáp của ba châu lục: Á, Âu, Phi.

D. nằm ở nơi tiếp giáp của ba đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Trả lời:

Vị trí địa lí nằm ở nơi tiếp giáp của ba châu lục: Á, Âu, Phi, có ý nghĩa mang tính chiến lược về tự nhiên-kinh tế-văn hóa-chính trị.

Chọn C.

Câu 7 trang 25 SBT Địa lí 11: Nêu những nguyên nhân chính dẫn đến sự tranh chấp, xung đột kéo dài tại khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

Trả lời:

Xung đột dai dẳng của người Ả - rập và Do thái, điển hình là những cuộc xung đột giữa I-xra-en với Pa-le-xtin. Nguyên nhân là do:

  + Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.

  + Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan.

Câu 8 trang 25 SBT Địa lí 11: Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ nguyên nhân

A. mâu thuẫn về tôn giáo.

B. mâu thuẫn trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế.

C. tranh giành nguồn nước.

D. tranh giành đất đai.

Trả lời:

Vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nổi bật lên là xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố. Vì vậy các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ nguyên nhân mâu thuẫn về tôn giáo.

Chọn A.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá