Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 11 Bài 2 Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa và hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế
- Trình bày được biểu hiện của khu vực hóa kinh tế và hệ quả của khu vực hóa kinh tế
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng các số liệu thống kê; sử dụng lược đồ.
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Hình ảnh một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
- Máy chiếu và các phương tiện khác
- Bản đồ thế giới
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước phát triển và đang phát triển.
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Em biết gì về chính sách bế quan tỏa cảng? Tác động của chính sách này tới kinht ế Việt Nam thời bấy giờ?
- Hiện nay, chính sách kinh tế của Việt Nam đã thay đổi như thế nào? Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về xu hướng toàn cầu hóa
Biết được các biểu hiện của toàn cầu hóa
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu nguyên nhân của toàn cầu hóa GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhiệm vụ: Hãy nêu các ví dụ để thấy rõ các biểu hiện của toàn cầu hóa, liên hệ với Việt Nam. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trong nhóm trao đổi để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định Gv nhận xét phần trình bày của các nhóm và kết luận từng biểu hiện của toàn cầu hóa |
Nội dung chính I. Xu hướng toàn cầu hóa. 1. Toàn cầu hóa về kinh tế |
Hoạt động 2. Tìm hiểu hệ quả của toàn cầu hóa
Hiểu và trình bày được hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Đọc mục II SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân hãy cho biết toàn cầu hóa đã mang lại những thời cơ nào? Tạo sao một số nước trên thế giới biểu tình chống toàn cầu hóa? - Việt Nam cần có những hành động nào để tiếp cận toàn cầu hóa hiệu quả nhất? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hai HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Một HS đại diện trả lời trước lớp. Các HS khác cho nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn kiến thức |
- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu xu hướng khu vực hóa kinh tế và hệ quả của nó
Trình bày được biểu hiện của khu vực hóa kinh tế và hệ quả của khu vực hóa kinh tế
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Hãy kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực mà em biết. - Giáo viên tổ chức cho HS tham gia một trò chơi nhỏ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS dành thời gian nghiên cứu nội dung bảng 2. Sau đó lên hoàn thành bảng Hướng dẫn. điền số lượng thành viên. Sắp xếp số dân và GDP từ vị trí cao đến thấp( thể hiện từ 1 đến 6) Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Liên hệ về mối quan hệ của Việt Nam trong tổ chức ASEAN. Giải thích vì sao VN phải gia nhập ASEAN. Từ đó nêu nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Mở rộng: có nhiều tổ chức không có vị trí địa lí gần nhau vẫn có thể liên kết với nhau. Vd: G7 gồm Anh, Hoa Kì, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Canada, Ý. GV đặt câu hỏi: Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN có những thuận lợi và thách thức nào? Từ câu trả lời của HS, GV nêu lên hệ quả của khu vực hóa kinh tế. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. |
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Xác định trên bản đồ thế giới một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chuẩn kiến thức
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng
- Trường hợp học sinh không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, giáo viên có thể yêu cầu tìm hiểu những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào toàn cầu hóa.
Phụ lục
Tên tổ chức |
Năm thành lập |
Các nước và vùng lãnh thổ thành viên |
Số dân |
GDP |
NAFTA |
1994 |
3 |
4 |
2 |
EU |
1957 |
27 (nay 26) |
3 |
3 |
ASEAN |
1967 |
10 |
2 |
4 |
APEC |
1989 |
20 |
1 |
1 |
MERCOSUR |
1991 |
4 |
5 |
5 |