23 câu Trắc nghiệm Bố của Xi-Mông có đáp án 2023 - Ngữ văn 9

Tải xuống 4 4.1 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Bố của Xi-Mông có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 23 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi Trắc nghiệm Bố của Xi-Mông có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 23 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Bố của Xi-Mông có đáp án - Ngữ văn 9:

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9

Bài giảng: Bố của Xi-mông

Bố của Xi-Mông

Câu 1: Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông trong đoạn trích là gì?

   A. Sống nghèo khổ, cô đơn

   B. Không có gia đình

   C. Không có bố

   D. Không có mẹ

Chọn đáp án: C

Câu 2: Nhân vật Phi-lip trong đoạn trích là người như thế nào?

   A. Luôn yêu thương và quan tâm đến những đứa trẻ tội nghiệp

   B. Muốn bỡn cợt với mẹ của Xi-mông

   C. Thích bỡn cợt với Xi-mông

   D. Chỉ muốn qua Xi-mông để gặp gỡ, tán tỉnh chị Blăng-sốt

Chọn đáp án: A

Câu 3: Phi-líp làm nghề gì?

   A. Thợ mỏ

   B. Thợ đóng tàu

   C. Thợ rèn

   D. Thợ đào vàng

Chọn đáp án: C

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là tâm trạng của chị Blăng sốt khi gặp bác Phi-lip?

   A. Lạnh lùng, căm ghét Phi-lip

   B. Bối rối, lạnh lùng

   C. Chua xót, tê tái

   D. Quằn quại vì hổ thẹn

Chọn đáp án: A

Câu 5: Nội dung tư tưởng nổi bật của đoạn trích Bố của Xi-mông là gì?

   A. Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang, cơ nhỡ

   B. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi

   C. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người

   D. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội

Chọn đáp án: C

Câu 6: Ý nào nói đúng về thái độ của tác giả qua đoạn trích trên?

   A. Phê phán sự lầm lỡ của Blăng-sốt

   B. Thương cảm cho nỗi bất hạnh của Xi-mông

   C. Phê phán sự trêu chọc ác ý của bạn bè Xi-mông

   D. Đề cao lòng nhân hậu, yêu thương con người

Chọn đáp án: B

Câu 7: Nhà văn nào sau đây là nhà văn Pháp viết truyện ngắn Bố của Xi-mông?

   A. Đô- đê

   B. Mô-li-e

   C. Mô- pa-xăng

   D. Ê-ren-bua

Chọn đáp án: C

Câu 8: Mô-pa-xăng sống vào giai đoạn lịch sử nào?

   A. Nửa đầu thế kỉ XIX

   B. Nửa đầu thế kỉ XX

   C. Nửa cuối thế kỉ XIX

   D. Nửa cuối thế kỉ XX

Chọn đáp án: A

Câu 9: Sắp xếp những nội dung dưới đây để hoàn thiện diễn biến của đoạn trích Bố của Xi-mông?

   A. Phi-líp gặp Xi-mông và hứa sẽ cho em một ông bố

   B. Xi- mông đến trường và nói với các bạn có bố tên là Phi-lip

   C. Phi-lip đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em

   D. Xi- mông buồn chán, tuyệt vọng, lang thang ra bờ sông

Chọn đáp án: D - > A -> C -> B

Câu 10: Nhân vật nào không xuất hiện trong đoạn trích Bố của Xi-mông?

   A. Bố của Xi-mông

   B. Bác Phi-lip

   C. Mẹ của Xi-mông

   D. Xi- mông

Chọn đáp án: A

Câu 11: Chi tiết Xi – mông “quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện” nằm ở phần nào của đoạn trích?

   A. Phần nói về nỗi tuyệt vọng của Xi-mông

   B. Phần nói về Phi-líp gặp Xi-mông

   C. Phần kể Phi-lip đưa Xi-mông về nhà

   D. Phần kể Xi-mông đến trường với niềm tin đã có một ông bố

Chọn đáp án: A

Câu 12: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau:

Chị Blăng- sốt, mẹ của Xi-mông là một phụ nữ….

   A. Khổ đau và cam chịu

   B. Lầm lỡ và hư hỏng

   C. Khổ đau và tự trọng

   D. Nghèo khổ và bất hạnh

Chọn đáp án: C

Câu 13: Tác giả bài văn Bố của Xi mông là nhà văn của nước nào?

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Thổ Nhĩ Kì

Câu 14: Ai là tác giả của bài văn Bố của Xi mông

   A. Đô- đê

   B. Mô-li-e

   C. Mô- pa-xăng

   D. Ê-ren-bua

Câu 15: Điều gì đã ảnh hưởng đến cảm xúc của Mô-pa-xăng để sáng tác ra tác phẩm Bố của Xi mông

A. Do kí ức khi tham gia cuộc chiến tranh Pháp - Phổ những năm 1870

B. Do tình cảnh gia đình quá éo le, khổ cực

C. Do một chuyến đi đến vùng đất mới mẻ

D. Do tình cảm từ chính gia đình của mình đã bồi đắp cảm xúc cho tác giả

Câu 16: Nhân vật Phi-líp được miêu tả như thế nào?

A. Dáng vẻ cao lớn, bộ râu đen, quăn và nhìn Xi mông nhân hậu

B. Dáng vẻ gầy guộc, chân tay dính đầy bụi bẩn

C. Là một người nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu

D. Một địa chủ với cái bụng to lớn, gương mặt dữ tợn, tay cầm điếu xì gà hút phì phèo 

Câu 17: Giá trị nghệ thuật nào được nhắc đến trong bài văn Bố của Xi mông

A. Nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn… là nét đặc sắc trong đoạn trích

B. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn

C. Truyện được kể theo trình tự diễn biến của các sự kiện tiếp nối nhau, không hể đảo ngược thời gian. Cách kể như vậy có vẻ đơn giản nhưng truyện vẫn hấp dẫn vì tác giả đã lựa chọn, sáng tạo những tình tiết bất ngờ mà hợp lí, có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ.

D. Tất cả các ý trên

Câu 18: Em biết gì về nhà văn Guy đơ Mò-pa-xăng (1850-1893)?

A. Nhà văn Pháp trong thế kỉ XIX.

B. Sự nghiệp văn chương: vài vở kịch, 6 tiểu thuyết, trên 300 truyện ngắn.

C. Văn của ông thấm nhuần một tinh thần nhân đạo cao đẹp.

D. Đúng tất cả.

Câu 19: Đoạn văn “Bố của Xi-mông” có thể chia làm 4 phần như sau, có đúng không?

(1) Xi-mông đau khổ, tuyệt vọng đi ra bờ sông.

(2) Xi-mông gặp chú Phi-líp và chú hứa cho em một ông bố.

(3) Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt mẹ em và nhân làm bố của em.

(4) Xi-mông đến trường, em tự hào nói với các bạn “Bố tao tên là Phi-líp”.

A. Chưa đúng.

B. Đúng.

Câu 20: Ý kiến sau đày nói lên ý nghĩa của bài văn “Bố của Xi-mông”, đúng hay sai?
Bài “Bố của Xi-mông” chứa chan tình nhân đạo. Trang văn của Mô-pa-xăng như khẽ nhắc mồi chúng ta phải biết thông cảm với những nỗi đau của bạn bè, biết mở rộng cánh tay nhân ái, thương yêu đùm bọc che chở đồng loại.

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 21: Những từ ngữ in đậm trong câu vãn sau là bộ phận gì trong câu?
“Ngày hôm sau, khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em. Và lúc tan học, khi thằng kia lại muốn trêu chọc, Xi-mông quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”.

A. Trạng ngữ chỉ thời gian.

B. Khởi ngữ.

C. Thành phần biệt lập tình thái.

D. Thành phần biệt lập gọi - đáp. 

Câu 22: Tại sao Xi-mông đau khổ muốn tự tử?

A. Bị các bạn chế giễu, trêu chọc là “không có bố”.

B. Bị các bạn xua đuổi, đánh đập hằng ngày.

C. Em cô đơn, đau khổ tuyệt vọng. 

D. Tất cả A, B, C.

Câu 23: Vì sao mà em bé Xi-mông lại không có bố?

A. Bố mẹ đã “chia tay” nhau.

B. Xi-mông là đứa con ngoài giá thú.

C. Xi-mông là đứa con nuôi của chị Blăng-sốt.

D. Xi-mông mồ côi bố.

 

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống