25 câu Trắc nghiệm Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) có đáp án 2023 - Ngữ văn 9

Tải xuống 4 2.7 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 25 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) có đáp án - Ngữ văn 9:

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) (ảnh 1)

 

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9

Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)

Câu 1: Câu “Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.” Chứa thành phần biệt lập nào?

   A. Gọi đáp

   B. Phụ chú

   C. Tình thái

   D. Cảm thán

Chọn đáp án: B

Câu 2: Câu “ Cõ lẽ trong thâm tâm, nó thầm tự nhủ sẽ cố gắng hơn vào kì thi sắp tới” sử dụng thành phần biệt lập nào?

   A. Thành phần tình thái

   B. Thành phần cảm thán

   C. Thành phần phụ chú

   D. Thành phần gọi đáp

Chọn đáp án: A

Câu 3: Câu “Ơi con chim chiền chiền/ Hót chi mà vang trời” sử dụng thành phần tình thái đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Chọn đáp án: B

Giải thích: Thành phần gọi đáp: ơi con chim chiền chiện

Câu 4: Cho câu “Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang dắt mấy đứa nhỏ sang đường” là câu gì?

   A. Câu đặc biệt

   B. Câu đơn

   C. Câu ghép

   D. Câu cầu khiến

Chọn đáp án: B

Câu 5: Câu nào có vị ngữ là tính từ?

   A. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.

   B. Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng.

   C. Xi mông lặng im một giây để ghi nhớ cái tên ấy trong óc.

   D. Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào má em.

Chọn đáp án: B

Câu 6: Quan hệ giữa các vế câu ghép sau là gì?

Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.

   A. Quan hệ nguyên nhân

   B. Quan hệ điều kiện

   C. Quan hệ tương phản

   D. Quan hệ nhượng bộ

Chọn đáp án: A

Câu 7: Dòng nào chưa phải là câu?

   A. Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc

   B. Trường tôi vừa được xây dựng khang trang

   C. Chiếc quạt quay suốt ngày đêm

   D. Con đường làng rợp mát bóng cây

Chọn đáp án: A

Câu 8: Câu “ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” thuộc kiểu câu gì?

   A. Câu đơn

   B. Câu đặc biệt

   C. Câu ghép

   D. Câu phức

Chọn đáp án: A

Câu 9: Câu “Sao mà mày hư vậy hả con?” được dùng với mục đích nói gì?

   A. Nghi vấn

   B. Cảm thán

   C. Tường thuật

   D. Cầu khiến

Chọn đáp án: B

Câu 10: Câu “Gió. Mưa. Não nùng.” Thuộc kiểu câu nào?

   A. Câu đơn

   B. Câu đặc biệt

   C. Câu ghép

   D. Câu phức

Chọn đáp án: B

Câu 11: Chuyển câu chủ động sau sang câu bị động

a, Nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa năm 1970.

b, Tại trung tâm thành phố người ta sẽ xây dựng khi mua sắm liên hợp.

c, Bàn tay khéo léo của cô tạo ra những bức tranh thêu thật đẹp mắt.

Đáp án:

a, Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được nhà văn Nguyễn Thành Long viết năm 1970.

b, Khu liên hợp mua sắm ở trung tâm thành phố được người ta xây dựng.

c, Những bức tranh thêu thật đẹp mắt được tạo ra từ bàn tay khéo léo của cô.

Câu 12: Câu “Sao không đi đi còn đứng mãi thế? được dùng với mục đích nói gì?

   A. Tường thuật

   B. Nghi vấn

   C. Cầu khiến

   D. Cảm thán

Chọn đáp án: B

Câu 13: Các thành phần chính của câu gồm những thành phần nào?

A. Vị ngữ

B. Chủ ngữ

C. Cả chủ ngữ và vị ngữ

D. Trạng ngữ

Câu 14: Dấu hiệu nhận biết chủ ngữ là gì?

A. Nêu lên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được thể hiện ở vị ngữ; trả lời cho câu hỏi “Ai?”, “Con gì?”, “Cái gì?”

B. Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”, “Làm sao?”, “Như thế nào?”, “Là gì?

C. Do người viết tự quy định

D. Không có dấu hiệu nhận biết khách quan

Câu 15: Có bao nhiêu thành phần biệt lập của câu?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 16: Chuyển câu chủ động sau sang câu bị động: "Nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa năm 1970."

A. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được nhà văn Nguyễn Thành Long viết năm 1970.

B. Nhà văn Nguyễn Thành Long cũng viết tác phẩm Lặng lẽ Sapa năm 1970.

C. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970 của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Câu 17: Dòng nào dưới đây chỉ toàn là các cụm danh từ?

A. Những chiếc mũ to tướng, đôi mắt đen vời vợi, nắng vàng

B. Một chiếc mũ to tướng, thấm vào da thịt, luồn trong áo, cao lênh khênh

C. Cao lênh khênh, che nắng, không để mưa hắt vào cổ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Khái niệm sau để chỉ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp: Chỉ nói những điều mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.

A. Phương châm về chất

B. Phương châm quan hệ

C. Phương châm cách thức

D. Phương châm lịch sự

Câu 19: Tìm khởi ngữ trong câu sau: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! ?

A. Còn mắt tôi

B. Còn

C. Anh lái xe bảo

D. Sao mà xa xăm

Câu 20: Thành phần được gạch chân trong câu sau:

“Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì…” thuộc thành phần gì trong câu?

A. Thành phần khởi ngữ

B. Thành phần phụ chú

C. Thành phần tình thái

D. Thành phần gọi-đáp

Câu 21: Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

A. Thành phần trạng ngữ

B. Thành phần bổ ngữ

C. Thành phần biệt lập tình thái

D. Thành phần biệt lập cảm thán

Câu 22: Thành phần phụ chú là gì?

A. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

B. Thành phần phụ được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang, sau dấu hai chấm.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 23: Từ in đậm trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động” thuộc từ loại nào?

A. Tính từ

B. Động từ

C. Danh từ

D. Trợ từ

Câu 24: Cho câu “tôi mặc một chiếc áo bằng tám da dê, vạt áo dài khoảng lưng chừng hai bắp đùi và một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê” có bao nhiêu quan hệ từ?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 25: Đáp án nào phía dưới chứa lượng từ?

A. Một chiếc áo bằng tấm da dê

B. Cái quần loe đến đầu gối bằng da dê

C. Lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân

D. Không có bít tất mà cũng chẳng có giầy

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống