Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Phép phân tích và tổng hợp có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 3 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 19 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Phép phân tích và tổng hợp có đáp án - Ngữ văn 9:
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9
Phép phân tích và tổng hợp
Câu 1: Trong đoạn văn trên có vị trí gì?
A. Triển khai ý chủ đề
B. Triển khai ý của câu
C. Kết lại ý chủ đề của đoạn văn
D. Nêu ra một ý chủ đề mới
Chọn đáp án: A
Câu 2: Trong câu văn cuối có vị trí gì?
A. Triển khai ý chủ đề
B. Triển khai ý của câu (3)
C. Kết lại ý chủ đề của đoạn văn
D. Nếu ra một ý chủ đề mới
Chọn đáp án: C
Câu 3: Câu cuối trong đoạn văn sử dụng phép lập luận nào?
A. Phân tích
B. Tổng hợp
C. Phân tích
D. Chứng minh
Chọn đáp án: B
Câu 4: Đoạn văn trên triển khai ý theo trình tự nào?
A. Từ cụ thể tới khái quát
B. Từ nguyên nhân tới kết quả
C. Từ chung đến riêng rồi từ khái quát, tổng hợp đến cụ thể
D. Từ quá khứ tới hiện tại, tương lai
Chọn đáp án: C
Câu 5: Phân tích là gì?
A. Là chẻ nhỏ vấn đề, làm đối tượng đó được so sánh, đối chiếu với các đối tượng khác
B. Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng
C. Phân tích có thể kết hợp với nhiều thao tác khác
D. Cả 3 ý trên
Chọn đáp án: B
Câu 6: Tổng hợp là phép lập luận như thế nào?
A. Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp
B. Tổng hợp là tập hợp phần thông tin mình sưu tầm, thu thập
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
Chọn đáp án: A
Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi?
Người ta vẫn quen nhìn thời gian như một định luật đưa tới già nua, tàn tạ, hủy diệt, nhưng không mấy ai nghĩ rằng chính nhờ có thời gian nên mới có tác động, hiện hữu, nảy sinh. Nếu không có thời gian thì sẽ không bao giờ có sự sống. Không có sự hình thành của trái đất, không có sự kết hợp của các phân tử thành các cơ thể đơn bào, rồi đa bào, không có sự xuất hiện của các loài cỏ cây, cầm thú, không có sự tiến hóa liên tục cho tới loài người, với bộ óc tinh vi sáng tạo. Đó là những thành quả của sự tiến hóa không ngừng của vạn vật, tức là thành quả thời gian.
Câu 7: Đoạn văn trên thuộc loại văn bản nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Chọn đáp án: B
Câu 8: Câu hỏi nào phù hợp để hỏi về nội dung của đoạn trích trên?
A. Thời gian là gì?
B. Thời gian có đặc điểm gì?
C. Thời gian được biểu hiện như thế nào?
D. Thời gian có vai trò, ý nghĩa gì?
Chọn đáp án: D
Câu 9: Ý nào sau đây không đúng khi nói về phép phân tích
A. Là phép lập luận trình bày những bộ phận, phương diện của một vấn đề
B. Người ta có thể dùng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,...
C. Tập hợp phần thông tin mình sưu tầm, thu thập
C. Trong phép phân tích, người ta có thể dùng cả phép lập luận giải thích. chững minh.
Câu 10: Trong Bàn về đọc sách, lí do nào sau đây không phải khi chọn sách mà đọc của tác giả:
A. Di sản tinh thần của con người ngày một phong phú, việc đọc sách ngày càng không dễ.
B. Số lượng sách nhiều, chất lượng lại khác nhau;
C. Vì thời gian của mỗi người còn dành cho làm việc, vui chơi
D. Có sách chuyên môn, có sách thường thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức lại có quan hệ với nhau.
Câu 11: Để phân tích làm rõ luận điểm: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn" thì lập luận nào sau đây không phù hợp
A. Học vấn là thành quả của nhân loại trong quá trình lao động sản xuất và trải nghiệm
B. Học vấn của nhân loại được lưu giữ qua những trang sách và truyền lại cho các thế hệ sau
C. Đọc sách chỉ giúp con người thư giãn, giải trí
D. Nếu không lưu lại thành quả trong quá khứ thì phải làm lại từ đầu, do đó, có tiến lên cũng là đi lùi lại.
Câu 12: Phép phân tích và tổng hợp được dùng trong văn bản nhằm:
A. Làm bài văn giàu giá trị biểu cảm
B. Cung cấp thêm thông tin cho người đọc
C. Làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng
D. Làm sự vật hiện tượng hấp dẫn hơn
Đáp án: C
- Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
Câu 13: Có thể vận dụng các biện pháp nào trong phân tích?
A. Có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu
B. Có thể vận dụng các biện pháp lập luận giải thích, chứng minh.
C. Có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Đáp án: C
- Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
Câu 14: Lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong đoạn văn?
A. Đầu đoạn văn
B. Giữa đoạn văn
C. Cuối đoạn văn
D. Bất kì vị trí nào.
Đáp án: C
- Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
Đọc Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”
Câu 15: Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Đáp án: B
- Văn nghị luận: Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái thộ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí, còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa. - Văn miêu tả: Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất. - Văn tự sự: Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện một ý nghĩa. - Văn biểu cảm: là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Câu 16: Đoạn văn trên nói về nội dung gì?
A. Khái niệm lòng biết ơn.
B. Đặc điểm của lòng biết ơn.
C. Những biểu hiện của lòng biết ơn.
D. Ý nghĩa của lòng biết ơn.
Đáp án: C
- Đoạn văn trên viết về những biểu hiện của lòng biết ơn.
Câu 17: Đoạn văn trên được trình bày theo hình thức nào?
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song hành
D. Tổng phân hợp
Đáp án: D
- Đoạn văn diễn dịch: Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. - Đoạn văn qui nạp: Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. - Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. - Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. - Đoạn văn trên viết theo hình thức tổng phân hợp.
Câu 18: Trong câu văn cuối có vai trò gì?
A. Triển khai ý chủ đề
B. Triển khai ý của câu trước nó
C. Kết lại ý chủ đề của đoạn văn
D. Nếu ra một ý chủ đề mới
Đáp án: C
- Câu cuối có nội dung kết lại chủ đề mà đoạn văn nói tới.
Câu 19: Câu cuối trong đoạn văn sử dụng phép lập luận nào?
A. Phân tích
B. Tổng hợp
C. So sánh
D. Chứng minh
Đáp án: B
- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- So sánh: làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
- Tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.