Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc lớp 9.
Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi 1 trang 24 SGK GDCD 9: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ ?
Trả lời:
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, nhất là khi tổ quốc lâm nguy thì tinh thần ấy lại càng sôi nổi và mạnh mẽ được thể hiện:
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu bảo vệ đất nước
+ Quyết tâm hi sinh vì đất nước
+ Mọi người tham gia kháng chiến, tăng gia sản xuất...
Trả lời:
- Phạm Sư Mạnh – dù là một quan lớn trong triều đình nhưng vẫn nhớ ơn, tôn trọng thầy giáo của mình.
- Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ.
=> Đó chính là truyền thống “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc ta.
Trả lời:
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào, như:
+ Truyền thống yêu nước;
+ Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;
+ Truyền thống đoàn kết;
+ Truyền thông nhân nghĩa;
+ Truyền thống cần cù lao động;
+ Truyền thống hiếu học;
+ Truyền thống tôn sư trọng đạo;
+ Truyền thống hiếu thảo...
- Các truyền thông về văn hoá (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam)
- Các truyền thông về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..)
- Những nghề truyền thống (nghề ươm tơ dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề khảm trai.._)
Trả lời:
- Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
Câu hỏi và bài tập ( trang 25 SGK GDCD 9)
Câu 1 trang 25 SGK GDCD 9:Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc ;
b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa ;
c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;
d) Không tôn trọng những người lao động chân tay ;
đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác ;
e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ;
g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ;
h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam ;
i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo ;
k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật,
l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.
Trả lời:
Các câu đúng: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l). Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống.
Câu 2 trang 25 SGK GDCD 9: Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc...) và giới thiệu để bạn bè cùng biết.
Trả lời:
Quê hương em có truyền thống làm bánh phu thê. Đây là một trong những loại bánh không thể thiếu trong những đám hỏi, đám cưới.
Tương truyền, bánh phu thê gắn với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là bánh phu thê. Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gửi cho chồng kèm theo lời nhắn:
“Từ ngày chàng bước xuống ghe
Sóng bao nhiêu đợt bánh rầu bấy nhiêu”.
Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó, người ta truyền nhau rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng, và thường hay có mặt trong tiệc cưới như một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ.
Có thể nói, Bánh phu thê không chỉ là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam mà còn hàm chứa trong đó triết lý âm dương của cả dân tộc.
Câu 3 trang 25 SGK GDCD 9: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ?
a) Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá ;
b) Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng;
c) Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào;
d) Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển;
đ) Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa ;
e) Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.
Trả lời:
Đáp án đúng: (a), (b), (c), (e). Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
Câu 4 trang 25 SGK GDCD 9: Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.
Trả lời:
Những việc làm mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn truyền thống tốt đep của dân tộc, của địa phương đó là:
+ Quét dọn khu di tích lịch sử
+ Tìm hiểu về các truyền thống của quê hương
+ Vận động các bạn trong lớp cùng tham gia các hoạt động vì cộng đồng tại địa phương
+ Xây dựng ý thức mọi người cùng bảo vệ các truyền thống tại địa phương.
+ Cố gắng chăm ngoan học giỏi để trở thành công dân có ích cho xã hội
+ Cùng đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập
+ Thăm và tưởng niệm các anh hùng đã hi sinh vì độc lập dân tộc
+ Tặng quà và thăm hỏi các thương bệnh binh ở địa phương….
Câu 5 trang 25 SGK GDCD 9: An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?”. Em có đồng ý với An không ? Vì sao ? Em sẽ nói gì với An ?
Trả lời:
- Em không đồng ý với ý kiến của An. Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).
- Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung... Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.