Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 24 (mới 2023 + 13 câu trắc nghiệm): Vùng biển Việt Nam

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 24: Vùng biển Việt Nam và 13 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 24: Vùng biển Việt Nam môn Địa Lí lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 24: Vùng biển Việt Nam Địa Lí lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam

ĐỊA LÍ 8 BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a) Diện tích, giới hạn

- Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông- đây là một vùng biển kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á.

- Vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam hay, chi tiết

b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển

- Chế độ gió: mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.

- Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100-1300mm.

- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

- Chế độ triều: Vùng biển ven bờ có nhiều chế độ triều khác nhau.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30-33‰.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam hay, chi tiết

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam

a) Tài nguyên biển

- Tài nguyên biển phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn về mặt kinh tế, quốc phòng, hóa học,…

- Tuy nhiên biển nước ta nhiều thiên tai: bão, sạt lở bờ biển,…

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam hay, chi tiết

b) Môi trường biển

- Ngày nay, một số vùng biển ven bờ của nước ta bị ô nhiễm, các nguồn lợi hải sản bị suy giảm.

Phần 2: 13 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam

Bài 24: Vùng biển Việt Nam

Câu 1: Trên biển Đông gió Đông Bắc thổi trong thời gian khoảng từ:

A. Tháng 11 đến tháng 4                 

B. Tháng 10 đến tháng 4

C. Tháng 9 đến tháng 3                   

D. Tháng 4 đến tháng 10

Lời giải:

Trên biển Đông gió Đông Bắc thổi trong thời gian khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đặc điểm Biển Đông giúp thiên nhiên nước ta:

A. Có sự phân hóa đa dạng.

B. Có sự khác nhau giữa các vùng.

C. Đa dạng về các loài sinh vật biển.

D. Có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.

Lời giải:

Đặc điểm Biển Đông giúp thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là:

A. muối.

B. sa khoáng.

C. cát.

D. dầu khí.

Lời giải:

Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là dầu khí. Hai bể lớn nhất hiện nay là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là:

A. Vịnh Hạ Long                         

B. Vinh Nha Trang

C. Vịnh Văn Phong                       

D. Vịnh Cam Ranh

Lời giải:

Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Chế độ thuỷ triều mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn trên biển Đông được coi là điển hình của thế giới thuộc:

A. Vịnh Bắc Bộ                          

B. Vịnh Thái Lan

C. Vịnh Cam Ranh                       

D. Vịnh Nha Trang

Lời giải:

Chế độ thuỷ triều mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn trên biển Đông được coi là điển hình của thế giới thuộc vịnh Bắc Bộ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Biểu hiện rõ nhất thể hiện tính nhiệt đới của Biển Đông là:

A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

B. Nhiệt độ nước biển đạt tiêu chuẩn nhiệt đới.

C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.

D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa

Lời giải:

Biểu hiện rõ nhất thể hiện tính nhiệt đới của Biển Đông là nhiệt độ nước biển đạt tiêu chuẩn nhiệt đới (biển ấm, nhiệt độ nước biển trung bình là 230C).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Biển Việt Nam có đặc điểm là:

A. Biển lớn, mở và nóng quanh năm

B. Biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm

C. Biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới gió mùa

D. Biển lớn, mở, mang tính chất nhiệt đới gió mùa

Lời giải:

Biển Việt Nam có đặc điểm là Biển lớn, tương đối kín và nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Chế độ thuỷ triều của vịnh Bắc Bộ thuộc loại:

A. Nhật triều không đều                    

B. Bán nhật triều đều

C. Nhật triều đều                         

D. Bán nhật không đều triều đều

Lời giải:

Chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Trên biển Đông có các dòng biển chảy theo mùa với các hướng:

A. Đông Bắc - Tây Nam vào mùa hạ và Tây Nam - Đông Bắc vào mùa Đông

B. Tây Bắc - Đông Nam vào mùa đông và Tây Nam - Đông Bắc vào mùa hạ

C. Đông Nam - Tây Bắc vào mùa hạ và Tây Bắc - Đông Nam vào mùa đông 

D. Đông Nam - Tây Bắc vào mùa đông và Tây Bắc - Đông Nam vào mùa hạ

Lời giải:

Trên biển Đông có các dòng biển chảy theo mùa: mùa đông hướng Tây Bắc - Đông Nam và mùa hạ hướng Tây Nam - Đông Bắc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trên biển Đông có 2 hướng gió thổi chính là:

A. Tây Nam và Đông Bắc

B. Tây Bắc và Đông Nam

C. Bắc và Đông Bắc                      

D. Nam và Tây Nam

Lời giải:

Trên biển Đông có 2 hướng gió thổi chính là hướng Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 9) và hướng Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Đặc điểm nào của biển Đông làm cho khí hậu nước ta có nhiều đặc tính khí hậu hải dương?

A. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa.

B. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu.

C. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp.

D. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín.

Lời giải:

Nước ta tiếp giáp với vùng biển Đông rộng lớn, biển Đông thuộc vùng biển nhiệt đới và nên có nhiệt độ cao, biển ẩm, vùng biển biến động theo mùa (do nằm trong vùng khí hậu gió mùa) với các dòng biển nóng - lạnh chảy theo mùa.

=> Nhờ vậy, biển Đông cung cấp một lượng hơi ấm lớn cho các khối khí qua biển, làm dịu bớt thời tiết lạnh khô vào mùa đông và nóng bức vào mùa hè.

=> Vậy, nhờ vào vùng biển rộng, nhiệt độ cao và có sự biến động theo mùa -> biển Đông đã làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống của cư dân ven biển là:

A. Tài nguyên du lịch biển.

B. Tài nguyên khoáng sản.

C. Tài nguyên hải sản.

D. Tài nguyên điện gió.

Lời giải:

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là tài nguyên hải sản. Phần lớn ngư dân vùng ven biển nước ta sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là ngành kinh tế chủ chốt gắn bó mật thiết với đời sống của ngư dân ven biển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?

A. Sinh vật.

B. Địa hình.

C. Khí hậu.

D. Cảnh quan ven biển.

Lời giải:

Trong các thành phần tự nhiên, khí hậu là yếu tố chịu ảnh hưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của biển Đông. Nhờ có Biển Đông mà khí hậu nước ta có tính chất hải dương, mùa đông bớt lạnh và mùa hè bớt nóng.

Đáp án cần chọn là: C

 

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống