Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vùng biển Việt Nam lớp 8.
Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời Câu hỏi 1 Mục 1 Trang 88 SGK Địa lí 8: Em hãy tìm trên hình 24.1 (SGK trang 87) vị trí các eo biển và các vịnh nêu trên.
Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?
Trả lời
- Trên hình 24.1:
+ Các eo biển: Ma-lắc-ca, Gas-pa, Ca-li-man-la, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan, Quỳnh Châu.
+ Các vịnh biển: vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ.
- Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2 tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin.
Trả lời Câu hỏi 2 Mục 1 Trang 89 SGK Địa lí 8: Quan sát hình 24.2 (SGK trang 88), em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào?
Trả lời
- Nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 7 cao hơn tháng 1.
- Biên độ nhiệt tháng 1 và tháng 7 nhỏ (tháng 1 có biên độ nhiệt cao hơn tháng 7).
- Vào tháng 1, nhiệt độ nước biển tầng mặt tăng dần từ bắc vào nam.
- Vào tháng 7, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc và phía nam giảm dần từ bờ ra ngoài khơi; còn ở vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nhiệt độ nước biển tầng mặt lại tăng dần từ bờ ra ngoài khơi.
Trả lời Câu hỏi 3 Mục 1 Trang 89 SGK Địa lí 8: Dựa vào hình 24.3 (SGK trang 89), em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào
Trả lời
Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính:
- Dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc.
- Dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.
Trả lời Câu hỏi 1 Mục 2 Trang 90 SGK Địa lí 8: Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào?
Trả lời
Một số tài nguyên vùng biển nước ta:
- Khoáng sản:
+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).
+ Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.
+ Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).
- Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.
- Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ...là cơ sở để phát triển ngành du lịch.
Trả lời Câu hỏi 2 Mục 2 Trang 90 SGK Địa lí 8: Hãy cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta?
Trả lời
Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là bão nhiệt đới, sạt lở bờ biển...
Trả lời Câu hỏi 3 Mục 2 Trang 90 SGK Địa lí 8: Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời
Chúng ta cần:
- Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...
- Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm hay khai thác trái phép tài nguyên biển.
- Quy hoạch hợp lí các vùng kinh tế ven biển, tránh đầu tư ồ ạt, không kiểm soát.
Câu hỏi và bài tập (trang 91 SGK Địa lí 8)
Trả lời
Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa:
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ gió: gió hướng tây nam chiếm ưu thế từ tháng 5 đến tháng 9, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300 mm/năm.
Trả lời
* Thuận lợi:
- Biển Đông mang lại cho nước ta nguồn ẩm dồi dào và lượng mưa lớn, đồng thời các khối khí qua biển làm giảm bớt tính chất khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết oi bức của mùa hạ, thuận lợi cho hoạt động sống và phát triển kinh tế của người dân.
- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
+ Khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất) với 8 bề trầm tích; ngoài ra có titan, cát thủy tinh, muối.
+ Hải sản: sinh vật vùng biển nhiệt đới đa dạng, năng suất sinh học cao với trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm,vài chục loài mực, các rạn san hô...Nhiều loài quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao: bào ngư, ngọc trai, cá thu, tôm hùm... thuận lợi cho khai thác hải sản biển. Vùng biển có diện tích mặt nước lớn, các cửa sông, đầm phá cung cấp diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có nhiều hòn đảo...thuận lợi để phát triển du lịch biển.
+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu => điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.
* Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
a) Diện tích, giới hạn
- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phân của Biển Đông.
- Biển Đông là một biển lớn, diện tích 3,447 triệu km2, tương đối kín, nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á.
- Biển Đông có 2 vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển
* Đặc điểm khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình khoảng 230C, biên độ nhiệt nhỏ, mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền.
- Mưa ít hơn trên đất liền, từ 1100 – 1300 mm/năm.
- Chế độ gió chia 2 mùa:
+) Từ tháng 10 – tháng 4: gió đông bắc.
+) Từ tháng 5 – tháng 11: gió tây nam.
* Đặc điểm hải văn:
- Dòng biển tương ứng với 2 mùa gió:
+) Dòng biển mùa đông hướng tây bắc – đông nam.
+) Dòng biển mùa hạ hướng tây nam - đông bắc.
- Dòng biển cùng các vùng nước trồi, nước chìm kéo theo sự di chuyển sinh vật biển.
- Chế độ thủy triều phức tạp, độc đáo và điển hình trên thế giới: nhật triều, bán nhật triều.
- Độ mặn bình quân 30 – 33 ‰.
c) Môi trường biển
- Tài nguyên vùng biển đa dạng: thủy sản, khoáng sản, giao thông, du lịch.
- Là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
- Vùng biển giàu tiềm năng nhưng cũng nhiều thiên tai nguy hiểm.
2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
- Tài nguyên biển đang bị suy giảm do khai thác quá mức, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm.
- Cần khai thác tiết kiệm, có quy hoạch và bảo vệ môi trường biển.