Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 17 (mới 2023 + 11 câu trắc nghiệm): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Tải xuống 9 6.6 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và 11 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) môn Địa Lí lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Địa Lí lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

ĐỊA LÍ 8 BÀI 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á

- Năm 1967, 5 nước: Thái Lan, In-đo-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

- Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng.

- Mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một công đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tác tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hay, chi tiết

2. Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội

- 3 nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a thành lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI.

- Sự hợp tác kinh tế - xã hội còn biểu hiển:

   + Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.

   + Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

   + Xây dựng các tuyến đường giao thông.

   + Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hay, chi tiết

3. Việt Nam trong ASEAN

- Năm 1995, Việt Nam là thành viên của ASEAN.

- Khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.

- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng có nhiều thách thức cần vượt qua.

Phần 2: 11 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Câu 1: Hiện nay, ASEAN gồm bao nhiêu thành viên?

A. 8

B. 9

C. 10

D. 11

Lời giải:

Đến năm 2009, ASEAN có tất cả 10 quốc gia thành viên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của ASEAN?

A. Nguyên tắc hợp tác ngày càng toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế

B. Nguyên tắc tự nguyện, các quốc gia tự nguyện tham gia vào liên kết khu vực.

C. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

D. Nguyên tắc tự do, các quốc gia tự do trao đổi tất cả các lĩnh vực với nhau.

Lời giải:

Nguyên tắc hoạt động của ASEAN bao gồm tự nguyên, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

=> “Nguyên tắc tự do, các quốc gia tự do trao đổi tất cả các lĩnh vực với nhau” không phải là nguyên tắc hoạt động của ASEAN

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Điều kiện cơ bản nhất để các nước trong ASEAN tiến hành hợp tác thuận lợi là?

A. Vị trí địa lí.

B. Khí hậu gió mùa

C. Vùng biển rộng lớn

D. Thành phần dân tộc tương đồng

Lời giải:

Các nước Đông Nam Á có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí: nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào)-> thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Sự hợp tác giữa các nước ASEAN không biểu hiện qua?

A. Nước phát triển giúp đỡ nước chậm phát triển

B. Tăng cường trao đổi hàng hóa

C. Tăng cường thu thuế đối với hàng hóa từ nước khác

D. Xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các quốc gia

Lời giải:

- Sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước ASEAN biểu hiện qua: nước phát triển giúp đỡ nước chậm phát triển, tăng cường trao đổi hàng hóa, xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các quốc gia. => loại đáp án A, B, D

- Sự hợp tác giữa các nước ASEAN không biểu hiện qua “Tăng cường thu thuế đối với hàng hóa từ nước khác” mà ngược lại có sự ưu đãi thuế để khuyến khích trao đổi, lưu thông hàng hóa trong khối (AFTA).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Đâu không phải là thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?

A. Khó khăn trong chuyển giao vốn và công nghệ từ nước khác

B. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế với các nước

C. Khác biệt về thể chế chính trị

D. Bất đồng ngôn ngữ và khác biệt về văn hóa

Lời giải:

- Những thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là: chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế với các nước, sự khác biệt về thể chế chính trị và bất đồng ngôn ngữ và khác biệt về văn hóa.

=> Loại đáp án B, C, D

- Thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN không bao gồm “khó khăn trong chuyển giao vốn và công nghệ từ nước khác” . Ngược lại việc Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nước ta thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển (ví dụ: Nhật, Singapo, Hàn Quốc..).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Ý nào sau đây không phải cơ sở để hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế

B. Sử dụng chung 1 loại tiền tệ

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới

D. Do sự tương đồng về địa lí, văn hóa xã hội giữa các nước

Lời giải:

- Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí: nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào)-> thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.

- Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng: văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông.

=> đây là cơ sở cho sự giao lưu hợp tác đối thoại giữa các nước trong khu vực  Đông Nam Á.

=> Nhận xét D đúng => Loại D

- Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn:  liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước; tăng cường sức mạnh liên kết vùng để tăng sức cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.

=> Nhận xét A, C đúng => Loại A, C

- Cơ sở để hình thành ASEAN không bao gồm “Sử dụng chung 1 loại tiền tệ” vì các nước trong khối có tiền tệ riêng của mình, chưa có đồng tiền chung nào được ban hành như EU.

=> Nhận xét B không đúng => Chọn đáp án B

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Hãy cho biết 5 nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là?

A. Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei

B. Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Indonesia

C. Indonesia, Việt Nam, Brunei, Myanmar, Thái Lan

D. Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan

Lời giải:

Năm 1967, 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc gồm: Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Tam giác tăng trưởng Xi-giô-ri là nơi phát triển kinh tế của 3 nước là:

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

B. Thái lan, Myanmar, Lào

C. Malaysia, Indonesia, Singapore

D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Malaysia

Lời giải:

Tam giác tăng trưởng Xi-giô-ri là nơi phát triển kinh tế của 3 nước là Malaysia, Indonesia, Singapore.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Cho đến năm 2015, quốc gia nào chưa gia nhập vào tổ chức ASEAN?

A. Philippines

B. Đông Timor

C. Lào

D. Campuchia

Lời giải:

Cho đến năm 2015, nước ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN là Đông Timor 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Việt Nam gia nhập ASEAN năm nào?

A. 1984

B. 1995

C. 1997

D. 1999

Lời giải:

Tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là

A. Đói nghèo.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Thất nghiệp và thiếu việc làm.

D. Mức độ ổn định chính trị.

Lời giải:

Sự ổn định về chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để các nhà đầu tư tiến hành đặt cơ sở sản xuất kinh doanh lâu dài ở các nước đang phát triển. Chính trị ổn định sẽ tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế diễn ra bình thường, đúng nhịp độ.

Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa phong phú đa dạng, nhiều màu sắc => đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp về tôn giáo, dân tộc ở các quốc gia thuộc khu vực này.

Ví dụ:

- Tại các quốc gia như Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Thái Lan là sự xung đột giữa những người theo Hồi giáo và những người theo Phật giáo, giữa những người theo Hồi giáo với những người theo Thiên chúa giáo.

- Vấn đề tranh chấp chủ quyền biên giới, đảo, vùng biển trên biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với các nước láng giềng: Việt Nam – Trung Quốc, Philippin – Trung Quốc…

=> Những vấn đề mâu thuẫn về tôn giáo, dân tộc diễn ra ở khu vực Đông Nam Á đã giảm tính ổn định chính trị ở khu vực này, tác động xấu đến môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: D

 

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống