Lý thuyết GDCD 9 Bài 13 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Tải xuống 5 2.2 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 5 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế môn GDCD lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế GDCD lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế:

GDCD 9 BÀI 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ

Phần 1: Lý thuyết GDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

I. Khái quát nội dung câu chuyện

* Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh :

- Thuộc lĩnh vực sản xuất, buôn bán.

- Vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả.

* Nhà nước ta qui định:- Mức thuế cao là để hạn chế ngành mặt hàng xa xỉ, ko cần thiết đối với đời sống của ND. (VD: ô tô, vàng mã lãng phí, rượu tây, thuốc lá ngoại

- Mức thuế thấp là khuyến khích sản xuất, kinh doanh những mặt hàng cần thiết đối với đời sống của ND.

(VD: SX quần áo, lúa gạo, lương thực thực phẩm, nước sạch, đồ dùng học tập...

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm

- Kinh doanh: Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận.

- Quyền tự do kinh doanh là công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh. Tuy nhiên người kinh doanh phải tuân theo qui định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước...

- Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung. (như an ninh, quốc phòng, nhà lương cho công chức nhà nước, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường…)

- Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của nhà nước.

Lý thuyết GDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế hay, chi tiết

Kinh doanh các loại mặt hàng

2.2. Trách nhiệm của công dân

- Trách nhiệm của công dân: Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế góp phần XD đất nước.

Phần 2: 10 Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Câu 1: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 5 năm.

B. Từ 2 – 3 năm.

C. Từ 2 – 4 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Đáp án D

Câu 2: Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào?

A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

B. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Đáp án C

Câu 3: Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, vàng mã, nước sạch, phân bón?

A. Thuốc lá điếu.

B. Xăng.

C. Nước sạch.

D. Phân bón.

Đáp án A

Câu 4: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm?

A. 5%.

B. 7%.

C. 9%.

D. Không mất thuế.

Đáp án D

Câu 5: Thuế có tác dụng là?

A. Ổn định thị trường.

B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

C. Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 6: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ?

A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ

B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp

C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu

Đáp án A

Câu 7: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là?

A. Kinh doanh.

B. Lao động.

C. Sản xuất.

D. Buôn bán.

Đáp án A

Câu 8: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?

A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

B. Quyền tụ do kinh doanh.

C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Đáp án B

Câu 9: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là?

A. Tiền.

B. Sản vật.

C. Sản phẩm.

D. Thuế.

Đáp án D

Câu 10: Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 2 năm.

B. Từ 2 – 3 năm.

C. Từ 2 – 5 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Đáp án D

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống