Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 17 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Tải xuống 10 1.6 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 10 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) môn Lịch sử lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) Lịch sử lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939):

LỊCH SỬ 8 BÀI 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Châu Âu trong những năm 1918 – 1929

1. Những nét chung

- Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng cúa Cách mạng tháng Mười Nga, châu Âu có nhiều biến đổi:

   + Xuất hiện 1 số quốc gia mới từ sự tan vỡ của đế quốc Áo- Hung và bại trận của Đức

   + 1918- 1923: kinh tế suy sụp, nền thống trị của giai cấp tư sàn không ổn định do cao trào cách mạng bùng nổ.

- 1924 -1929: chính quyền tư sản các nước dập tắt phong trào cách mạng, ổn định nền thống trị, phát triển nhanh về kinh tế.

2. Cao trào cách mạng 1918- 1923. Quốc tế Cộng sản thành lập.

a. Cao trào cách mạng 1918- 1923

* Nguyên nhân

- Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga.

* Cách mạng 11- 1918 ở Đức

- 1918 nước Đức bị khủng hoảng do bại trận.

- 9- 11- 1918 tổng bãi công nổ ra ớ Béc lin dẫn đến khởi nghĩa vũ trang. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập. Nhưng cuoojsu cùng thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản. Cách mạng tháng 11 – 1918 chỉ lật đổ chế độ quan chủ, thành lập nền cộng hòa tư sản.

- Ngoài cao trào cách mạng ở Đức, phong trào cách mạng cũng dâng lên mạnh mẽ ở Hung-ga-ri và các nước châu Âu khác => Nhiều đảng cộng sản được thành lập như Đảng Cộng sản Hung-ra-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920),...

b. Quốc tế Cộng sản

* Hoàn cảnh

- Cao trào cách mạng lên coa ở nhiều nước châu Âu nói riêng và trên thế giới nói chung, sự ra đời của các đảng cộng sản ở các nước đòi hỏi phải có một tooer chức quốc tế để ãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.

-Với những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga, ngày 2/3/1919. Quốc tế cộng sản được thành lập tại Mát-xco-va.

* Hoạt động (1919- 1943)

- Tiến hành 7 lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ.

- Tại đại hội II (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin, Bác Hồ tìm thấy ở đó con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam, theo hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Tại đại hội lần thứ VII (7- 1935), Quốc tế cộng sản xác định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của nhân dân thế giới, chủ tương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước để chống lại phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- 1943 tự giải tán do sự thay đổi của tình hình thế giới

* Công lao: thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

II. Châu Âu trong những năm 1929- 1939.

1. Cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới 1929- 1933 và những hậu quả của nó.

* Nguyên nhân:

- Khủng hỏang kinh tế thứa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924- 1929.

- Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản phát triển quá mức.

* Hậu quả: tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.

- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống

- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) hay, chi tiết

* Tác động đối với nước Đức

Khủng hoảng tán phá nghiệm trọng trong nước. Giai cấp tư sản đưa Hít-le lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm thủ tướng và sau đó biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.

2. Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh ( 1929 – 1933)

Trước nguy cơ phát xít và chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít lan rộng ở nhiều nước tư bản châu Âu:

- Ở Pháp: Đảng cộng sản Pháp kịp thời cổ động công nhân xuống đường đánh bại âm mưu lật đổ chính quyền thế lập chế độ phát xít. Tháng 6/ 1935, mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập bao đồm Đảng Cộng sản, Đảng Xã hôi và nhiều đảng phái, đoàn thể chính trị.

- 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử và lên cầm quyền. Chính ơhur mặt trận nhân dân Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ trong những năm 1936 – 1939.

- Ở Tây Ban Nha: tháng 2 năm 1936, mặt trận nhân dân cũng giành được thắng lợi trong tổng tuyển cử và chính phủ mặt trận nhân dân được thành lập.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Câu 1: Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ gì lớn nhất?

A. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp  

B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu  

C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động  

D. Một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ

Lời giải

Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 là

A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa

  B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923

C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929

D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu

Lời giải

Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống người lao động khiến cho hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với các nước châu Âu?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản  

B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản  

C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn  

  D. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Lời giải

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bao gồm:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

- Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.

- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn rã ở khắp các nước.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 không đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Do sự khác biệt về thái độ của các nước với trật tự Vécxai – Oasinhtơn

B. Do sự khác biệt về tiềm lực kinh tế

C. Do sự khác biệt về yếu tố lịch sử

D. Do mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ

Lời giải

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã xuất hiện 2 giải pháp, con đường khác nhau:

- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý sản xuất- Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập một nền cai trị cứng rắn- chế độ độc tài phát xít- nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính

*Nguyên nhân:

- Tiềm lực kinh tế: nhóm các nước tư bản dân chủ có một nền kinh tế vững chắc, hệ thống thuộc địa rộng lớn nên có thể san sẻ gánh nặng cho thuộc địA. Còn các nước phát xít không có hệ thống thuộc địa nền tiềm lực kinh tế sẽ bị hạn chế

- Thái độ với trật tự Vécxai – Oasinhtơn: các nước tư bản dân chủ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự Vécxai – Oasinhtơn nên muốn duy trì trật tự này. Còn các nước phát xít không được hưởng lợi nhiều, thậm chí còn bị bắt đền nặng nền từ hiệp ước Véc-xai nên muốn phá bỏ trật tự này

  - Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử: Anh là quê hương của chế độ đại nghị tư sản. Mĩ là quốc gia dân chủ nhất trong số các quốc gia dân chủ trên thế giới; Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại. Trong khi đó, cả Đức và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Italia đã phát xít hóa bộ máy chính quyền từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

=> Đáp án D: Mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa tư bản dân chủ có điểm khác nhau cơ bản là gì?

A. Nền chuyên chính của những phần tử phản động, hiếu chiến nhất của tư bản tài chính 

B. Nền thống trị bóc lột thậm tệ nhất đối với giai cấp công nhân.  

C. Bộ phận phản động nhất của tầng lớp tư bản tài chính  

D. Nền chuyên chính, khủng bố công khai chế độ cộng sản trên thế giới

Lời giải

- Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.

- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền không phải là sự thay thế một chính phủ tư sản này bằng một chính phủ tư sản khác, mà đó là sự thay thế của một nền thống trị kiểu dân chủ sang thống trị kiểu độc tài.

Trong khi đó, nền dân chủ Tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm cơ bản là:

- Nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số. 

  - Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lâp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 

- Do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị. 

- Được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu của toàn XH đó là chế độ áp bức bóc lột.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1923 là

A. Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị  

B. Kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn  

C. Kinh tế suy sụp, chính trị ổn định  

D. Đạt được sự phát triển về mọi mặt

Lời giải 

Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu đều lâm vào rơi vào tình trạng suy sụp về kinh tế, chính trị bất ổn do phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động dâng cao

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?

A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài  

B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân  

C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước  

D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Lời giải

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Thiết lập chế độ độc tài phát xít là cách giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của những quốc gia nào?

A. Đức, Áo- Hung  

B. Đức, Italia, Nhật Bản  

C. Đức, Italia, Áo- Hung  

D. Đức, Nhật Bản, Pháp.

Lời giải

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Đức, Italia, Nhật thiết lập một hình thức thống trị mới là chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong những năm 1924-1929 tình hình các nước tư bản châu Âu có điểm gì nổi bật?

A. Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị  

B. Kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn  

C. Kinh tế suy sụp, chính trị ổn định  

D. Đạt được sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị

Lời giải

Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy sụp về kinh tế của các nước châu Âu trong những năm 1918-1923 là

A. Cao trào cách mạng 1918-1923

B. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917

D. Tác động của cuộc khủng hoảng thừa

Lời giải

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho các nước châu Âu: sản xuất đình trệ, hàng hóa khan hiếm, giá cả leo thang. Châu Âu lâm vào một cuộc khủng hoảng thiếu trong những năm 1918-1923

Đáp án cần chọn là: B

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống