Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) | Giải VBT Lịch sử lớp 8

689

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 57, 58, 59 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bài tập 1 trang 57 Vở bài tập Lịch sử 8: Trong những năm 1918 - 1939, ở châu Âu có những nét nổi bật gì?

Điền dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.

☐ Xuất hiện một số quốc gia mới: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư....

☐ Kinh tế tiêu điều, khủng hoảng;

☐ Cách mạng bùng nổ ở nhiều nước;

☐ Các nước tư bản bước vào thời kì phát triển kinh tế nhanh chóng;

☐ Chính trị ổn định.

Trả lời:

☒ Xuất hiện một số quốc gia mới: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư....

☒ Kinh tế tiêu điều, khủng hoảng;

☒ Cách mạng bùng nổ ở nhiều nước;

Bài tập 2 trang 57 Vở bài tập Lịch sử 8: Dưới đây là bảng thống kê về sản lượng than và thép (Đơn vị: triệu tấn):

Năm

Nước

Than

Thép

1920

1929

1920

1929

Anh

233,0

262,0

9,2

9,8

Pháp

25,3

55,0

2,7

9,7

Đức

222,0

337,0

7,8

16,2

Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước nêu trên?

Trả lời:

- Sản xuất công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức từ năm 1920 đến 1929, tăng trưởng nhanh chóng, giữa các nước có sự tăng trưởng không đều. Trong đó, Đức tăng nhanh nhất, sản lượng than tăng 1,5 lần, thép tăng gấp đôi.

- Sản lượng than và thép có sự chênh lệch rất lớn. Trong khi sản lượng than lên đến hàng trăm triệu tấn, sản lượng thép cao nhất là ở Đức: 16.2 triệu tấn.

=> Cho thấy, sự phát triển, tăng trưởng không đều giữa ba nước Anh, Pháp, Đức.

Bài tập 3 trang 58 Vở bài tập Lịch sử 8: Vì sao cách mạng bùng nổ ở Đức năm 1918?

Đánh dấu x vào ô trống chỉ những nguyên nhân mà em cho là đúng:     

☐ Đức thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất;

☐ Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng;

☐ Nền kinh tế Đức phát triển nhanh chóng;

☐ Giai cấp tư sản Đức phát động phong trào cách mạng;

☐ Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.

Trả lời:

☒ Đức thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất;

☒ Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng;

☒ Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.

Bài tập 4 trang 58 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền năm thành lập của các Đảng Cộng sản sau:

- Đảng Cộng sản Đức:

- Đảng Cộng sản Hung-ga-ri:

- Đảng Cộng sản Pháp:

- Đảng Cộng sản Anh:

- Đảng Cộng sản I-ta-li-a:

Trả lời:

- Đảng Cộng sản Đức: tháng 12-1918

- Đảng Cộng sản Hung-ga-ri: 1918

- Đảng Cộng sản Pháp: 1920

- Đảng Cộng sản Anh: 1920

- Đảng Cộng sản I-ta-li-a: 1921

Bài tập 5 trang 58 Vở bài tập Lịch sử 8: Quốc tế Cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử nào?

Trả lời:

Quốc tế Cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh:

- Sau khi Quốc tế thứ hai tan rã (1914), phong trào đấu tranh của công nhân thế giới không còn được lãnh đạo bởi một tổ chức thống nhất.

- Cao trào cách mạng 1918 - 1923 phát triển mạnh mẽ. Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri, Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản Pháp,…

=> Sự phát triển của cao trào cách mạng đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.

=> Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản khai mạc tại Mát-xcơ-va.

Bài tập 6 trang 58 Vở bài tập Lịch sử 8: Tại sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất?

Trả lời:

Nói cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất, vì:

- Lớn nhất: đây là cuộc khủng hoảng thừa, xuất phát từ Mĩ rồi nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.

- Dài nhất: kéo dài 5 năm từ 1929 đến 1933, dài hơn so với bất cứ cuộc khủng hoảng nào khác.

- Gây thiệt hại nặng nề nhất:

+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

+ Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm.

+ Hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.

+ Nghiêm trọng nhất là dẫn tới sự hình thành chủ nghĩa Phát xít, đẩy loài người đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới

Bài tập 7 trang 59 Vở bài tập Lịch sử 8: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã để lại những hậu quả nào dưới đây? Điền dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:

☐ Công nghiệp phát triển nhanh chóng;

☐ Tàn phá nền kinh tế, kéo lùi sức sản xuất;

☐ Nạn thất nghiệp tăng;

☐ Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước;

☐ Làm dịu đi quan hệ quốc tế;

☐ Xuất hiện nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

Trả lời:

☒ Tàn phá nền kinh tế, kéo lùi sức sản xuất;

☒ Nạn thất nghiệp tăng;

☒ Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước;

☒ Xuất hiện nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

Bài tập 8 trang 59 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

- Giai đoạn 1918 - 1923:

- Giai đoạn 1924 - 1929:

- Giai đoạn 1929 - 1939:

Trả lời:

- Giai đoạn 1918 - 1923:

+ Các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận, đều bị suy sụp về kinh tế.

+ Diễn ra cao trào cách mạng của giai cấp công nhân, dẫn tới sự thành lập của hàng loạt các Đảng Cộng sản.

- Giai đoạn 1924 - 1929:

+ Chính quyền tư sản các nước được củng cố địa vị thống trị.

+ Nền kinh tế các nước Châu Âu được phục hồi và phát triển trở lại.

- Giai đoạn 1929 - 1939:

+ Các nước tư bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - chính trị - xã hội.

Bài tập 9 trang 59 Vở bài tập Lịch sử 8: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

Trả lời:

* Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức, vì:

- Đức có ít thuộc địa. Cần tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước, phát động chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

- Giai cấp tư sản Đức dung túng, thỏa hiệp với chủ nghĩa phát xít.

- Phong trào đấu tranh chống phát xít diễn ra thiếu mạnh mẽ, chưa quyết liệt.

- Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài ở Đức.

* Chủ nghĩa phát xít thất bại ở Pháp, vì:

- Pháp có nhiều thuộc địa, có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa và tiến hành các biện pháp cải cách trong nước.

- Phong trào đấu tranh chống phát xít diễn ra mạnh mẽ. Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập rất sớm (tháng 5/1935).

- Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, có xu hướng giải quyết khó khăn bằng biện pháp hòa bình, cải cách

Đánh giá

0

0 đánh giá