Giải Lịch Sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

720

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) lớp 8.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 Trang 88 SGK Lịch sử 8: Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức?

Trả lời:

Sản lượng than và thép của Anh, Pháp, Đức những năm 1920 - 1929 (Đơn vị: triệu tấn)

* Nhận xét:

- Sự phát triển của hai ngành kinh tế chủ yếu (than, thép) ở châu Âu thời điểm năm 1929 tăng trưởng nhanh chóng.

- Giữa các nước sự phát triển cũng không đều nhau, Đức vươn lên phát triển nhanh chóng nhất (1929)

Trả lời câu hỏi 2 Trang 89 SGK Lịch sử 8: Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì?

Trả lời:

* Kết quả:

- Lật đổ nền quân chủ, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.

- Trên cơ sở đó, tháng 12 - 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của Cách mạng Đức.

* Hạn chế:

- Cuộc cách mạng chỉ dừng lại ở tính chất dân chủ tư sản, vì cuối cùng mọi thành quả của cách mạng đều rơi vào tay giai cấp tư sản.

Trả lời câu hỏi 3 Trang 89 SGK Lịch sử 8: Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Cao trào cách mạng 1918-1923 phát triển mạnh mẽ. Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918) Đảng Cộng sản Đức (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920), Đảng Cộng sản I-ta-lia-a (1921),…

- Sự phát triển của cao trào cách mạng đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.

- Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản khai mạc tại Mát-xcơ-va.

Trả lời câu hỏi 1 Trang 90 SGK Lịch sử 8: Qua sơ đồ trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 - 1931?

Trả lời:

Tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh, cụ thể là sản xuất thép trong những năm 1929 - 1931 có sự đối lập nhau rất lớn.

- Sản xuất thép ở Anh xuống dốc một cách trầm trọng, và nhanh chóng từ giữa năm 1929. Đây là năm đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

- Trong khi đó, sản xuất thép ở Liên Xô lại có bước phát triển đi lên từ sau năm 1930.

Trả lời câu hỏi 2 Trang 90 SGK Lịch sử 8: Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức.

Trả lời:

- Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nghiêm trọng nước Đức.

- Để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền đã quyết định đưa Hít-le (thủ lĩnh Đảng Quốc xã ) lên cầm quyền, mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.

Trả lời câu hỏi 3 Trang 92 SGK Lịch sử 8: Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp?

Trả lời:

Nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp, vì:

- Đảng Cộng sản Pháp được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân đã kịp thời huy động nhân dân xuống đường đấu tranh, đánh bại lực lượng phát xít.

- Đồng thời, Đảng Cộng sản Pháp cũng đề ra cương lĩnh phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân.

=> Kết quả trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi.

Câu hỏi và bài tập (trang 92 sgk Lịch Sử 8)

Bài 1 Trang 92 SGK Lịch sử 8: Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 - 1929.

Trả lời:

Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 - 1929:

- Trong những năm 1918 - 1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và thất bại đều bị suy sụp về kinh tế.

- Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức).

- Hàng loạt các Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước tư bản châu Âu => Đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) được thành lập.

- Các nước tư bản củng cố nền thống trị và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng.

Bài 2 Trang 92 SGK Lịch sử 8: Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 - 1943?

Trả lời:

- Quốc tế cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

- Trong thời gian hoạt động (1919-1943), Quốc tế cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.

- Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi nhân dân các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

=> Như vậy, Quốc tế Cộng sản có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

Bài 3 Trang 92 SGK Lịch sử 8: Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu?

Trả lời:

Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Bài 4 Trang 92 SGK Lịch sử 8: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

Trả lời:

* Ở Đức:

- Chủ nghĩa phát xít ở Đức được giai cấp tư sản cầm quyền ủng hộ, dung túng bằng việc đưa Hít-le lên cầm quyền.

- Phong trào cách mạng ở Đức không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít.

- Giai cấp lãnh đạo ở Đức luôn có bản chất hung hăng, hiếu chiến, mong muốn thiết lập chủ nghĩa phát xít và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

* Ở Pháp:

- Đảng Cộng sản Pháp được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, kịp thời tập hợp các đảng phái, đoàn thể trong một mặt trận chung - mặt trận nhân dân Pháp.

- Những hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp mang tính tích cực, cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân.

Lý thuyết Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Châu Âu trong những năm 1918 – 1929

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi:

- Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và bại trận của nước Đức.

- Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa...).

- Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.

- Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.

II. Châu Âu trong những năm 1929 - 1939

- Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.

- Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng:

+ Một số nước tư bản như Anh, Pháp... tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội...
+ Một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị (thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Chế độ phát xít: Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới.

Đánh giá

0

0 đánh giá