Lý thuyết GDCD 9 Bài 1 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Chí công vô tư

Tải xuống 6 2.5 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 6 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 1: Chí công vô tư và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 1: Chí công vô tư môn GDCD lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 1: Chí công vô tư GDCD lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư:

GDCD 9 BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ

Phần 1: Lý thuyết GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư

I. Khái quát nội dung câu chuyện

* Câu chuyện 1

- Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào khả năng của từng người khi gánh vác công việc chung, chứ không vì tình thân mà tiến cử họ khi công việc không phù hợp.

- Tô Hiến Thành là người rất công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung.

* Câu chuyện 2

- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời, một con người dành trọn đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước.

- Chính nhờ phẩm chất cao đẹp đó, Bác đã nhận tình cảm của nhân dân đó là sự tin yêu, lòng kính trọng, sự khâm phục, lòng tự hào, sự gắn bó vô cùng gần gũi, thân thiết.

⇒ Ý nghĩa: Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh là 2 tấm gương tiêu biểu của những con người luôn hoạt động, làm việc cho lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc.

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm

- Chí công vô tư thể hện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

- Ví dụ: Lớp trưởng lớp công bằng khi báo cáo về tình hình của lớp; cô giáo chủ nhiệm lớp em khi nhận xét về từng bạn...

Lý thuyết GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư hay, chi tiết

Trong công việc cần phải đảm bảo công bằng, mọi người được hưởng quyền lợi như nhau.

2.2. Ý nghĩa

- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.

2.3 Cách rèn luyện

- Học sinh cần có thái độ ủng hộ, học tập và quý trọng người có phẩm chất chí công vô tư.

- Đấu tranh với những hành vi vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng khi giải quyết các công việc.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1: Chí công vô tư

Câu 1: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ?

A. Ông D là người Chí công vô tư.

B. Ông D là người trung thực.

C. Ông D là người thật thà.

D. Ông D là.người tôn trọng người khác.

Đáp án A

Câu 2: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?

A. Quân pháp bất vị thân.

B. Tha kẻ gian, oan người ngay.

C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Đáp án B

Câu 3: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?

A. Không thật thà.

B. Không thẳng thắn.

C. Không trung thực.

D. Không công bằng.

Đáp án D

Câu 4: Chí công vô tư có ý nghĩa là?

A. Đem lại lợi ích cho tập thể.

B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

C. Đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 5: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?

A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư.

B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

Đáp án D

Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tiết kiệm.

Đáp án C

Câu 7: Biểu hiện của chí công vô tư là ?

A. Không phân biệt nam hay nữ.

B. Không phân biệt giàu hay nghèo.

C. Không phân biệt tôn giáo.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 8: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?

A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.

B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.

C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 9: Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là ?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính Chí công vô tư.

Đáp án D

Câu 10: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Q là người không công bằng.

B. Q là người trung thực.

C. Q là người láu cá.

D. Q là người khiêm nhường.

Đáp án A

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống