Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 9 Bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:
SBT Địa lí 9 Bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số
a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện dân số nước ta, thời kì 1960 – 2011.
b) Qua biểu đồ nêu nhận xét về sự phát triển dân số nước ta thời kì 1960 – 2011.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DÂN SỐ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1960 - 2011
b) Nhận xét
- Nước ta có quy mô dân số đông: năm 2011, dân số là 87840 nghìn người.
- Trong giai đoạn 1960 - 2011, dân số nước ta có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau giữa các thời kì:
+ Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục từ năm 1960 - 2011: từ 30172 nghìn người (năm 1960) lên 87840 nghìn người (năm 2011). Tăng gấp 2,9 lần.
+ Trung bình, mỗi năm, dân số lại tăng thêm 1 triệu người
- Số dân thành thị nước ta năm 2010: 26515,9 nghìn người.
- Số dân nông thôn nước ta năm 2010: 60416,6 nghìn người.
- Tỉ lệ dân số thành thị ở nước ta năm 1999 là: 23,5%.
a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số thành thị so với số dân cả nước trong hai năm: 1999 và 2010.
b) Qua biểu đồ nêu nhận xét.
Trả lời:
a) Xử lí số liệu:
Tỉ lệ dân số nông thôn năm 1999 = 100% - 23,5% = 76,5%
Tỉ lệ dân số thành thị năm 2010 = số dân thành thị/(số dân thành thị +số dân nông thôn) x 100 = 30,5%
Tỉ lệ dân số nông thôn năm 2010 = 100% - 30,5% = 69,5%
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số thành thị so với số dân cả nước trong hai năm: 1999 và 2010.
b) Nhận xét
Nhìn chung, dân cư phân bố chủ yếu ở nông thôn, năm 2010 chiếm tới 69,5% trong khi dân thành thị chỉ chiếm 30,5%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1999 - 2010, tỉ trọng dân cư có sự thay đổi theo hướng:
- Dân số thành thị nước ta tăng từ năm 1999 đến năm 2010 và tăng thêm 7%. Tuy nhiên trong 10 năm tỉ lệ này vẫn còn thấp (30,5% - 2010).
- Dân số nông thôn nước ta giảm tỉ trọng và giảm 7% nhưng vẫn chiếm tỉ trọng rất cao (69,5% -2010).
a) Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ số giới tính theo các vùng nước ta, năm 2009.
b) Nhận xét.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét
Tỉ số giới tính có sự chênh lệch. Nhìn chung tỉ lệ nam ít hơn tỉ lệ nữ. Tuy nhiên, tỉ số giới tính không giống nhau giữa các vùng.
- Tỉ số giới tính chênh lệch nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên (102,45%), tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tỉ số giới tính chênh lệch ít nhất ở vùng Đông Nam Bộ (95,3%), Đồng bằng sông Hồng. Hai vùng này cũng là hai vùng có tỉ số giới tính chênh lệch thấp hơn mức trung bình cả nước.