Giải Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

2.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Dân số và gia tăng dân số lớp 9.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 7 SGK Địa lí 9:  Quan sát hình 2.1, nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.1.

Trả lời:

* Nhận xét tình hình tăng dân số nước ta:

- Dân số tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1954 – 2003: từ 23,8 triệu người lên 80,9 triệu người (tăng gấp 3,5 lần).

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: cả giai đoạn có xu hướng giảm nhưng còn nhiều biến động.

+ Giai đoạn 1954 – 1960: gia tăng tự nhiên tăng đột biến và cao nhất (từ 1,1% lên 3,9%).

+ Giai đoạn 1960 – 2003: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm từ 3,9% xuống 1,4%, nhờ kết quả của chính sách dân số.

* Gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh do:

- Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ nên số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên mặc dù giảm nhưng vẫn ở mức cao (trên 1%).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 8 SGK Địa lí 9: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?

Phương pháp giải:

Liên hệ những tác động tiêu cực về các mặt:

- Kinh tế

- Xã hội

- Môi trường

Trả lời:

Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

- Về kinh tế:

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế;

+ Việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và không hiệu quả,...

- Xã hội:

+ Gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…;

+ Gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm;

+ Gi tăng các tệ nạn xã hội,...

- Môi trường:

+ Cạn kiệt tài nguyên;

+ Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,...).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 8 SGK Địa lí 9: Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.

Phương pháp giải:

Liên hệ những tác động tích cực về các mặt:

- Kinh tế

- Xã hội

- Môi trường

Trả lời:

Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta:

- Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

- Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

- Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở… cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.

- Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 8 SGK Địa lí 9: Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước.
Bảng 2.1. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999 (%)

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu:

- Chỉ ra giá trị cao nhất/thấp nhất (số liệu).

- So sánh với cả nước (cao hơn hay thấp hơn).

Trả lời:

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất là: Tây Bắc (2,19%); thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (1,11%).

- Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước (1,43%) là: Tây Bắc (2,19%), Bắc Trung Bộ (1,47%), Duyên hải Nam Trung Bộ (1,46%), Tây Nguyên (2,11%)

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 9 SGK Địa lí 9: Dựa vào bảng 2.2, hãy nhận xét:

Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999.

Giải Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu:

- Nhận xét sự thay đổi của dân số nam và nữ trong cả giai đoạn (1979 - 1999): tăng/giảm, nhanh/chậm

- Nhận xét sự thay đổi của 3 nhóm tuổi trong cả giai đoạn (1979 - 1999).

Trả lời:

- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999:

+ Tỉ lệ nhóm dân số nam tăng trong cơ cấu dân số theo giới từ 48,5% (1979) lên 49,2% (1999).

+ Tỉ lệ nhóm dân số nữ giảm trong cơ cấu dân số theo giới từ 51,5% (1979) xuống 50,8% (1999).

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999:

+ Nhóm 0 - 14 tuổi: ngày càng giảm trong cơ cấu theo nhóm tuổi (năm 1979 là 42,5%, đến năm 1999 là 33,5%).

+ Nhóm 15 -59 tuổi tăng, từ 50,4% (1979) lên 58,4% (1999).

+ Nhóm trên 60 tăng nhẹ từ 7,1 % (1979) lên 8,1% (1999).

⟹ Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hóa

Câu hỏi và bài tập (trang 10 SGK Địa lí 9)

Bài 1 trang 10 SGK Địa Lí 9: Dựa vào hình 2.1 hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta.

Hình 2.1. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999 (%)

Trả lời:

Số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta:

* Số dân: năm 2002 số dân nước ta là 79,7 triệu người, đứng thứ  14 thế giới.

 * Tình hình gia tăng dân số của nước ta:

- Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1954 – 2003: từ 23,8 triệu người lên 80,9 triệu người (tăng gấp 3,5 lần).

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: có xu hướng giảm nhưng còn nhiều biến động

+ Giai đoạn 1954 – 1960: gia tăng tự nhiên tăng đột biến và cao nhất (từ 1,1% lên 3,9%).

  -> Đây là thời kì “bùng nổ dân số” ở nước ta.

+ Giai đoạn 1960 – 2003: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần nhờ kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (từ 3,9% xuống 1,4%).

Bài 2 trang 10 SGK Địa Lí 9: Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta.
Phương pháp giải
Kĩ năng phân tích, chứng minh: phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến các mặt kinh tế - xã hội và tài
nguyên môi trường
Trả lời:

* Ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

+ Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

+ Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.

+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp.

+ Chất lượng đời sống dân cư nâng cao, từ đó trình độ văn hóa (trình độ dân trí) cũng nâng lên.

+ Giảm bớt các tệ nạn xã hội.

* Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta:

 + Có nguồn lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động lớn.

 + Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 0-14 cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này.

+ Nơi có tỉ số giới tính cao sẽ có lực lượng lao động dồi dào, phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi sức khỏe.

Bài 3 trang 10 SGK Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.3. Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta, thời kì 1979 - 1999 (%)

Giải Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số (ảnh 2)

- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.

- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 -1999.

Phương pháp giải

- Công thức tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số:

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số (%) = (Tỉ suất sinh - Tỉ suất tử)/10.

- Vẽ biểu đồ:

Bước 1: Nhận dạng biểu đồ

Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 -1999 => Biểu đồ cột.

Bước 2: Vẽ biểu đồ

+ Trục tung thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số (%), trục hoành thể hiện năm.

+ Vẽ 2 cột lần lượt thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên năm 1979 và 1999.

+ Chú thích số liệu lên phía trên đỉnh cột đã vẽ.

+ Viết tên biểu đồ.

Trả lời:

- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm:

Bảng tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thời kì 1979 - 1999 (%)

Năm

1979

1999

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên

2,53

1,43

=> Nhận xét:

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta giai đoạn 1979 - 1999 giảm nhanh từ 2,53% xuống còn 1,43% (giảm 1,1%).

+ Tỉ suất tử giảm từ 7,2‰ xuống 5,6‰ nhờ những tiến bộ trong ngành y tế.

+ Tỉ suất sinh giảm từ 32,5‰ xuống còn 19,9‰ nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

- Vẽ biểu đồ:

Giải Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số (ảnh 3)

Biểu đồ tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 -1999 (%)

Lý thuyết Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

I. Số dân

- Năm 2019, dân số Việt Nam đạt 96,2 triệu người.

- Đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.

II. Gia tăng dân số

* Sự biến đổi dân số

- Hiện trạng:

+ Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.

+ Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.

+ Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.

- Nguyên nhân:

+ Hiện tượng “bùng nổ dân số”.

+ Gia tăng tự nhiên cao.

- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…

* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.

- Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:

+ Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên thấp.

+ Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên cao.

- Nguyên nhân:

+ Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

+ Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.

III. Cơ cấu dân số

* Theo tuổi

Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:

+ Tỉ lệ trẻ em (0 - 14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.

* Theo giới

Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:

+ Thấp ở nơi có các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.

+ Cao ở nơi có các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.

Sơ đồ tư duy dân số và gia tăng dân số

Giải Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số (ảnh 5)

Đánh giá

0

0 đánh giá