Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn

Tải xuống 18 1.6 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 18 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn và 34 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn môn Sinh học lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn Sinh học lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn

SINH HỌC 10 BÀI 31: VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn

I. Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng

1. Virut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ)

- Có khoảng 3000 loài.

- Virut kí sinh hầu hết ở vi sinh vật nhân sơ (xạ khuẩn, vi khuẩn,…) hoặc vi sinh vật nhân chuẩn (nấm men, nấm sợi,..)

- Virut gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh như sản xuất kháng sinh, sinh khối, thuốc trừ sâu sinh học, mì chính…

2. Virut kí sinh ở thực vật

- Có khoảng 1000 loài. Đa số các virut có bộ gen là ARN mạch đơn.

- Quá trình xâm nhập của virut vào thực vật:

+ Virut không tự xâm nhập được vào tế bào thực vật.

+ Đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng.

+ Một số virut xâm nhập qua vết xây sát, qua hạt phấn hoặc phấn hoa, giun ăn rễ hoặc nấm kí sinh.

- Đặc điểm cây bị nhiễm virut:

+ Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan sang các tế bào khác qua cầu sinh chất.

- Cách phòng bệnh do vi sinh vật:

+ Chọn giống cây sạch bệnh

+ Vệ sinh đồng ruộng.

+ Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

3. Virut kí sinh ở côn trùng

- Côn trùng trở thành vật chủ cho virut kí sinh

- Virut tồn tại trong cơ thể côn trùng trước và sau khi lây nhiễm vào cơ thể khác, khi đó côn trùng là ổ chứa.

- Virut xâm nhập qua đường tiêu hóa.

II. Ứng dụng của virut trong thực tiễn

- Ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học

- Sử dụng là thuốc trừ sâu

Phần 2: 34 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn

Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn

Câu 1: Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào?

A. Sự di chuyển của các bào quan

B. Qua các chất bài tiết từ bộ máy Golgi

C. Các cầu sinh chất nối giữa các tế bào

D. Hoạt động của nhân tế bào

Lời giải:

Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan sang các tế bào khác thông qua các cầu sinh chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Virut sau khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác thông qua…

A. Các khoảng gian bào.

B. Màng lưới nội chất.

C. Cầu sinh chất.

D. Hệ mạch dẫn.

Lời giải:

Sau khi nhân lên ở 1 tế bào, virus di chuyển qua các tế bào khác nhờ cầu sinh chất nối các tế bào và cứ thế lan rộng ra.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Vì sao virut không thể xâm nhập được vào tế bào thực vật mà phải thông qua các vết xước hay côn trùng đốt?

A. Vì tế bào thực vật có màng sinh chất dầy, không cho virut xâm nhập vào trong.

B. Vì tế bào thực vật có thành xenlulozo vững chắc, và không có các thụ thể.

C. Vì tế bào thực vật có khả năng tiết ra một số loại protein độc, ngăn chặn sự xâm nhập của virut.

D. Vì trên màng tế bào thực vật không có các thụ thể để virut nhận biết và bám vào.

Lời giải:

- Virut nhận diện được tế bào vật chủ kí sinh thông qua các thụ thể trên màng tế bào vật chủ.

- Ở tế bào thực vật, trong cấu trúc có thêm thành tế bào bằng xenlulozo ở ngoài cùng, không có các thụ thể. Do đó, virut không thể xâm nhập trực tiếp được vào thực vật mà phải thông qua các vết xước, vết đốt của côn trùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Virut thường không thể trực tiếp xâm nhập tế bào thực vật vì…

A. Thành tế bào thực vật rất bền vững.

B. Không có virut nào có thụ thể thích hợp.

C. Kích thước lỗ màng nhỏ.

D. Cả A và C.

Lời giải:

- Virut nhận diện được tế bào vật chủ kí sinh thông qua các thụ thể trên màng tế bào vật chủ.

- Ở tế bào thực vật, trong cấu trúc có thêm thành tế bào bằng xenlulozo ở ngoài cùng, không có các thụ thể. Do đó, virut không thể xâm nhập trực tiếp được vào thực vật mà phải thông qua các vết xước, vết đốt của côn trùng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Cho các biện pháp sau: 

I – Chọn giống cây sạch bệnh 

II – Phun thuốc trừ sâu sinh học 

III – Vệ sinh đồng ruộng. 

IV – Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh 

Số các biện pháp có thể áp dụng để phòng bệnh do virut gây ra trên thực vật là:

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Lời giải:

Hiện nay không có thuốc chống bệnh do virut gây nên ở thực vật. Để phòng bệnh do virut gây nên ở thực vật, có thể áp dụng các biện pháp:

I – Chọn giống cây sạch bệnh

III – Vệ sinh đồng ruộng.

IV – Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Biện pháp có thể áp dụng để phòng bệnh do virut gây ra trên thực vật là:

A. Chọn giống cây sạch bệnh

B. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh

C. Vệ sinh đồng ruộng.

D. Cả ba biện pháp trên

Lời giải:

Hiện nay không có thuốc chống bệnh do virut gây nên ở thực vật. Để phòng bệnh do virut gây nên ở thực vật, có thể áp dụng các biện pháp: Chọn giống cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?

A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut

B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut

C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng

D. Virut xâm nhập qua da của côn trùng

Lời giải:

- Cơ chế lan truyền: Côn trùng ăn phải lá cây có chứa virut, chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut.

- Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?

A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut

B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut

C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng

D. Cả A, B và C

Lời giải:

- Cơ chế lan truyền: Côn trùng ăn phải lá cây có chứa virut, chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut.

- Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Một số loại virut kí sinh trên côn trùng có thể tồn tại rất lâu bên ngoài cơ thể côn trùng vì:

A. Có khả năng kí sinh trên các vật chủ khác ngoài côn trùng.

B. Có vỏ bọc giúp chúng tránh được các yếu tố bất lợi của môi trường.

C. Có khả năng hình thành bào tử, tránh được các yếu tố bất lợi của môi trường.

D. Có hệ gen là ADN xoắn kép, bền vững, tồn tại được lâu trong môi trường.

Lời giải:

- Một số nhóm virut kí sinh trên côn trùng có vỏ bọc.

- Vỏ bọc giúp virut tránh được các yếu tố bất lợi trong môi trường, do đó có thể tồn tại lâu hơn ngoài cơ thể côn trùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Một số loại virut kí sinh trên côn trùng vẫn tồn tại được ở bên ngoài môi trường:

A. Có khả năng kí sinh trên các vật chủ khác ngoài côn trùng.

B. Có vỏ bọc giúp chúng tránh được các yếu tố bất lợi của môi trường.

C. Có khả năng hình thành bào tử, tránh được các yếu tố bất lợi của môi trường.

D. Có hệ gen là ADN xoắn kép, bền vững, tồn tại được lâu trong môi trường.

Lời giải:

- Một số nhóm virut kí sinh trên côn trùng có vỏ bọc.

- Vỏ bọc giúp virut tránh được các yếu tố bất lợi trong môi trường, do đó có thể tồn tại lâu hơn ngoài cơ thể côn trùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Dựa vào đặc điểm nào của virut phago để con người sử dụng chúng trong kĩ thuật chuyển gen?

A. Phago có tốc độ nhân lên rất nhanh trong tế bào vật chủ kí sinh.

B. Một số loại virut phago chứa các đoạn gen không quan trọng, có thể cắt bỏ và thay thế mà không ảnh hưởng đến quà trình nhân lên của chúng.

C. Phago có chứa các gen quy định các sản phẩm cần thiết cho con người.

D. Phago kí sinh trên vi khuẩn, là nhóm vi sinh vật sinh sản nhanh, dễ nuôi cấy để thu được sinh khối lớn.

Lời giải:

- Cấu trúc gen của phago có chứa các đoạn gen không quan trọng, có thể cắt bỏ và thay thế mà không ảnh hưởng đến quà trình nhân lên của chúng.

- Lợi dụng đặc điểm này, ta sử dụng phago trong kĩ thuật chuyển gen.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Trong kỹ thuật cấy gen , phagơ được sử dụng để :

A. Cắt một đoạn gen của ADN tế bào nhận

B. Nối một đoạn gen vào ADN của tế bào cho

C. Làm vật trung gian chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận

D. Tách phân tử ADN khỏi tế bào cho

Lời giải:

Cấu trúc gen của phago có chứa các đoạn gen không quan trọng, có thể cắt bỏ và thay thế mà không ảnh hưởng đến quà trình nhân lên của chúng => sử dụng làm vật trung gian chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Bệnh nào dưới đây không phải do virut gây ra?

A. Bại liệt

B. Sốt xuất huyết

C. Viêm não ngựa

D. Lang ben

Lời giải:

- Bệnh bại liệt do virut bại liệt gây ra

- Bệnh sốt xuất huyết do virut Đango (DHF)

- Bệnh Viêm não ngựa do virut viêm não ngựa

- Bệnh lang ben do vi nấm Pityrosporum orbiculaire gây ra

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Trong các bệnh được liệt kê sau đây, bệnh do virut gây ra là:

A. Viêm não Nhật bản

B. Thương hàn

C. Uốn ván

D. Dịch hạch

Lời giải:

Bệnh viêm não Nhật bản do virus gây ra.

Uốn ván, thương hàn, dịch hạch do vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Virut xâm nhập từ bên ngoài vào trong tế bào thực vật bằng con cách nào?

A. Sử dụng gai glicoprotein để phá vỡ thành xenlulozo để tiến hành xâm nhập tế bào thực vật.

B. Qua các vết chích của côn trùng hay các vết xước trên cây đã làm rách thành xenlulozo.

C. Xâm nhập bằng cách liên kết giữa thụ thể của virut với thụ thể của tế bào thực vật

D. Sử dụng dịch đặc biệt để phá vỡ thành xenlulozo và tiến hành xâm nhập.

Lời giải:

Tế bào thực vật có thành xenlulozo rất bền vững, virut không thể tự chui qua thành tế bào mà phải chủ yếu nhờ vào vết tiêm chích của côn trùng hoặc các vết xước…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Virut xâm nhập từ ngoài vào tế bào thực vật bằng cách nào sau đây ?

A. Tự virut chui qua thành xenlulôzơ vào tế bào

B. Qua các vết chích của c ôn trùng hay qua các vết xước trên cây

C. Cả a và b đều đúng

D. Cả a, b, c đều sai

Lời giải:

Virus không có khả năng tự xâm nhập vào tế bào thực vật mà phần lớn gây nhiễm do côn trùng khi chúng chích hoặc làm tổn hại cây. Cây bị bệnh có thể truyền cho thế hệ sau qua hạt. Số khác truyền qua vết xát do nông cụ gây ra.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Bệnh nào sau đây do virut gây ra, thông qua côn trùng sau đó xâm nhập vào người?

A. Bệnh cúm H5N1

B. Bệnh viêm gan B

C. Bệnh sốt rét

D. Bệnh sốt xuất huyết

Lời giải:

- Bệnh cúm H5N1 truyền từ chim sang người.

- Bệnh viêm gan B truyền từ người sang người qua đường máu.

- Bệnh sốt rét truyền từ người sang người qua muỗi nhưng do trùng sốt rét (động vật nguyên sinh) gây nên.

- Bệnh sốt xuất huyết do virut gây nên, qua muỗi truyền vào người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Bệnh nào sau đây do virut gây ra, thông qua chim sau đó xâm nhập vào người?

A. Bệnh cúm H5N1

B. Bệnh viêm gan B

C. Bệnh sốt rét

D. Bệnh sốt xuất huyết

Lời giải:

- Bệnh cúm H5N1 truyền từ chim sang người.

- Bệnh viêm gan B truyền từ người sang người qua đường máu.

- Bệnh sốt rét truyền từ người sang người qua muỗi nhưng do trùng sốt rét (động vật nguyên sinh) gây nên.

- Bệnh sốt xuất huyết do virut gây nên, qua muỗi truyền vào người.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Virut Dengue gây nên bệnh sốt xuất huyết, kí sinh trên muỗi sau đó xâm nhập vào người. Trong trường hợp này, muỗi được gọi là:

A. Vật chủ

B. Ổ chứa

C. Vật chủ trung gian

D. Cả B và C đều đúng

Lời giải:

Virut kí sinh trên côn trùng được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm virut kí sinh và gây bệnh trên côn trùng, khi đó côn trùng là vật chủ.

+ Nhóm virut kí sinh trên côn trùng, sau đó thông qua côn trùng xâm nhập vào người và vật chủ, khi đó côn trùng là ổ chứa hay trung gian truyền bệnh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Virut gây nên bệnh truyền nhiễm trên người, thông qua vết muỗi đốt xâm nhập vào người. Trong trường hợp này, muỗi được gọi là:

A. Vật chủ

B. Ổ chứa

C. Vật chủ trung gian

D. Tác nhân gây bệnh

Lời giải:

Virut gây nên bệnh truyền nhiễm trên người, thông qua vết muỗi đốt xâm nhập vào người. Trong trường hợp này, muỗi được gọi là: Vật chủ trung gian

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Inteferon có chức năng nào sau đây?

A. Chống virut

B. Chống sâu hại lúa

C. Tăng cường khả năng sinh sản

D. Làm giảm khả năng miễn dịch

Lời giải:

Inteferon là protein đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Inteferon có những khả năng nào sau đây?

A. Chống virut

B. Chống tế bào ung thư

C. Tăng cường khả năng miễn dịch

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Inteferon là protein đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Điều nào sau đây không đúng về gen Inteferon (IFN)?

A. Tế bào của người có gen IFN

B. Hệ gen của phago λ không chứa gen IFN

C. Có thể sử dụng kĩ thuật di truyền để gắn gen IFN vào hệ gen của virut

D. Trong sản xuất inteferon, người ta gắn gen IFN vào hệ gen của vi khuẩn

Lời giải:

IFN là gen ở người dùng để chế tạo ra inteferon – 1 loại protein đặc biệt có nhiều tác dụng lớn. Người ta sử dụng hệ gen vùng không quan trọng của phagơ λ và sử dụng kĩ thuật di truyền để gắn gen IFN với hệ gen của phagơ λ. Sau đó, cho xâm nhập vào tế bào E.coli.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Điều nào sau đây đúng về gen Inteferon (IFN)?

A. Tế bào của người có gen IFN

B. Có thể sản xuất inteferon bằng công nghệ sinh học.

C. Có thể sử dụng kĩ thuật di truyền để gắn gen IFN vào hệ gen của virut

D. Cả A, B và C

Lời giải:

IFN là gen ở người dùng để chế tạo ra inteferon – 1 loại protein đặc biệt có nhiều tác dụng lớn. Người ta sử dụng hệ gen vùng không quan trọng của phagơ λ và sử dụng kĩ thuật di truyền để gắn gen IFN với hệ gen của phagơ λ. Sau đó, cho xâm nhập vào tế bào E.coli.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Nhóm virut nào sau đây được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

A. Phago

B. Dengue

C. Baculo

D. Polio

Lời giải:

- Phago là nhóm virut kí sinh trên vi khuẩn.

- Dengue là virut gây nên bệnh sốt xuất huyết, Polio là virut gây nên bệnh viên não Nhật Bản.

- Baculo là virut kí sinh trên nhóm côn trùng ăn lá cây, được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Nhóm virut kí sinh trên côn trùng thường được ứng dụng trong?

A. Sản xuất thực phẩm

B. Sản xuất thuốc kháng sinh

C. Làm sạch môi trường

D. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

Lời giải:

Nhóm virut kí sinh trên côn trùng thường được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học vì virut có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Điều nào sau đây là đúng về thuốc trừ sâu từ virut?

A. Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virut

B. Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt virut

C. Là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định.

D. Là chế phẩm gồm những hợp chất là protein mà các protein này được tạo nên từ những gen thuộc hệ gen của virut

Lời giải:

Thuốc trừ sâu từ virut là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định; chế phẩm này được sử dụng làm thuốc trừ sâu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Thuốc trừ sâu từ virut là chế phẩm chứa?

A. Virut

B. Vi khuẩn 

C. Nấm.

D. Hợp chất protein

Lời giải:

Thuốc trừ sâu từ virut là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định; chế phẩm này được sử dụng làm thuốc trừ sâu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về các đặc tính ưu việt của thuốc trừ sâu sinh học:

A. Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số nhóm sâu nhất định, không gây hại cho người, động vật và côn trùng có ích.

B. Có thể tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.

C. Tiêu diệt nhanh, hiệu quả tất cả các loại sâu gây hại.

D. Dễ sản xuất, hiệu quả cao, giá thành thấp.

Lời giải:

Đúng. Vì mỗi loại virut có một hoặc một nhóm vật chủ tương ứng (tính đặc hiệu)

Đúng. Do các loại virut này có vỏ bọc, giúp tránh được các yếu tố bất lợi của môi trường.

Sai. Vì mỗi loại thuốc trừ sâu sinh học chỉ có tác dụng với một nhóm sâu nhất định, thường là nhóm sâu ăn lá.

Đúng.

Đáp án cần chọn là: C

 

Xem thêm
Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn (trang 1)
Trang 1
Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn (trang 2)
Trang 2
Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn (trang 3)
Trang 3
Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn (trang 4)
Trang 4
Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn (trang 5)
Trang 5
Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn (trang 6)
Trang 6
Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn (trang 7)
Trang 7
Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn (trang 8)
Trang 8
Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn (trang 9)
Trang 9
Sinh học 10 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống