Lý thuyết GDCD 11 Bài 8 (mới 2023 + 14 câu trắc nghiệm): Chủ nghĩa xã hội

Tải xuống 9 5.2 K 27

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 11 Bài 8: Chủ nghĩa xã hội đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 8: Chủ nghĩa xã hội và 14 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 8: Chủ nghĩa xã hội môn GDCD lớp 11 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 8: Chủ nghĩa xã hội GDCD lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 11 Bài 8: Chủ nghĩa xã hội:

GDCD 11 BÀI 8: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Phần 1: Lý thuyết GDCD 11 Bài 8: Chủ nghĩa xã hội

1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa

- Giai đoạn đầu:

   + Kinh tế phát triển

   + Lực lượng sản xuất phát triển tới giới hạn

   + Nguyên tắc phân phối “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

- Giai đoạn sau:

   + Kinh tế phát triển mạnh mẽ

   + Lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng

   + Của cải dồi dào

   + Nguyên tắc phân phối” làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

⇒ XHCSCN là quá trình phát triển lâu dài qua 2 giai đoạn cơ bản, trong đó CNXH là giai đoạn đầu của XHCNCS.

b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam.

- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh

- Do nhân dân lao động làm chủ

- KT phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.

- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau.

- Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

2. Quá độ lên CNXH ở nước ta

a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam

- Hai hình thức quá độ:

   + Qúa độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH

   + Qúa độ từ XH tiền TB lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN.

- Tính tất yếu đi lên CNXH:

   + Việc làm đúng đắn

   + Phù hợp với điều kiện lịch sử

   + Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân

   + Phù hợp với xu thế của thời đại.

b. Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta

- Chính trị: Vai trò lãnh đạo của ĐCS, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

- Kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Văn hóa: Tồn tại nhiều loại, khuynh hướng khác nhau, tồn tại tư tưởng lạc hậu, phản động.

- Xã hội: Có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, đời sống các vùng chưa đều, tệ nạn xã hội…

⇒ Những đặc điểm trên hiện nay đang tồn tại những có những cái tốt ta nên phát huy, những yếu tố cổ, lạc hậu không phù hợp ta cần loại bỏ, để sớm đưa đất nước ta lên CNXH.

Phần 2: 14 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 11 Bài 8: Chủ nghĩa xã hội

Câu 1: Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp xu thế phát triển của thời đại và nguyện vọng của

A. Thế giới.

B. Dân tộc.

C. Nhân dân.

D. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Đáp án:

Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ này bằng chế độ khác tiến bộ hơn là gì?

A. Sự phát triển về văn hóa.

B. Sự phát triển về kinh tế.

C. Sự phát triển về an ninh quốc phòng.

D. Sự phát triển về giáo dục.

Đáp án:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ này bằng chế độ khác tiến bộ hơn là do sự phát triển của kinh tế, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: V.I. Lê nin viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển

A. Phong kiến.

B. Chiếm hữu nô lệ.

C. Xã hội chủ nghĩa.

D. Tư bản chủ nghĩa.

Đáp án:

V.I. Lê nin viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Đảng và Nhà nước ta đã xác định một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội

A. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ.

B. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

C. Dân giàu, nước mạnh, lực lượng sản xuất tiến bộ.

D. Dân giàu, nước mạnh, bình đẳng, đoàn kết.

Đáp án:

Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đã xác định một trong những đặc trưng của CNXH ở nước ta là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ

A. Toàn diện.

B. Gián tiếp.

C. Trực tiếp.

D. Lâu dài.

Đáp án:

Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến CNXH, đó là điều không thể tránh khỏi” và đều trải qua một thời kì quá độ, mà trong đó hình thức quá độ trực tiếp là đi từ CNTB lên CNXH.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tiền tư bản tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ

A. Toàn diện.

B. Lâu dài.

C. Trực tiếp.

D. Gián tiếp.

Đáp án:

Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến CNXH, đó là điều không thể tránh khỏi” và đều trải qua một thời kì quá độ, trong đó hình thức quá độ gián tiếp là các nước từ xã hội tiền tư bản đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tế độ TBCN.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Nhà nước nhân dân lao động làm chủ.

B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

D. Sẵn sàng gây hấn với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.

Đáp án:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, chú trọng xây dựng các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định có mấy hình thức quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án:

Chủ nghĩa Mac – Lênin khẳng định có hai hình thức quá độ: Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH và quá độ từ XH tiền tư bản lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường nào?

A. Đi lên chế độ chủ nghĩa tư bản.

B. Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

C. Bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội

D. Không đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đáp án:

Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Tại sao Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản?

A. Mang lại nền độc lập thực sự cho đất nước.

B. Giúp giai cấp thống trị được phát triển toàn diện.

C. Mang cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến cho giai cấp thống trị.

D. Các quốc gia khác cũng làm như vậy.

Đáp án:

Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN vì chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự được độc lập.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN không phải vì

A. Mang lại độc lập thực sự cho đất nước.

B. Xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột cho nhân dân.

C. Tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện phát triển toàn diện.

D. Mang lại tự do, dân chủ cho tầng lớp thống trị.

Đáp án:

Đảng và nhân dân ta lựa chọn đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN vì:

+ Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự độc lập.

+ Đi lên CNXH mới xóa bỏ được áp bức, bóc lột.

+ Đi lên CNXH mới có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc, mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện

Đáp án cần chọn là: D

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống