Sơ đồ tư duy bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (năm 2023) dễ nhớ - Ngữ văn lớp 11

Tải xuống 9 5.8 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu sơ đồ tư duy bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền hay nhất, gồm 9 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sơ đồ tư duy bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 11:

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

A. Sơ đồ tư duy Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Sơ đồ tư duy Người cầm quyền khôi phục uy quyền

B. Tìm hiểu bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

I. Tác giả

- Vich-to Huy-gô (1802-1885) nhà văn thiên tài nước Pháp; danh nhân VH thế giới, người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động vì sự tiến bộ của con người.

- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay.

- Bản thân:

+ Thời thơ ấu: trải qua nhiều đau khổ do gia đình mâu thuẫn.

+ Ông sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng

+ Là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực

- Ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại

-Sự nghiệp

+ Sáng tác và cuộc đời gắn với thế kỉ XIX thế kỉ đầy bão tố cách mạng.

+ Nghệ sĩ toàn diện, sáng tác 3 thể loại:

Tiểu thuyết: Những người khốn khổ (1862), Nhà thờ đức bà Pari (1831)

Thơ: Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)

Kịch: Héc-na-ni (1830)

=> Tác phẩm thể hiện lòng thương yêu bao la đối với những người dân lao động nghèo khổ. Là cây đại thụ, nhà văn lớn của nước Pháp và nhân loại thế kỉ XIX

=> Được công nhận danh nhân văn hóa thế giới 1985.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ:

Người cầm quyền khôi phục uy quyền" được trích trong tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng "Những người khốn khổ".

2. Hoàn cảnh sáng tác

+ Ngay từ 1829,V.Huy-gô đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai. Sau năm 1830 Huy-gô đặc biệt chú ý đến các vấn đề xã hội (phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, những bất công xã hội, sự sa đoạ của con người). Huy-gô bắt tay vào việc sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào năm 1840, thoạt đầu gọi là “Những cảnh cùng khổ” và hoàn thành nó vào năm 1861.

+ Được xuất bản năm 1862.

3. Tóm tắt tác phẩm.

Người phụ nữ Phăng-tin bị Gia-ve bắt giam cầm, nhờ có Ma- đơ- le (Giăng Van-giăng) cứu giúp đưa vào bệnh xá để chữa trị. Trong lúc cứu giúp Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra tòa tự thú để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Chính vì lẽ đó, Giăng Van-giăng đến bệnh xá để từ giã Phăng-tin lần cuối. Không may, Gia- ve theo dõi và đi đến bệnh xá nơi Phăng-tin nằm và canh chừng Giăng Van-giăng. Thấy Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin cứ nghĩ rằng hắn đến bắt chị nên đã rất sợ hãi. Giăng Van-giăng đã cầu xin Gia-ven cho mình thời gian để tìm ra con của Phăng-tin nhưng chẳng những hắn không đồng ý mà còn buông lời nhục mạ cay nghiệt. Nghe thấy những lời lẽ nhục mạ thô tục ấy , Phăng-tin vốn đang bệnh nặng đã tắt thở ngay tại giường. Giăng Van-giăng bất ngờ trước cái chết đột ngột ấy, ông cạy tay Gia-ve ở cổ áo mình và đi đến bên giường sắt, lăm lăm cầm một thanh giường cũ kĩ trên tay. Gia- ven thấy vậy vô cùng sợ hãi, lùi lại phía sau, hắn muốn đi gọi lính đến giúp nhưng lại sợ chàng chạy thoát nên chẳng biết làm gì hơn. Giăng Van-giăng từ từ tiến đến gần gã Gia-ven và nói: giờ thì tôi thuộc về anh.

4. Bố cục:

+ Phần một: từ đầu đến…chị rùng mình. => Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền

+ Phần hai: Tiếp đó đến Phăng-tin đã tắt thở. => Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền

+ Phần ba: còn lại. => Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.

5. Giá trị nội dung:

- Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền bằng ánh sáng của tình thương và nhem nhóm niềm tin vào tương lai

6. Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng hình tượng tương phản, cốt truyện đầy kịch tính

III. Dàn ý phân tích tác phẩm

* Sự đối lập giữa hai nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng

a. Khi Gia – ve đến bắt Giăng Van-giăng dưới dự chứng kiến của Phăng-tin:

- Chân dung:

* Nhân vật Gia – ve

Giọng nói: man rợ, "điên cuồng như tiếng thú gầm".

Cặp mắt"nhìn như cái móc sắt từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ, đi thấu vào xương tủy".

Cái cười "ghê tởm phô tất cả hai hàm răng" Dùng từ thô lỗ, đầy vẻ khinh miệt, ác ý, độc địa.

=> Từ chỗ lột tả bản chất của Gia-ve qua cử chỉ, hành động tác giả đã vẽ nên ấn tượng về thái độ của Gia-ve qua đôi mắt nhìn của một loài ác thú,

=> Sự so sánh độc đáo đã tạo nên cho bạn đọc cảm giác về sự hiểm ác ẩn chìm trong ánh nhìn.

* Nhân vật Giăng Van - giăng

+ Giọng nói: một giọng nói hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh: ”cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu”.

=> Có thể nói, Giăng Van-giăng là người biết đồng cảm và sẻ chia. Sự xuất hiện của con người này thật sự trở thành niềm an ủi, hạnh phúc cho Phăng-tin.

=> Điều này chứng tỏ Giăng Van-giăng là một người có bản lĩnh thép, không sợ cường quyền, ở trong hoàn cảnh này, bản lĩnh thép của Giăng Van-giăng lại tỏa sáng.

 

- Thái độ:

+ Gia-ve với Giăng Van-giăng:

Ban đầu “hắn đứng lì một chỗ mà nói”, ”kéo giật vào hắn”, sau đó hắn mới “lao tới tiến vào giữa phòng” , “nắm lấy cổ áo ông Thị trưởng”.

=>Tác giả sử dụng hàng loạt những động từ mạnh kế tiếp nhau với mức độ tăng dần nhằm miêu tả hành động của Gia - ve chứa đựng đầy đủ sự bạo tàn nham hiểm của một con ác thú.

=> Quả thật, Gia - ve hiện nguyên hình là một con ác thú không hơn không kém

+ Gia-ve với Phăng-tin:

> Gia-ve không hề quan tâm đến người bệnh là Phăng-tin

> Hắn quát tháo làm náo loạn cả phòng bệnh.

> Hắn không dấu điều mà Giăng-van-giăng phải bí mật với Phăng-tin khi hắn giễu cợt “Mày nói giỡn! Mày xin tao 3 ngày để chuồn hả? Mày bảo là đi tìm đứa con cho con đĩ kia! Á à! Tốt thật, tốt thật đấy!”

=>Thái độ hống hách, quát đạt trịnh thượng, coi khinh con người.

+ Giăng Van-giăng với Gia-ve :

> Thái độ : Đối lập với thái độ của Giave : Nếu như Gia-ve hùng hổ, hách dịch : « Nói to ! Nói to lên !...ai nói với ta thì phải nói to » thì Giăng-van-giăng lại hết sức nhã nhặn : « Tôi biết là anh muốn gì rồi ! »

=> Đây là một thái độ  hết sức khiêm nhường, tự kiềm chế biết mình biết người => Không hề muốn xảy ra xung đột, muốn giữ hòa khí`.

> Lời nói : « Thưa ông...Tôi muốn nói riêng với ông câu này »

=> Ngay cả khi Gia-ve nóng giận, cơn giận sôi sùng sục, bừng bừng khí thế gây chiến thì Giăng-van-giăng vẫn giữ phép lịch sự, từ tốn.

> Giăng-van-giăng có thái độ như thế để xin Giave gia hạn thêm ba ngày để tìm con cho Phăng tin.

Giăng Van-giăng với Phăng – tin:

> Yêu thương, trân trọng:

× Ông cầu xin Gia-ve gia hạn để tìm con cho Phăng-tin.

× Ông muốn giữ lời hứa với chị, vì không muốn chị đau khổ thêm nữa. Chứ thực sự, ông có một sức khỏe siêu việt, có thể trốn thoát khỏi tay Gia-ve bất cứ lúc nào.

=> Tất cả những hành động đó đều xuất phát từ lòng thương, sự chở che, bảo vệ con người.

 

+ Thái độ của Phăng-tin:

× Với Giăng Van-giăng: Biết ơn, tin tưởng.

× Với Gia-ve: Sợ hãi, ghê tởm. “Chị không thể chịu đựng được bộ mặt gớm ghiếc ấy, chị thấy như chết lịm đi, lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng”, “Chị rùng mình”...

b. Khi Phăng-tin qua đời

- Hành động

Nhân vật Gia-ve

- Phát khùng hét lên, toan gọi lính tráng

- Đứng lại, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa

- Mắt không rời Giăng Văn-giăng

=> Trước những hành động của Giăng Van-giăng, Gia-ve đã phải run sợ.

Nhân vật Giăng Van-giăng

* Với Phăng - tin

- Hành động: Ngồi yên lặng, nâng đầu đặt ngay ngắn, thắt lại dây rút áo, vén gọn tóc, vuốt mắt cho chị.

=> Động thái trang nghiêm, từ tốn, đầy tình thương

=> Hình ảnh gợi xúc động trong lòng người đọc

* Với Gia-ve:

- Hành động : «  Giăng-van-giăng đi tới, giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát...cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Giave trừng trừng »

=>  Sử dụng động từ mạnh kết hợp với tính từ  thể hiện hành động mạnh mẽ, quyết liệt, dứt khoát không đắn đo, suy tính.

=> Giăng-van-giăng như người anh hùng sẵn sàng dùng sức mạnh để bảo vệ chở che cho những người cùng khổ.

 

+ Nhân vật Gia-ve với Giăng Van-giăng

> Thái độ: Gia-ve lạnh lùng tàn nhẫn trước tình máu mủ thiêng liêng hắn không một chút động lòng thương xót.

> Trái tim hắn không một chút tình người, hắn là một kẻ vô tình - một kẻ lòng lang dạ thú.

> Trước hành động cao thượng và rất người của Giăng Van-giăng, hắn đã lùi bước trong run sợ.

=> Hình ảnh của một loài ác thú.

=> Gia-ve đứng trên công lí của nền dân chủ tư sản Pháp

+ Nhân vật Giăng Van-giăng với Gia-ve

Thái độ: Sau khi Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng không nín nhịn nữa ông đã phản ứng : "Để tay lên bàn tay Gia-ve đang túm lấy ông, cậy bàn tay hắn ra như cậy bàn tay trẻ con và bảo hắn: Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó"

=> Giăng Van - giăng dần khôi phục lại uy quyền. Lời nói của Giăng Van-giăng tuy từ tốn nhưng có một sức mạnh lớn lao như lời kết án của quan tòa. Địa vị người thực thi công lí đã thay đổi.

=> Giăng Van-giăng dựa trên công lí của lương tri. Chính lương tri đạo đức con người đã mang lại cho Giăng Van-giăng một sức mạnh vô song.

=> Biện pháp nghệ thuật so sánhthay đổi nhịp điệu câu văn

- Thái độ:

* Chi tiết cuối: Giăng Van-giăng thì thầm điều gì bên tai Phăng-tin (lúc ấy đã chết rồi) đề rồi sau đó “gương mặt Phăng-tin sáng rỡ lên một cách lạ thường”.

=> Là biểu hiện độc đáo của nghệ thuật lãng mạn, hướng tới cái khác thường, phi thường trong hoàn cảnh khác thường.

=> Đó chính là nụ cười biểu trưng cho niềm tin tưởng của Phăng – tin trước tấm lòng Giăng Van – giăng, rằng sẽ cứu được đứa con của cô.

IV. Bài phân tích

V.Huy-gô là một con người đa tài, ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch,… ở lĩnh vực nào ông cũng để lại những tác phẩm xuất sắc. Tuy xuất thân từ gia đình hoàng tộc nhưng bản thân ông lại luôn đứng về phía nhân dân, chống lại chính quyền phong kiến. Những người khốn khổ là tác phẩm làm nên tên tuổi của ông, vinh danh ông là người bạn chuyên viết về những người khốn cùng trong xã hội. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền tuy chỉ là trích đoạn ngắn nhưng cung bộc lộ đầy đủ bút pháp lãng mạn, cũng như tư tưởng nhân văn cao cả của V.Huy-gô.

Đoạn trích thuộc chương IV, quyển 8 phần I, đây là trích đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sau khi ra khỏi tù, nhận được sự giúp đỡ từ giám mục, Giăng Van-giăng đã trở thành một con người lương thiện, ông đổi tên thành Ma-đơ-len giúp đỡ mọi người có công ăn việc làm, bản thân được yêu quý và được bầu làm thị trưởng. Bản tính lương thiện, khiến ông không thể để mặc cho Săng-ma-chi-ơ bị bắt oan nên ông quyết định ra đầu thú, thú nhận chính mình là Giăng Van-giăng. Đoạn trích là cuộc đối đầu đầy kịch tính giữa thiện và ác, giữa Giăng Van-giăng và tên ác thú Gia-ve.

Nhan đề “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” vậy ở đây ai là người cầm quyền và khôi phục uy quyền. Gia-ve vốn là tay sai, là kẻ cầm quyền đi thực thi pháp luật. Còn Giăng Van-giăng lại là người tù khổ sai, phải phục tùng Gia-ve. Nhưng trong cuộc chạm trán giữa cái thiện và cái ác, Gia-ve đã phải sợ hãi, nhún nhường trước cái Thiện – Giăng Van-giăng. Cái thiện khôi phục uy quyền của mình, qua đó tác giả đã khẳng định và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

Gia-ve hiện lên mang diện mạo của một con ác thú, bộ mặt gớm ghiếc, nhìn vào hắn có cảm tưởng như không thể chịu đựng được, người muốn lịm đi. Giọng điệu cộc lốc, thô lỗ, không chỉ vậy còn man rợ khi hắn điên cuồng hét lên, dường như ta không thể phân biệt đó là tiếng người hay tiếng thú. Ánh nhìn của hắn cũng làm người ta sởn gai ốc, nó tựa như một cái móc sắt. Nụ cười ghê tởm, phô ra hai hàm răng gớm ghiếc. Qua những nét phác họa hết sức điển hình, đã cho người đọc một hình dung chân thật về chân dung “quái thú” Gia-ve. Ở hắn, chỉ duy nhất có một hành động khiến người ta vẫn biết hắn là người chính là hành động hút thuốc. Ở đây V.Huy-gô đã sử dụng bút pháp tả thực để lột tả một cách chân thực đầy đủ nhất diện mạo của Gia-ve.

Không chỉ gớm ghiếc trong nhân hình mà hắn còn độc ác, man rợ trong nhân tính, trong cách hành xử với người khác. Trước người bị bệnh hắn ta không hề quan tâm đến sức khỏe của họ, mà vẫn ra sức quát tháo, khiến ai nấy đều khiếp sợ, giọng điệu hằn học, ngang ngược: “Giờ lại đến lượt con này”. Không dừng lại ở đó hắn còn nói ngay sự thật về Cô-dét và ông thị trưởng khiến cho chị Phăng-tin bị một cú sốc lớn về mặt tinh thần. Chính những lời nói, hành động không chút nhân tính của Gia-ve đã dẫn đến cái chết đầy thương tâm của Phăng-tin. Dù vậy hắn vẫn không mảy may xót thương, vẫn lạnh lùng thực thi nhiệm vụ, không hề động lòng thương cảm, “đừng có lôi thôi! Tao không đến đây để nghe lí sự”. Gia-ve mang trong mình bản tính tàn nhẫn, như một con ác thú. Đối với hắn trong xã hội chỉ có hai loại người có tội và không có tội, hắn là một công chức mẫn cán, thực hiện mọi chỉ thị của bọn tư sản. Và chính từ đó đã sản sinh ra một con quái thú đội lốt người mang tên Gia-ve.

Trái ngược lại với Gia-ve, lại là một Giăng Van-giăng sống trách nhiệm và đầy tình yêu thương đối với mọi người xung quanh. Trước khi chị Phăng-tin qua đời, ông vô cùng nhẹ nhàng, nhún nhường trước những lời lẽ cũng như hành động của Gia-ve đối với mình. Khi Ga-ve nắm lấy cổ áo Giăng Van-giăng, ông chỉ kính cẩn nói với Gia-ve: “Thưa ông tôi muốn nói riêng với ông câu này”. Lời lẽ hết sức nhún nhường, miễn sao để không bị ảnh hưởng đến người bị bệnh. Lời lẽ với chị Phăng-tin cũng rất nhẹ nhàng, tinh tế, tránh để cho Phăng-tin biết sự thật: “Tôi biết anh muốn gì rồi”. Mọi lời lẽ, hành động nhún nhường đó tất cả đều là vì Phăng-tin, ông không muốn cô gái đó đang sống trong mong manh hi vọng lại bị dập tắt bởi thực tế phũ phàng. Trong giây phút nguy hiểm đến tính mạng bản thân ông vẫn không màng, vẫn chỉ một mực suy nghĩ cho những người xung quanh mình.

Khi Phăng-tin tắt thở, thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve đã thay đổi hẳn, đó là sự cương quyết, dứt khoát: “anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó” và cảnh cáo Gia-ve: “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”. Thái độ đó là bởi tình thương, sự xót xa dành cho Phăng-tin quá lớn. Ông dùng mọi cách, kể cả đối đầu với Gia-ve để được nán lại ít phút bên Phăng-tin tạm biệt người phụ nữ với số mệnh đầy đau khổ, bất hạnh. Ông vuốt mắt cho chị, gương mặt “Phăng –tin như rạng rỡ lên một cách lạ thường”. Tình yêu thương của Giăng Van-giăng khiến cho tất cả mọi người đều phải cảm mến, kính phúc. Và sau giây phút đó, Giăng Van-giăng chủ động, bình tĩnh nói “Giờ thì tôi thuộc về anh”. Thái độ hết sức hiên ngang, chủ động, ung dung.

Đoạn trích đã sử dụng nghệ thuật so sánh, đối lập tài tình, đó là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, cái nhân văn với cái thấp hèn, qua đó làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Bút pháp lãng mạn được vận dụng tài tình, đặc biệt là qua hình ảnh nụ cười rạng rỡ nở trên môi Phăng-tin ngay khi chị đã qua đời. Đan xen trong lời kể là những lời bình luận ngoại đề, bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết, đây cũng là một cách định hướng cho người đọc.

Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” Huy-gô muốn gửi gắm những tình cảm cao đẹp và tư tưởng tiến bộ của ông. Với một câu chuyện đầy kịch tính với nhiều hình tượng tương phản, ông muốn mang đến cho người đọc một thông điệp: “Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai”.

 

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống