Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu tác giả tác phẩm Lẽ ghét thương hay nhất, gồm 8 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Lẽ ghét thương Ngữ văn lớp 11.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Lẽ ghét thương Ngữ văn lớp 11:
LẼ GHÉT THƯƠNG
Bài giảng: Lẽ ghét thương
Quán rằng: “Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
THương là thương đức thánh nhân,
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.
Thương thầy Nhan Tử dở dang,
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha.
Thương thầy Đồng Tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.
1. Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
- Sinh ra tại quê mẹ ờ làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
- Ông xuất thân trong gia đình nhà nho, cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên – Huế), vào Gia Định làm thư lại tại dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt.
- Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.
- Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp vào trường thi thì nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849).
- Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và tiếng thơ Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang lên khắp miền Lục tỉnh.
- Năm 1859, khi giặc Pháp đánh vào Gia Định, người trí thức Nguyễn Đình Chiểu đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cùng các nhà lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vẫn thơ cháy bỏng căm hờn, sôi sục ý chí chiến đấu.
- Nam Kì mất, ông ở lại Ba Tri (Bến Tre). Thực dân Pháp tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với nước với dân.
- Cuộc đời sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược:
+ Ở giai đoạn đầu, ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mậu, đều nhằm mục đích truyền bá đạo lí làm người.
+ Đến giai đoạn sau, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX với những tác phẩm xuất sắc về cả nội dung tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp (còn gọi là Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca, một truyện thơ dài).
*Nội dung thơ văn
- Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:
+ Đạo lí làm người mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho, nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
+ Những mẫu người lí tưởng trong tác phẩm là những con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.
- Lòng yêu nước, thương dân:
+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh
+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước
*Phong cách nghệ thuật đậm sắc thái Nam Bộ:
- Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.
- Nhân dân: trọng nghĩa khinh tài, nóng nảy, bộc trực nhưng đằm thắm ân tình.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Lẽ ghét thương là đoạn trích từ câu 473 đến câu 504 của Truyện Lục Vân Tiên, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.
- Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông đã bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định.
- Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa; thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp, ở đó mọi quan hệ giữa con người với con người đều thấm đượm tình cảm yêu thương, nhân ái.
- Tác phẩm thuộc thể loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian, ngay từ khi ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì đón nhận và lưu truyền rộng rãi.
- Tóm tắt: Nhân vật chính của tác phẩm là Lục Vân Tiên, một chàng trai văn võ song toàn. Chàng đã đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Nguyệt Nga nguyện lấy chàng để trả nghĩa. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên nghe tin mẹ mất, chàng phải quay về chịu tang. Chàng khóc thương mẹ đến mù cả hai mắt. Chàng bị Trịnh Hâm ghen ghét, đố kị, lừa đẩy chàng xuống sông nhưng chàng được cứu thoát. Võ Thể Loan đã hứa gả con gái cho chàng nay thấy chàng bị mù liền trở mặt, đẩy chàng vào hang sâu. Chàng đã được thần Phật cứu giúp, mắt sáng trở lại, rồi đỗ trạng nguyên, được cử đi đánh giặc Ô Qua. Kiều Nguyệt Nga quyết chung thuỷ với Vân Tiên. Thái sư bắt nàng đi cống cho giặc. Nàng nhảy xuống sông tự vẫn ôm theo bức hình Vân Tiên. Nàng được cứu sống, lại bị cha con Bùi Kiệm ép duyên, nàng bỏ trốn. Tác phẩm kết thúc có hậu, Vân Tiên thắng trận trở về gặp Nguyệt Nga, hai người kết nghĩa vợ chồng.
b. Thể loại: Truyện thơ Nôm.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.
d. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (Quán rằng …. rối dân): Ghét những tên vua chúa hại dân, hại nước.
- Phần 2 (Thương là thương …lại thương): Thương những bậc hiền tài chịu số phận lận đận chí lớn không thành, không được trọng dụng.
e. Giá trị nội dung: Quan điểm đạo đức yêu – ghét trước cuộc đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy có thế khẳng định tư tưởng cốt lõi của đoạn trích là ở tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết của nhà thơ.
f. Giá trị nghệ thuật
- Bút pháp trữ tình nồng hậu.
- Ngôn ngữ bình dị.
- Sử dụng nhiều điệp từ thương, ghét (mỗi từ 12 lần).
- Sử dụng phép đối, phép tiểu đối.
1. Ông Quán bàn về lẽ ghét
- Điệp từ ghét (12 lần): Bộc lộ sâu sắc và mãnh liệt tình cảm ghét trong tâm hồn nhân vật, cũng là của tác giả.
→ Ghét đến mức tận cùng: Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
- Sử dụng nhiều điển cố rút ra từ sách sử Trung Quốc, nhưng vẫn dễ hiểu vì tác giả đã diễn giải cụ thể các điều mà ông Quán ghét:
+ Đời Kiệt, Tụ thì hoang dâm vô độ.
+ Đời U, Lệ thì đa đoan, lắm chuyện rắc rối.
+ Đời ngũ bá, thúc quí thì lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên.
- Tất cả các triều đại này đều có điểm chung là chính sự suy tàn, vua chúa đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống nhân dân.
- Ông Quán ghét tất cả các triều đại trên là vìdân:
+ Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
+ Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
+ Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
+ Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
⇒ Qua lời của ông Quán, tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử. Đó là cơ sở của tình cảm ghét. Thể hiện tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
2. Ông Quán bàn về lẽ thương
- Điệp từ thương (12 lần):
+ Khổng Tử lận đận khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông.
+ Nhan Uyên dở dang yểu mệnh.
+ Gia Cát đành phui pha tài năng bởi không thể xoay chuyển nôi thời vận nhà Hán.
+ Đổng Trọng Thư chí lớn mà không nguôi.
+ Đào Nguyên Lượng phải lui về cày.
+ Hàn Dũ bị đày đi xa.
+ Chu Đôn Di và Trình Di; Trình Hạo bị xua đuổi.
→ Tất cả họ đều là những bậc hiền nhân quân tử theo kiểu mẫu nho giáo, là người có đức có tài có chí muốn hành đạo giúp đời giúp dân nhưng không đãt được được ý nguyện những con người ấy ít nhiều đều có những nét đồng cảnh với Nguyễn Đình Chiểu, bởi thế tình thương ở đây chính là niềm cảm thông sâu sắc tự tấm lòng nhà thơ.
⇒ Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ cuộc đời, từ sự an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những tài năng bị các triều đại vua chúa vùi dập
3. Mối quan hệ khăng khít giữa thương và ghét
- Càng thương thì càng ghét. Ông Quán không hề nhập nhằng khi bàn về những điều mình thương và ghét. Những cặp câu mở đầu là ghét sau đó là thương rồi kết đoạn Nửa phần …lại thương.
- Ông ghét đến điều mà thương cũng đến độ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương: tình cảm thương, ghét cứ đan xen nối tiếp nhau, hoà cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân.
⇒ Ghét cũng chỉ là một biểu hiện khác của tình yêu thương. Đó là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.