Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Tác giả tác phẩm – Ngữ văn lớp 11

Tải xuống 5 2.7 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu tác giả tác phẩm Bài ca phong cảnh Hương Sơn hay nhất, gồm 5 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Bài ca phong cảnh Hương Sơn Ngữ văn lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Bài ca phong cảnh Hương Sơn Ngữ văn lớp 11:

BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN

A. Nội dung tác phẩm

Bầu trời cảnh Bụt,

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.

Kìa non non, nước nước, mây mây,

“Đệ nhất động hỏi là đây có phải?

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Này suốt Giải Oan, này chùa Cửa Võng,

Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh,

Nhác trông lên ai khéo họa hình,

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,

Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây,

Chừng giang sơn còn đợi ai đây,

Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.

Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật,

Cửa từ bi công đức biết là bao!

Càng trông phong cảnh càng yêu.

Tác giả tác phẩm Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Ngữ văn lớp 11 (ảnh 1)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu ( nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). 

- Từ bé đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương.

- Năm 19 tuổi đỗ Tú tài rồi đến xin học với Phó bảng Phạm Hy Lượng, mấy năm sau được thầy gả con gái cho.

- Năm 25 tuổi đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất (1885).

- Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ.

- Sau khi đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, Chu Mạnh Trinh được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Ông nổi tiếng là người công minh chính trực, có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp cậy thế lộng hành.

- Làm Tri phủ được ít lâu thì cha mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Lúc trở lại làm quan được thăng chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

- Ông mất năm 1905, khi mới 43 tuổi.

- Tác phẩm nổi tiếng của Chu Mạnh Trinh là bài hát nói Hương Sơn phong cảnh ca

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.

b. Thể loại: Hát nói.

- Là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

- Hát nói đã khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

d. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Bốn câu đầu): Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.

- Phần 2 (Mười câu giữa): Tả cảnh Hương Sơn.

- Phần 3 (Năm câu cuối): Suy niệm của tác giả.

e. Giá trị nội dung: Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.

f. Giá trị nghệ thuật

- Từ ngữ có giá trị tạo hình cao.

- Giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau.

- Ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Giới thiệu Hương Sơn

- Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp.

 → Biện pháp nghệ thuât điệp từ: Choáng ngợp, sững sờ khi bao quát vẻ đẹp hùng vĩ của Hương Sơn.

- Câu hỏi tu từ bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng – đẹp đến nỗi nhà thơ như không tin vào mắt mình.

⇒ Cảnh Hương Sơn với ba đặc trưng: thiên nhiên thoát tục; núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam; bao trùm lên đó là tình cảm tràn ngập say mê con người.

2. Những chi tiết về cảnh Hương Sơn

- Cảnh vật:

+ Đảo ngữ + từ láy (thỏ thẻ rừng mailững lờ khe Yến).

+ Nhân hóa: chim cùng tráicá nghe kinh.

+ Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh (tiếng chày kình).

→ Không gian lắng đọng, thanh tĩnh, sự vật như đang chìm đắm trong thế giới thiên liêng của đạo Phật.

- Con người như cởi bỏ được phiền lụy của thế gian, tâm hồn trở nên trong sáng, thanh khiết và thánh thiện.

- Vẻ đẹp quần thể Hương Sơn: 

+ Phép liệt kê + điệp từnày: Phong phú, đa dạng.

+ Nghệ thuật đảo ngữ + từ láy hình tượng (long lanhthăm thẳmgập ghềnh): Cảnh vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu, màu sắc đường nét vừa mĩ lệ, vừa huyền ảo, vừa trần, vừa tiên.

3. Suy niệm của tác giả

- Câu hỏi tu từ: Giang sơn dường như có ý đợi chờ ai nên tạo hóa mới xếp đặt cảnh Hương Sơn đến như thế như đợi những người biết thưởng thức cái đẹp của nó, biết trân trọng nâng niu.

- Những từ ngữ mang đậm dấu ấn nhà Phật lần tràng hạt, Nam vô Phật, từ bicông đức.

- Kết cấu mở càng...càng: dường như tình – cảnh không có dấu chấm hết, cảnh vẫn bay trong không khí thần tiên và cảm xúc của con người đối với Hương Sơn là vô tận, vô biên.

→ Thi nhân quên mình là thi sĩ để sống trong giây phút nỗi niềm của Phật tử.

D. Sơ đồ tư duy

Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống