Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Tả ông em đang đọc báo hay nhất, gồm 5 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết và 5 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài tập làm văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TẢ ÔNG EM ĐANG ĐỌC BÁO
Ông đi làm cả ngày, chỉ có thời gian rảnh rỗi vào buổi tối nên sáng nào trước khi đi làm ông cũng mua báo để ở nhà.
Tối tối, sau bữa cơm, ông ngồi đọc báo. Ông coi đọc báo cũng như một công việc, cần tập trung và nghiêm túc. Vì vậy, khi đọc ông rất cần yên tĩnh. Ông ngồi bên chiếc bàn cạnh cửa sổ, ở đó thoáng mát và tĩnh lặng. Mỗi tối, ông dành cả tiếng đồng hồ để xem tin tức. Những tờ báo hay được ông em quan tâm là tờ báo Lao động, An ninh, Tuổi trẻ…. và không thể thiếu tờ báo Thể thao.
Trước lúc đọc báo, ông lấy từ trong ngăn bàn cái kính trắng, mắt không được tốt khiến ông cần có sự trợ giúp. Lần lượt, ông đọc từng tờ một. Tờ báo nào ông cũng mở nhanh tất cả các trang xem có tin tức gì nóng hổi, rồi lại lần lượt xem kĩ từ đầu. Ông rất quan tâm đến những sự kiện nổi bật diễn ra trong ngay nên mục đó được ông rất chú ý. Nhìn dáng ông ngòi ngay ngắn, gương mặt nghiêm túc y như khi làm việc vậy. Đôi mắt ông dõi chăm chú từng dòng, từng dòng một. Đôi lông mày rậm của ông thỉnh thoảng nhíu lại. Những nếp nhăn trên trán lúc co lại lúc giãn ra như suy tư, băn khoăn điều gì. Có lẽ mẫu tin nào đó khiến ông bứt rứt nên bố đưa tay lên vò vò mái tóc khiến nó rối tung. Những lúc đọc được tin gì tâm đắc, khuôn mặt ông giãn ra dễ chịu, một nụ cười nở khẽ trên môi. Những mẫu chuyện cười làm cho ông thư giãn hơn, thi thoảng tự nhiên bố nói to lên"hay", khiến cả nhà bụm miệng cười. Tờ báo không thể bỏ qua của ông là tờ Thể thao. Mặc dù đã theo dõi tin trên ti vi nhưng ông muốn xem họ bình luận, nhận xét thế nào về các trận đấu, về các cầu thủ…. Vì thế, đây là giờ phút ông say sưa nhất. Bàn tay ông đặt lên bàn, mấy ngón tay gõ gõ nhẹ, cái đầu gật gù vẻ tâm đắc lắm. Mẹ bảo em mang nước cho ông. Em bưng lên để bên cạnh nhưng ông vẫn không để ý, cứ mải miết đọc… Một giờ trôi qua với biết bao cảm xú. Sau khi "giải quyết" xong các tờ báo, ông thở một hơi nhẹ nhõm. Ông gấp lại các tờ báo một cách gọn gàng rồi đặt lên cái kệ gần đó, xếp theo vị trí đã định. Ông đứng dậy, bỏ đôi kính trên mắt xuống và vặn mình mấy cái…ông ra ngoài nói chuyện với mọi người. Nếu có tin tức gì hay ông kể lại cho cả nhà nghe, bàn tán sôi nổi. Nhiều khi không biết ông đang nói về vấn đề gì nhưng nhìn ông hào hứng thì ai nấy đều lắng nghe.
Em thích nhất là được nhìn ông ngồi đọc báo mỗi tối. Có lẽ bởi vì cách đọc báo đặc biệt nhưng như vậy mới là ông của riêng em.
- Giới thiệu về ông em
2. Thân bài
- Miêu tả về ngoại hình của ông
- Loại báo mà ông em hay đọc là gì?
- Ông em đọc báo để làm gì:
+ Cập nhật tin tức
+ Thói quen mỗi sáng của ông
- Ông em hay đọc báo ở đâu?
- Dáng vẻ ông khi đọc báo
3. Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm của em với ông.
Ông em trước đây là thầy giáo, vì thế mà tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn thường hay đọc sách báo. Ông thường dạy em đọc sách báo nhiều sẽ giúp em mở mang được đầu óc và tăng cường tư duy. Chẳng thế mà trong nhà em có hẳn một kệ sách rất lớn.
Ông em năm nay đã gần 70 tuổi. Khuôn mặt của ông đã in hằn những vết tích của thời gian. Những nếp nhăn trên vầng trán cao, những chấm đồi mồi trên hai gò má ngày càng nhiều hơn. Tóc ông đã bạc đi nhiều và đôi mắt ông cũng không còn tinh anh như hồi còn trẻ nữa. Nhưng em vẫn thấy ông em đẹp lão lắm.
Ông em sinh hoạt rất điều độ. Ngày nào cũng như ngày nào, buổi sáng ông thường dạy sớm tập thể dục. Sau bữa sáng cùng cả nhà ông lại vào thư phòng đọc sách. Ông có một phòng đọc sách báo riêng, trước kia đó là phòng làm việc của ông. Những kệ sách cao chạm đến tận trần nhà. Phòng đọc sách của ông có một chiếc cửa sổ to, mỗi buổi sáng khi ông mở cửa sổ, ánh nắng tràn vào sáng rực cả căn phòng. Ông thường ngồi bên cửa sổ để đọc báo. Mắt ông giờ không còn nhìn rõ nữa, nên mỗi khi đọc báo ông đều phải đeo kính. Ông em rất thích đọc báo Nhân dân. Nên ông thường đặt báo theo kì, ngày nào cũng có người giao báo tới tận nhà. Khi ngồi đọc báo ông thường rất chăm chú. Ông cẩn thận xem trang bìa đầu tiên để theo dõi xem số báo này có những tin tức gì nổi bật. Sau đó mới lật giở những trang bên trong để đọc nội dung. Ông đọc rất chậm dãi, đôi lúc còn gật gù như tâm đắc với bài báo đó lắm. Cũng có những tin tức khiến ông không đồng tình, đôi chân mày của ông nhíu lại, khuôn mặt ông trở nên đăm chiêu hơn. Khi đọc xong tờ báo, ông lại nhẹ nhàng cẩn thận gấp đôi tờ báo lại đặt vào kệ sách nơi ông thường để những tờ báo.Ông sắp xếp chúng rất khoa học theo tờ báo, số báo và ngày phát hành của mỗi tờ báo. Chính thế mà khi muốn đọc lại hay tìm lại tờ báo nào ông thường tìm rất nhanh.
Mỗi ngày, khi đọc báo xong, sau mỗi giờ ăn cơm, ông thường mang những tin tức hôm nay ông đọc được để nói chuyện với ba mẹ em. Ngồi nghe người lớn nói chuyện chính trị, xã hội dù chẳng hiểu gì nhưng em vẫn rất thích. Ông bảo đọc báo nhiều sẽ giúp em cập nhật thông tin về nhiều mặt, mở mang được nhiều kiến thức hơn.
Ông em thích đọc báo và em cũng thích ngắm ông lúc ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc nào đó, khi ông không thể đọc báo nữa, em sẽ đọc báo cho ông nghe.
Đã lâu lắm rồi cánh cửa phòng sách nhà em không mở vào buổi sáng sớm. Nhìn qua cánh cửa, em thấy ông em đang ngồi ung dung đọc báo, vẫn là dáng người quen thuộc ấy bên khung cửa sổ, sao mà gần gũi và yêu thương đến thế.
Ông em năm nay đã ngoài 60 tuổi, nhưng ông vẫn khỏe và phong độ lắm. Thời gian không thể làm mất đi tinh thần lạc quan của ông. Ông em có ba người con, bố em cùng hai cô chú nữa. Ông sống cùng gia đình em, nhưng năm nào ông cũng sắp xếp thời gian đến thăm nhà các cô chú. Lần này cũng vậy, ông đi chơi mọi người trong nhà em rất nhớ ông. Bàn cờ của bố em vẫn để nguyên trong ngăn kéo, hộp trà của ông chẳng vơi đi tí nào, còn chồng báo mẹ em lại xếp gọn gàng trên kệ chờ ngày ông về.
Sáng nay, thấy cửa phòng sách mở em biết chắc ông đã về. Ông em đang ngồi đọc báo. Trên bàn, em thấy chồng báo đặt ở đó. Ông đang đọc một tờ báo Lao Động. Đôi mắt ông tuy không còn tinh tường như trước, nhưng qua cặp kính em thấy ông bình tĩnh dõi theo từng con chữ, từng dòng tin trên mặt báo. Ông đọc lần lượt từng mục trên tờ báo. Đôi bàn tay ông, cẩn thận lật giở từng trang báo. Ông em, có một thói quen, là khi đọc báo ông sẽ mở rộng cả tờ để có thể theo dõi được toàn bộ tờ báo chứ không gấp nhỏ và đọc lướt qua như bố em. Nhìn ông đọc báo, em thấy ông đang rất ung dung, tinh thần vui vẻ. Mỗi khi có tin tức gì mới, đọc xong ông đều khoe với cả nhà, ai cũng hứng thú nghe ông kể lại trong bữa sáng. Chờ ông đọc hết tờ báo, em mới chạy lại ôm chầm lấy ông. Ông bảo: “Ông nhớ cháu lắm. Hôm qua, cháu mong ông lắm hả?”. Ông xoa đầu em, rồi hai ông cháu dắt tay nhau xuống nhà ăn sáng.
Sáng nào cũng vậy, em mẹ mang báo và pha cho ông một tách trà để trên bàn làm việc. Đọc báo đã trở thành một thói quen hằng ngày của ông. Hình ảnh ông ngồi bên cửa sổ, đọc báo rất quen thuộc với cả nhà em. Em mong sao, ông em luôn vui khỏe, sống thật lâu cùng con cháu.
Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo.
Ông em đã bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn phong độ, khoẻ mạnh lắm. Da ông hồng hào dù có nhiều nếp nhăn đùn lại ở đuôi mắt, khoé miệng. Tóc ông đã có nhiều sợi bạc và dù đã già, làn tóc xoăn tự nhiên của ông vẫn gợn sóng, rũ loà xoà xuống vầng trán rộng. Tia mắt ông ấm áp, vui vẻ, có chút dí dỏm, trào lộng nên nhìn cứ như mắt biết cười. Lông mày ông to như con tằm, hơi cong cong làm cho đôi mắt của ông dịu dàng hẳn đi.
Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu. Khi ông đọc báo xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: “Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!”. Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: “Dạ, con cảm ơn ba.”.
Ông vui vẻ đi ra hiên nhà ngắm mấy chậu hoa cảnh. Nắng lên cao một chút chiếu sáng mái tóc bạc của ông. Giữa những chậu cảnh, ông em ung dung, thư thái làm sao!
Đọc báo là thói quen tốt. Đọc báo hằng ngày giúp em cập nhật trông tin về nhiều mặt. Ở gia đình em, sau khi ông em đọc báo xong đến ba mẹ em đọc, sau rốt là hai anh em em. Ông em thích đọc báo và em cũng thích ngắm ông lúc ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc ấy ông già nhiều, em sẽ đọc báo cho ông nghe.
Video bài văn Tả ông em đang đọc báo
Mỗi người ai cũng có người mà mình vô cùng yêu mến và kính trọng. Với em thì ông nội là người mà em vô cùng yêu mến.
Ông em năm nay đã 70 tuổi, tóc ông đã bạc trắng và làn da cũng nhăn nheo đi vì tuổi tác. Ông có dáng vẻ cao gầy, nước da ngăm đen vì mưa nắng. Tuy tuổi tác đã cao thế nhưng ông luôn giữ thói quen dậy sớm. Dù mùa hè hay mùa đông lúc nào ông cũng dậy sớm, khi thì đun nước pha trà khi thì tập thể dục giữ gìn sức khỏe.
Ông có vài người đồng nghiệp cũ, những người đã cùng ông sát cánh đi trọn tuổi trẻ, bởi vậy mà tình bạn của các ông khăng khít lắm. Mỗi sáng, sau khi đã xong hết mọi việc ông thường mang báo ra đọc, khi thì đọc ở nhà một mình, khi thì đọc báo cùng các ông khác trong làng.
Video bài văn Tả ông em đang đọc báo
Là một người sống và tuân thủ pháp luật nên ông rất quan tâm đến pháp luật và đời sống, bởi vậy mà ông chọn cho mình báo nhân dân để đọc. Ông thường tựa mình vào ghế rồi vừa đọc báo vừa nhâm nhi tách trà. Hai tay ông cầm tờ báo, đôi mắt chăm chú đọc từng chữ, từng chữ đầy cẩn thận. Mắt ông đeo chiếc kính để nhìn rõ hơn. Cả khuôn mặt ông bừng sáng khi cầm trên tay tờ báo, đọc báo là sở thích đã trở thành thói quen mỗi sáng của ông. Ông đọc báo để cập nhật tin tức về đời sống xã hội, và rồi từ những tri thức, những kinh nghiệm của mình ông đưa ra nhận xét, đánh giá. Đôi khi ông còn nhắc nhở em về lẽ sống, lẽ phải mà em nên tuân thủ theo để trở thành một công dân tốt.
Bây giờ em đã lớn, thế nhưng không bao giờ quên được hình ảnh cần mẫn, tỉ mỉ của ông khi đọc báo. Ông đã trở thành tấm gương, là bức tượng đài vĩ đại mà em cần noi theo. Sau này em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng tin tưởng và răn dạy của ông.
Ai cũng có một mái ấm gia đình, ai cũng có người thân. Và người em yêu quý nhất trong gia đình là ông ngoại của em.
Ông em năm nay đã bảy mươi tám tuổi, tóc đã bạc trắng. Ông là một người giản dị, hiền từ. Ông có thân hình thon thả, đôi mắt hiền từ lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ với em về bất cứ vấn đề nào mà em không dám chia sẻ với bố mẹ, như là điểm kém, bị mắng ở lớp hay đánh nhau với bạn. Đôi tay ông gầy gò vì đã có tuổi, nhưng ông rất khỏe, sáng nào ông cũng dậy sớm tập thể dục rồi ra quét vườn, nghe tiếng chim hót. Đối với ông, một buổi sáng như thế này là buổi tinh thần ông được thư thái nhất. Ông rất thích thư giãn vào buổi này bằng cách hưởng cái không khí trong lành mà thiên nhiên đã ban tặng. Như thường lệ, buổi sáng ông quét vườn và ăn sáng, buổi trưa ông đi dạo quanh nhà, buổi chiều ông phụ bà tôi làm các công việc nhà như dọn dẹp, cho mèo ăn, nấu cơm. Mặc dù làm nhiều như vậy nhưng ông luôn thấy thoải mái, lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Buổi tối, ông hay ngồi xem tivi hoặc đọc báo rồi ông khóa cửa đi ngủ. Những lúc dỗi, ông thường kể truyện cho các cháu nghe, ông kể đủ loại truyện, nào là truyện dân gian, nào là truyện cười, chuyện hồi nhỏ của ông. Ông rất giỏi về địa chất, em còn nhớ, hồi tháng ba năm nay, ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về địa chất. Ông còn là một họa sĩ, ông vẽ rất giỏi, những bức tranh nào em nhờ ông vẽ cũng được điểm chín và mười. Hồi nhỏ, ông học rất giỏi, lúc nào cũng xếp thứ nhất lớp. Ông học tất cả các môn.
Ông còn kể với em, hồi chiến tranh, ông phải chăm sóc từng miếng ăn, áo mặc cho bố em, bác em và cô em. Tất cả mọi người phải trốn dưới hầm, ở trên đầy tiếng súng, bom nghe rất sợ. Hồi đó còn không có tivi để xem, chỉ đi học và mỗi khi loa phát thanh kêu có máy bay và giặc của Mỹ đến là mọi người lại ồ ạt xuống hầm để trốn. Ông rất thích đi du lịch, vì mỗi lần đi là ông lại thấy sảng khoái, được thư giãn. Vì vậy, mỗi lần nghỉ hè bố mẹ em đều tổ chức cho cả nhà đi du lịch biển, nhiều nhất là Đà Nẵng. Vẫn như ở nhà, ông thức dậy sớm vào buổi sáng và đi dạo, tập thể dục cùng với những người già khác và ông làm quen được với rất nhiều người. Buổi chiều ông ra tắm biển. Biển Đà Nẵng xanh và trong vắt như thủy tinh. Ông thường bơi ra xa, sau khi bơi được nhiều vòng, ông vào trong để chơi với các cháu, nhảy sóng với các cháu. Sau mỗi lần tắm biển, ông tôi, em tôi "thu hoạch" được rất nhiều vỏ sò, ốc và những con còn sống để mang về Hà Nội làm quà kỉ niệm cùng với chai nước biển và ít cát để nuôi chúng.
Em rất yêu ông, em chỉ mong ông sống được trăm tuổi, sống mãi với gia đình em và dù ông có đi đến phương trời nào đi chăng nữa thì hình ảnh của ông vẫn còn mãi trong tâm trí em, không bao giờ phai.
Mỗi lần về thăm ông, lòng tôi lại dâng trào một tình cảm yêu thương đặc biệt mà tôi chưa bao giờ khám phá được.
Ông ngoại tôi đã ngoài bảy mươi nhưng nhìn ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Vóc dáng ông bây giờ khác hẳn với hồi ông còn là một chiến sĩ trẻ. Chắc hẳn đồng đội của ông ngày ấy khó mà tin được ông chính là anh Thu, một thanh niên xung phong được xếp vào hạng dẻo dai nhất toàn tiểu đội. Giờ đây, mái tóc xanh của ông đã bị thời gian chiếm đoạt, thay thế vào đó là một màu trắng như những đám mây hiền hòa.
Những tháng ngày phục vụ quê hương, gia đình đã để lại cho ông một làn da ngăm ngăm đen. Không chỉ có vậy, tuổi già đã đổi làn da mềm mại của ông với những nếp nhăn và vết đồi mồi trên bàn tay chai sạm ấy. Gương mặt hiền từ như một ông bụt trong truyện thần tiên thì có lẽ chẳng kẻ nào có thể lấy được của ông tôi cả. Đôi mắt ông luôn ánh lên một tia sáng ấm áp, dịu ngọt, sưởi ấm biết bao tim lầm lỗi.
Ông với nụ cười tinh khiết như những đóa hoa thơm mát đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt qua khó khăn. Từng bước đi thật dứt khoát, nhanh nhẹn giống hệt đức tính của ông, một người đầy nhiệt huyết. Ông có một vẻ giản dị, đầy phong cách của một người lao động chân chính, với bộ quần áo nâu và đôi dép cao su.
Đặc biệt thời còn trẻ, ông có năng khiếu hát nên cũng trở thành một gương mặt quen thuộc của đoàn diễn. Bà tôi lúc đó là một cô du kích xinh đẹp, đã có những cảm xúc đầu tiên khi nhìn thấy ông. Với giọng hát vàng của ông và một khuôn mặt khá bảnh trai, mà ông tôi đã trở thành một thanh niên tốt số. Dù đã sống hơn nửa đời người, nhưng ông vẫn chăm chỉ lắm. Nhất là về việc chăm sóc cây thì ông quả là một thiên tài. Chẳng thế mà khu vườn xinh xắn của ông lúc nào cũng tươi tốt do bàn tay khéo léo ấy chăm bón.
Ông sống có trước có sau nên ai có tính kênh kiệu, ỷ lại là ông ghét lắm. Biết điều đó, tôi luôn tránh xa những tính nết xấu để ông vui lòng. Ông luôn quan tâm đến việc học hành của con cháu, mỗi lần tôi khoe điểm tốt là ông lại tặng tôi một cái hôn đầy tình cảm yêu quý.
Thời gian cứ trôi đi, tôi lưu luyến chia tay ông mà lòng còn vấn vương nơi quê hương, có tình cảm trìu mến của ông nồng nàn, tha thiết. Tôi mong ông luôn luôn khỏe mạnh là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu.
Những kỉ niệm về ông ngoại sẽ không bao giờ xóa nhòa trong tâm trí em, hình ảnh người ông cần mẫn, nhẹ nhàng, hết lòng vì con vì cháu mà mỗi lần nhớ lại, được nhắc lại là em không sao cầm được nước mắt.
Em thương ông rất nhiều, ông ngoại em đã mất khi em học lớp 3. Ông em từ khuôn mặt đã hiện lên đầy đủ những nét hiền từ, mái tóc ông đã bạc màu, làn da rám nắng vì sương, đã nhăn nheo cả, nụ cười của ông rất phúc hậu. Các cụ bô lão trong làng ai cũng quý mến và khâm phục ông, họ nói khi là một người lính ông đã là một người lính rất cừ khôi, dũng cảm bất chấp tính mạng chiến đấu vì độc lập Tổ quốc nhưng không may, khi hòa bình lập lại, hòa bình đất nước có sự đóng góp của ông, cả thanh xuân, cả tuổi trẻ, chỉ vài năm sau đó ông trở thành gà trống nuôi con, sợ các con thiệt thòi khi có mẹ kế, ông nhất quyết không đi bước nữa, mặc bao lời khuyên nhủ của mọi người. Hàng ngày ông chỉ biết làm lụng vất vả để lo cho cuộc sống của đàn con 6 đứa chẵn, không để đứa nào đói rách và ai cũng được học hành đoàng hoàng và thành đạt. Bởi vậy, mẹ và các bác, các dì ai cũng thương yêu ông vô bờ bến. Ông là một người lính nên ông rất thích kể những câu chuyện chiến tranh. Ông kể cho chúng tôi nghe rất nhiều những câu chuyện về ông và những người bạn lính chiến của ông. Chúng tôi thấy cảm động và biết ơn rất nhiều.
Hằng ngày ông đều chỉ có thú vui với con cháu, rồi trồng rau sạch, quả sạch, nuôi gà lấy trứng cũng chỉ để dành cho các con các cháu. Thi thoảng ông mới dành chút thời gian đi đánh cờ với các ông bà trong hội phụ lão. Ông biết rất nhiều thơ văn cách mạng và hay đọc cho chúng tôi nghe, ông còn hay kể về bà ngoại với những lời lẽ trân trọng và giàu tình cảm nhất, điều đó khiến chúng tôi cảm động rất nhiều.
Những kỉ niệm về ông sẽ là những kỉ niệm mà em không bao giờ quên được, hình ảnh về một người ông rất hiền từ, dịu dàng và cần mẫn sẽ luôn sống mãi trong trái tim em.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là díp cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trở nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ông nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, bắt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý và kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều để làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Tuổi thơ ai chẳng có những tháng năm quấn quýt bên ông bà, và em cũng vậy. Em được sống trong tình thương yêu vô bờ bến của ông, và trong thời gian bố mẹ đi làm xa, ở nhà chỉ có hai ông cháu nhưng gia đình lại luôn tràn ngập niềm vui và nụ cười.
Năm nay ông em đã bảy mươi hai tuổi, cái tuổi mà nhiều những người ông, người bà khác đã ốm yếu. Nhưng ông em lại rất khỏe, ở nhà, ông làm hầu hết các công việc nặng nhọc như chặt củi, gánh nước, tưới cây, … Ông nói em còn nhỏ tuổi, những việc như thế em chưa thể làm được, chỉ có thể giúp ông làm những công việc nhà nhẹ nhàng. Ông có mái tóc bạc phơ, mái tóc ấy giống máu tóc của những ông bụt, ông tiên trong truyện cổ tích. Nước da ông đã ngả sang màu vàng sậm, trên gương mặt và đối bàn tay gầy gò đã có nhiều những nếp nhăn. Bà em mới qua đời năm ngoái, ông đã buồn rất nhiều nhưng ông nói từ ngày em sang và ở cùng ông đã bớt cô đơn hơn. Có những ngày hè rảnh, ông nằm trên cái ghế tựa nơi đầu hè và chợp mắt trong cơn gió mơn man. Những lúc như vậy, em càng được ngắm nhìn ông kĩ hơn. Gương mặt già nua hằn in bao vất vả của cuộc đời, đôi tay gầy gò nổi rõ những đường gân xanh nhưng đôi tay ấy lại ẩn chứa biết bao sức mạnh phi thường, nuôi nấng đứa cháu nhỏ ngày một lớn khôn. Em luôn nhớ nụ cười hiền từ móm mém như điệu cười ông bụt, luôn nhớ ánh mắt cong cong và nơi khóe mi những nếp nhăn đã xô lại càng nhiều. Em còn nhớ cả màu mắt nâu đã hơi nhạt màu của ông, nhưng ông vẫn luôn nói ông còn nhìn tinh lắm. Đôi chân gầy gò nhưng mỗi lần mặc chiếc quần kẻ sọc đen cũ kĩ ông lại sắn lên đến trên đầu gối. Ông chỉ mặc đi mặc lại bốn chiếc áo sơ mi màu trắng nay đã ngả màu, mỗi lần ai có ý định mua quần áo mới hay đồ đạc mới cho ông lại gạt phăng đi và nói đồ còn dùng được mua mới về ông không mặc cũng uổng. Ông có đôi dép cao su không biết đã đi từ bao giờ nhưng đế dép đã mòn đi rất nhiều. Ông là một người giản dị như vậy đấy.
Tuy giản dị là thế nhưng với con cháu ông lại không tiếc gì. Ông là người đã chỉ dạy cho em biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Tuy em còn nhỏ nhưng ông đã chỉ dạy rất nhiều những kĩ năng cần thiết để sau này em có thể ứng dụng trong cuộc sống. Ông còn kể cho em rất nhiều những câu chuyện hay, dạy cho em những bài học em chưa hiểu. Sống cùng với ông em như được chìm đắm trong biển yêu thương vô bờ bến.
Em rất yêu quý ông em, mỗi ngày mỗi tháng trôi qua em luôn sợ có một ngày ông sẽ rời xa em mãi mãi. Vì vậy, em càng thêm trân trọng và càng thêm yêu quý ông hơn. Ông không chỉ là một người ông mà còn là một người bạn, một người thầy, là một người vô cùng quan trọng với em trong cuộc sống này.
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu lạt buộc thương ông bà bấy nhiêu”
Em không thể trả lời được mình yêu ai nhất trong gia đình, nhưng nếu được hỏi ai là người gần gũi với em nhất trong nhà, em sẽ không ngần ngại mà nói rằng đó là ông ngoại.
Ông năm nay đã 70 tuổi rồi, ông là cựu chiến binh nên dáng người cao ráo, chỉ tiếc là giờ ông không còn khỏe mạnh như những chu bộ đội nữa mà lại gầy gò hơn nhiều. Ông hay mặc bộ thường phục thoải mái màu xanh hoặc xám và đi đôi dép cao su. Khuôn mặt ông phúc hậu, trên làn da ngăm ngăm và nhăn nheo đã có những vết đồi mồi lấm tấm như hằn sâu sự khắc khổ của từng năm tháng. Mái tóc bạc trắng như cước hơi mỏng, trông ông như một ông tiên hiền từ tốt bụng. Tuổi già khiến lông mày của ông cũng là màu trắng như mây, thế nhưng duy chỉ có đôi mắt của ông là vẫn còn sáng ngời, tinh anh, thỉnh thoảng ông vẫn ngồi đọc những cuốn sách về chiến tranh mà không cần đeo kính. Miệng ông móm mém, khi cười, khóe miệng ông cong lên để lộ nếp nhăn ở gần mũi và vết chân chim ở đuôi mắt. Bàn tay ông gầy gầy xương nổi những đường gân vì năm tháng vất vả, tuy tuổi cao sức yếu và không nhanh nhạy nhưng bàn tay của ông vẫn rất khéo léo tỉa cây cảnh, pha nước trà. Tuy nhiên em thích nhất là được bàn tay ấy xoa đầu em mỗi khi em được điểm cao hay làm việc tốt, lòng bàn tay của ông ấm áp xoa nhẹ mái tóc em đầy trìu mến và âu yếm cùng với những lời khích lệ, khen ngợi của ông là động lực lớn nhất để em rèn luyện học tập chăm chỉ hơn. Em nhớ nhất có lần, trong dịp sinh nhật mình, giữa hàng loạt món quà là đồ chơi búp bê, ô tô hay sách vở thì món quà của ông là món quà đặc biệt nhất, ông tặng em cây xương rồng mà ông đã cất công chăm sóc hơn một năm. Món quà của ông cũng sâu sắc và ý nghĩa như chính con người ông, ông nói: “Ông muốn cháu mạnh mẽ như cây xương rồng, dù bên ngoài có đầy gai nhọn nhưng bên trong luôn tươi tắn và tiềm tàng sức sống!”.
Em vô cùng yêu quý ông, mọi bước trưởng thành của em đều có hình bóng của ông. Em hi vọng sau này có thể trở thành một người như ông.
Cứ đến dịp nghỉ hè, bố mẹ lại cho tôi về quê ngoại chơi. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: “Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?” Đó chính là giọng nói của ông ngoại tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.
Năm nay, ông tôi đã chín mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ.
Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện cổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám nắng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da của ông không còn hồng hào nữa mà đen sạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm răng giả nên nụ cười vẫn còn tươi.
Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sáng và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội. Vào những buổi sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết, ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sáng.
Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sáng cho cả nhà. Mặc dù năm nay ông đã chín mươi hai tuổi, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra.
Có một lần ông nói với tôi rằng: “Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên”. Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Cứ mỗi khi rảnh rỗi là ông lại ngồi vót tre hoặc đi cho gà ăn. Vào những buổi trưa hè nóng bức, ông thường mắc võng nằm nghe đài phát thanh, tay phe phẩy chiếc quạt nan.
Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng. Con cháu nhà mình mà có làm điều gì sai trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.
Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình...
Gia đình luôn là nơi mà ta nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Em cũng vậy, trong gia đình, em luôn nhận biết bao tình yêu thương từ mọi người nhưng người em yêu quý nhất đó chính là ông ngoại của em.
Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người, hơi gầy do tuổi đã cao với một làn da hơi ngăm của một người con xuất thân từ miền biển đầy nắng, gió. Mái tóc ông giờ đã thưa, không còn dày như khi còn trẻ, điểm những sợi tóc trắng như cước. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như ông tiên trong truyện cổ tích, khuôn mặt ấy hơi gầy gò, nhăn nheo những nếp nhăn xô lại vào nhau cùng những chấm đồi mồi do dấu hiệu của tuổi tác. Tuy vậy, đôi mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Hai gò má ông cao, cùng vầng trán nhẵn nhụi tựa như hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cũng hiền hậu như vậy. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm sóc cây cối, cho chim ăn.
Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo màu đậm, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống, những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có phần dõng dạc của ông.
Ông rất yêu thương em, ông luôn dạy dỗ, chỉ bảo em từng li từng tí, ông dạy em những bài học làm người sâu sắc, dạy em cách trở thành một con người tự lập. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đưa em đi chơi, mua những thứ đồ ăn em thích, kể chuyện cho em nghe và lúc nào trên môi ông cũng nở nụ cười đầy hiền từ, ấm áp như ánh nắng mặt trời vậy.
Em rất yêu quý ông ngoại của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.
Điều may mắn nhất trong cuộc đời mỗi người có lẽ đó chính là có được một mái nhà yêu thương, đó là nơi nuôi dưỡng ta trưởng thành, vỗ về ta mỗi khi ta gặp biến cố cũng như khó khăn trong cuộc sống. Bởi ở đó luôn có những người yêu thương ta thật lòng, quan tâm chúng ta bằng tất cả tấm lòng chân thành, tự nguyện nhất. Em yêu tất cả các thành viên trong gia đình của mình, trong đó, người mà em kính trọng nhất, đó chính là ông ngoại của em.
Gia đình bao gồm ba thế hệ, ông bà, bố mẹ và chị em em, đó là đại gia đình mà em luôn tự hào. Vì từ nhỏ em đã sống chung với ông bà nên tình cảm em dành cho ông bà không phải chỉ là sự thân thiết, gần gũi mà còn là tất cả sự kính trọng, yêu thương. Ông ngoại là người em luôn kính mến, ngưỡng mộ và cũng là người dạy em nhiều điều hay lẽ phải ở đời. Ông ngoại em vốn là một cựu chiến binh, từng chinh chiến trên chiến trường Trường Sơn để bảo vệ đất nước, mang lại độc lập của dân tộc.
Năm 1954, nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc, ông của em đã tự nguyện xung phong lên đường nhập ngũ, tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Qua những bài học lịch sử trên lớp và những câu chuyện chiến trường mà ông hay kể cho em thì em biết được rằng chiến trường là nơi vô cùng nguy hiểm, nơi mà quân ta phải đương đầu với quân địch, trong không khi mưa bom bão đạn như vậy thì tính mạng của người lính cũng hết sức mong manh. Hiểu được như vậy em càng cảm thấy ngưỡng mộ và tự hào về người ông anh hùng của mình.
Vì đất nước, vì đồng bào ông của em đã tham gia đấu tranh chống Pháp, cái ác liệt của chiến tranh cũng không làm ông nhụt chí, trong mọi hoàn cảnh ông đều kiên cường vượt qua, và không chỉ đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mà khi đế quốc Mĩ xâm lược thì một lần nữa ông em xung phong chiến đấu ở chiến trường miền Nam thống nhất đất nước.
Tuy may mắn có thể trở về được an toàn nhưng ông em cũng phải mang những thương tật bên mình, chân phải của ông từng bị trúng đạn giặc nên giờ đây ông không đi được như bình thường, mỗi ngày trái gió trở trời thì ông lại bị đau nhức xương cốt.
Mỗi lần ông bị đau chân như vậy, em thường giúp ông đi lên những bậc hè cao, đỡ ông xuống sân khi ông muốn ra vườn cắt tỉa những chậu cây cảnh. Em chợt nhớ đến những câu thơ trong bài thương ông, em thấy tình cảm của cậu bé dành cho ông trong bài thơ cũng giống như tình yêu em dành cho ông ngoại của mình:
“Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
…
Vì nó thương ông”
Ông bảo mục đích ông ra chiến trường, vào sinh ra tử cùng những người đồng đội không phải để nhận lấy những lời khen ngợi, được nhận những huân chương cao quý, mà đơn giản chỉ là muốn giành lại độc lập cho dân tộc, bảo vệ cuộc sống của những người Việt Nam. Ông em là một người nhân hậu, tấm lòng của ông cũng thật đáng trân trọng, những đức tính tốt của ông là mục tiêu để em học tập, phấn đấu.
Ông hay kể cho em những câu chuyện ở chiến trường, ông nói về cái ác liệt của chiến tranh, nói về tình đoàn kết giữa những người lính, ông nói cuộc sống chiến trường gian khổ, thiếu thốn nếu như không có những người đồng đội hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thì khó có thể vượt qua tất cả. Những người lính trong lời kể của ông là những người có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, lí tưởng cao đẹp, họ cũng là những người lạc quan, yêu đời, trong khói lửa của chiến tranh họ vẫn cất cao những lời ca tiếng hát, tự động viên tinh thần đấu tranh của mình.
Ông là người em yêu quý nhất, ông có tấm lòng nhân hậu to lớn cùng rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp. Ông là tấm gương sáng để thế hệ con cháu như chúng em noi theo. Em rất yêu quý và tự hào khi là một đứa cháu nhỏ của ông.
Trong gia đình, tôi yêu tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu thương nhất, tôn trọng nhất vẫn là ông nội. Bất cứ khi nào, dáng hình của ông cũng thật ấm áp trong trái tim tôi.
Ông tôi không già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước giống như bao cụ già khác. mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, nặng nhọc mà gian khổ nhất là nhiều ngày tháng trên mặt trận miền Đông Nam Bộ ngày trước. Khuôn mặt vuông chữ điền, làn da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; thế mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông thật sự rất đẹp.
Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn hai mắt nồng ấm, hiền hậu của ông. lúc ấy tôi có cảm giác như đang lạc trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ. Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm từ bàn tay ông truyền sang, thật là khoan khoái.
Ông đối với tôi sao mà thân thiết thế. giọng của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một “cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện cho lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là đứa nào đứa nấy díp cả mắt lại.
Ông tôi nhiều con vì vậy cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu quý và quấn quýt với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu mến và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” giống như ông vẫn đằm thắm gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ chẳng phải người nào khác trong gia đình là người nội trợ chính. Đứng cạnh ông, bà tôi trở nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp nước, nội trợ đoảng quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh xong là ông xách giỏ đi chợ.
Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo của cái chợ nhỏ nằm ở khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt. Ông nấu ăn ngon lắm, mời các bạn tới nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ xuất sắc của mình để các bạn thưởng thức, đố mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không chương trình thời sự nào của đài truyền hình, của Đài tiếng nói Việt Nam, của tin báo nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng đàm đạo với bè bạn, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi.
Khi nói, ông tỏ ra say sưa, chu đáo giống như có bạn mình ở trước mặt vậy. Đa số các thông báo về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mỹ đánh I-rắc cũng khiến cho ông tôi buồn bực, phiền muộn rất, làm cả nhà xót cả ruột. Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Loại cây nào ngoài tên gọi ra cũng đều có lý lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới nước,chăm bón kỹ lưỡng, bắt sâu đã tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng tôi một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ông tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. nhưng mà tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu mến tôi quá thôi!
Tôi yêu và kính mến ông vô cùng và cũng biết ông yêu mến tôi như vậy. Tôi vẫn tự nhủ sẽ phải nỗ lực nhiều để làm ông vui lòng.
Người thân trong gia đình, mỗi người đều có một vị trí quan trọng trong lòng em. Cha mẹ là người sinh em ra và nuôi em khôn lớn thành người. Còn những người xung quanh luôn yêu thương và chăm sóc cho em. Có lẽ trong tất cả, ông nội là người em thân thiết và yêu kính nhất.
Ông nội em là một người hiền từ. Từ những ngày còn bé cho đến tận bây giờ, em vẫn nhớ thói quen xoa đầu và nở một nụ cười hiền hậu mỗi lần em làm được việc tốt khiến ông vui vẻ. Giọng nói của ông rất ấm áp và hiền từ, giống như của những ông Bụt bước ra từ trong thế giới cổ tích vậy.
Em rất thích được nằm nghe ông kể chuyện, mỗi lần như thế, em như được trở về với thế giới của ngày xưa – thế giới của những cô gái hiền lành, những chàng trai chăm chỉ, chất phác, ở hiền gặp lành, kiên trì rồi cũng có ngày được nếm quả ngọt. Qua mỗi câu chuyện, ông đều giảng giải cho em nghe những bài học ẩn dấu bên trong và nhắc em phải luôn nhớ chúng. Nhờ có những câu chuyện của ông mà em khôn lớn nên người.
Ông nội em tuổi đã xế chiều, mái tóc đã bạc đi rất nhiều nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Mỗi sáng, ông đều dậy sớm tập thể dục, tưới nước cho mấy chậu hoa phong lan quý của mình. Chiều chiều, ông lại đi dạo xung quanh chào hỏi hàng xóm láng giềng nên ai cũng rất yêu quý ông.
Ông rất thích chơi cờ và đọc báo. Những buổi chiều chủ nhật, em đều theo ông ra lũy tre của làng, xem ông chơi cờ với mọi người. Đôi tay gầy điểm những vết đồi mồi cầm quân cờ đi vô cùng chuẩn xác. Ông chơi cờ hay lắm, ai cũng thích xem. Mỗi lần ông chơi là xung quanh vô số người chen chúc ồn ào.
Ông là một người tuyệt vời nhưng thời gian đang dần khiến ông yếu đi. Những cơn ho hằng đêm không ngừng làm dang dở giấc ngủ của ông. Những viên thuốc Tây mỗi ngày khiến ông thêm gầy đi rõ rệt. Em thương ông lắm, bởi vậy em luôn cố gắng học thật tốt và ngoan ngoãn để khiến ông không phải phiền lòng.
Em rất yêu kính ông nội em. Em mong một ngày nào đó, ông sẽ khỏe mạnh hơn và tiếp tục những thói quen của mình, những đêm hè lại kể chuyện cổ tích cho em nghe như thuở ấu thơ.
Trong gia đình, ngoài bố và mẹ thì ông nội là người mà em kính yêu nhất.
Năm nay ông đã bước vào tuổi bảy mươi, một độ tuổi mà người ta thường nói: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Em không hiểu hết ý nghĩa của câu nói ấy, nhưng em biết chắc chắn rằng tuổi ông đã già, một độ tuổi tương đối hiếm của người đời. Mái tóc ông đã bạc phơ, có lẽ ông đã tắm gội nước thời gian nhiều quá. Tuy tóc bạc nhưng mái đầu rất đẹp bởi ông luôn cắt tóc cao và chải gọn gàng. Mái tóc bạc phơ ấy rất hợp với khuôn mặt hiền từ của ông. Mỗi lúc ông mặc bộ bà ba màu xám, trông ông thật giống ông tiên nhân đức trong truyện cổ tích, ông tiên hay giả người phàm để thử lòng dạ con người, vẻ hiền từ, nhân hậu của ông không chỉ thể hiện trên khuôn mặt mà còn hiện rõ trong ánh mắt. Đôi mắt ông không còn tinh anh nhưng ẩn trong đôi mắt ấy một cái gì đó khác lạ với nhiều người mà em thường gặp. Có lẽ đó là sự bao dung, rộng lượng, lòng nhân ái khôn cùng.
Mỗi khi ông mỉm cười, đôi mắt ông dịu hiền khó tả, hàm răng đã bị mai một bởi tuổi già cũng lộ ra. Hàm răng mất đi mấy chiếc nên cái miệng ông hơi móm mém khi nói, khi cười. Và nụ cười của ông cũng toát lên vẻ hiền từ, nhân hậu. Điều đáng chú ý nhất là đôi bàn tay ông - một đôi tay khéo léo. Bàn tay gầy gầy, xương xương và chai sần nhưng ông làm đâu ra đấy. ông thường đan lát những đồ dùng bằng tre để bố mẹ em có cái sử dụng. Những lúc khỏe, ông vun xới cây trồng, chăm bón từng cây con. Bởi vậy, cây trái trong vườn nhà ông em lúc nào cũng xanh tốt, sum sê.
Những ngày thơ ấu, em thường quấn quýt bên ông. Bố mẹ em đi làm xa, em ở nhà với ông, đòi ông kể chuyện, hát ru. Giọng nói của ông thật ấm, nó như một âm thanh không thể không vang vọng trong em. Em nhớ nhất từng lời kể chuyện ngọt ngào mà ông chậm rãi kể cho em nghe. Em lại nhớ từng thao tác làm việc của ông trong vườn nhà. Có lần em đã nói với ông khi chăm chú nhìn ông cần mẫn làm việc:
- Ông ơi, ông có “đôi tay vàng” đấy ạ!
Ông mỉm cười nhìn em, một nụ cười trìu mến vô cùng.
Ông cứ cần mẫn làm việc, hết vun xới gốc cho cây này lại tỉa cành khô lá úa cho cây nọ. Rõ ràng, ông rất thích làm việc, ít muốn nghỉ ngơi. Tuy tuổi cao lại luôn làm trong vườn nhưng ông luôn quan tâm đến con cháu, ông nhắc nhở từng công việc làm của bố và mẹ em, ông quan tâm đến cái ăn và giấc ngủ của em, quan tâm đến cả việc học hành. Mỗi khi em đạt điểm mười, ông thật vui, thật hài lòng, ông thường dạy em những điều hay, lẽ phải, ông nhắc bố em cách “đối nhân xử thế”, cách sống với họ hàng, với bà con làng xóm. Ông luôn gần gũi với con cháu, gần gũi với láng giềng, coi trọng “tình làng nghĩa xóm”, luôn giúp đỡ những người nghèo, quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn. Sự quan tâm ấy của ông đã làm ông không ngần ngại khi tham gia công tác của Hội người cao tuổi, Hội khuyến học ở phường, ông luôn dành những phần quà cho trẻ em nghèo, những phần thưởng cho những học sinh vượt khó học giỏi. Ai cũng nói ông đặc biệt quan tâm đến trẻ thơ.
Tấm lòng nhân hậu của ông đã làm cho tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Ông là chỗ dựa tinh thần cho em, chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình. Nhờ có ông, gia đình em luôn vui vẻ và đầm ấm.
Em kính yêu ông vô hạn. Em quyết chăm ngoan, học giỏi, để sau này trở thành người “hiền tài” như sự mong đợi của ông.
Gia đình em có ba thế hệ với năm thành viên: ông bà nội, bố mẹ em và em. Em là thành viên nhỏ nhất nhà nên được quan tâm đặc biệt. Tuy được quan tâm đặc biệt nhưng em không bao giờ “tận dụng” điều đó để mà vòi vĩnh. Nếu bà nội là người trực tiếp chăm sóc em trong từng bữa ăn giấc ngủ thì ông nội lại là người lo cho việc học hành của em. Ông còn là “người bạn” tâm tình của em nữa đấy.
Năm nay, ông nội em sáu mươi lăm tuổi. Ông đã nghỉ hưu được năm năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, ông nội em là công nhân làm ở ga xe lửa Hà Nội. Dáng ông nội thấp. Da ông nội ngăm ngăm. Tóc nội bạc muối tiêu và hơi quăn tự nhiên. Ông nội hiền lành và ít nói.
Ông nội hay làm thơ và làm thơ cũng rất hay. Những bài thơ của ông nội em làm thường được đăng trên các bản tin cơ quan của nội. Ông nội thường viết về những sự việc diễn ra trong cơ quan, trong cuộc sống đời thường hằng ngày. Lúc còn đi làm, nội em thường mặc bộ quần áo đồng phục màu xanh công nhân, đội chiếc mũ, đi đôi giày cũng màu xanh công nhân. Lúc ở nhà ông nội em thường mặc bộ sọc được cắt may rất khéo.
Tuy đã về hưu nhưng ông nội em vẫn giữ được thói quen như ngày còn đi làm. Hôm nào cũng vậy, nội em dậy sớm lắm. Hai ông cháu lên sàn thượng của khu tập thể để tập thể dục. Ăn sáng xong, bố hoặc mẹ đưa em đi học còn ông ngồi đọc báo hoặc xem chương trình thời sự buổi sáng. Hôm nào, bố mẹ em đi công tác, ông nội đưa em đi học.
Thường vào buổi tối, ông nội em dạy cho em học bài. Ông nội đã nghỉ hưu nên có thời gian quan tâm đến việc học tập của em. Không hiểu bằng cách nào mà những kiến thức toán học ông nội học cách đây mấy chục năm mà nội em vẫn nhớ. Em có được kết quả học tập như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ công của ông nội em đây.
Những lúc hai ông cháu ngồi ngắm trăng, ông thường kể cho em nghe về cuộc sống của nội. Nhà nghèo nên ông nội không được học tiếp nên đi công nhân để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Ông nội còn kể cho em nghe sự vất vả của những ngày đầu ông nội xa nhà đi làm công nhân. Ông nội đúng là “người bạn” tâm tình của em. Khi có chuyện vui hay buồn ở trường, em thường kể cho ông nội em nghe. Điều kì diệu là chỉ ít lời động viên của ông là tất cả sự buồn phiền trong em đều tan biến hết.
Từ khi nghỉ hưu, ông nội em làm tổ trưởng tổ dân phố. Bà con ở khu tập thể cũng như tổ dân phố rất yêu quý và kính trọng ông nội của em vì ông nội em rất tốt bụng và luôn gương mẫu trong công việc của khu tập thể, của tổ dân phố.
Ông nội em là người ông vô cùng đáng kính trọng của em. Em yêu quý và biết ơn ông nội của em nhiều lắm. Em mong ước lớn lên em được như nội, luôn sống trong sự yêu thương và kính trọng của mọi người.
Trong kí ức về những năm tháng tuổi thơ của em không chỉ có cánh diều mà còn có bóng dáng của một người mẹ thứ hai, đó chính là bà ngoại của em. Bà ngoại là người đã cho em cả một bầu trời tuổi thơ bình yên và đáng nhớ, tình yêu thương của bà đối với em là vô bờ bến mà không có thứ tình cảm nào sánh được.
Bà ngoại của em năm nay đã ngoài 60 tuổi, bà sinh ra và lớn lên ở nông thôn, từ nhỏ đã vất vả nên khi về già nhìn dáng người bà vẫn gầy, lại thêm chiếc lưng còng trông rất tiều tụy. Thế nhưng sức khỏe của bà không thấy được qua hình dáng đó, bởi bà của em vẫn còn rất dẻo dai, đã ngoài 60 tuổi nhưng bà vẫn thoăn thoắt cuốc đất trồng rau và chăm sóc cây cối, chiếc lưng còng của bà vẫn hàng ngày gánh nước tưới rau.
Bà ngoại em tuy gầy nhưng da dẻ vẫn hồng hào và chắc nịch, trên khuôn mặt bà những nếp nhăn không thể đếm hết được nhưng không hề có vết đồi mồi hay tàn nhang nào cả, đến mẹ em cũng ao ước sau này khi ở tuổi ấy sẽ có được làn da đẹp như của bà ngoại.
Bà thường nhắc nhở em xem ít ti vi và không nên nghịch điện thoại vì rất hại cho mắt, bởi bà nói: “Ngày xưa ở thời các bà chẳng có ti vi hay điện thoại nên chẳng có ai bị cận thị cả”. Quả thực đến bây giờ mắt của bà vẫn rất tinh tường, đôi mắt bà vẫn sáng trong và nhìn rõ, bà có thể tự xỏ kim, tự đọc báo mà chẳng cần nheo mắt hay đeo kính.
Bà ngoại em rất đẹp lão, vì không chỉ có làn da hồng hào mà mái tóc bà dù có bạc phơ vẫn rất dày và dài, tóc của bà rất chắc khỏe vì bà chỉ gội đầu với nước quả bồ kết chứ chẳng hề dùng các loại dầu gội nào khác. Mái tóc bạc phơ của bà khiến em luôn nhớ đến câu hát “Tóc bà trắng màu trắng như mây” trong bài hát “Cháu yêu bà”.
Ngày em còn nhỏ được ở với bà, bà thường cho em ngồi bên cạnh rồi nằm ngả đầu vào đùi bà để bà vuốt ve và kể những câu chuyện cổ tích. Bây giờ em đã lớn, chỉ dịp nghỉ hè mới được về thăm bà, mỗi lần về em lại chạy sà vào lòng bà, kể cho bà nghe những chuyện đi học của em.
Đối với em, bà ngoại chính là người mẹ thứ hai, chăm sóc cho em từ khi em còn tấm bé, bàn tay bà chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ và những trận ốm khi em còn nhỏ. Mỗi lần về thăm bà trông thấy bà còn khỏe mạnh, em rất vui mừng và hạnh phúc, em mong sao bà luôn được khỏe mạnh và sống lâu với con cháu để em được báo đáp công ơn trời biển của bà.
Với tuổi thơ mỗi người, trong tâm trí luôn tồn tại bóng hình của một người quan trọng, một người nuôi lớn tâm hồn ta bằng những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích thần tiên. Đó là người bà đáng kính.
Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi không còn trẻ khỏe nữa mà là cái tuổi của vầng trăng xế chiều. Bà có mái tóc bạc trắng, dài trông bà hiền từ như bà tiên bước ra từ những câu chuyện cổ tích. Đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Đôi mắt ấy luôn tiếp cho em bao động lực niềm tin vững vàng hơn trong cuộc sống.
Mỗi khi bà cười những nếp nhăn ấy lại hằn rõ trên khuôn mặt. Gương mặt bà hiền từ, phúc hậu, đôi khi có chấm những đồi mồi. Đôi tay bà đầy những vết nhăn và những vết đồi mồi bởi sương gió của thời gian. Có lẽ đôi bàn tay ấy là do bà làm lụng vất vả vì gia đình, chăm sóc cho con cháu. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo.
Bà em có giọng nói dịu dàng và hiền hòa. Mỗi lần bà hát ru cho em nghe hay kể chuyện cổ tích, em lại như được bước vào trong thế giới huyền diệu bởi giọng nói của bà thế nên em cứ thích nghe bà kể chuyện mãi mà không biết chán. Hằng đêm, bà thường kể cho em biết bao câu chuyện. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục em.
Cũng nhờ câu chuyện của bà kể mà em cảm thấy tâm hồn thư giãn và dễ chịu hơn rất nhiều. Hồi còn bé, bà thay mẹ chăm sóc em, nuôi em, dạy dỗ bảo ban từng li, từng tí. Lớn lên bà, bố mẹ em đi làm xa, bà lại ở cùng với hai chị em em, giúp đỡ mọi công việc cho gia đình.
Bà em có sở thích trồng rau và những cây cối trong nhà. Chỉ có một mảnh vườn nhỏ mà bà trồng được biết bao nhiêu loài cây. Những loài cây bà trồng đều chứa đựng biết bao tình yêu thương trong đó bởi bà chăm sóc chúng rất chu đáo. Bà không nguôi tay chân lúc nào, khi rảnh bà còn ngồi đan rổ rá rất khéo. Cũng nhờ có bàn tay của bà mà cửa của gia đình em lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ.
Em rất hạnh phúc khi được sống với bà. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của người bà đáng kính biết nhường nào.