Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Tả chú bộ đội hay nhất, gồm 7 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết và 15 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài tập làm văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây
TẢ CHÚ BỘ ĐỘI
Buổi tối, cả nhà em đang ăn cơm bỗng nghe có tiếng gọi cửa. Em buông đũa chạy ra mở thì hoá ra là anh Minh. Em reo lên: “Mẹ ơi! Anh Minh đã về!” và em ôm chầm lấy anh.
Anh Minh em nhập ngũ đã được hai năm, hôm nay anh được thưởng phép về thăm nhà (sau một đợt huấn luyện và công tác, anh đạt thành tích xuất sắc). Anh hiện ra trước mắt em trong bộ quân phục màu xanh rêu, cúc áo, cúc túi cài khuy cẩn thận, hai bên ve cổ áo có đeo quân hàm binh nhất nền đỏ thắm, có hình nổi hai ngôi sao và hình hai khẩu pháo đan chéo nhau. Anh đội chiếc mũ cối có đính quân hiệu tròn đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng. Trông anh thật chững chạc, oai vệ.
So với khi còn ở nhà, anh khỏe ra nhiều. Khổ người anh vạm vỡ, bộ ngực nở nang cân đối, tay chân rắn chắc. Anh đi đôi giày vải bạc màu cỏ úa có dây buộc chặt. Bước vào nhà, bỏ mũ, trút khỏi vai cái ba lô con cóc to bè, anh ngồi xuống nói chuyện với bố mẹ. Bây giờ em nhìn kĩ, thấy anh có nước da bánh mật của người quen với nắng gió ở thao trường và vùng ven biển, nơi anh đóng quân. Bàn tay anh đã có đôi chỗ thô, ráp và chai cứng. Đôi mắt anh sáng long lanh hơn xưa, chắc khi đứng gác, anh không để lọt một dấu hiệu khả nghi nào.
Sáng hôm sau anh dậy rất sớm. Chỉ trong vài phút anh đã gấp gọn chăn màn và giục em cùng chải răng, rửa mặt. Rồi anh mặc quần áo chỉnh tề, dẫn em đi chào bà con. Đến nhà nào anh cũng thăm hỏi tình hình sức khoẻ và công việc làm ăn của từng người, nhất là các cụ già. Một lần đứng trước cửa, chợt thấy một bà cụ đi qua, lưng còng mà xách cái bị nặng, anh liền chạy ra mang đỡ cụ về tận nhà. Đối với bọn trẻ chúng em, anh ân cần hỏi han tình hình học hành và tặng “quà”: những vỏ đạn bằng đồng đỏ mới tinh, những vỏ ốc hến lạ, những thỏi đá màu sắc đẹp anh lượm ở bãi biển gần doanh trại. Thảo nào chiếc ba lô của anh nặng thế!
Chúng em thích nhất là buổi tối, học xong ngồi quây quanh anh để nghe anh nói chuyện về những nơi anh đã đi qua, phong cảnh và đời sống của nhân dân có những nét khác hẳn quê nhà. Những mẫu chuyện anh kể về sinh hoạt trong đơn vị anh rất hấp dẫn. Bộ đội ta sống thật gian khổ mà dũng cảm biết bao! Vốn khéo tay hay làm từ lúc còn ở nhà, nay anh học thêm được nhiều “nghề" mới. Có mấy ngày phép mà anh chẳng mấy lúc chịu ngơi tay, hết chữa cái chạn đựng bát lại đem xe đạp của bố mẹ em ra lau dầu trơn, sạch. Có lần anh còn cặm cụi khâu vá cho em những quần áo bị sứt chỉ, tuột khuy... Thật đúng là “lính Cụ Hồ” như anh thường nói.
Thấm thoắt đã đến ngày anh phải trở về đơn vị. Tiễn anh đi ra bến xe, em bồi hồi xúc động, cứ muốn níu mãi tay anh. Cô giáo vẫn nói nhờ các anh bộ đội đang nắm chắc tay súng ở tiền tuyến, học sinh mới được yên vui dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Em lấy làm vinh dự vì gia đình em cũng có anh Minh góp phần làm nghĩa vụ vẻ vang ấy.
- Chú Toàn (chú út) của gia đình em mới nhập ngũ được một năm.
- Chú út của em vừa là chú lại vừa là “người bạn” thân nhất của em.
- Mỗi khi có dịp em thường theo bố mẹ đi thăm chú
2. Thân bài
- Tả ngoại hình
+ Năm nay chú em mười chín tuổi.
+ Chú cao 1,70 mét.
+ Chú cao, to, đẹp trai.
+ Mắt chú to, đen, sáng, mũi thẳng.
+ Da chú rám nắng, khỏe mạnh.
+ Chú thường mặc áo sơ mi trắng, quần jean.
+ Tính chú vui vẻ, sôi nổi.
- Tả tính tình
+ Chú em là một người con hiếu thảo với ông bà và luôn giúp đỡ bố mẹ em mỗi khi rảnh rỗi
+ Chú em tính tình rất ôn hòa, luôn sống hòa đồng với mọi người xung quanh
+ Chú là người dạy em học và kiên nhẫn giảng lại bài mỗi khi em chưa hiểu bài
- Tả hoạt động
* Khi chú chưa nhập ngũ
+ Hằng ngày, chú dậy sớm, tập thể dục.
+ Chú ăn sáng xong, đi học.
+ Đi học về, chú giúp nội một số việc cần thiết.
+ Chiều chú học bài.
+ Học bài xong, chú cho em theo chú ra bãi cỏ xem chú và các chú cùng lớp đá banh.
* Khi chú đã nhập ngũ
+ Chú đã đạt thành tích xuất sắc trong đợt tập luyện nên được nghỉ phép.
+ Những ngày nghỉ phép, chú tranh thủ đi thăm bà con họ hàng.
+ Chú giúp nội một sô việc trong gia đình.
+ Chú hỏi em về việc học tập.
+ Chú trang trí lại góc học tập cho em...
3. Kết bài
- Chú là tâm gương sáng cho em noi theo.
- Em luôn yêu thương và kính trọng chú.
Sau khi ăn cơm tối xong, em thong thả đi ra ngoài ngõ dạo chơi, hóng gió cho mát mẻ. Bỗng có anh bộ đội từ xa tiến dần về phía em.
Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng, em không nhìn rõ ai. Đột nhiên anh bộ đội kêu to: “Loan! Em đấy hả?”. Em giật mình quay lại: “Trời ơi! Anh Phong!” và ôm chầm lấy anh.
Anh Phong là anh Hai của em, đi bộ đội đã được một năm nay. Lúc anh nhập ngũ được một tháng thì có giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Bách khoa gửi về, hiện bố vẫn đang cất giữ. Bố nói “Chừng nào thằng Phong hoàn thành nhiệm vụ quân sự trở về sẽ đi học đại học”. Giờ đây, anh hiện ra trước mắt em trong bộ quân phục màu xanh cỏ úa. Hai cầu vai có đeo quân hàm và phù hiệu nền đỏ in hình hai ngôi sao, chiếc ngôi sao vàng năm cánh. Nom anh bây giờ khác xưa nhiều lắm. Anh chững chạc và rắn rỏi như một ngư dân vùng biển. Làn da trắng thuở học trò được thay bằng một màu đồng hun. Mái tóc cắt ngắn tạo cho khuôn mặt anh vốn tròn tròn nay như đậm lại, tròn trĩnh hơn, khỏe khoắn. Có lẽ những khó khăn vất vả của đời lính đã tôi luyện cho anh trưởng thành.
Đợt phép này anh nghỉ được nửa tháng ở nhà nhưng không thấy anh rỗi rãi được chút nào. Anh nói với mẹ: “Xa nhà, con mới thấy thương bố mẹ nhiều. Bố mẹ vất vả nuôi chúng con ăn học, chúng con chưa đáp đền gì cho bố mẹ. Sức khỏe bố mẹ ngày càng yếu đi, em gái con thì lại đang còn nhỏ. Con được nghỉ mấy ngày, giúp bố mẹ được chừng nào hay chừng đó”.
Thế là anh lao vào công việc. Hết dọn dẹp lại nhà cửa, anh lại ra vườn làm cỏ, vun gốc, bón cây…Công việc nào anh cũng làm nhanh gọn. Tối tối anh lại hướng dẫn cho em học bài, làm văn, làm toán, vẽ tranh… Những lúc rảnh rỗi, anh đưa em đi thăm bà con lối xóm. Anh hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn của mọi người rồi xin phép đến thăm nhà khác. Mọi người đều khen anh là chững chạc trưởng thành, nhanh nhẹn, đẹp trai hơn trước.
Nửa tháng nghỉ phép của anh đã trôi qua. Hôm tiễn anh lên bến xe trở lại đơn vị, anh xoa đầu em, rồi cúi xuống nói nhỏ: “Loan ở nhà nhớ học giỏi, biết nghe lời bố mẹ, thầy cô. Lần sau về, anh sẽ mua nhiều quà cho em, nhớ viết thư cho anh nhé!”
Chủ nhật vừa qua, em theo mẹ về quê thăm ngoại. Trên chuyến xe ca chở hai mẹ con đi, em gặp một chú bộ đội.
Chú bộ đội khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Vóc người chú tầm thước, không cao lắm. Khuôn mặt chú có vẻ cương nghị với sống mũi thẳng, vầng trán rộng và đôi mắt điềm đạm, bình thản. Mắt chú sáng lên tia sáng ấm áp và tự tin. Nhìn chú, em có cảm giác tin cậy và bình yên. Sự điềm tĩnh của chú truyền cả sang người đối diện khiến em có cảm tình với chú. Mái tóc chú cắt ngắn, ẩn trong vành mũ cối màu xanh rêu. Phía trước mũ có gắn ngôi sao vàng năm cánh trên nền đỏ. Làn da ngăm ngăm đen làm cho chú thêm rắn rỏi. Chú bộ đội mặc quân phục màu xanh rêu, cổ áo và cầu vai có đeo phù hiệu cấp bậc: bốn ngôi sao mạ kim trắng bạc và một gạch vàng. Chú đi một đôi giày da đen bóng, loại giày dành cho sĩ quan trong quân đội. Chú nai nịt gọn gàng, trang nghiêm. Nhìn bộ quân phục của chú, em đoán chú bộ đội thuộc binh chủng bộ binh.
Xe mỗi lúc một đông khách. Chú bộ đội lễ phép nhường chỗ ngồi ghế trước cho một cụ già. Chú khoác ba lô đi xuống dãy ghế cuối cùng của xe. Một chị phụ nữ bế con đang lên xe, chú ân cần bế em bé và giúp chị phụ nữ xách hành lí vào xe. Chú dõi mắt tìm kiếm và gọi anh phụ xe. Chú nói nhỏ nhẹ:
- Chị này có em bé ngồi phía sau tội nghiệp cháu nhỏ. Em xem xếp chỗ nào đó đỡ cho chị ấy.
Anh phụ xe vui vẻ cất hành lí của chị phụ nữ vào gầm ghế phía trước rồi bảo chị ngồi cạnh ông cụ ban nãy chú bộ đội đã nhường chỗ.
Xe lăn bánh, gió thổi mát dịu, dễ chịu hơn. Nghĩa cử của chú bộ đội là một tấm gương để em học tập.
Chú bộ đội em gặp tình cờ trên xe đã để lại trong tâm trí em những ấn tượng sâu sắc. Tình quân dân như cá với nước vẫn nở hoa thơm ngát trong thời kì hòa bình hiện nay. Chú bộ đội kính nhường bô lão, ân cần giúp đỡ phụ nữ và trẻ em. Chú bộ đội ấy là người tốt và đáng mến.
Video bài văn mẫu Tả chú bộ đội
Qua đò Găng thì trời mưa to. Đường đến nhà bà ngoại còn khá xa. Trời sắp tối. Năm đó, em mới lên 9 tuổi, em rất lo. Em đến báo cho bà và cậu Long biết là mẹ đang cấp cứu ở bệnh viện.
Em phải trú mưa nơi quán nước trên bến đò. Em như lửa đốt trong lòng. Bỗng có một chú bộ đội đi qua, quay lại. Chú cũng đứng trú mưa. Chú nhìn em rồi hỏi:
- Em vừa ở dưới đò lên? Em ướt hết rồi? Trời sắp tối rồi, em đi về đâu?
- Độ hai cây số nữa. Chú cháu ta cùng đi. Thưa chú, em đi về làng Bổng thăm bà ngoại em. Còn xa không chú?
Chú xin bà chủ quán cho em cái nón, rồi giục em: "Ta đi thôi...". Chú đi trước, em đi sau.
Chú đeo quân hàm Thiếu úy. Chú về phép. Chú trạc bằng tuổi thầy giáo Ngọc dạy em, độ 25 tuổi. Chú cao to, nước da đen. Chú đi đôi giày da đen quân dụng mặc bộ quân phục màu xanh lá cây. Cặp mắt ánh lên trong sáng, vừa thông minh, vừa hiền hậu. Chú khoác cái ba lô rất nặng. Chắc là chú về phép.
Đi được độ cây số thì mưa tạnh. Em đã hơi quen và tin cậy. Em hỏi:
- Chú về phép hay đi công tác?
- Chú ở Lai Châu, về phép. Chú còn đi xa, xa hơn làng Bồng độ dăm cây số nữa.
Chú hỏi tên, tuổi và việc học hành của em. Sau khi biết chuyện về chuyến đi của em, chú nắm lấy hai vai của em rồi hỏi và nói: "Thế à? Chú cháu mình phải đi gấp”.
Độ 8 giờ tối, chú hỏi đường, và dẫn em đến tận nhà bà. Nghe tiếng gọi, cậu Long ra mở cửa. Chú cười nói:
- Nhà có khách đây... Tôi vội phải đi ngay!
Chú vuốt mái tóc em và nói: "Cháu ngoan lắm! Chỉ vài hôm nữa là mẹ sẽ khỏi bệnh, mẹ sẽ về nhà... Chú đi đây...".
Em ngoái cổ nhìn chú đi cho đến lúc bóng chú mờ dần trên con đường làng về phía núi.
Video bài văn mẫu Tả chú bộ đội
Thứ bảy tuần trước, lúc gia đình em đang quây quần ăn bữa cơm chiều thì có tiếng gọi quen thuộc: "Mẹ ơi! Mở cửa cho con!" Nhận ra giọng nói anh Hà, em vội buông đũa chạy ra mở cửa và sung sướng reo lên: "Bố mẹ ơi! Anh Hà về!". Anh cúi xuống bế thốc em lên quay một vòng rồi hôn lên mái tóc em: "Em gái chóng lớn quá! Ở nhà có ngoan, học giỏi không em? Anh vui vẻ chào cả nhà rồi cởi ba lô đặt xuống nền gạch. Bữa cơm tối hôm đó thật là vui.
Anh Hà là anh cả của em. Nhà có hai anh em, tốt nghiệp xong lớp Mười Hai, anh lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Tính đến nay đã hơn nửa năm. Thời gian trong quân ngũ đã rèn luyện anh trở thành một thanh niên rắn rỏi, khỏe mạnh. Dáng người mảnh khảnh của một thư sinh trước đây đã được thay bằng hình dáng của một chú bộ đội dày dặn sương gió. Mái tóc đen của năm học lớp mười hai đã nhường chỗ cho một mái tóc ba phân, và làn da trắng như con gái đã biến thành màu da của ngư dân chài lưới.
Những ngày ở nhà, anh làm việc luôn tay, sửa bồn hoa trước sân nhà, cắt xén hàng chậu kiểng, vun gốc cho mấy cây rau, cây bưởi... sau vườn. Anh còn trang trí lại góc học tập cho em, quét mạng nhện trần nhà, lau rửa phòng vệ sinh...
Những lúc rảnh rỗi vào chiều tối, anh dẫn em đi thăm những người bạn cũ, thăm bà con láng giềng, ai cũng khen anh chững chạc, đẹp trai hơn trước nhiều.
Thời gian nghỉ phép qua nhanh, anh Hà phải trở lại đơn vị. Lúc tiễn anh ra bến xe, anh cầm tay bố mẹ chặt rồi nói nhỏ: "Bố mẹ yên tâm giữ gìn sức khỏe, hoàn thành xong nghĩa vụ con lại về với bố mẹ, con sẽ quyết tâm thi đậu đại học". Quay sang em, anh nhẹ nhàng nhắn nhủ: "Cưng ráng học giỏi đừng làm điều gì bố mẹ buồn nghe!". Anh hôn lên má em rồi vội vàng khoác ba lô từ biệt mọi người.
Anh đi rồi mà bên tai em vẫn còn văng vẳng lời động viên, nhắn nhủ của anh. Anh Hà ơi! Em sẽ cố gắng thực hiện tốt những lời dặn dò của anh: chăm ngoan và học giỏi.
Ngoài ông nội và bố em đã từng tham gia chiến đấu trong thời chiến tranh thì gia đình em có chú Hưng hiện nay cũng đang là bộ đội. Đơn vị chú đóng quân khá xa nhà nên một năm chú chỉ về thăm nhà một, hai lần. Thế nên mỗi khi chú về là cả nhà lại rộn ràng hẳn lên.
Hôm qua, được tin chú Hưng về phép, gia đình em ai cũng rất vui. Nhà cửa, sân vườn em đã quét dọn sạch sẽ. Sáng sớm, mẹ em đã luộc một nồi ngô nếp. Mẹ bảo, ai chứ chú Hưng thì khoái nhất món ngô luộc. Đặc biệt là ngô nếp.
Sau khi tập bài thể dục dưỡng sinh, ông em hãm một ấm trà xanh rồi ngồi vuốt râu, nở nụ cười rất tươi. Còn bà thì đứng ngồi không yên. Lát lát lại chạy ra ngõ đê ngóng chú. Sáng nay, dường như lũ chim hót hay hơn mọi hôm. Chúng đang tâu một bản nhạc vui tươi như mừng ngày chú Hưng về thăm nhà. Khoảng 8h, khi ông mặt trời đã lên ngang ngọn tre, thì chú Hưng về.
Nhìn thấy chú từ xa bà em đã gọi to: “Ông ơi, thằng Hưng về rồi”. Nghe vậy, tất cả mọi người chạy ào ra ngõ, trông ai cũng rất vui vẻ và xúc động. Chú Hưng đặt chiếc ba lô xuống ôm chầm lấy bà: “Thưa bố mẹ, con đã về. Thưa anh chị, em đã về.”
Đã 6 tháng nay chú Hưng không về thăm nhà. Nhưng nhìn chú vẫn vậy ,không có gì thay đổi, vẫn khuôn mặt hơi vuông, toát lên vẻ hiền lành. Đôi mắt đen to lấp lánh như hai hòn ngọc, vầng trán cao rộng biểu lộ sự thông minh. Có lẽ vì vậy mà chú học toán rất giỏi. Mỗi lần chú về, có bài toán khó nào là em lại nhờ chú giảng hộ: Không hiểu sao bài toán khó là vậy nhưng khi nghe chú giảng em lại thấy nó đơn giản quá. Mỗi khi chú cười lại để lộ chiếc má lúm đồng tiền trông rất duyên. Mái tóc được cắt gọn gàng, rất hợp với khuôn mặt chú.
Chú bộ đội Chú có nước da hơi ngăm ngăm đen. Từ hồi đi lính trông chú đen hơn một chút nhưng trông rất khỏe mạnh. Chú Hưng có dáng người khá cao, khoảng gần 1m 80. Thân hình chú rất cân đối, với bờ vai vuông rộng, bắp tay chắc khỏe.
Chú rất yêu thích thể thao. Dù về nhà nghỉ phép nhưng chú vẫn tập thể dục đều đặn. Buổi sáng chú dậy rất sớm. Khi gà vừa cất những tiếng gáy đầu tiên, chú đã thức dậy. Đầu tiên chú chạy một vòng quanh làng. Sau đó chú tập bài thể dục tay không. Ngày nào cũng đều đặn như vậy.
Mỗi lần về phép là chú lại giúp bà em rất nhiều việc. Chú chẻ củi giúp bà. Chỉ một buổi sáng mà chú đã chẻ xong cả đống củi to, xếp gọn gàng trong bếp. Chú giúp bà lợp lại mái bếp, chú cày ruộng, giỡ ngô, trồng khoai… giúp bà. Chú còn giúp ông tát ao, thả thêm cá giống.
Khi biết chú Hưng về, họ hàng đến chơi rất đông. Cả hàng xóm và bạn bè của chú cũng đến. Chú kể những chuyện ở quân ngũ. Những chuyện tăng gia của bộ đội, chuyện những chuyến hành quân, chuyện những đêm phải chạy báo động, chuyện những lần đi giúp dân địa phương… Những câu chuyện của chú Hưng rất vui, rất độc đáo lại đặc biệt mà tràn đầy sự nhiệt thành của người chiến sĩ, những câu chuyện rất lính khiến ai nghe cũng thấy hào hứng, thích thú chăm chú lắng nghe.
Họ hàng, bà con làng xóm, ai cũng khen ngợi chú Hưng, khen chú ngoan ngoãn, lễ phép, biết kính trên nhường dưới, biết giúp đỡ người khác. Lần nào về chú cũng tham gia hoạt động đoàn ở làng. Chú giúp đỡ các gia đình neo người, các gia đình thương binh, liệt sĩ. Giúp họ tu sửa lại nhà cửa, giúp họ gặt lúa. Thật xứng đáng là “anh bộ đội Cụ Hồ”.
Không chỉ nhanh nhẹn, tháo vát mà chú còn có một giọng hát rất hay. Chú tham gia văn nghệ ở địa phương một cách nhiệt tình. Chú chơi đàn ghi ta rất là giỏi. Em rất thích nghe chú đánh bài: “Cây đàn ghi ta của đại đội ta”, một bài hát tuyệt hay.
Chú Hưng còn rất khéo tay, chú làm tặng em một chiếc diều to. Chiếc diều chú làm bay lên rất cao, cao nhất trong mấy đứa đi thả diều. Em rất hãnh diện về nó.
Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoát đã hết một tuần. Đã đến ngày chú phải trở về đơn vị. Cũng giống hôm chú mới về, hôm ấy, bà cũng làm mâm cơm thắp hương tổ tiên cầu cho chú đi đường được bình an, thuận lợi. Mọi người trong nhà ai cũng buồn. Em cũng quyến luyến chẳng muốn rời xa chú. Lúc tiễn chú, em khóc nức nở, mẹ phải đồ dành mãi mới chịu nín.
Em rất quý chú Hưng. Chú là một tấm gương để em học tập và noi theo. Em tự hứa với bản thân sẽ học tập thật tốt để sau này trở thành một chú bộ đội cụ Hồ được nhiều người yêu quý và giúp ích thật nhiều cho xã hội.
Anh Việt em đóng quân tại quần đảo Trường Sa. Mấy năm anh mới về thăm nhà có một lần. Lần anh về cũng chỉ được độ dăm ngày rồi lại đi nên cả nhà ai cùng nhớ thương.
Ngày anh về cả nhà em cứ nhộn nhịp hẳn lên. Bố chạy đi báo tin cho các bác họ hàng. Mẹ thì luông cuống đi chợ nấu cơm, dọn dẹp. Em cũng vui mừng hết sức vì sắp được gặp người anh mà mình yêu quý.
Mười giờ sáng anh về tới ngõ. Như có linh tính, mẹ em vừa nghe tiếng dép đã vội chạy ngay ra ngõ. Hai hàng nước mắt sung sướng hạnh phúc tuôn trào trên gò má đã sạm vì vất vả lam lũ. Mẹ ôm chầm lấy anh trong vòng tay gầy guộc. Anh cũng ôm chặt lấy mẹ. Rồi mẹ lau vội nước mắt, vừa cười vừa dắt tay anh vào chào hỏi mọi người.
Ông cháu, cha con gặp nhau tay bắt mặt mừng, hồ hởi và hân hoan. Anh vào nhà rồi em mới nhìn thấy anh kĩ hơn. Anh thay đổi nhiều so với trước. Nom anh trông khỏe mạnh, tráng kiện hơn lúc ở nhà rất nhiều. Dáng người anh vạm vỡ, bộ ngực nở nang cân đôi, tay chân rắn chắc.
Anh mặc trên người chiếc áo lính thuỷ màu trắng tinh, cổ có vạt sang hai bên, ở giữa thắt nút bằng hai đoạn vải màu thiên thanh, được sơ vin ngay ngắn trong chiếc quần vải màu xanh da trời. Trên đầu anh đội chiếc mũ bằng vải mềm như của các chú công an nhưng màu trắng đai xanh. Dưới chân là đôi giày vải bạt màu xanh cỏ ủa.
Đặt chiếc ba lô xuống phản, anh ngồi trò chuyện, hỏi han mọi người. Vừa cười nói anh vừa lôi từ trong ba lô ra bao nhiêu là quà từ Trường Sa Trong đám cá mực là một con búp bê vừa to vừa đẹp anh dành cho em. Sung sướng, em sà vào lòng anh nũng nịu. Nhìn gần, em thấy rõ nước da anh đã chuyến sang màu bánh mật bởi nắng gió biển khơi.
Bàn tay anh xoa đầu em thô ráp và chai cứng. Nhưng đôi mắt anh vần sáng long lanh, không chút thay đổi. Giọng nói trầm ấm hơn và nghe rất đàn ông. Khó khăn và thử thách nơi đảo xa đã rèn luyện anh trở thành một người đàn ông mạnh mẽ và rắn rỏi.
Thời gian năm ngày trôi qua nhanh như thoi đưa. Cuối cùng cũng đã đến ngày anh lên đường trở lại đơn vị. Mọi người trong gia đình ai cũng rất buồn và lưu luyến. Em và mẹ thì ôm nhau khóc rưng rức. Anh cố nén cảm xúc động viên mẹ, vỗ về an ủi em. Trước lúc lên đường anh còn dặn: “bé út ở nhà ngoan, học giỏi. Anh không có nhà phải biết chăm sóc giúp đỡ cha mẹ. Khi nào về anh lại cho quà.” Những lời nói của anh em luôn ghi nhớ và chắc chắn em sẽ làm được và làm tốt.
Anh Dũng người con trai thứ hai của bác Hải. Sau khi tốt nghiệp trường Học viện Kĩ thuật Quân sự, anh Dũng công tác ở quần đảo Trường Sa với quân hàm Thiếu uý. Sau hai năm công tác ở đảo, anh được thăng quân hàm Trung uý, được về phép ba tuần. Anh sang nhà em chơi, biếu bố mẹ em một cân cá khô, món quà biển của lính đảo và tặng em một vỏ ốc biển bảy màu, rất đẹp.
Nắng gió biển khơi đã hun đúc nên một người lính rắn rỏi với đôi mắt sáng ngời, ngực nở, chân tay rắn chắc, màu da rám nắng như sơn mài. Anh bảo lính đảo phải khoẻ mới đương đầu được với sóng gió đại dương.
Anh kể cho em nghe bao chuyện vui và lạ ở trên đảo: Có những con vích to và nặng tới hai, ba tạ; có những đàn chim vài nghìn con bay rợp trời rồi chuyện đi tuần tra, đi câu cá, trồng rau xanh, đọc sách báo, gói bánh chưng trong dịp Tết… Đời lính đảo thật gian khổ và đáng tự hào. Chiều nay, em đi học về, mẹ cho biết anh Dũng đã ra đảo rồi, em nhớ anh nhiều quá.
Mang trong mình trọn vẹn một lời thề đó là “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh bại”. Các anh là những người nắm giữ nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Ý thức được trách nhiệm to lớn mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, mỗi người chiến sĩ hải quân thân yêu luôn đề cao cảnh giác, giữ vững tay súng để giữ vững bình yên chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc!
Các anh vẫn ngày đêm giữ vững tay súng canh gác biển trời Việt Nam. Và bạn cũng biết, có lẽ không nghề nào gian khổ và khó khăn bằng việc canh giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Nhiều khi tôi thắc mắc không hiểu vì sao các anh lại chọn làm lính đảo, điều gì thôi thúc các anh đến nơi xa xôi đầy hiểm nguy ấy? Phải chăng là lòng yêu nước thiết tha và nồng cháy của các anh!
Tay các anh cầm chắc khẩu súng đứng nghiêm trang trước những hàng dừa tuổi thơ và cả hình cột mốc Trường Sa. Cho dù nắng hay mưa,gió hay bão, các anh vẫn giữ vững tay súng canh gác biển trời Việt Nam.
Thứ bảy tuần trước, lúc gia đình em đang quây quần ăn bữa cơm chiều thì có tiếng gọi quen thuộc: “Mẹ ơi! Mở cửa cho con!” Nhận ra giọng nói anh Hà, em vội buông đũa chạy ra mở cửa và sung sướng reo lên: “Bố mẹ ơi! Anh Hà về!”. Anh cúi xuống bế thốc em lên quay một vòng rồi hôn lên mái tóc em: “Em gái chóng lớn quá! Ở nhà có ngoan, học giỏi không em? Anh vui vẻ chào cả nhà rồi cởi ba lô đặt xuống nền gạch. Bữa cơm tối hôm đó thật là vui.
Anh Hà là anh cả của em. Nhà có hai anh em, tốt nghiệp xong lớp Mười Hai, anh lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Tính đến nay đã hơn nửa năm. Thời gian trong quân ngũ đã rèn luyện anh trở thành một thanh niên rắn rỏi, khỏe mạnh. Dáng người mảnh khảnh của một thư sinh trước đây đã được thay bằng hình dáng của một chú bộ đội dày dặn sương gió. Mái tóc đen của năm học lớp mười hai đã nhường chỗ cho một mái tóc ba phân, và làn da trắng như con gái đã biến thành màu da của ngư dân chài lưới.
Những ngày ở nhà, anh làm việc luôn tay, sửa bồn hoa trước sân nhà, cắt xén hàng chậu kiểng, vun gốc cho mấy cây rau, cây bưởi… sau vườn. Anh còn trang trí lại góc học tập cho em, quét mạng nhện trần nhà, lau rửa phòng vệ sinh…
Những lúc rảnh rỗi vào chiều tối, anh dẫn em đi thăm những người bạn cũ, thăm bà con láng giềng, ai cũng khen anh chững chạc, đẹp trai hơn trước nhiều.
Thời gian nghỉ phép qua nhanh, anh Hà phải trở lại đơn vị. Lúc tiễn anh ra bến xe, anh cầm tay bố mẹ chặt rồi nói nhỏ: “Bố mẹ yên tâm giữ gìn sức khỏe, hoàn thành xong nghĩa vụ con lại về với bố mẹ, con sẽ quyết tâm thi đậu đại học”. Quay sang em, anh nhẹ nhàng nhắn nhủ: “Cưng ráng học giỏi đừng làm điều gì bố mẹ buồn nghe!”. Anh hôn lên má em rồi vội vàng khoác ba lô từ biệt mọi người.
Anh đi rồi mà bên tai em vẫn còn văng vẳng lời động viên, nhắn nhủ của anh. Anh Hà ơi! Em sẽ cố gắng thực hiện tốt những lời dặn dò của anh: chăm ngoan và học giỏi.
Chủ nhật vừa qua, em theo mẹ về quê thăm ngoại. Trên chuyến xe ca chở hai mẹ con đi, em gặp một chú bộ đội.
Chú bộ đội khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Vóc người chú tầm thước, không cao lắm. Khuôn mặt chú có vẻ cương nghị với sống mũi thẳng, vầng trán rộng và đôi mắt điềm đạm, bình thản. Mắt chú sáng lên tia sáng ấm áp và tự tin. Nhìn chú, em có cảm giác tin cậy và bình yên.
Sự điềm tĩnh của chú truyền cả sang người đối diện khiến em có cảm tình với chú. Mái tóc chú cắt ngắn, ẩn trong vành mũ cối màu xanh rêu. Phía trước mũ có gắn ngôi sao vàng năm cánh trên nền đỏ. Làn da ngăm ngăm đen làm cho chú thêm rắn rỏi. Chú bộ đội mặc quân phục màu xanh rêu, cổ áo và cầu vai có đeo phù hiệu cấp bậc: bốn ngôi sao mạ kim trắng bạc và một gạch vàng.
Chú đi một đôi giày da đen bóng, loại giày dành cho sĩ quan trong quân đội. Chú nai nịt gọn gàng, trang nghiêm. Nhìn bộ quân phục của chú, em đoán chú bộ đội thuộc binh chủng bộ binh.
Xe mỗi lúc một đông khách. Chú bộ đội lễ phép nhường chỗ ngồi ghế trước cho một cụ già. Chú khoác ba lô đi xuống dãy ghế cuối cùng của xe. Một chị phụ nữ bế con đang lên xe, chú ân cần bế em bé và giúp chị phụ nữ xách hành lí vào xe. Chú dõi mắt tìm kiếm và gọi anh phụ xe. Chú nói nhỏ nhẹ:
Chị này có em bé ngồi phía sau tội nghiệp cháu nhỏ. Em xem xếp chỗ nào đó đỡ cho chị ấy. Anh phụ xe vui vẻ cất hành lí của chị phụ nữ vào gầm ghế phía trước rồi bảo chị ngồi cạnh ông cụ ban nãy chú bộ đội đã nhường chỗ. Xe lăn bánh, gió thổi mát dịu, dễ chịu hơn. Nghĩa cử của chú bộ đội là một tấm gương để em học tập.
Chú bộ đội em gặp tình cờ trên xe đã để lại trong tâm trí em những ấn tượng sâu sắc. Tình quân dân như cá với nước vẫn nở hoa thơm ngát trong thời kì hòa bình hiện nay. Chú bộ đội kính nhường bô lão, ân cần giúp đỡ phụ nữ và trẻ em. Chú bộ đội ấy là người tốt và đáng mến.
Với bộ quần áo màu trắng sọc xanh chú đội chiếc mũ màu trắng có ghi hàng chữ : hải quân Việt Nam cùng với ngôi sao 5 cánh ở giữa.Đôi mắt chú trong sáng luôn luôn ngước về phía biển không ròi.Tay chú cầm chắc khẩu súng đứng nghiêm trang trước những hàng dừa tuổi thơ và cả mô hình cột mốc Trường Sa.
Cho dù nắng hay mưa,gió hay bão, chú vẫn giữ vững tay súng canh gác biển trời Việt Nam.Phía trước chú là một khoảng biển trời rộng mênh mông cùng với những đợt sóng bạc đầu nối tiếp nhau từng đợt từng đợi dánh nhẹ vào bờ.Xa xa kìa có biết bao nhiêu con thuyền đang say sưa đánh cá, để mà giữ gìn bình yên cho mọi người chú đã phải làm biết bao công việc như : tiêu diệt kẻ thù mang lại bình yên cho mọi người … Ôi! em yêu chú lính hải quân nhiều lắm.
Em tự nhủ với lòng mình là phải học thật giỏi để sau này em sẽ trở thành một người lính hải quân để canh gác vùng biển của quê hương đất nước.
Chiếc xe chở chúng em tham quan doanh trại quân đội đã dừng bánh, trước mắt chúng em là cả doanh trại bộ đội rộng lớn, ngăn nắp. Hôm nay là ngày gặp mặt của chúng em với những chú bộ đội đang đang đóng quân tại doanh trại quân đội.
Khi bước vào hội trường đã trang hoàng rất đẹp, các bác các chú bộ đội quân phục trang nghiêm và chỉnh tề. Chúng em quây quanh các chiến sỹ áo xanh, mặt các bạn vui vẻ hớn hở. Chúng em hỏi các chú về nhều chuyện và cả về lịch sử ra đời ngày 22/12.
Chúng em nghe kể nhiều về những chiến công hào hùng của những người lính cụ Hồ, tháng năm chinh chiến chống kẻ thù xâm lược, gian khổ hy sinh. Đến thời bình, bộ đội phải làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước như: truy bắt tội phạm, chống lại những lực lượng thù địch phá hoại từ bên ngoài, chống thiên tai, lụt lội…Những gương mặt xạm đen vì nắng gió, nghe những câu chuyện kể và chứng kiến vẻ bình thản của những chiến binh, em thật sự thấy rất cảm động xen lẫn cả niềm tự hào, biết ơn sâu sắc…
Em là người được đại diện các bạn nói lên những suy nghĩ tình cảm: “Kính thưa các bác, các chú, chúng cháu may mắn được sinh ra lớn lên trong hòa hình. Chúng cháu biết để có được cuộc sống hòa bình hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều, bằng cả nước mắt và máu xương của bao người đã hy sinh cho Tổ quốc.
Để thể hiện lòng biết ơn chúng cháu hứa sẽ nỗ lực học tập, tu dưỡng trở thành những công dân có ích để xây dựng đất nước. Có như vậy mới xứng đáng với truyền thống cao quý của dân tộc, xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha anh”. Phát biểu xong mà lòng em còn bồi hồi xúc động và run lẩy bẩy.
Cuối cùng ngày gặp gỡ cũng đã trôi qua, chúng em đành phải chia tay các chú bộ đội. Buổi gặp gỡ đã khơi dậy những ước mơ tăng thêm động lực trong học tập để cố gắng đạt được những ước mơ trong tương lai.
Nhà em mới chuyển từ thành phố về vùng nông thôn để sinh sống, bởi ông bà nội em đã già yếu. Ông bà lại chỉ sinh được một mình ba em, nên ba mẹ em quyết định đón ông bà lên thành phố sống chung. Nhưng ông bà nhất quyết không chịu vì không quen với cuộc sống ồn ào, nên ba mẹ sau nhiều ngày quyết định đã quyết định bán nhà về quê.
Nhà mới của em gần nhà ông bà lắm chỉ đi bộ tầm 200m là tới. Bên cạnh nhà em có một gia đình vốn là cán bộ hưu trí. Hai ông bà có một người con trai hiện đang làm bộ đội chuyên nghiệp. Nghe bảo chú đó thường xuyên đóng quân ở xa ít có dịp về thăm nhà
Nhưng một buổi tối thứ 7 khi em ăn cơm xong rồi ra trước cổng nhà hóng mát thì em nhìn thấy một chú bộ đội dáng người cao lớn. Khuôn mặt chú rất thư xinh, nhưng nước da thì có vẻ hơi đen chắc do luyện tập trong quân ngũ.
Thấy em cứ đứng chăm chú nhìn mình chú bộ đội lại gần em và hỏi “Cháu tên gì mới chuyển về nhà này sống hả?” Em bị câu hỏi của chú làm cho giật mình nên chỉ lí nhí đáp “Cháu tên Tùng, nhà cháu mới về đây”
Chú chìa tay ra và nói “Rất vui làm quen với Tùng chú tên là Quân là hàng xóm với cháu” Rồi chú móc trong chiếc ba lô màu cỏ úa ra một thanh sô cô la và đưa cho em. Đây là món kẹo khoái khẩu của em nên em nhận ngay và cảm ơn chú rất vui vẻ
Từ hôm chú Quân về nghỉ phép ngày nào ăn cơm tối xong em cũng hay xin mẹ cho ra cổng nhà chơi để tìm chú ấy. Chú Quân kể chuyện rất hay chú thường kể cho em nghe những câu chuyện về cuộc sống ở trong quân ngũ như thế nào. Nơi chú đi qua có những rừng hoa sim, hoa ban trắng vô cùng xinh đẹp… Em nghe mà vô cùng thích thú
Chú Quân thường xuyên cầm cây đàn ghi ta ra trước hiên nhà rồi gẩy mấy bài vui nhộn cho em nghe. Chú hát rất hay lại tình cảm nên em thích chơi với chú lắm
Rồi chú còn tranh thủ dạy cho em mấy bài võ cơ bản để phòng thân, luyện tập thể dục cho cường tráng. Em vốn thích học võ nên tập luyện rất chăm chỉ. Hai chú cháu thân thiết như người nhà. Rồi 12 ngày phép của chú Quân cũng qua đi chú lại phải lên đường về doanh trại của mình. Hôm chú đi có hẹn em khi nào chú về sẽ mang cho em một giỏ lan rừng, em thích lắm.
Tiễn chú Quân lên đường em ngậm ngùi mắt thấy cay cay, chú xoa đầu em và bảo “Tùng ở nhà học giỏi nhé, khi nào về chú sẽ có quà làm phần thưởng”. Chiếc xe chở những người lính trở về đơn vi dần dần lăn bánh em vẫn đứng nhìn theo cho đến khi chiếc xe chỉ còn là một chấm nhỏ lòng dâng lên niềm xúc động khó tả.
Sinh ra khi đất nước đã hoà bình nên em chưa một lần được, nhìn thấy chú bộ đội mặc dù mẹ vẫn tả cho em nghe. Cho đến dịp 22 – 12, lớp em đến thăm các bác cựu chiến binh thì hình ảnh chú bộ đội mới hiện lên thật cụ thể, rõ ràng.
Hôm đó, cô giáo dẫn chúng em đến nhà văn hoá xã gặp các bác cựu chiến binh. Tuy giờ đây đã nhiều tuổi và không còn chiến đấu nữa nhưng các bác vẫn rất khoẻ khoắn, thể hiện sự mạnh mẽ của anh bộ đội cụ Hồ. Chào đón chúng em, các bác mặc những bộ quân phục thật đẹp và tươi cười rạng rỡ.
Qua câu chuyện của các bác, chúng em hiểu hơn về các chú bộ đội. Điều nổi bật, dễ nhận thấy nhất ở chú bộ đội là những bộ quân phục. Một bộ quần áo màu xanh lục ngay ngắn mà khi mặc lên mình thấy cứng cỏi lạ thường. Trên cầu vai và ve áo có đeo quân hàm. Đi kèm với bộ quần áo đó là đôi giày vải và chiếc mũ tai bèo.
Tất cả cùng một màu xanh như nhau, giản dị, khiêm nhường. Màu xanh ấy, bác cựu chiến binh nói, nó là màu xanh của tuổi trẻ và hi vọng, các anh bộ đội lên đường luôn hi vọng có ngày chiến thắng trở về. Trên đường hành quân, các chú bộ đôi đeo sau lưng một cái ba lô thật to và chắc chắn. Phải vượt đường xa, trèo đèo lội suối, băng rừng vượt thác… nên chú bộ đội rất cần một đôi chân dẻo dai, bền bỉ.
Ngoài ra còn cần một cây gậy Trường Sơn và những cành lá ngụy trang, trên vai đeo súng. Dường như với các chú bộ đội, những thứ đó đã thành người bạn tri kỉ.
Công việc của chú bộ đội hẳn vất vả lắm. Nhìn các bác ai nấy đều đen sạm vì sương gió. Nhưng trên khuôn mặt lại đầy vẻ cương nghị, cứng rắn. Đôi mắt sáng ánh lên vẻ tinh nghịch. Cái miệng tươi cười pha trò lúc nghỉ ngơi… Bàn tay to, nhiều vết chai và cứng cáp: Bàn tay ấy từng cầm súng chiến đấu với quân thù.
Vì luôn phải đối diện với nguy hiểm, khó khăn mà các chú bộ đội lạc quan và yêu đời lắm. Giữa những giờ nghỉ ngơi trong trận đấu hay dừng chân trên đường hành quân các chú quây quần bên nhau trò chuyện vui đùa để phá tan những lo sợ. Thỉnh thoảng nhận được thư nhà các chú cũng chia sẻ cùng nhau, niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi bớt…
“Vai chú mang súng mũ cài ngôi sao đẹp xinh.
Đi trong hàng ngũ chú hành quân trông thật nhanh.
Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm.
Súng chắc trong tay chú canh giữ cho hòa bình”
Lời bài hát vang lên gợi nhắc trong em hình ảnh chú bộ đội mà em tình cờ gặp được trong chuyến về thăm quê ngoại. Chú tên Tuấn, là người mà em mới gặp thôi nhưng lại có ấn tượng sâu sắc.
Nhân dịp nghỉ hè, bố mẹ cho em về thăm quê ngoại ở tận Hà Tĩnh. Vừa đặt chân về quê hương thân yêu em đã gặp được màu xanh áo lính của chú Tuấn. Chú là con trai bà Năm – hàng xóm nhà ngoại em. Chú tranh thủ nghỉ phép hai ngày để về thăm gia đình. Ấn tượng đầu tiên khi em nhìn thấy chú là dáng người cao lớn, vạm vỡ với cơ bắp rắn chắc hiện ra dưới tay áo ngắn của chàng thanh niên khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Lưng chú thẳng tắp như thân cây tùng.
Chú mặc bộ quân phục màu xanh trông rất oai phong. Chiếc mũ cứng với biểu tượng lá cờ đỏ sao vàng ôm lấy nửa vầng trán cao và mái tóc đen được cắt tỉa gọn gàng. Khuôn mặt chú góc cạnh, cằm hơi gầy và nước da ngăm ngăm đen do tập luyện nhiều ngày ngoài trời. Đôi mắt chú đen và sáng, lấp lánh vẻ cương nghị của một người lính. Nụ cười lại đặc biệt ấm áp và thân thiện.
Chú khoác trên vai một cái ba lô con cóc to mà vai không hề rũ xuống, hiên ngang vững chãi. Chú mỉm cười chào cả bố mẹ em và bà con lối xóm xung quanh. Ngay từ ấn tượng đầu tiên, mọi người đều có thiện cảm với chú Tuấn. Hai ngày sau, em thường hay sang nhà chú chơi, tò mò hỏi chú đủ thứ chuyện trong quân đội.
Chú không hề khó chịu vì bị hỏi nhiều mà vui vẻ kể hết những chuyện vui, những điều hay chú học được trong quân ngũ. Hành động, lời nói của chú rõ ràng, rành mạch, thể hiện rõ khí phách của người bộ đội. Chú làm vườn cũng rất giỏi, đôi bàn tay vừa to vừa khỏe của chú cầm cuốc thành thạo cào đất, tưới rau. Chú nói đó đều là những việc chú học được khi đi nhập ngũ, được huấn luyện.
Trong ánh nắng chiều, em ngồi nghe chú kể từng lời, từng câu chuyện. Chú xắn cao tay áo, đôi tay thoăn thoắt nhổ cổ, miệng vẫn không quên kể chuyện. Không những thế, hai ngày nghỉ phép ở quê, chú còn lặn lội đến các nhà xung quanh xem ai có vật dụng gì cần sửa hay không.
Nếu có chú Tuấn sẵn sàng giúp đỡ, chú đã sửa được bóng đèn cho bao nhiêu gia đình trong làng. Chú hòa nhã, thân thiện và khéo léo. Người làng chẳng mấy chốc đã biết tên chú bộ đội trẻ nhà bà Năm nhiệt tình, tốt bụng, là người con ngoan, là người lính mẫu mực. Bố mẹ chú vui vẻ và tự hào không thôi về những lời khen ngợi bà con dành cho con trai mình. Những lúc ấy, chú Tuấn đều mỉm cười khiêm tốn.
Thời gian nhanh chóng trôi đi, hai ngày nghỉ ngắn ngủi kết thúc, chú Tuấn theo chỉ thị của đơn vị nên phải trở về quân đội. Trước khi đi, chú vẫn đứng thẳng lưng, giơ tay chào kiểu quân đội với mọi người rồi xách túi lớn túi nhỏ lên xe.
Cho đến mãi hôm nay, hình ảnh chú nhanh thoăn thoắt trèo lên xe vẫn in đậm trong tâm trí em. Dù mới gặp thôi nhưng chú đã cho em rất nhiều lời khuyên, sự quan tâm ý nghĩa. Chú đã ghi lại trong em những ấn tượng sâu sắc, ý nghĩa về lớp lớp bộ đội sau này, những con người biết cống hiến, hi sinh, biêt yêu thương và vị tha.
Thứ bảy tuần trước, lúc gia đình em đang quây quần ăn bữa cơm chiều thì có tiếng gọi quen thuộc: "Mẹ ơi! Mở cửa cho con!" Nhận ra giọng nói anh Hà, em vội buông đũa chạy ra mở cửa và sung sướng reo lên: "Bố mẹ ơi! Anh Hà về!". Anh cúi xuống bế thốc em lên quay một vòng rồi hôn lên mái tóc em: "Em gái chóng lớn quá! Ở nhà có ngoan, học giỏi không em? Anh vui vẻ chào cả nhà rồi cởi ba lô đặt xuống nền gạch. Bữa cơm tối hôm đó thật là vui.
Anh Hà là anh cả của em. Nhà có hai anh em, tốt nghiệp xong lớp Mười Hai, anh lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Tính đến nay đã hơn nửa năm. Thời gian trong quân ngũ đã rèn luyện anh trở thành một thanh niên rắn rỏi, khỏe mạnh. Dáng người mảnh khảnh của một thư sinh trước đây đã được thay bằng hình dáng của một chú bộ đội dày dặn sương gió. Mái tóc đen của năm học lớp mười hai đã nhường chỗ cho một mái tóc ba phân, và làn da trắng như con gái đã biến thành màu da của ngư dân chài lưới.
Những ngày ở nhà, anh làm việc luôn tay, sửa bồn hoa trước sân nhà, cắt xén hàng chậu kiểng, vun gốc cho mấy cây rau, cây bưởi... sau vườn. Anh còn trang trí lại góc học tập cho em, quét mạng nhện trần nhà, lau rửa phòng vệ sinh...
Những lúc rảnh rỗi vào chiều tối, anh dẫn em đi thăm những người bạn cũ, thăm bà con láng giềng, ai cũng khen anh chững chạc, đẹp trai hơn trước nhiều.
Thời gian nghỉ phép qua nhanh, anh Hà phải trở lại đơn vị. Lúc tiễn anh ra bến xe, anh cầm tay bố mẹ chặt rồi nói nhỏ: "Bố mẹ yên tâm giữ gìn sức khỏe, hoàn thành xong nghĩa vụ con lại về với bố mẹ, con sẽ quyết tâm thi đậu đại học". Quay sang em, anh nhẹ nhàng nhắn nhủ: "Cưng ráng học giỏi đừng làm điều gì bố mẹ buồn nghe!". Anh hôn lên má em rồi vội vàng khoác ba lô từ biệt mọi người.
Anh đi rồi mà bên tai em vẫn còn văng vẳng lời động viên, nhắn nhủ của anh. Anh Hà ơi! Em sẽ cố gắng thực hiện tốt những lời dặn dò của anh: chăm ngoan và học giỏi.
Ngoài ông nội và bố em đã từng tham gia chiến đấu trong thời chiến tranh thì gia đình em có chú Hưng hiện nay cũng đang là bộ đội. Đơn vị chú đóng quân khá xa nhà nên một năm chú chỉ về thăm nhà một, hai lần. Thế nên mỗi khi chú về là cả nhà lại rộn ràng hẳn lên.
Hôm qua, được tin chú Hưng về phép, gia đình em ai cũng rất vui. Nhà cửa, sân vườn em đã quét dọn sạch sẽ. Sáng sớm, mẹ em đã luộc một nồi ngô nếp. Mẹ bảo, ai chứ chú Hưng thì khoái nhất món ngô luộc. Đặc biệt là ngô nếp.
Sau khi tập bài thể dục dưỡng sinh, ông em hãm một ấm trà xanh rồi ngồi vuốt râu, nở nụ cười rất tươi. Còn bà thì đứng ngồi không yên. Lát lát lại chạy ra ngõ đê ngóng chú. Sáng nay, dường như lũ chim hót hay hơn mọi hôm. Chúng đang tâu một bản nhạc vui tươi như mừng ngày chú Hưng về thăm nhà. Khoảng 8h, khi ông mặt trời đã lên ngang ngọn tre, thì chú Hưng về.
Nhìn thấy chú từ xa bà em đã gọi to: “Ông ơi, thằng Hưng về rồi”. Nghe vậy, tất cả mọi người chạy ào ra ngõ, trông ai cũng rất vui vẻ và xúc động. Chú Hưng đặt chiếc ba lô xuống ôm chầm lấy bà: “Thưa bố mẹ, con đã về. Thưa anh chị, em đã về.”
Đã 6 tháng nay chú Hưng không về thăm nhà. Nhưng nhìn chú vẫn vậy ,không có gì thay đổi, vẫn khuôn mặt hơi vuông, toát lên vẻ hiền lành. Đôi mắt đen to lấp lánh như hai hòn ngọc, vầng trán cao rộng biểu lộ sự thông minh. Có lẽ vì vậy mà chú học toán rất giỏi. Mỗi lần chú về, có bài toán khó nào là em lại nhờ chú giảng hộ: Không hiểu sao bài toán khó là vậy nhưng khi nghe chú giảng em lại thấy nó đơn giản quá. Mỗi khi chú cười lại để lộ chiếc má lúm đồng tiền trông rất duyên. Mái tóc được cắt gọn gàng, rất hợp với khuôn mặt chú.
Chú bộ đội Chú có nước da hơi ngăm ngăm đen. Từ hồi đi lính trông chú đen hơn một chút nhưng trông rất khỏe mạnh. Chú Hưng có dáng người khá cao, khoảng gần 1m 80. Thân hình chú rất cân đối, với bờ vai vuông rộng, bắp tay chắc khỏe.
Chú rất yêu thích thể thao. Dù về nhà nghỉ phép nhưng chú vẫn tập thể dục đều đặn. Buổi sáng chú dậy rất sớm. Khi gà vừa cất những tiếng gáy đầu tiên, chú đã thức dậy. Đầu tiên chú chạy một vòng quanh làng. Sau đó chú tập bài thể dục tay không. Ngày nào cũng đều đặn như vậy.
Mỗi lần về phép là chú lại giúp bà em rất nhiều việc. Chú chẻ củi giúp bà. Chỉ một buổi sáng mà chú đã chẻ xong cả đống củi to, xếp gọn gàng trong bếp. Chú giúp bà lợp lại mái bếp, chú cày ruộng, giỡ ngô, trồng khoai… giúp bà. Chú còn giúp ông tát ao, thả thêm cá giống.
Khi biết chú Hưng về, họ hàng đến chơi rất đông. Cả hàng xóm và bạn bè của chú cũng đến. Chú kể những chuyện ở quân ngũ. Những chuyện tăng gia của bộ đội, chuyện những chuyến hành quân, chuyện những đêm phải chạy báo động, chuyện những lần đi giúp dân địa phương… Những câu chuyện của chú Hưng rất vui, rất độc đáo lại đặc biệt mà tràn đầy sự nhiệt thành của người chiến sĩ, những câu chuyện rất lính khiến ai nghe cũng thấy hào hứng, thích thú chăm chú lắng nghe.
Họ hàng, bà con làng xóm, ai cũng khen ngợi chú Hưng, khen chú ngoan ngoãn, lễ phép, biết kính trên nhường dưới, biết giúp đỡ người khác. Lần nào về chú cũng tham gia hoạt động đoàn ở làng. Chú giúp đỡ các gia đình neo người, các gia đình thương binh, liệt sĩ. Giúp họ tu sửa lại nhà cửa, giúp họ gặt lúa. Thật xứng đáng là “anh bộ đội Cụ Hồ”.
Không chỉ nhanh nhẹn, tháo vát mà chú còn có một giọng hát rất hay. Chú tham gia văn nghệ ở địa phương một cách nhiệt tình. Chú chơi đàn ghi ta rất là giỏi. Em rất thích nghe chú đánh bài: “Cây đàn ghi ta của đại đội ta”, một bài hát tuyệt hay.
Chú Hưng còn rất khéo tay, chú làm tặng em một chiếc diều to. Chiếc diều chú làm bay lên rất cao, cao nhất trong mấy đứa đi thả diều. Em rất hãnh diện về nó.
Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoát đã hết một tuần. Đã đến ngày chú phải trở về đơn vị. Cũng giống hôm chú mới về, hôm ấy, bà cũng làm mâm cơm thắp hương tổ tiên cầu cho chú đi đường được bình an, thuận lợi. Mọi người trong nhà ai cũng buồn. Em cũng quyến luyến chẳng muốn rời xa chú. Lúc tiễn chú, em khóc nức nở, mẹ phải đồ dành mãi mới chịu nín.
Em rất quý chú Hưng. Chú là một tấm gương để em học tập và noi theo. Em tự hứa với bản thân sẽ học tập thật tốt để sau này trở thành một chú bộ đội cụ Hồ được nhiều người yêu quý và giúp ích thật nhiều cho xã hội.
Anh Việt em đóng quân tại quần đảo Trường Sa. Mấy năm anh mới về thăm nhà có một lần. Lần anh về cũng chỉ được độ dăm ngày rồi lại đi nên cả nhà ai cùng nhớ thương.
Ngày anh về cả nhà em cứ nhộn nhịp hẳn lên. Bố chạy đi báo tin cho các bác họ hàng. Mẹ thì luông cuống đi chợ nấu cơm, dọn dẹp. Em cũng vui mừng hết sức vì sắp được gặp người anh mà mình yêu quý.
Mười giờ sáng anh về tới ngõ. Như có linh tính, mẹ em vừa nghe tiếng dép đã vội chạy ngay ra ngõ. Hai hàng nước mắt sung sướng hạnh phúc tuôn trào trên gò má đã sạm vì vất vả lam lũ. Mẹ ôm chầm lấy anh trong vòng tay gầy guộc. Anh cũng ôm chặt lấy mẹ. Rồi mẹ lau vội nước mắt, vừa cười vừa dắt tay anh vào chào hỏi mọi người.
Ông cháu, cha con gặp nhau tay bắt mặt mừng, hồ hởi và hân hoan. Anh vào nhà rồi em mới nhìn thấy anh kĩ hơn. Anh thay đổi nhiều so với trước. Nom anh trông khỏe mạnh, tráng kiện hơn lúc ở nhà rất nhiều. Dáng người anh vạm vỡ, bộ ngực nở nang cân đôi, tay chân rắn chắc.
Anh mặc trên người chiếc áo lính thuỷ màu trắng tinh, cổ có vạt sang hai bên, ở giữa thắt nút bằng hai đoạn vải màu thiên thanh, được sơ vin ngay ngắn trong chiếc quần vải màu xanh da trời. Trên đầu anh đội chiếc mũ bằng vải mềm như của các chú công an nhưng màu trắng đai xanh. Dưới chân là đôi giày vải bạt màu xanh cỏ ủa.
Đặt chiếc ba lô xuống phản, anh ngồi trò chuyện, hỏi han mọi người. Vừa cười nói anh vừa lôi từ trong ba lô ra bao nhiêu là quà từ Trường Sa Trong đám cá mực là một con búp bê vừa to vừa đẹp anh dành cho em. Sung sướng, em sà vào lòng anh nũng nịu. Nhìn gần, em thấy rõ nước da anh đã chuyến sang màu bánh mật bởi nắng gió biển khơi.
Bàn tay anh xoa đầu em thô ráp và chai cứng. Nhưng đôi mắt anh vần sáng long lanh, không chút thay đổi. Giọng nói trầm ấm hơn và nghe rất đàn ông. Khó khăn và thử thách nơi đảo xa đã rèn luyện anh trở thành một người đàn ông mạnh mẽ và rắn rỏi.
Thời gian năm ngày trôi qua nhanh như thoi đưa. Cuối cùng cũng đã đến ngày anh lên đường trở lại đơn vị. Mọi người trong gia đình ai cũng rất buồn và lưu luyến. Em và mẹ thì ôm nhau khóc rưng rức. Anh cố nén cảm xúc động viên mẹ, vỗ về an ủi em. Trước lúc lên đường anh còn dặn: “bé út ở nhà ngoan, học giỏi. Anh không có nhà phải biết chăm sóc giúp đỡ cha mẹ. Khi nào về anh lại cho quà.” Những lời nói của anh em luôn ghi nhớ và chắc chắn em sẽ làm được và làm tốt.
Anh Dũng người con trai thứ hai của bác Hải. Sau khi tốt nghiệp trường Học viện Kĩ thuật Quân sự, anh Dũng công tác ở quần đảo Trường Sa với quân hàm Thiếu uý. Sau hai năm công tác ở đảo, anh được thăng quân hàm Trung uý, được về phép ba tuần. Anh sang nhà em chơi, biếu bố mẹ em một cân cá khô, món quà biển của lính đảo và tặng em một vỏ ốc biển bảy màu, rất đẹp.
Nắng gió biển khơi đã hun đúc nên một người lính rắn rỏi với đôi mắt sáng ngời, ngực nở, chân tay rắn chắc, màu da rám nắng như sơn mài. Anh bảo lính đảo phải khoẻ mới đương đầu được với sóng gió đại dương.
Anh kể cho em nghe bao chuyện vui và lạ ở trên đảo: Có những con vích to và nặng tới hai, ba tạ; có những đàn chim vài nghìn con bay rợp trời rồi chuyện đi tuần tra, đi câu cá, trồng rau xanh, đọc sách báo, gói bánh chưng trong dịp Tết… Đời lính đảo thật gian khổ và đáng tự hào. Chiều nay, em đi học về, mẹ cho biết anh Dũng đã ra đảo rồi, em nhớ anh nhiều quá.
Mang trong mình trọn vẹn một lời thề đó là “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh bại”. Các anh là những người nắm giữ nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Ý thức được trách nhiệm to lớn mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, mỗi người chiến sĩ hải quân thân yêu luôn đề cao cảnh giác, giữ vững tay súng để giữ vững bình yên chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc!
Các anh vẫn ngày đêm giữ vững tay súng canh gác biển trời Việt Nam. Và bạn cũng biết, có lẽ không nghề nào gian khổ và khó khăn bằng việc canh giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Nhiều khi tôi thắc mắc không hiểu vì sao các anh lại chọn làm lính đảo, điều gì thôi thúc các anh đến nơi xa xôi đầy hiểm nguy ấy? Phải chăng là lòng yêu nước thiết tha và nồng cháy của các anh!
Tay các anh cầm chắc khẩu súng đứng nghiêm trang trước những hàng dừa tuổi thơ và cả hình cột mốc Trường Sa. Cho dù nắng hay mưa,gió hay bão, các anh vẫn giữ vững tay súng canh gác biển trời Việt Nam.