Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ 51 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chương 5 phần 2 nâng cao có đáp án: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000. Tài liệu có 4 trang gồm 7 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 51 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 có đáp án: Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 5 phần 2:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12
TỔNG HỢP CÂU HỎI NÂNG CAO CHƯƠNG 5 PHẦN 2
Câu 1: Đâu không phải là điểm tương đồng giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?
A. Đều nhằm lật đổ chính quyền cũ ở địa phương
B. Đều là các cuộc vận động chính trị để làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ thù
C. Đều tạo cơ sở pháp lý và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
D. Đều diễn ra sau một thời gian dài đất nước bị chia cắt
Lời giải:
Điểm tương đồng giữa hai cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 và 25-4-1976:
- Đều diễn ra sau một thời gian dài đất nước bị chia cắt:
+ Việt Nam đã bị chia cắt thành 3 kì với 3 chế độ chính trị khác nhau và sáp nhập vào Liên bang Đông Dương (6-1-1946)
+ Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau (25-4-1976)
- Đều là các cuộc vận động chính trị để làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ thù
- Đều tạo cơ sở pháp lý và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Đáp án A: tổng tuyển cử là bầu ra quốc hội, từ đó kiện toàn bộ máy chính quyền trung ương
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) đều đưa ra quyết định nào sau đây?
A. Thông qua danh sách chính phủ Liên Hiệp kháng chiến
B. Bầu Ban dự thảo hiến pháp
C. Thống nhất về quốc kì, quốc ca, tên nước
D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam
Lời giải:
Điểm giống nhau trong quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) là đều bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp để xây dựng bản hiến pháp mới, đảm bảo tính hợp hiến của nhà nước
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
C. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
D. Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước
Lời giải:
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ năm 1973 đã bộc lộ nhiều vấn đề cơ bản của thế giới như sự vơi cạn các nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường => đặt ra yêu cầu phải cải cách kinh tế, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới => một nền kinh tế đóng kín không còn phù hợp đòi hỏi phải có sự mở cửa, giao lưu, hợp tác
- Trong khi đó bản thân Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam đều lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng
=> Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, bắt kịp với sự phát triển của thế giới đòi hỏi các nước này phải tiến hành cải cách
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Việt Nam đã vận dụng mô hình nào từ chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam?
A. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước
B. Kinh tế thị trường và có sự tham gia hoạt động kinh doanh của nhà nước
C. Kinh tế nhiều thành phần vận hành theo quy luật của thị trường
D. Kinh tế quan liêu, bao cấp
Lời giải:
Trong chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự điều tiết của nhà nước. Điều này vừa đảm bảo quy luật vận động của hàng hóa, vừa tạo ra tính ổn định cho nền kinh tế, khuyến khích các cá nhân, tập thể tham gia vào hoạt động sản xuất
Mô hình này đã được vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu quyết định việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 là gì?
A. Vì nguồn gốc của khủng hoảng là do mô hình kinh tế không phù hợp
B. Vì cải cách chính trị có thể làm ảnh hưởng đến quyền lực của Đảng
C. Vì nguyện vọng của quần chúng là cải cách về kinh tế
D. Vì các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn tấn công vào kinh tế
Lời giải:
Nguyên nhân chủ yếu quyết định việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 là do nguồn gốc của khủng hoảng ở Việt Nam là do mô hình kinh tế không phù hợp.
Trước đổi mới, chúng ta xây dựng đất nước theo mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Nền kinh tế này chỉ có tác dụng trong thời kì chiến tranh còn trong thời bình nó là trở lực kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế Việt Nam. Sự trì trệ từ mô hình đó kéo theo sự trì trệ trong hoạt động chính trị của các cơ quan nhà nước. Do đó để đưa đất nước có thể thoát ra khỏi khủng hoảng cần phải xóa bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự điều tiết của nhà nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Mở cửa hội nhập với thế giới Việt Nam có thể đón nhận được những cơ hội gì từ bên ngoài?
A. Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật
B. Xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý
C. Tham gia vào các liên minh quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ
D. Xây dựng nền chính trị dân chủ theo mô hình phương Tây
Lời giải:
Trong xu thế toàn cầu hóa, thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là tranh thủ được nguồn vốn từ các nước phát triển như vốn ODA…, những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để đầu tư phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
A. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế và nguy cơ tụt hậu
C. Nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền dân tộc
D. Khó khăn trong vấn đề giáo dục, nâng cao dân trí
Lời giải:
Mở cửa hội nhập, tham gia vào sân chơi quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức:
- Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập có thể làm cho Việt Nam đánh mất bản sắc dân tộc, chủ quyền dân tộc bị xâm phạm
- Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế lớn trên thế giới và nếu Việt Nam thất bại trong cuộc cạnh tranh đó thì sẽ bị tụt hậu rất xa
Đáp án D: mở cửa hội nhập là cơ hội để Việt Nam tiếp xúc với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm giáo dục để nâng cao trình độ dân trí
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Hội nghị nào đã nhất trí về các chủ trương biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975)
C. Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
D. Hội nghị lần thứ 26 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
Lời giải:
Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Quốc hội nước Việt Nam thống nhất ra đời sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá mấy?
A. Khoá IV.
B. Khoá V.
C. Khoá VI.
D. Khoá VII.
Lời giải:
Quốc hội thống nhất cả nước sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá khoá VI.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?
A. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976)
B. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976)
C. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975)
D. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945)
Lời giải:
Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976) đã quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung
B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước
C. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam
Lời giải:
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Đâu không phải nguyên nhân để Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau
B. Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất
C. Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất
D. Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”
Lời giải:
Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Đáp lai nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước; đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc => Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Hội nghị nào đã nhất trí về các chủ trương biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975)
C. Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
D. Hội nghị lần thứ 26 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)
Lời giải:
Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Quốc hội nước Việt Nam thống nhất ra đời sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá mấy?
A. Khoá IV.
B. Khoá V.
C. Khoá VI.
D. Khoá VII.
Lời giải:
Quốc hội thống nhất cả nước sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá khoá VI.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?
A. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976)
B. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976)
C. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975)
D. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945)
Lời giải:
Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976) đã quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung
B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước
C. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam
Lời giải:
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Đâu không phải nguyên nhân để Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau
B. Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất
C. Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất
D. Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”
Lời giải:
Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Đáp lai nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước; đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc => Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Trong những năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam là
A. Đi lên xây dựng CNXH
B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
C. Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng
D. Thành lập chính quyền ở những vùng mới giải phóng
Lời giải:
Trong năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Đây chính là tiền đề để cả nước có thể đi lên xây dựng CNXH
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)?
A. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN
B. Tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả dân tộc
C. Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực còn lại
D. Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế
Lời giải:
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976) không tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN vì thời kì này quan hệ của Việt Nam và ASEAN vẫn trong tình trạng đối đầu căng thẳng do vấn đề Campuchia.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Tạo khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ ngoại giao
B. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
D. Tiếp tục hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực
Lời giải:
- Các đáp án A, C, D: đều là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Đáp án B: là ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Đâu không phải là thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau năm 1975?
A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước.
B. Đất nước đã hoà bình, thống nhất.
C. Uy tín Việt Nam trên thế giới được nâng cao.
D. Các thế lực thù địch chống phá cách mạng đã được dẹp yên.
Lời giải:
Thực tế, sau năm 1975 mặc dù chính quyền Sài Gòn đã bị lật đổ nhưng những tàn dư của nó vẫn còn tồn tại. Các thế lực phản động ra sức hoạt động, tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận. Do đó đây không phải là thuận lợi mà là khó khăn lớn của Việt Nam sau năm 1975.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất là
A. Đề ra chủ trương biện pháp để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
C. Tạo điều kiện để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực còn lại
D. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Lời giải:
Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, từ đó tạo điều kiện để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực còn lại, cả nước có thể đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là gì?
A. Tạo điều kiện đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. Là cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
D. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
Lời giải:
Sau năm 1976, ta hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Đây nhân tố quan trọng để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. Đất nước có mạnh thì vị thế có lớn và có điều kiện mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24: Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì?
A. Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976.
B. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ bước đầu bị phá sản.
D. Viêt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa trên thi trường.
Lời giải:
Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế hoạt động với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc trong bối cảnh Mĩ đang thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, khiến cho chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ bước đầu bị phá sản
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?
A. Phản ánh ý thức làm chủ và trách nhiệm công dân của mỗi người Việt Nam
B. Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược của các thế lực thù địch
C. Góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế
D. Góp phần hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Lời giải:
Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 chỉ mang ý nghĩa củng cố chính quyền dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Còn cuộc tổng tuyển cử bầu ngày 25-4-1976 mới mang ý nghĩa góp phần hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) có điểm nào chung?
A. Thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến.
B. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
C. Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Lời giải:
Điểm giống nhau trong quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) là đều bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp để xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia hợp hiến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì
A. Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam
B. Vấn đề chất độc màu da cam
C. Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam
D. Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc
Lời giải:
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), một bộ phận dân lớn cộng đồng người Việt Nam đã rời bỏ quê hương, di cư ra nước ngoài sinh sống do không chấp nhận sự tồn tại của chế độ cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Do đó, mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại nhất là vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp khéo léo để giải quyết
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Cho các sự kiện:
1. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời.
3. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
4. Chính phủ liên hiệp kháng chiến ra đời.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian xuất hiện.
A. 2,1,3,4
B. 4,1,2,3
C. 3,4,1,2
D. 1,3,2,4
Lời giải:
3. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2-9-1945)
4. Chính phủ liên hiệp kháng chiến ra đời (2-3-1946)
1. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (6-6-1969)
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời (2-7-1976)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: So với thời điểm sau năm 1954, tình hình miền Nam sau năm 1975 có gì nổi bật?
A. Hoàn toàn giải phóng.
B. Là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
C. Mĩ dựng lên chế độ Ngô Đình Diệm.
D. Bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh phá hoại của Mĩ.
Lời giải:
So với thời điểm sau năm 1954, tình hình miền Nam sau năm 1975 có điểm khác là hoàn toàn giải phóng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào?
B. Tiêu diệt hoàn toàn chế độ Pôn-pốt - lêng-xê-ri.
C. Tăng cường tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.
D. Tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia.
Câu 31: Trước năm 1975 nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào?
A. Phong kiến, tự cung, tự cấp.
C. Xã hội chủ ngĩa.
D. Đan xen giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Câu 32: Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thông nhất đất nước về mặt Nhà nước sau năm 1975?
A. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Bắc Nam tại Sài Gòn (tháng 11 - 1975).
C. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên (từ ngày 24 - 6 đến 2 - 7 - 1976).
D. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 33: Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào dưới đây?
A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976).
B. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương (9-1975).
C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).
Câu 34: Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thể nào là đúng?
A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
B. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
C. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Câu 35: Quân đội nhần dân Việt Nam đã giúp các lực lượng cách mạng Cam-pu-chia giải phóng thủ đô Phnôm Pênh vào thời gian nào?
A. Ngày 22 - 12 - 1978.
C. Ngày 17 - 2 - 1979.
D. Ngày 18 - 3 - 1979.
Câu 36: Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới là gì?
B. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp.
C. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp hình thành nền kinh tế mới.
D. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới.
Câu 37: Cuộc tổng tuyển bầu cử Quốc hội của cả nước (25-4-1976) có ý nghĩa gì?
A. Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
C. Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
Câu 38: Cho các dữ liệu sau:
1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn.
3. Hội nghị lần thứ 24 của Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian thể hiện quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
A. 3,1,2.
B. 2,1,3.
C. 2,3,1.
Câu 39: Đại hội lần thứ V của Đảng đã khẳng định điều gì?
B. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
C. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 40: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở hai miền Nam – Bắc
D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
Câu 41: Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội trong điều kiện như thế nào?
A. Đất nước đã hòa bình.
B. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.
D. Miền Bắc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu 42: Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có ý nghĩa gì?
A. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
B. Tao điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác
C. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 43: Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì?
A. Lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.
D. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 44: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12 - 1976) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây không phải là quyết định của Đại hội lần này?
A. Đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
C. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980).
Câu 45: Tình trạng khủng hoảng trâm trọng về kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì 1980 - 1985 được biêu hiện ở nhiều mặt. Điểm nào không đúng với thực tế nói trên?
A. Vấn đề lương thực chưa được giải quyết.
B. Đời sống nhân dân còn khó khăn, chưa ổn định.
C. Hàng tiêu dùng còn khan hiểm.
Câu 46: Điểm nào chưa phải là thành tựu chủ yếu của kế hoạch nhà nước (1981 — 1985)?
A. Sản xuất lương thực tăng bình quân từ 13,4 triệu tấn trong thời kì 1976 - 1980 lên đên 17 triệu tấn.
B. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 6,4% so với 0,4% trong thời kì 1976 — 1980.
D. Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn.
Câu 47: Điền thêm từ còn thiếu trong câu trích từ Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần 24 (1975) : ".... đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan cửa sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam"
A. Độc lập.
C. Độc lập và thống nhất.
D. Giải phóng.
Câu 48: Đường lối đổi mới của Đẳng được điều chỉnh, bố sung, phát triển tại các kì Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội IV; Đại hội V; Đại hội VI.
B. Đại hội V; Đại hội VI; Đại hội VII
C. Đại hội VI; Đại hội VII; Đại hội VIII.
Câu 49: Hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích gì là chủ yếu nhãt?
A. Để tiện lợi cho việc sản xuất.
C. Để dễ dàng loại bỏ một số hiện tượng tiêu cực.
D. Để khuyến khích sản xuất ở nông thôn.
Câu 50: Đại hội Đáng VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diện và đồng bộ nhưng quan trọng nhất là đổi mới trên lĩnh vực nào?
A. Đổi mới về chính trị.
B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.
D. Đổi mới về văn hóa.
Câu 51: Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thời gian nào?
A. Từ ngày 15 đến 18 - 12 - 1985.
B. Từ ngày 10 đến 18 - 12 - 1986.
D. Từ ngày 20 đến 25 - 12 - 1986.