Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết, tài liệu bao gồm 16 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Giáo dục công dân sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG

Câu 1: Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ?

Hướng dẫn giải:

Đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể: Mỗi môn khoa học cụ thể đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó có thế giới.

Ví dụ: Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.

Sử học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc nghiên cứu lịch sử của một quốc gia, một dân tộc nói riêng.

Đối tượng nghiên cứu của triết học: Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới, là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

Ví dụ: Triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa lí luận và thực tiễn, nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

Câu 2: Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học? Vì sao?

- Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.

- Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.

- Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh

Hướng dẫn giải:

* Những ví dụ thuộc kiến thức khoa học cụ thể bao gồm:

·           Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của 2 cạnh góc vuông.

·           Ngày 3-2-1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

=> Sở dĩ như vậy là bởi vì nó nếu lên đc những sự việc sự vật cụ thể

* Những ví dụ thuộc kiến thức triết học bao gồm:

·           Mọi sự vậtvà hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.

·           Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh

=> Sở dĩ như vậy là bởi vì nó chỉ nêu lên nét khái quát của các sự việc sự vật

Câu 3: Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học?

Hướng dẫn giải:

Cơ sở để giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học là dựa trên nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại, xem cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào và con người có nhận thức được thế giới hay không để phân chia các hệ thống thế giới quan: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

Thế giới quan duy vật khẳng định: Vật chất là bản chất của thế giới. Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất là tự có không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi.

Thế giới quan duy tâm cho rằng: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

Câu 4: Phân tích các yếu tố duy vật, duy âm về thế giới trong truyện và câu dẫn sau:

Truyện thần thoại Thần Trụ trời.

“Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”. (Khổng tử)

Hướng dẫn giải:

Yếu tố duy tâm và duy vật trong câu chuyện thần thoại trụ trời là:

·           Yếu tố duy vật bao gồm: đất đá, cột chống trời…

·           Yếu tố duy tâm: Thần linh

Yếu tố duy tâm và duy vật trong câu “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của Khổng Tử là:

·           Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu , sang

·           Yếu tố duy tâm: Mệnh, trời.

Câu 5: Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau:

- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.

- Tục ngữ, thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.

Hướng dẫn giải:

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi thuộc phương pháp luận siêu hình. Sở dĩ như vậy là vì các nhân vật trong truyện nhìn nhận sự vật phiến diện chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, máy móc, áp đặt, không nhìn một cách tổng thể.

Các câu tục ngữ thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn thuộc phương pháp luận biện chứng. Bởi vì các sự vật trong câu có sự ràng buộc với nhau trong sự phát triển và vận động không ngừng của chúng.

 

 

BÀI 2: THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN

Câu 1: Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh một vài sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan?

Hướng dẫn giải:

Vật chất quyết định ý thức và vật chất luôn luôn tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người. Vật chất bao gồm: Sự vật, hiện tượng và những vật chất cụ thể khác. Con người cũng là một dạng đặc biệt của vật chất.

Vậy sự vật, hiện tượng… trong tự nhiên là các dạng của vật chất.

Ví dụ:

·           Các sự vật như Trái đất và các sự vật trên trái đất (núi non, sông ngòi, ao hồ…) các sự vật bên ngoài trái đất như: Mặt   trời, mặt trăng, sao, các hành tinh, các dãy thiên hà….

·           Các hiện tượng như: Nắng, mưa, gió, bão, sóng thân, lốc xoáy…hay sáng, trưa, chiều, tối…..

Trước khi con người ra đời nó đã hiện diện và tồn tại cho đến bây giờ, chúng tồn tại khách quan không phụ thuộc và ý chí chủ quan của con người.

Câu 2: Em hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên?

Hướng dẫn giải:

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Loài người có nguồn gốc từ loài động vật và là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Lao động và hoạt động xã hội đã dần tạo nên mặt xã hội trong con người. Nhờ vậy con người đã tách khỏi đời sống bản năng của động vật. Triết học Mac – Lênin đã khẳng định: Con người không phải được tạo ra bằng sức mạnh thần bí nào nà “tự bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên cùng phát triển với môi trường tự nhiên”.

Xã hội là kết quả phát triển tất yếu của giới tự nhiên: Sự ra đời của con người và xã hội loài người là một quá trình tiến hóa lâu dài. Xã hội loài người từ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao. Mọi sự biến đổi của xã hội do hoạt động của con người, sự hợp lực của quần chúng nhân dân tạo nên chứ không phải do một thế lực thần bí nào tạo nên.

Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên cho nên, xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.

Câu 3: Theo em, việc làm nào là đúng, việc làm nào sai trong các câu sau? Vì sao?

A) Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển

B) Lấy hết ao, hồ để xây dựng nhà ở

C) Thả động vật hoang dã về rừng

D) Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi

E) Trồng rừng đầu nguồn

Hướng dẫn giải:

* Việc làm đúng bao gồm:

A. Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển

C. Thả động vật hoang dã về rừng

E. Trồng rừng đầu nguồn

=> Các việc làm này đúng là bởi vì: đây là những hoạt động tích cực, cảo tạo thế giới khách quan, biết nhận thức tầm quan trọng của động vật tự nhiên và cải tạo thế giới tự nhiên.

* Việc làm sai bao gồm:

B. Lấy hết ao, hồ để xây dựng nhà ở

D. Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi

=> Các việc làm này sai là bởi vì: Đây là những hoạt động tiêu cực, con người hủy hoại thế giới khách quan, hủy hoại đất, ô nhiễm nguồn nước nguồn.

Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Con người có thể hạn chế tác hại của lũ lụt không? Bằng cách nào?

Hướng dẫn giải:

Em nghĩ, con người hoàn toàn có thể hạn chế tác hại của lũ lụt.

Để hạn chế lũ lụt, cần thực hiện các biện pháp sau:

·           Trồng rừng để giữa nước và hạn chế tốc độ chảy tràn của nước.

·           Xây hồ chứa và làm thủy lợi để điều hòa mực nước.

·           Dùng phương tiện khoa học không gây hại cho môi trường làm tan mây để tránh mưa lớn gây lũ…

 

 

BÀI 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT

Câu 1: Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là vận động?

Hướng dẫn giải:

Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, vận động là mọi biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

Câu 2: Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là phát triển?

Hướng dẫn giải:

Phát triển là một khái niêm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Câu 3: Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?

Hướng dẫn giải:

Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ , tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Câu 4: Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Vậy nên, một học sinh từ cấp THCS lên cấp THPTcũng được xem là bước phát triển. Đây thể hiện trình độ học tập củ học sinh đã tăng lên nên mới được tăng cấp bậc đi học.

Câu 5: Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân…của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì?

Hướng dẫn giải:

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Có sự xuất hiện của các công cụ mới (máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa…) trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người và phát tiển về khoa học kĩ thuật.

Trong lĩnh vực công nghiệp: Tự động hóa các dây chuyền sản xuất, xuất hiện các ngành nghề mời như công nghệ thông tin, công nghiệp hóa dầu…để phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Trong đời sống nhân dân: cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần ( nhiều gia đình đều đã có tivi, tủ lạnh, máy giặt…., trẻ em được đến trường, có nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh.

Trình độ dân trí cũng không ngừng được nâng lên (có nhiều tri thức trẻ, tài năng…). Ý thức người dân cũng dần thay đổi.

Câu 6: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao?

- Sự dao động của con lắc

- Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại

- Ma sát sinh ra nhiệt

- Chim bay

- Sự chuyển hóa của các chất hóa học

- Cây cối ra hoa, kết quả

- Nước bay hơi

- Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

- Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.

Hướng dẫn giải:

Sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:

·           Vận động cơ học: Chim bay và sự dao động của con lắc

·           Vân động vật lí: Ma sát sinh ra nhiệt và nước bay hơi

·           Vận động hóa học: Sự chuyển hóa của các chất hóa học

·           Vận động sinh học: Sự trao dổi chất giữa cơ thể với môi trường và cây cối ra hoa, kết quả.

·           Vận động xã hội: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại và sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay

 

 

BÀI 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG

Câu 1: Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?

Hướng dẫn giải:

Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.

Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia…

Ví dụ: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.

Câu 2: Thế nào là “thống nhất” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?

Hướng dẫn giải:

Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng, ngược lại nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại.

Câu 3: Thế nào là “đấu tranh” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?

Hướng dẫn giải:

Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Ví dụ: Trong xã hội có đối kháng giai cấp luôn có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Hai giai cấp này là hai mặt đối lập và luôn đấu tranh với nhau để dành quyền lời về mình.

Câu 4: Em hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

Hướng dẫn giải:

Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. V. I. Lênin viết: "Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận của nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng".

Câu 5: Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau đây.

Bàn về sự phát triển, V.I. Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu đó V.I. Lê-nin bàn về:

A. Hình thức của sự phát triển.

B. Nội dung của sự phát triển.

C. Điều kiện của sự phát triển.

D. Nguyên nhân của sự phát triển

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là:

D. Nguyên nhân của sự phát triển.

 

 

BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG

Câu 1: Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ?

Hướng dẫn giải:

Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Ví dụ:

·           Thuộc tính của đường là ngọt

·           Thuộc tính của muối là mặn

Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật, hiện tượng, biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)…. của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

·           Tòa nhà có 70 tầng, cao 80m

·           Diện tích tòa nhà: 8000m2.

Câu 2: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?

Hướng dẫn giải:

Sự khách nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất:

·           Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượn. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

·           Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.

Câu 3: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao?

- Chín quá hóa nẫu

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ

- Đánh bùn sang ao

Hướng dẫn giải:

* Câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi:

·           Chín quá hóa nẫu: Lượng đã quá nhiều dẫn đến sự thay đổi về chất.

·           Có công mài sắt có ngày nên kim: Sự chăm chỉ cần cù sẽ dẫn đến thành công.

·           Kiến tha lâu cũng đầy tổ: Sự cần cù chăm chỉ, kiên nhẫn sẽ dẫn đến kết quả tốt.

Câu 4: Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

Hướng dẫn giải:

Ý nói về chất của phong trào cách mạng: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Ý nói về lượng: Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Câu 5: Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân?

Hướng dẫn giải:

Từ một học sinh yếu kém trong học tập, sau khi nhận được sự động viên từ bạn bè, gia đình, thầy cô em đã cố gắng học tập chăm chỉ. Tối nào, em cũng học bài ít nhất 2h, hoàn thành xong bài tập, ôn bài cũ và đọc trước bài của ngày hôm sau. Những ngày nghỉ, em tranh thủ làm thêm các bài tập trong sách bài tập và sách nâng cao.

Hết học kì 1 em đã đạt học sinh khá. Hết năm, em đã trở thành học sinh giỏi. Đây cố gắng thay đổi về lượng (kiến thức, kĩ năng làm bài,...) dẫn đến sự tiến bộ của bản thân em, giúp em trở nên tốt hơn.

 

 

BÀI 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG

Câu 1: Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng trao đổi của axit Clo-hi-đric và xút sau đây:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Hướng dẫn giải:

Trong phản ứng này, axit và xút mất đi. Nhưng chúng không biến mất hoàn toàn mà do sự thay đổi liên kết giữa các phân tử tạo thành những chất khác là muối và nước. Hơn thế nữa, ở đây chất mới tạo ra bền bỉ hơn chất cũ. Các liên kết ion chặt hơn. Có thể nói, xét về khía cạnh vững trãi, thì 2 chất mới sinh ra đã bền bỉ hơn chất cũ. Đây chính là sự vận động đi lên của chất mới.

Câu 2: Chúng ta phải luôn luôn đổi mới phương pháp học tập. Theo em, đấy có phải là yêu cầu của phủ định biện chứng không? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Chúng ta phải luôn luôn đổi mới phương pháp học tập. Và đó chính là yêu cầu của phủ định biện chứng.

Em nghĩ như vậy là bởi vì mỗi môn đều có một phương pháp khác nhau. Ở các giai đoạn học cũng có những cách học khác nhau.. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải luôn thay đổi phương pháp học của từng môn, từng giai đoạn để có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất.

Câu 3: Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?

Hướng dẫn giải:

Phê bình là xem xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của người khác. Tự nêu ra, đánh giá ưu, khuyết điểm của bản thân.

Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê nghiêm túc, nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện, đặt các vấn đề trong mối quan hệ nhiều chiều, không phê bình một cách phiến diện và phủ định sạch trơn vấn đề.

Nhìn nhận ra cái tốt của người khác rồi tiếp thu nó để tu dưỡng, học hỏi và làm cho nó trở thành cái tốt của mình, hoàn thiện bản thân, có như thế mới đúng với quan điểm phủ định biện chứng.

Câu 4: Em hãy nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc thờ cúng, lễ hội, ma chay, cưới xin ở nước ta hiện nay?

Hướng dẫn giải:

Một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc thờ cúng, lễ hội, ma chay, cưới xin ở nước ta hiện nay:

·           Về thờ cúng: Ngày xưa bên cạnh thờ cúng ông bà, tổ tiên, người ta còn thờ cúng thêm nhiều các vị thần khác như thần nước, thần gió..Tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết và những tiến bộ khoa học, các tập tục đó dần được bỏ đi. Tuy nhiên ở một số nơi vẫn còn giữ lại để giữ lấy nét truyền thống cũ.

·           Về lễ hội: Ngày xưa, thường có các lễ hội linh đình cho vua quan. Tuy nhiên, giời đây trong chế độ XHCN những người đứng đầu của một nước không còn tổ chức linh đình như thế nữa. Có diễn ra thì cũng chỉ mang tính gặp mặt mà thôi.

·           Về ma chay: Ngày xưa, người ta còn tổ chức ma chay thật lớn, ăn mấy ngày mới chôn cất. Nhưng ngày nay chúng ta thờ ma chay đơn giản chỉ 1 đến 2 ngày so với trước đây kéo dài cả tuần lễ.

 

 

BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

Hướng dẫn giải:

Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.

Vì vậy ta khẳng định: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Câu 2: Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?

Hướng dẫn giải:

“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”

Em hiểu nguyên lí giáo dục này như sau: Đây là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.

Học luôn đi đôi với hành: Nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.

Câu 3: Bản thân em đã có việc làm nào gắn với học hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thế nào đối với quá trình học tập của em?

Hướng dẫn giải:

Từ những kiến thức đã học trên lớp, cụ thể là các tiết học công nghệ, em có thể giúp bố mẹ canh tác đất, khử đất chua, phèn, chọn lựa giống tốt. Việc kết hợp giữa học và hành có thể giúp em nhớ sâu kiến thức hơn và có thể áp dụng trong cuộc sống.

Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”?

Hướng dẫn giải:

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường minh thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một số điều mà chúng ta bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không bị tụt hậu. Bởi thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Câu 5: Trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Hà nói với Hằng:

Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.

Hằng bĩu môi:

Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Em đồng ý với ý kiến nào? Không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Em đồng ý với ý kiến của Hà, không đồng ý với ý kiến của Hằng

Vì: Các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là một hình thức vận dụng lý thuyết vào thực tiễn

Bằng thực hành, thí nghiệm, học sinh tự nhận biết được tính đúng đắn hay sai lầm của kiến thức đã học, từ đó hiểu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn, có thể áp dụng ra ngoài thực tế cuộc sống, bằng những kiến thức thu nhận được thành có ích

 

 

BÀI 8: TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

Câu 1: Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố chính:

·           Môi trường tự nhiên

·           Dân số

·           Phương thức sản xuất

Trong số các yếu tố này thì phương thức sản xuất là yếu tố quyết định.

Bởi vì: trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy.

Câu 2: Hãy phân tích tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội?

Hướng dẫn giải:

       Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.

      Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng. Chẳng hạn hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.

       Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.

Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nó bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Câu 3: Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?

a) Đi-đờ-rô (1713 - 1784), nhà Triết học người Pháp cho rằng: Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện sồng hiện thực của con người mà thôi.

b) Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh: Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều.

c) Trong tất cả những chuyển biến lịch sử, sự chuyển biến về chính trị là quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của xã hội.

d) Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.

e) Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ

Hướng dẫn giải:

Em tán thành với ý kiến: Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ.

Bởi vì ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.

BÀI 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ VÀ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Câu 1: Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?

Hướng dẫn giải:

Con người là chủ thể của lịch sử vì:

Con người sáng tạo ra lịch sử của mình: Con người tự tìm ra được công cụ lao động. Chỉ có con người biết sử dụng công cụ lao động. Nhờ công cụ lao động mà con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật. Từ đó lịch sử loài người đựơc bắt đầu

Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội: Để tồn tại và phát triển con ngươi phải lao động SX ra của cải vật chất để nuôi sống XH. SX ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là kết quả của quá trình LĐ và sáng tạo của con người ví dụ: - Lương thực,thực phẩm…

Đời sống LĐ của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hóa, tinh thần. Con người là tác giả của các công trình văn hóa, nghệ thuật, ví dụ: Các kì quan thế giới. Ở Việt Nam có nhã nhạc cung đình Huế, Di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Di tích Tràng An, Vịnh Hạ Long…

Ngoài ra, con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo XH, mọi cuộc CMXH đều do con người tạo ra.

Câu 2: Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.

Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.

Hỏi:

a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.

b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?

Hướng dẫn giải:

Qua thông tin trên, ta có thể thấy được sự quan trọng của việc con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Tất vả đều làm nên từ đôi bàn tay của con người nên con người phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

Thông qua Đuy - năng, ta có thể học được tính dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, gian khó của Đuy-năng để bảo vệ cho quyền con người. Con người là chìa khóa, là nhân tố chính cho sự phát triển, mở nên một chế độ xã hội mới, một trình độ văn hóa mới, nơi mà con người có tất cả quyền lợi của mình. Và chúng ta phải hành động để bảo vệ cho chính mình và những người khác.

Câu 3: Hãy điều tra thực tế ở địa phương em về việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người (ví dụ: Việc thực hiện chính sách định canh định cư, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người tàn tật, cô đơn, chính sách đối với giáo dục,...)?

Hướng dẫn giải:

Trong giáo dục:

·           Tặng quà đối với con em thương – bệnh binh, liệt sĩ nhân ngày 22/12. Miễn, giảm học phí cho con em gia đình khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt. Tặng quà hỗ trợ nhân dịp tết nguyên đán.

·           Trao học bổng cho những học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, tuyển thẳng đối với sinh viên tốt nghiệp thủ khoa của đại học sư phạm Hà Nội.

Trong xóa đói giảm nghèo

·           Tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp

·           Giảm học phí có các em có hoàn cảnh khó khăn

·           Hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho các trẻ em miền núi không có sách để học tập. ..

Câu 4: Trong cuộc sống hàng ngày có một số người lười lao động nhưng lại thường xuyên cầu khấn thần linh phù hộ cho họ có nhiều tiền, sống sung sướng. Dựa vào kiến thức con người là chủ thể của lịch sử, em có thể nói với họ điều gì?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào kiến thức con người là chủ thể lịch sử, em sẽ nói rằng: Con người là chủ thể tạo nên các giá trị vật chất và tình thần của xã hội. Vậy nên, giàu hay nghèo đều do bản thân người đó quyết định. Vì vậy, hãy cố gắng làm việc, phải cống hiến để được như cuộc sống mà mình

 

 

BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC

Câu 1: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người?

Hướng dẫn giải:

Ta có thể phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người như sau:

·           Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là duy nhất. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

·           Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuần theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.

·           Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những thói quen, những trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày. Có những phong tục tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức, cần phải thay đổi, loại trừ. Có những phong tục trở thành nét đẹp và được coi là những thuần phong mỹ tục, cần duy trì và phát huy.

Câu 2: Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốn than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng.

Em giải thích thế nào về việc này?

Hướng dẫn giải:

Ngày xưa người chặt củi, đốt than trên rừng là hướng thiện. Vì: Cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, số lượng không đáng kể đủ sống hàng ngày.

Ngày nay việc làm đó được coi là tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường là thiếu ý thức. Vì: Rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về giá trị kinh tế và điều hòa môi trường, con người khai thác bừa bãi, không hợp lý, hủy hoại rừng gây hậu quả không tốt cho con người và xã hội, họ là người vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật.

Câu 3: Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này em có thể rút ra được những điều gì?

Hướng dẫn giải:

Một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội:

·           Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.

·           Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Qua những ví dụ này em có thể rút ra được:

·           Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được điều chỉnh bằng văn bản của nhà nước, buốc các cá nhận, tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.

·           Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

Câu 4: Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây?

a. Đạo đức

b. Phong tục tập quán

c. Pháp luật

d. Cả ba yếu tố trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: d. Cả ba yếu tố trên

 

 

BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

Câu 1: Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có nhận xét gì về cách sống này?

        Em nhận thấy, người có quan niệm sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” là kiểu sống dành cho những người ích kỉ hẹp hòi.

Hiện nay, ở xã hội tồn tại kiểu sống này rất nhiều. Đây là những lối sống đáng phê phán, nó khiến cho nhiều mối quan hệ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ. Họ chỉ biết lo cho gia đình mình yên ổn, sung túc, mà bỏ mặc những người xung quanh. Rõ ràng, mình không thể đi lo hết được cho thiên hạ, tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, thì mình vẫn cần phải có hàng xóm, cuộc sống có lúc này lúc khác, biết đâu đến lúc mình cần sự giúp đỡ của họ. Vì vậy, nên hài hòa giữa việc nhà và việc hàng xóm, có gì có thể giúp đỡ thì mình giúp đỡ, có đi có lại, ở đời không ai lấy không của ai cái gì. Như vậy tình cảm hàng xóm láng giềng cũng tình cảm hơn.

Câu 2: Vì sao người có tâm trong xã hội lại được đánh giá cao?

         Nhưng người có tâm trong xã hội luôn được đánh giá cao là bởi vì:

Những người có tâm thường là những người có đạo đức, họ đủ nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng đâu là việc làm sai và sai thì phải sửa như thế nào. Và từ đó họ phát huy được tính tích cực trong hoạt động của mình góp phần phát triển xã hội. Do vậy, những người có tâm được rất nhiều người yêu quý và họ luôn nhận được sự giúp đỡ từ những người khác khi gặp phải khó khăn.

Câu 3: Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?

Hướng dẫn giải:

Như chúng ta đã biết, nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

Trong khi đó, danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

Từ đó ta nhận thấy rằng nhân phẩm và danh sự có quan hệ khăng khít với nền tảng giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.

Người nghiện ma túy thường không giữ được nhân phẩm và danh dự của mình là bởi vì:

Người nghiện ma túy làm những hành động trái với quy xã hội, những hành động bị xã hội lên án. Đồng thời, họ không kiểm soát được bản thân mình, khi đã lên cơn nghiện thuốc thì họ sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để có được thuốc. Do vậy, những người nghiện ma túy không chỉ không giữ được nhân phẩm, danh dự mà còn bị nhiều người xa lánh.

Câu 4: Phân biệt tự trọng và tự ái?

Tự trọng

Tự ái

- Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.

- Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

- Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức

- Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.

Câu 5: Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?

          Em không đồng ý với quan điểm hạnh phúc là “cầu được, ước thấy” bởi vì:

Hạnh phúc là một khái niệm rộng lớn. Trong khái niệm rộng lớn đó mỗi người có một cách nghĩ khác nhau. Có thể có người nghĩ gia đình vui vẻ, ấm no là hạnh phúc, hoặc có người nghĩ có nhiều tiền là hạnh phúc….

Vậy, thử hỏi đã mấy ai cầu được tiền là có tiền, cầu được con ngoan là có con ngoan. Có chăng chỉ có những trường hợp hiếm hoi, vô tình hoặc trùng hợp mới có được như vậy.

Mỗi người có một kiểu hạnh phúc riêng, và để có được hạnh phúc đó họ cần phải cố gắng chứ không ngẫu nhiên ai ban phát. Và đó mới chính là hạnh phúc bền vững, lâu dài. Vì vậy, cầu được ước thấy không mang lại hạnh phúc mà chỉ mang lại sự đơn điệu và nhàm chán, mất sự say mê và ham muốn phấn đấu. Nếu hạnh phúc quá dễ dàng, người ta khó lòng trân trọng những điều đó.

Câu 6: Theo em, hạnh phúc của học sinh trung học là gì?

Hướng dẫn giải:

Ở độ tuổi này, hạnh phúc mà các em, các bạn học sinh Trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được như:

Luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng ông bà cha mẹ.

Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình.

Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện

Được thầy cô và bạn bè yêu mến, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân. Được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết….

Câu 7: Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể cuả công dân đối với xã hội?

Hướng dẫn giải:

·           Sống chan hòa, biết chia sẻ với mọi người xung quanh.

·           Giữ gìn trật tự vệ sinh làng xóm, an toàn xã hội.

·           Tôn trọng mọi người.

·           Đoàn kết, đóng góp ý kiến để địa phương ngày càng phát triển…

 

 

BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Câu 1: Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu đương hay chưa? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta không nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau bởi vì đôi khi đó chỉ là tình bạn cùng chơi với nhau để giúp đỡ nhau học tập, các bạn gán ghép như vậy sẽ khiến cho hai bạn dễ xảy ra những hiểu lầm, xấu hổ dẫn để ngại ngùng trong việc gặp nhau, tình bạn dần bị xa cách.

Theo em, ở lứa tuổi này chưa nên yêu đương bởi vì ở lứa tuổi này là lứa tuổi nên tập trung vào học tập, là giai đoạn tình yêu và tình bạn khó phân biệt dễ bị hiểu lầm. Do đó, hãy tập trung cho việc học và cố gắng vun đắp cho tình bạn thời học sinh trong sáng và bền vững.

Câu 2: Trong bài học nêu lên một số điều nên tránh trong tình yêu. Em có đồng ý với những điều đó không? Nếu có ý kiến gì khác, em hãy cho biết ý kiến của mình?

          Em hoàn toàn đồng ý với những điều nên tránh trong tình yêu đã nêu trong bài học bởi vì:

·           Yêu quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học, tình yêu mang tính đùa cợt thiếu suy nghĩ, hành động nông cạn.

·           Yêu một lúc nhiều người dẫn đến các cuộc cãi vã, đánh nhau và làm mất đi niềm tin từ những người khác. Người khác sẽ khinh bỉ mình và xem mình là đồ lăng nhăng.

·           Quan hệ tình dục trước hôn nhân là điều càng không nên, bởi dẫn đến những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của bản thân.

Vì vậy trước tình yêu cần suy nghĩ chín chắn, biết tự chịu trách nhiệm trước bản thân với những hành động của mình.

Câu 3: Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Em không đồng ý với quan điểm sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí hết hôn. Bởi đây là hiện tượng đang được xã hội lên án gay gắt đối với giới trẻ về hiện tượng sống thử. Đây là lối sống thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và gây ra nhiều hậu quả xấu. Vì vậy, cần có thái đố thẳng thắn trước hành động này, nếu đã tự nguyện yêu và đến với nhau thì nên đăng kí kết hôn để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong xã hội.

Câu 4: Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?

Hướng dẫn giải:

Chế độ hôn nhân ngày nay với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến có sự khác nhau:

Đối với chế độ hôn nhân hiện nay:

·           Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

·           Hôn nhân tự nguyện, bình đẳng dựa trên tình yêu chân chính.

·           Mỗi gia đình chỉ nên dừng lại một đến hai con.

Đối với chế độ hôn nhân thời phong kiến:

·           Năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng

·           Hôn nhân chủ yếu do cha mẹ và mai mối sắp đặt

·           Gia đình có nhiều con.

Câu 5: Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là “con đàn, cháu đống”. Em thấy quan niệm này còn phù hợp trong xã hội ngày nay không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Hiện nay, nếu áp dụng quan niệm “con đàn, cháu đống” là không còn phù hợp. Bởi:

Trước đây, ông bà quan niệm nhà càng đông con càng vui, có thêm nhiều nguồn lực cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Giờ đây, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sinh nhiều con sẽ trở nên áp lực và gánh nặng kinh tế gia đình, cũng như tạo áp lực dân số của đất nước. Vì vậy, theo chính sách của nhà nước, mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt.

Câu 6: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình?

Vợ chồng là ruột là rà

Anh em có cửa có nhà anh em

Sao cho trong ấm ngoài êm

Như thuyền có bến như chim có bầy.

Chị em một ruột cắt ra

Chị không em có cũng là như không.

Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.

Cha mẹ hiền sinh con thảo.

Nhất mẹ nhì cha, thứ ba bà ngoại.

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

Anh em như thể tay chân.

Anh em bát máu sẻ đôi.

Cắt dây bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em.

 

 

BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao dưới đây?

Môi hở răng lạnh

Máu chảy ruột mềm

Nhường cơm sẻ áo

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

Môi hở răng lạnh:

Những người thân thuộc phải biết giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau, là sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc.

Máu chảy ruột mềm:

Những người trong máu mủ, họ hàng khi gặp hoạn nạn thì anh em, họ hàng cũng cảm thấy thương xót, đau đớn.

Nhường cơm sẻ áo:

San sẻ, giúp đỡ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống khi thiếu thốn, khó khăn

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn:

Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng một mẹ sinh ra nhưng cũng cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên, là anh em một nhà.

Câu 2: Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta?

Hướng dẫn giải:

Để thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta, trường, lớp, địa phương em đã có những hoạt động tích cực đó là:

Ở lớp, ở trường:

·           Giúp đỡ các bạn có hoàn cành khó khăn trong lớp.

·           Giúp các bạn học kém trong lớp để bạn cố gắng học tập

·           Ủng hộ các bạn học sinh miền núi sách vở, đồ dùng học tập

·           Ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng thiên tai của bão lũ…

Ở địa phương:

·           Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với các anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng.

·           Tham gia các chương trình hiến máu nhân đạo do phường/ xã tổ chức….

Câu 3: Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương?

Hướng dẫn giải:

Kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường em.

Đầu tiên, khảo sát, tìm hiểu và lên danh sách 20 bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất trường để giúp đỡ.

Sau khi lên danh sách xong, viết đơn xin nhà trường xem xét để giảm học phí cho các bạn.

Nhờ sự can thiệp của một số thầy cô để kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của các mạnh tường quân.

Giờ sinh hoạt cuối tuần kêu gọi các bạn học sinh trong trường quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo còn sử dụng được để giúp đỡ các bạn.

Thời gian ủng hộ kéo dài trong hai tuần, cử các bạn đại diện từng lớp nhận sự đóng góp của các bạn. Sau khi nhận được sự hỗ trợ và nhận được sự giúp đỡ từ mọi người, chúng em sẽ tổng kết lại tất cả những gì nhận được và có kế hoạch phân chia cụ thể cho các bạn.

Câu 4: Thế nào là sống hòa nhập? Điều gì sẽ xảy ra đối với người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

Với những người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội thì sẽ bị cảm thấy cô độc, lẻ loi và cuộc sống tẻ nhạt thiếu niềm vui, không được nhiều người quan tâm.

Bởi vì: Những người sống không hòa nhập sẽ không có nhiều bạn bè và những người chơi thân cận. Vì vậy, ít có người để chia sẻ mọi chuyện về gia đình, cuộc sống, học tập.

Câu 5: Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?

a. Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.

b. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.

     c. Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.

     d. Việc của ai, người nấy biết

e. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.

Hướng dẫn giải:

a) Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.

Em đồng ý vì khi làm một công việc chung, muốn thành công cần phải sự cố gắng của các thành viên chứ không phải đơn thuần là một vài người.

b) Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.

Em không đồng ý vì đó là lối sống ích kỉ, chỉ biết đến cái lợi của bản thân. Và nếu hành động như vậy thì chỉ có một lần và sẽ không có lần thứ hai.

c) Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.

Em không đồng ý vì ai cũng cần phải hợp tác để làm việc. Bởi môi trường làm việc có sự liên kết với nhau, chỉ là tùy thuộc vào công việc để sự hợp tác đó nhiều hay ít mà thôi. Tuy nhiên, xét đến cùng, sự hợp tác sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn và hiệu quả công việc tốt hơn.

d) Việc của ai, người nấy biết

Em không đồng ý vì đúng là công việc của ai người đó phải lo trước. Tuy nhiên, cũng nên cần có sự hòa nhập, giúp đỡ, chia sẻ lầ nhau thì công việc sẽ hiệu quả hơn và mọi người cũng siết lại gần nhau hơn.

e) Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.

Em đồng ý vì mức độ hiểu biết của mỗi người một khác nhau và ở một thế mạnh khác nhau. Vì vậy, nên hòa nhập để nhận được sự giúp đỡ cũng như học hỏi nhiều hơn từ mọi người.

Câu 6: Hãy tìm và giới thiệu về một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong lớp, trong trường hoặc địa phương em với các địa phương khác?

Hướng dẫn giải:

Vừa qua, nhân dịp chào năm học mới, trường em kết hợp với đoàn thanh niên xã phát động phong trào quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cho các bạn học sinh miền núi. Sau khi phát động, cùng sự phối hợp nhịp nhàng hai bên đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ học sinh cũng như các đoàn viên thanh niên, người dân trong xã. Sau chiến dịch này, kết quả thu được đó chính là hơn 15 triệu tiền mặt, hàng trăm cuốn sách vở, 100 bộ quần áo đồng phục cho các em học sinh cùng các đồ dùng học tập khác. Đây là sự hợp tác thành công giữa chi đoàn khối đoàn trường và chi đoàn khối địa phương.

 

 

BÀI 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Câu 1: Thế nào là lòng yêu nước? Em nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?

Hướng dẫn giải:

Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.

Lòng yêu nước là một truyền thống quý của dân tộc ta. Em nhận thấy, nước ta từ xưa đến nay vẫn luôn giữ trong mình lòng yêu nước. Nếu trong thời chiến yêu nước được thể hiện bằng sự đoàn kết, đấu tranh chống quân xâm lược bất chấp tính mạng bảo vệ tổ quốc thì đến thời bình, toàn Đảng toàn dân ta lại ra sức xây dựng đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh. Cần phải gìn giữ và phá huy đức tính quý báu này cho các thế hệ bây giờ và thế hệ mai sau.

Câu 2: Xử lí tình huống:

a) Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn cho con đi nên đã bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.

Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?

b) Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố.

Nếu là bạn của Thanh, em có thể làm gì?

c) Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyền thống của gia đình, dòng họ mình mà bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó. Song, nhiều bạn bè cho rằng, Tiến làm như vậy là không có tương lai, thanh niên phải theo học những ngành khoa học – kĩ thuật hiện đại mới là phù hợp.

Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải:

TH1: Nếu em là Hùng, khi biết được ý định của bố mẹ mình, em sẽ nói chuyện với bố mẹ và ngỏ ý với bố mẹ mong muốn được đi nghĩa vụ quân sự. Không những mình hoàn thành nghĩa vụ công dân mà còn giúp mình được học tập trong môi trường quân đội kỉ luật, kỉ cương, rèn luyện nghiêm túc để mình trưởng thành và chững chạc hơn.

TH2: Nếu em là bạn của Thanh, em sẽ khuyên bạn về xây dựng sự nghiệp ở quê hương. Bởi để có được ngày hôm nay, đó là nhờ vào sự giúp đỡ của địa phương và sự mong mỏi của quê hương đối với Thanh, mong muốn người tài giỏi như Thanh có thể giúp quê hương ngày càng đổi mới. Nếu Thanh vẫn muốn cố làm ở thành phố thì Thanh không những không làm trọn bổn thân người con quê hương, phụ lòng mong mỏi của bà con.

TH3: Nếu em là Tiến, em vẫn sẽ tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình mình. Bởi đó là cơ ngơi bao đời nay của gia đình và đó cũng là niềm đam mê của Tiến. Trong cuộc sống mỗi người một ngành nghề, một lựa chọn, sẽ có những lựa chọn có nhiều cơ hội, cũng có lựa chọn ít cơ hội hơn. Nhưng suy cho cùng, sự thành công hay không thành công đều phụ thuộc vào tình yêu và niềm đam mê với nghề. Nếu Tiến thực sự đam mê và yêu thích với nghề truyền thống của gia đình, Tiến sẽ cố gắng và giúp nó ngày càng phát triển hơn. Hơn nữa, việc làm của Tiến còn là việc làm thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là điều đáng khuyến khích và khích lệ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Câu 3: Hãy tìm hiểu về các hoạt động, các phong trào xây dựng quê hương của học sinh trường em, của thanh niên ở địa phương em?

Hướng dẫn giải:

Các hoạt động, các phong trào xây dựng quê hương của học sinh trường em, của thanh niên ở địa phương em:

·           Phong trào tự quản đường làng ngõ xóm.

·           Thanh niên với các phong trào gom thu rác thải, chiến dịch vì môi trường xanh.

·           Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, vệ sinh khu vực bia liệt sĩ, lau chùi, cắt cỏ ở các nấm mồ liệt sĩ…

·           Tham gia hội khỏe phù đổng, rèn luyện thể thao đảm bảo sức khỏe bảo vệ quê hương, đất nước…

Câu 4: Hãy tìm hiểu về những hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em (ví dụ: Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của trường, của địa phương; gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc của các thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ,... người địa phương; các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh địa phương,...)

Hướng dẫn giải:

Hằng năm, địa phương em có nhiều hoạt động được tổ chức nhằm góp phần vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ở địa phương.

Thứ nhất, hằng năm, các thanh niên ưu tú, trai tráng đều thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình, tham gia quân đội để rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Thứ hai, các đội dân quân tự vệ thường quyên tuần tra, kiểm tra tại địa phương, đảm bảo an toàn, trật tự an ninh cho địa phương.

Thứ ba, luôn thể hiện sự biết ơn đối với các thương bệnh binh, các gia đình có công đối với cách mạnh, mẹ Việt Nam anh hùng….

Ngoài những hoạt động trên, còn có nhiều các hoạt động khác như: tuyên truyền về tai nạn giao thông, tuyên truyền tác hại của ma túy, khuyến khích thanh niên lập nghiệp tại quê hương,

 

 

BÀI 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI

Câu 1: Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo,... là những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay?

Hướng dẫn giải:

Hiện nay, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo là những vấn đề cấp thiết của nhân loại. Bởi đây là những vấn đề kéo theo nhiều hậu quả lớn mà người gánh chịu chính là con người.

Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn. Môi trường đất, nước, khí quyển,… đều bị ô nhiễm nặng nề. Các loại tài nguyên đã dần bị cạn kiệt, . . . Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu tiếp tục hủy hoại môi trường sống, loài người có nguy cơ tự hủy diệt mình.

Bùng nổ dân số đã trở thành nỗi lo của nhiều nước trên thế giới, của cả cộng đồng quốc tế, làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc dân, gây ra nạn đói, dịch bệnh, thất học, thất nghiệp, suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường,…

Các dịch bệnh hiểm nghèo như lao, dịch tả, tim mạch, huyết áp, ung thư,… đặc biệt là HIV/AIDS đang uy hiếp đến sự sống của toàn nhân loại.

Vì thế, đây trở thành những vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế phải hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực, của cả để giải quyết, ngăn chặn và đẩy lùi các căn bệnh hiểm nghèo… giảm bớt sự đe dọa đối với con người.

Câu 2: Hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn trong lớp về một hoạt động của trường em, địa phương em, của nước ta hoặc quốc tế để tham gia giải quyết một trong các vấn đề trên

Em và các bạn có thể làm gì để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đó?

Hướng dẫn giải:

Nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; tham gia các công ước quốc tế về môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình; ban hành Luật Phòng chống ma túy,…

Để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề của nhân loại, em và các bạn có thể:

·           Giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi mình sinh sống.

·           Không vứt rác bừa bãi ra ao hồ sông suối hoặc khu dân cư nơi em ở mà bỏ rác đúng nơi quy định.

·           Tích cực tuyên truyền đến mọi người ý thức bảo vệ môi trường,

·           Rèn luyện thể dục thể thao để có sức khỏe

 

 

BÀI 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN

Câu 1: Thế nào là hoàn thiện bản thân? Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?

Hướng dẫn giải:

Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện. Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.

Cần phải tự hoàn thiện bản thân là bởi vì:

·           Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng

·           Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.

·           Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.

Câu 2: Em có suy nghĩ gì sau khi đọc mẩu chuyện dưới đây:

Thủa đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một lần có bà cụ hàng xóm gặp một việc oan uổng nhờ Cao Bá Quát viết giúp cho lá đơn kêu quan. Cao Bá Quát vui vẻ nhận lời.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên chí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chứ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi tiếng khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Hướng dẫn giải:

Sau khi đọc câu chuyện trên em thấy: Cụ Cao Bá Quát là người biết nhận ra điểm yếu của mình nên đã tìm cách khắc phục. Cụ đã nỗ lực để luyện chữ kiên trì vươn lên để dần dần viết chữ đẹp lên thay vì quá xấu như trước.

Chính sự cố gắng đó đã giúp cụ ngày càng hoàn thiện mình hơn và trở thành một nhà văn có tiếng trong nền văn học Việt Nam

Từ tấm gương cụ Cao Bá Quát chúng ta cần phải biết nhìn nhận điểm yếu điểm mạnh của mình để phát huy và khắc phục.

Câu 3: Em tán thành hay không tán thành các ý kiến sau? Tại sao?

a) Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

b) Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.

c) Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.

d) Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.

Hướng dẫn giải:

a) Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

Em không tán thành vì mỗi con người từ khi sinh ra đến lơn lên chưa có ai là hoàn thiện và hoàn hảo. Vì vậy, quá trình sinh sống, học tập và lớn lên con người luôn luôn phải cố gắng để hoàn thiện mình hơn, phát huy thế mạnh, bù đắp những điểm yếu. Vì vậy, hoàn thiện bản thân là việc làm của tất cả mọi người chứ không là của riêng ai.

b) Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.

Em đồng ý vì trước hết để hoàn thiện bản thân, họ phải tìm thấy được điểm yếu của mình. Mấy ai tự chê mình bao giờ, nên đó cũng là một khó khăn ban đầu trong việc hoàn thiện bản thân. Hơn nữa, hoàn thiện bản thân là cần phải sự kiên trì, chịu khó, không ngừng học tập, tu dưỡng.

c) Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.

En đồng ý vì tự hoàn thiện bản thân là sự khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của bản thân, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ, hoàn thiện chứ không mất đi bản sắc của mình.

d) Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.

Em không đồng ý vì mình muốn mình hoàn thiện bản thân thì mình phải tự nhận thấy điểm yếu của mình rồi cố gắng khắc phục dựa trên sự nỗ lực và kiên trì của bản thân. Nhận được sự giúp đỡ của người khác cũng là điều tốt nhưng đó chỉ là yếu tố phụ, cái cốt lõi chính là ở mình.

Câu 4: Em hãy lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các mục sau?

- Mục tiêu phấn đấu, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân của em.

- Thời gian thực hiện mục tiêu.

- Những thuận lợi em đã có.

- Những khó khăn em có thể gặp phải và cách khắc phục, vượt qua những khó khăn đó.

- Những biện pháp em cần làm để thực hiện mục tiêu.

- Em có thể tìm được sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai để hoàn thành mục tiêu.

Hướng dẫn giải:

Mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của em là trở thành học sinh giỏi toàn diện trong năm học này.

Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ lúc bước vào năm học và kết thúc vào cuối năm học.

Thuận lợi em đã có:

·           Được bố mẹ trang bị đầy đủ sách vở, dung cụ học tập, sách nâng cao

·           Nền tảng kiến thức các môn Toán, Anh, Văn, Hóa khá tốt.

·           Chăm chỉ học tập

Những khó khăn em gặp phải là:

·           Môn Lý và Sử em còn khá yếu, kiến thức không thực sự vững

·           Sức khỏe không đảm bảo vì hay bị ốm

Để khắc phục và vượt qua những khó khăn này, em sẽ:

·           Nhờ cô hoặc bạn học tốt Lý và Sử kèm cặp thêm để học khá toàn diện các môn hơn.

·           Chịu khó dành một ít thời gian để tập luyện thể dục thể thao để thể lực và sức khỏe được đảm bảo hơn.

Người giúp đỡ: Bố mẹ, chị gái, thầy cô giáo và bạn bè.

Xem thêm
Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết (trang 1)
Trang 1
Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết (trang 2)
Trang 2
Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết (trang 3)
Trang 3
Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết (trang 4)
Trang 4
Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết (trang 5)
Trang 5
Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết (trang 6)
Trang 6
Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết (trang 7)
Trang 7
Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết (trang 8)
Trang 8
Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết (trang 9)
Trang 9
Trọn bộ Giải bài tập sgk GDCD 10 chi tiết (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống