Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 3: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, tài liệu bao gồm 7 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi THPT QG môn Sinh học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC - LỚP 12
Phần II: TIẾN HOÁ
Chương III
SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Câu 1: Những nguyên tố phổ biến trong cơ thể sống là:
a. C, H, O. b. C, H, O, N. c. C, H, O, N, P. d. C, H, O, N, P, S.
Câu 2: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
a. Phân tử ADN. b. Axit nuclêic. c. Phân tử prôtêin. d. Prôtêin và axit nuclêic.
Câu 3: Một trong các chức năng chỉ có ở phân tử ADN là:
a. Da dạng và đặc thù. b. Tham gia vào cấu tạo cơ thể.
c. Chứa đựng vật chất thông tin di truyền. d. Quy định các tính trạng.
Câu 4: Các đại phân tử sinh học có đặc điểm nổi bật là:
a. Đa dạng và đặc thù. b. Đa dạng và ổn định.
c. Đặc thù và đặc trưng. d. Đặc trưng và đa dạng.
Câu 5: Dấu hiệu quan trọng của hiện tượng sống không có ở giới vô cơ là:
a. Sự trao đồi chất. b. Sự trao đồi chất và sinh sản.
c. Sự sinh trưởng và phát triển. d. Sự vận động và cảm ứng.
Câu 6: Đặc điểm chỉ có ở các vật thể sống là:
a. Trao đổi chất và năng lượng theo phương thức đồng hoá và dị hoá.
b. Quá trình sinh trưởng và phát triển.
c. Vận động và cảm ứng.
d. Sự trao đổi chất thường xuyên với môi trường.
Câu 7: Trong khí quyển nguyên thuỷ chưa có khí:
a. CO2. b. O2. c. NH3. d. CH4.
Câu 8: Trong tiến hoá hoá học, chất hữu cơ đơn giản tổng hợp đầu tiên là:
a. Prôtêin. b. Axit nuclêic. c. Cacbua hiđrô. d. Lipit và gluxit.
Câu 9: Tiến hoá hoá học đã hình thành:
a. Côaxecva. b. Các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
c. Các vật thể sống đầu tiên. d. Axit amin.
Câu 10: Điều không đúng khi nói về tiến hoá hoá học:
a. Sự tạo thành côaxecva.
b. Tổng hợp các chất hữu cơ từ nguồn năng lượng tự nhiên.
c. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
d. Các hợp chất hữu cơ phức tạp lắng đọng dưới đáy dại dương.
Câu 11: Côaxecva được hình thành ở giai đoạn:
a. Tiến hoá hoá học. b. Tiến hoá lí học. c. Tiến hoá tiền sinh học. d. Tiến hoá sinh học.
Câu 12: Sự kiện không có trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học là:
a. Sự tạo thành côaxecva. b. Sự xuất hiện các sinh vật đơn bào.
c. Sự tạo thành màng và enzim. d. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép.
Câu 13: Dấu hiệu đánh dấu giai đoạn tiến hoá sinh học là:
a. Các sinh vật chưa có cấu tạo tế bào. b. Các côaxecva.
c. Các hệ đại phân tử. d. Xuất hiện các sinh vật trên cạn.
Câu 14: Ngày nay các chất hữu cơ chỉ được tổng hợp từ:
a. Các chất vô cơ theo phương thức hoá học. b. Cơ thể sống.
c. Các phản ứng hoá học. d. Tự nhiên.
Câu 15: Một trong những sự kiện quan trọng của giai đoạn tiến hoá tiến sinh học là:
a. Sự lắng đọng các hợp chất hữu cơ phức tạp trong lòng đại dương. b. Côaxecva là dạng sống đầu tiên.
c. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. d. Sự hình thành phân tử ADN .
Câu 16: Hoá thạch là hiện tượng:
a. Sinh vật hoá thạch đá.
b. Sinh vật có trong hang đá.
c. Các vỏ đá vôi trong đất đá.
d. Di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá.
Câu 17: Sự hình thành sinh vật bằng đá do:
a. Vỏ đá vôi có trong đất đá. b. Bồi tụ khoáng ôxit silic vùng ngập nước.
c. Xác của sinh vật được bảo toàn trong hang động khô. d. Sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách.
Câu 18: Nghiên cứu hoá thạch có ý nghĩa là:
a. Suy đoán lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng.
b. Có thể xác định tuổi của lớp đất.
c. Có thể giải thích về nguồn gốc của các sinh vật ngày nay.
d. Có thể giải thích về tính đa dạng của thế giới sinh vật.
Câu 19: Thứ tự của 5 đại trong lịch sử phát triển sự sống là:
a. Cổ sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân Sinh.
b. Thái cổ, Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân Sinh.
c. Cổ sinh, Nguyên sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân Sinh.
d. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân Sinh.
Câu 20: Kỉ Cambri thuộc đại:
a. Cổ sinh. b. Thái cổ. c. Trung sinh. d. Tân sinh.
Câu 21: Tôm ba lá có mặt ở kỉ:
a. Xilua. b. Cambri. c. Đêvôn. d. Than đá.
Câu 22: Thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện ở kỉ:
a. Than đá. b. Đêvôn. c. Xilua. d. Cambri.
Câu 23: Sinh vật di truyền từ nước lên cạn thuộc đại:
a. Cổ sinh. b. Nguyên sinh. c. Trung sinh. d. Tân sinh.
Câu 24: Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là:
a. Ốc anh vũ. b. Cá giáp. c. Nhện. d. Tôm ba lá.
Câu 25: Kỉ nào đánh dấu sự xuất hiện của tấng ôzôn?
a. Kỉ Pecmơ. b. Kỉ Xilua. c. Kỉ Than đá. d. Kỉ Tam điệp.
Câu 26: Thực vật ở cạn đầu tiên có tên là:
a. Quyết trần. b. Quyết thực vật. c. Dương xỉ. d. Cây hạt trần.
Câu 27: Đại diện của động vật có xương sống đầu tiên là:
a. Tôm ba lá. b. Bọ cạp tôm. c. Cá giáp. d. Lưỡng cư đầu cứng.
Câu 28: Dương xỉ có hạt xuất hiện ở kỉ:
a. Than đá. b. Xilua. c. Tam điệp. d. Giura.
Câu 29: Cây hạt trần chiếm ưu thế ở kỉ và đại nào?
a. Kỉ Than đá của đại Cổ sinh. b. Kỉ Tam điệp của dại Trung sinh.
c. Kỉ Giura của dại Trung sinh. d. Kỉ Phấn trắng của đại Trung sinh.
Câu 30: Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế ở kỉ:
a. Giura. b. Tam điệp. c. Phấn trắng. d. Thứ ba.
Câu 31: Đặc điểm không có ở kỉ Giura là:
a. Cây hạt trần chiếm ưu thế. b. Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế.
c. Xuất hiện cây hạt kín. d. Xuất hiện loài chim thuỷ tổ.
Câu 32: Dạng vượn người được xuất hiện ở kỉ và đại nào?
a. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh. b. Kỉ Phấn trắng, đại Trung sinh.
c. Kỉ Thứ ba, đại Tân sinh. d. Kỉ Thứ tư, đại Tân sinh.
Câu 33: Thực vật hạt kín phát triến mạnh vì:
a. Phôi được bảo vệ trong hạt, dễ phát tán nhờ gió. b. Thụ tinh trong môi trường nước, phát tán nhờ nước.
c. Hạt rễ bị phá huỷ trong môi trường tự nhiên. d. Hạn chế sự phát tán của hạt.
Câu 34: Sinh vật đa dạng và phồn thịnh thuộc kỉ:
a. Tam điệp. b. Phấn trắng. c. Thứ ba. d. Thứ tư.
Câu 35: Một trong những dấu hiệu chứng tỏ mối quan hệ về nguồn gốc giữa người và thú là:
a. Răng nanh phân hoá như nhau. b. Đại thể về bộ xưong có các phần tương tự.
c. Đều di chuyển bằng 4 chi. d. Phương thcứ ăn giống nhau.
Câu 36: Dạng vượn người có quan hệ gần gũi với người nhất là:
a. Vượn. b. Đười ươi. c. Tinh tinh. d. Gôrila.
Câu 37: Bộ nhiễm sắc thể của người và vượn người sai khác nhau:
a. 1 cặp NST. b. 2 cặp NST. c. 3 cặp NST. d. 4 cặp NST.
Câu 38: Dạng vượn người bắt đầu đi bằng hai chân là:
a. Parapitic. b. Đriôpitec. c. Ôxtralôpitec. d. Prôpliôpitec.
Câu 39: Điểm nội bật của vượn người Pitêcantrôp là:
a. Đi bằng hai chân. b. Biết chế tạo công cụ bằng đá.
c. Biết sử dụng lửa. d. Biết sử dụng cành cây để tự vệ.
Câu 40: Dạng người nào biết dùng lửa?
a. Pitêcantrôp. b. Xinantrôp. c. Crômanhôn. d. Ôxtralôpitec.
Câu 41: Người hiện đại có tên gọi là:
a. Nêanđectan. b. Pitêcantrôp. c. Xinantrôp. d. Crômanhôn.
Câu 42: Sự phân công lao động xuất hiện ở dạng người:
a. Nêanđectan. b. Pitêcantrôp. c. Xinantrôp. d. Crômanhôn.
Câu 43: Nhân tố cơ bản làm cho con người thoát khỏi trình độ con vật là:
a. Do chuyển xuống sống dưới mặt đất. b. Do di chuyển bằng hai chân sau.
c. Do lao động và chế tạo công cụ lao động. d. Do chống chọi với thiên nhiên.
Câu 44: Điều không đúng khi nói về dáng đi thẳng là:
a. Di chuyển nhanh. B. Dễ quan sát. c. Giải phóng hai chi trước. d. Phát triển trí tuệ.
Câu 45: Di truyền tín hiệu được thể hiện:
a. Qua truyền đạt kinh nghiệm. b. Qua gen, ADN.
c. Qua tiếng nói và chữ viết. d. Qua lao động.
Câu 46: Tại sao các nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hoá thạch?
a. Lối sống thụ động, chịu sự tác động của mội trường. b. Biết lao động, chế tạo công cụ lao động.
c. Tiếng nói, chữ viết phát triển. d. Làm chủ thiên nhiên.
Câu 47: Dạng người bắt đầu chuyển từ tiến hoá sinh học sang tiến hoá xã hội là:
a. Người Nêanđectan. b. Người Xinantrôp. c. Người Pitêcantrôp. d. Người Crômanhôn.
Câu 48: Loài người bắt nguồn từ:
a. Châu Phi. b. Châu Âu. c. Châu Mĩ. d. Châu Á.
Câu 49: Loài người ngày nay ít phụ thuộc vào thiên nhiên do:
a. Tiến hoá sinh học. b. Tiến hoá văn hoá. c. Tiến hoá xã hội. d. Tiến hoá kinh tế.
Câu 50: Nhân tố chính chi phối sự phát triển ở giai đoạn vượn người hoá thạch là:
a. Do thay đổi điều kiện khí hậu.
b. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo mục đích.
c. Quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
d. Sự xuất hiện tiếng nói và tư duy.
Câu 51: Sự sống xuất hiện trên trái đất là:
a. Các hợp chất hữu cơ được tổng hợp. b. Sự hình thành prôtêin và axit nuclêic.
c. Sự xuất hiện côaxecva. d. Sự xuất hiện cơ chế tự sao.
Câu 52: Tiến hoá hoá học xảy ra trong điều kiện:
a. Hoạt động của núi lửa. b. Bức xạ của Mặt Trời.
c. Tia tử ngoại. d. Các nguồn năng lượng tự nhiên.
Câu 53: Dấu hiệu chưa xuất hiện ở côaxecva là:
a. Hấp thụ chất hữu cơ. b. Lớn dần về kích thước.
c. Xuất hiện hệ enzim. d.Có sự phân chia thành giọt mới.
Câu 54: Sự tiến hoá của sinh giới diễn ra nhanh nhất ở đại:
A. Nguyên sinh. b. Cổ sinh. c. Trung sinh. d. Tân sinh.
Câu 55: Hướng tiến hoá cơ bản của sinh giới qua các đại địa chất là:
a. Thích nghi ngày càng hợp lí. b. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
c. Ngày càng đa dạng và phong phú. d. Tốc độ tiến hoá ngày càng nhanh.
Câu 56: Sự sống di truyền lên cạn là nhờ:
a. Núi lửa hoạt động ít. b. Có nhiều O2. c. Biển thu hẹp. d. Có tầng ôzôn.
Câu 57: Ưu thế nổi bật của thực vật hạt kín là:
a. Phôi được bảo vệ trong hạt. b. Thụ tinh không cần môi trường nước.
c. Phát tán xa. d. Có phôi dự trữ nuôi phôi.
Câu 58: Sự phát triển của sâu bọ biết bay tạo điều kiện cho sự phát triển của:
a. Bò sát khổng lồ. b. Bò sát bay ăn sâu bọ.
c. Các loài chim ăn sâu bọ. d. Các loài động vật ăn sâu bọ.
Câu 59: Ở dại Trung sinh là sự phát triển ưu thế của:
a. Cây hạt trần và chim. b. Cây hạt trần và thú.
c. Cây hạt trần và bò sát. d. Cây hạt trần và lưỡng cư.
Câu 60: Thực vật hạt kín phát triển kéo theo sự phát triển của:
a. Chim ăn thực vật. b. Sâu bọ ăn lá. c. Động vật ăn thực vật. d. Động vật ăn thịt.
Câu 61: Bộ khỉ được tách ra từ:
a. Thú ăn sâu bọ. b. Thú ăn thực vật. c. Thú ăn thịt. d. Thú ăn tạp.
Câu 62: Các loài thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú phồn thịnh ở:
a. Kỉ Giura. b. Kỉ Phấn trắng. c. Kỉ Thứ ba. d. Kỉ Thứ tư.
Câu 63: Cây hạt trần và khổng lồ phát triển ưu thế là đặc điểm của đại:
a. Nguyên sinh. b. Cổ sinh. c. Trung sinh. d. Tân sinh.
Câu 64: Quá trình phát triển của loài người chịu sự chi phối của các nhân tố:
a. Lao động, tiếng nói. b. Tiếng nói, ý thức. c. Ý thức, lao động. d. Lao động, tiếng nói, ý thức.
Câu 65: Ý nghĩa quan trọng của dáng đi thẳng là:
a. Giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển. d. Dễ phát hiện kẻ thù từ xa.
c. Cột sống bớt cong. d. Lồng ngực rộng.