Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 12 phần 3: Sinh thái học, tài liệu bao gồm 16 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi THPT QG môn Sinh học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC - LỚP 12
Phần III: SINH THÁI HỌC
Chương I: CÁ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Thế nào là môi trường sống?
a. Tất cả các yếu tố tự nhiên. b. Tất cả các yếu tố quanh sinh vật.
c. Các nhân tố tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật. d. Các nhân tố tác động gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
Câu 2: Các loài sâu, bọ có môi trường sống chủ yếu là:
a. Môi trường đất. b. Môi trường cạn. c. Môi trường nước. d. Môi trường sinh vật.
Câu 3: Mội trường mà các loài ếch, nhái không thể tồn tại và phát triển được:
a. Môi trường nước. b. Môi trường đất. c. Môi trường không khí. d. Môi trường nước ngọt.
Câu 4: Các loài cá chép, cá mè có môi trường sống là:
a. Môi trường nước ngọt. b. Môi trường nước lợ. c. Môi trường nước mặn. d. Lớp bùn đáy.
Câu 5: Các loài lươn, trạch sống chủ yếu ở:
a. Tầng nước mặn. b. Tầng nước giữa. c. Lớp bùn đáy. D. Tầng nước sâu.
Câu 6: Nhân tố sinh thái là:
a. Các nhân tố vô sinh. b. Các nhân tố hữu sinh.
c. Nhân tố con người. d. Bao gồm nhân tố vô sinh, hữu sinh, con người.
Câu 7: Thế nào là giới hạn sinh thái?
a. Giới hạn dưới khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật.
b. Giới hạn chịu đựng của sinh vật với môi trường sống.
c. Giới hạn trên khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật.
d. Điểm cực thuận cho sự sinh trưởng và phát triền của sinh vật.
Câu 8: Cá rô phí có nhiệt độ thuận lợi từ:
a. 400C – 420C. b. 350C – 400C. c. 200C – 350C. d. 5,60C – 420C.
Câu 9: Đâu là khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi?
a. 5,60C – 420C. b. 350C – 420C. c. 200C – 350C. d. 200C – 420C.
Câu 10: Cây trồng ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt ở nhiệt độ:
a. 150C - 200C. b. 200C – 250C. c. 200C – 300C. d. 250C – 300C.
Câu 11: Nhiệt độ thuận lợi của loài chuột cát ở đài nguyên là:
a. 00C - 200C. b 200C – 300C. c. - 500C - 200C. d. - 500C – 300C.
Câu 12: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của chuột cát ở đài nguyên là:
a. - 500C - 00C. b. - 500C – 300C. c. 00C - 200C. d. 00C – 300C.
Câu 13: Cá chép có giới hạn về nhiệt độ 20C, 280C, 440C.
Cá rô phi có giới hạn nhiệt độ 5,60C, 300C, 420C. Điều nào sau đây là đúng?
a. Cá chép phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có giới hạn nhiệt độ dưới thấp hơn.
b. Cá rô phi phân bố rộng hơn vì có giới hạn nhiệt độ dưới cao hơn.
c. Cá chép phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu rộng hơn.
d. Cá rô phi phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn nhiệt hẹp hơn.
Câu 14: Loài động vật có thân nhiệt phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường là:
a. Cá xương. b. Ếch. c. Chim. d. Thú.
Câu 15: Hiện tượng ngủ đông ở động vật biến nhiệt có tác dụng:
a. Tồn tại. b. Báo hiệu mùa động đến. c. Thích nghi điều kiện sống. d. Tìm nơi cư trú mới.
Câu 16: Tổng nhiệt hữu hiệu là lượng nhiệt cần thiết:
a. Cho hoạt động sống của sinh vật. b. Cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
c. Cho sự sinh sản của sinh vật. d. Cho một chu kì phát triển của sinh vật.
Câu 17: Ở động vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng:
a. Sẽ rút ngắn chu kì đông. b. Sẽ kéo dài chu kì đông.
c. Làm giảm số thế hệ. d. Sẽ tăng kảh năng sinh sản.
Câu 18: Điều không đúng khi nói về nhiệt độ môi trường là:
a. Có ảnh hưởng tới hình thái cùa sinh vật. b. Không ảnh hưởng tới tập quán ngủ đông.
c. Ảnh hưởng tới sự ngủ hè vào mùa khô nóng. d. Ảnh hưởng tới sự di trú của chim.
Câu 19: Giai đoạn cây trồng ảnh hưởng nhiều nhất đối với nhiệt độ là:
a. Hạt nảy mầm. b. Cây con. c. Cây trưởng thành. d. Cây ra hoa.
Câu 20: Về màu đông, ruồi muỗi ít phát triển do:
a. Thiếu ánh sáng. b. Thiếu thức ăn. c. Thiếu chỗ ở. d. Nhiệt độ thấp.
Câu 21: Giới nào sau đây sử dụng năng lượng Mặt Trời một cách gián tiếp?
a. Nấm. b. Thực vật xanh. c. Động vật. d. Vi sinh vật.
Câu 22: Ánh sáng có vai trò đối với động vật là:
a. Tổng hợp các chất cho cơ thể. b. Tăng cường khả năng sinh sản.
c. Định hướng và kiếm mồi. d. Tiếp xúc với môi trường.
Câu 23: Nhóm sinh vật nào trực tiếp sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể?
a. Động vật. b. Nấm. c. Côn trùng. d. Thực vật xanh.
Câu 24: Vùng ánh sáng cây xanh sử dụng trong quang hợp là:
a. Tia sáng nhìn thấy. b. Tia tử ngoại. c. Tia hồng ngoại. d. Tia cực tím.
Câu 25: Cây xanh ngừng quang hợp ở nhiệt độ:
a. Dưới 00C. b. Dưới 00C và cao hơn 400C. C. Cao hơn400C. d. Dưới 20C.
Câu 26: Qúa trình tổng hợp vitamin D ở động vật nhờ:
a. Tia cực tím. b. Tia hồng ngoại. c. Tia tử ngoại. d. Tia sáng nhìn thấy.
Câu 27: Thực vật sống nổi trên mặt nước đặc điểm thích nghi của là là:
a. Lá rộng bản nổi trên mặt nước. b. Lá mảnh dài, chìm dưới nước.
c. Lá có nhiều thuỳ. d. Lá tiêu biến thành gai.
Câu 28: Thực vật sống ở sa mạc lá có dạng:
a. Bản to. b. Lá sẻ nhiều thuỳ. c. Lá tiêu biến thành gai. d. Lá to có hiều răng cưa.
Câu 29: Cây có hiện tượng rụng lá về màu khô xảy ra ở vùng:
a. Nhiệt đới. b. Ôn đới. d. Hàn đới. d. Cận nhiệt đới.
Câu 30: Màu sắc nguỵ trang ở động vật là:
a. Màu sắc sặc sỡ. b. Màu sắc hoà lẫn với môi trường.
c. Màu sắc nổi bật trên nền môi trường. d. Màu sắc báo hiệu.
Câu 31: Bướm Kalima, khi đậu trên cây giống một cái lá khô nâu được gọi là:
a. Màu sắc báo hiệu. b. Màu sắc nguỵ trang. c. Hình dạng bắt chước. d. Hình dạng doạ nạt.
Câu 32: Bọ xít có màu sắc nổi bật nhưng kẻ thù không dám tấn công vì:
a. Có tuyến độc. b. Có hình dạng doạ nạt. c. Có khả năng nhại dạng. d. Có khả năng bắt chước.
Câu 33: Sinh vật không có phản ứng chu kì rõ rệt ờ vùng:
a. Ôn đới. b. Hàn đới. c. Nhiệt đới. d. Cận nhiệt đới.
Câu 34: Nhịp sinh học là:
a. Khả năng biến đổi kiểu hình của sinh vật.
b. Khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với sự thay đổi của môi trường.
c. Không có khả năng di truyền. d. Mang tính thích nghi bền vững.
Câu 35: Thực vật thường dụng lá vào màu thu sang đông có ý nghĩa:
a. Giảm cường độ quang hợp. b. Giảm cạnh tranh.
c. Giảm tiếp xúc với môi trường. d. Giảm tiêu phí năng lượng.
Câu 36: Một số laòi thực vật có hiện tượng cụp lá vào ban đêm có tác dụng:
a. Hạn chế sự thoát hơi nước. b. Giảm sự tiếp xúc với môi trường.
c. Tăng cường tích luỹ chất hữu cơ. d. Tránh sự phá hoại của sâu bọ.
Câu 37: Điều không đúng khi nói về nhịp sinh học là:
a. Mang tính thích nghi tạm thời. b. Biến đổi mang tính di truyền.
c. Có di truyền. d. Mang tính thích nghi bền vững.
Câu 38: Nhân tố khởi động nhịp sinh học là:
a. Nhiệt độ. c. Độ dài chiếu sáng trong ngày. c. Độ ẩm. d. Dinh dưỡng.
Câu 39: Tác nhân gây nên nhịp sinh học ngày đêm ở sinh vật do sự thay đổi của:
a. Nhiệt độ. b. Ánh sáng. c. Ánh sáng và độ ẩm. d. Độ ẩm và dinh dưỡng.
Câu 40: Hiện tượng không đúng với nhịp sinh học là:
a. Hiện tượng cây cụp lá vào ban đêm. b. Cây trinh nữ xếp lá khi có sự va chạm.
c. Chi và thú thường thay lông trước khi mùa đông tới. d. Bản năng di cư tránh màu của chim.
Câu 41: Yếu tố quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học:
a. Nhiệt độ. b. Ánh sáng. c. Di truyền. d. Độ ẩm.
Câu 42: Khả năng của đồng hồ sinh học là:
a. Báo hiệu về thời gian. b. Báo hiệu về thời tiết.
c. Báo hiệu sự biến đổi chu kì ngày đêm. d. Báo hiệu sự biến đổi chu kì mùa.
Câu 43: Cơ chế hoạt động đồng hồ sinh học ở động vật là:
a. Chất tiết. b. Thần kinh. c. Thể dịch. d. Thần kinh - thể dịch.
Câu 44: Hiện tượng nào sâu đây là đồng hồ sinh học?
a. Cây ôn đới rụng lá vào mùa đông. b. Hoa mười giờ nở.
c. Cây trinh nữ xếp lá khi có sự va chạm. d. Dơi ngủ ngày hoạt động ban đêm.
Câu 45: Cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học ở thực vật có liên quan:
a. Chất tiết. b. Độ ẩm. c. Ánh sáng. d. Nhiệt độ.
Câu 46: Số lượng cá thể sâu hại phụ thuộc vào yếu tố:
a. Đất trồng. b. Ánh sáng. c. Nhiệt độ. d. Độ ẩm.
Câu 47: Giai đoạn nào của cây lúa phụ thuộc chặt chẽ vào nhân tố ánh sáng?
a. Hạt nảy mầm. b. Mạ non. c. Cây con. d. Đẻ nhánh.
Câu 48: Trong sản xuất để đạt năng xuất cao cần chú ý quy luật:
a. Giới hạn sinh thái. b. Tác động qua lại.
c. Tác động tổng hợp. d. Tác động không đồng đều.
Câu 49: Sinh vật bị ảnh hưởng bởi chu kì mùa là:
a. Hoa dả hương. b. Cây rụng lá về mùa khô.
c. Cây cúp lá khi hoàng hôn. d. Cây xoè lá khi bình minh.
Câu 50: Xác định câu đúng:
a. Cường độ chiếu sáng tăng, lá trong quang hợp mạnh hơn lá ngoài.
b. Cường độ chiếu sáng tăng, lá ngoài quang hợp mạnh hơn lá trong.
c. Cường độ chiếu sáng yếu, lá trong quang hợp mạnh hơn lá ngoài.
d. Cường độ chiếu sáng yếu, lá ngoài quang hợp mạnh hơn lá trong.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC - LỚP 12
Phần III: SINH THÁI HỌC
Chương II: QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 1: Đặc trưng cơ bản nhất của quần thể là:
a. Mật độ. b. Tỉ lệ đực cái. c. Sức sinh sản. d. Tỉ lệ tử vong.
Câu 2: Sự cạnh tranh trong quần thể xảy ra do:
a. Mật độ thấp. b. Mật độ quá cao.
c. Nguồn sống bị thu hẹp. d. Sự phát tán các quần thể lân cận.
Cầu 3: Dấu hiệu không thuộc đặc trưng của quần thể là:
a. Mật độ. b. Tỉ lệ giới tính. b. Nhóm tuổi. d. Quần thể ưu thế.
Câu 4: Mối quan hệ hỗ trợ cùng laòi được thể hiện:
a. Mật độ tăng cao. b. Nối liền rễ của các cây cùng loài.
c. Cạnh tranh về dinh dưỡng. d. Tranh giành đực cái.
Câu 5: Điều không đúng khi nói về quan hệ hỗ trợ cùng loài ở động vật là:
a. Không cùng chống lại kẻ thù. b. Cùng tìm kiếm thức ăn.
c. Tăng cường sinh sản. d. Quần thể thích nghi hơn.
Câu 6: Khi lượng cá thể trong quần thể tăng dẫn đến:
a. Thức ăn dồi dào. b. Các cá thể hỗ trợ nhau.
c. Các cá thể cạnh tranh gay gắt. d. Khu vực sống tăng cường.
Câu 7: Sức sinh sản của quần thể bị giảm sút khi:
a. Tỉ lệ giới tính giảm. b. Điều kiện khí hậu không thuận lợi.
c. Chênh lệch về nhóm tuổi. d. Khu vực sống bị thu hẹp.
Câu 8: Yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà mật độ của quần thể là:
a. Sinh và tử. b. Nhập cư. c. Di cư. d. Sự cố bất thường.
Câu 9: Hiện tượng tự tỉa thưa xảy ra do:
a. Cạnh tranh cùng loài. b. Cạnh tranh khác loài. c. Hỗ trợ cùng loài. d. Hỗ trợ khác loài.
Câu 10: Nguyên nâhn cơ bản gây biến động số lượng cá thể trong quần thể do:
a. Nhân tố hữu sinh. b. Nhân tố khí hậu. c. Nhân tố nhiệt độ. d. Nhân tố ánh sáng.
Câu 11: Trạng thái cân bằng của quần thể là:
a. Số lượng cá thể không ổn định. b. Số lượng cá thể tăng nhanh.
c. Số lượng cá thể ổn định. d. Hiện tượng khống chế sinh học.
Câu 12: Sự tự cách li giữa các cá trể trong loài nhằm:
a. Hạn chế sự nhấp cư. b. Giảm bớt sự cạnh tranh thức ăn, nơi ở.
c. Ngăn ngừa sự sinh sản. d. Giảm bớt các điều kiện bất lợi.
Câu 13: Yếu tố quan trọng trong điều hoá mật độ quần thể là:
a. Khống chế sinh học. b. Sự cố bất thường.
c. Liên quan giãư tỉ lệ sinh và tử. d. Hiện tượng di cư, nhập cư.
Câu 14: Sinh vật sống quần tụ bên nahu có tác dụng quan trọng nhất là:
a. Phân bố hợp lí các điều kiện sống. b. Đảm bảo cho sự bảo tồn và phát triển của loài.
c. Giảm mức cạnh tranh. d. Bảo vệ nhau tốt hơn.
Câu 15: Điều kiện để hình thành một quần thể là:
a. Một số cá thể phát tán đến môi trường sống mới.
b. Cá thể không thích nghi bị tiêu diệt.
c. Các cá thể thích nghi tồn tại.
d. Giữa các cá thể gắn bó chặt chẽ và quan hệ về mặt sinh sản.
Câu 16: Phạm vi phân bố nhất định của quần thể được gọi là:
a. Nơi sinh sống. b. Nơi trú ngụ. c. Nơi di cư. d. Nơi nhập cư.
Câu 17: Tác dụng của quan hệ hổ trợ trong quần thể là:
a. Cạn kiệt nguồn sống. b. Mức cạnh tranh gay gắt.
c. Kiếm ăn, bảo vệ và sinh sản tốt hơn. d. Tranh giành đực cái.
Câu 18: Sức cạnh tranh xảy ra gay gắt trong quần thể khi:
a. Mật độ tăng cao. b. Nguồn thức ăn khan hiếm.
c. Điều kiện môi trường sống không thuận lợi. d. Tốc độ sinh sản nhanh.
Câu 19: Nhân tố cạnh tranh chủ yếu ở thcự vật ưa sáng là:
a. Thiếu ánh sáng. b. Thiếu nhiệt độ. c. Thiếu độ ẩm. d. Thiếu dinh dưỡng.
Câu 20: Hiện tượng động vật ăn thịt lẫn nhau do:
a. Mật độ cao. b. Nơi ở chật trội. c. Thiếu thức ăn. d. Chênh lệch về độ tuổi.
Câu 21: Sự cạnh tranh trong quần thể dẫn đến.
a. Đặc điểm thích nghi của quần thể. b. Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
c. Duy trì mức độ phù hợp của quần thể. d. Tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể.
Câu 22: Cá thể trong quần thể phân bố đồng đều khi:
a. Tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt. b. Điều kiện sống phân bố đồng đều.
c. Điều kiện sống phân bố không đồng đều. d. Điều kiện sống nghèo nàn.
Câu 23: Sức sinh sản của quần thể phụ thuộc chủ yếu vào:
a. Kích thước của quần thể. b. Sự phân bố của quần thể.
c. Lứa tuổi và tỉ lệ đực cái trong quần thể. d. Mật độ của quần thể.
Câu 24: Ở Việt Nam, muốn nâng cao chất lượng cuộc sống cần:
a. Hạn chế gia tăng dân số. b. Hiện đại hoá sản xuất.
c. Chú trọng phát triển kinh tế. d. Đổi mới về giáo dục.
Câu 25: Loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống là:
a. Đại bàng. b. Hổ, báo. c. Hươu, nai. d. Rắn.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC - LỚP 12
Phần III: SINH THÁI HỌC
Chương III: QUẦN XÃ SINH VẬT
Câu 1: Một trong những dấu hiệu để nhận biết quần xã là:
a. Nhiều cá thể cùng loài.
b. Nhiều quần thể cùng loài ở lân cận nhau.
c. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các laòi cùng khu phân bố.
d. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác laòi, khác khu phân bố.
Câu 2: Mối quan hệ đảm bảo tính gắn bó trong quần xã là:
a. Mối quan hệ hợp tác. b. Mối quan hệ dinh dưỡng, nơi ở.
c. Mối quan hệ cộng sinh. d. Mối quan hệ cạnh tranh khác laòi.
Câu 3: Đặc trưng nào chỉ có ở quần xã sinh vật?
a. Mật độ. b. Nhóm tuổi. c. Tỉ lệ đực cái. d. Độ đa dạng.
Câu 4: Quần xã sinh vật là một cấu trúc động vì:
a. Sự tác động qua lại giữa các laòi trong quần xã với môi trường.
b. Sự tác động qua lại giữa các quần thể trong loài.
c. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
d. Sự giao động về kiểu gen của quần thể.
Câu 5: Quần thể ưu thế trong quần xã là:
a. Số lượng nhiều. b. Vai trò quan trọng. c. Sinh sản mạnh. d. Cạnh tranh cao.
Câu 6: Nguyên nhân cơ bản gây biến động quần xã là:
a. Sự cố bất thường. b. Quần xã phát triển mạnh.
c. Môi trường biến đổi. d. Cấu trúc của quần xã.
Câu 7: Trong một quần xã thường có:
a. Một quần thể ưu thế. b. Vài quần thể ưu thế.
c. Một vài quần thể ưu thế. d. Nhiều quần thể ưu thế.
Câu 8: Trong qunầ xã thực vật trên cạn, nhóm laòi nào thucộ phần thể ưu thế?
a. Thực vật có hạt kín. b. Thực vật hạt trần. c. Cây bụi. d. Thảm cỏ.
Câu 9: Quần thể ưu thế trong quần xã sinh vật ở nước ngọt là:
a. Quần thể tôm. b. Quần thể cá mè hoa. c. Quần thể ốc. d. Quần thể rong.
Câu 10: Trong quần xã, quần thể đặc trưng là:
a. Một trong các quần thể ưu thế. b. Quần thể đại diện cho quần xã.
c. Quần thể tiêu biểu nhất trong số quần thể ưu thế. d. Quần thể thường gặp.
Câu 11: Kiểu phân tầng ở rừng nhiệt đới gồm có:
a. 5 tần. b. 4 tầng. c. 3 tầng. d. 2 tầng.
Câu 12: Ý nghĩa quan trọng của cấu trúc phân tầng thẳng đứng là:
a. Nhiều laòi cùng chung sống. b. Sử dụng hợp lí không gian sống và nguồn sống.
c. Tạo điều kiện thuận lợi cho các quần thể ưu thế. d. Giảm bớt cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 13: Nguyên nhân dẫn đến phân tầng thẳng đúng trong quần xã do:
a. Sự tận dụng không gian sống của các quần thể. b. Phân bố ngẫu nhiên giữa các quần thể.
c. Sử dụng nguồn sống không đồng đều ở các quần thể. d. Có nhiều quần thể.
Câu 14: Vi khuẩn Rhizôbium sống chung với rễ cây đậu gọi là mối quan hệ:
a. Hội sinh. b. Cộng sinh. c. Hợp tác. d. Kí sinh.
Câu 15: Hai loài sống chung nhưng một bên có lợi, bên kia không thiệt hại gì là quan hệ:
a. Hội sinh. b. Cộng sinh. c. Hợp tác. d. Ức chế cảm nhiễm.
Câu 16: Hãy xác định mối quan hệ kí sinh:
a. Địa y. b. Dây tơ hồng. c. Cây bắt mồi. d. Tảo giáp.
Câu 17: Mối quan hệ cùng có lợi cho cả 2 bên nhưng không nhất thiết cho sự tồn tại là:
a. Quan hệ cộng sinh. b. Quan hệ hội sinh. c. Quan hệ hỗ trợ. d. Quan hệ hợp tác.
Câu 18: Xác định mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác là:
a. Trùng roi sống trong ruột mối. b. Giun đũa sống trong ống tiêu hoá.
c. Cáo và gà. d. Chim sáo và sâu.
Câu 19: Mối quan hệ giữa 2 loài một bên có lợi còn bên kia bị thiệt hại hoàn toàn là:
a. Kí sinh. b. Con mồi và vật ăn mồi. c. Cộng sinh. d. Ức chế cảm nhiễm.
Câu 20: Không giết hại vật chủ là mối quan hệ:
a. Kí sinh. b. Đối địch. c. Ức chế cảm nhiễm. d. Hội sinh.
Câu 21: Tảo vàng với san hô là mối quan hệ:
a. Hợp tác. b. Hội sinh. c. Cộng sinh. d. Kí sinh.
Câu 22: Mối quan hệ của chim sáo và trâu rừng là:
a. Cộng sinh. b. Hợp tác. c. Hội sinh. d. Kí sinh.
Câu 23: Ức chế cảm nhiễm là hiện tượng:
a. Loài sinh vật này có chất gây kìm hãm sự phát triển của loài kia. b. Không giết hại cơ thể vật chủ.
c. Chỉ có lợi cho một bên. d. Cần thiết cho sự tồn tại của nhau.
Câu 24: Quan hệ cạnh tranh trong quần xã là:
a. Các loài cùng chung nguồn sống. b. Các loài cạnh tranh về thức ăn, nơi ăn.
c. Có một loài có lợi, các loài khác bị hại. d. Tất cả đều đúng.
Câu 25: Thỏ sinh trưởng nahnh làm cho số lượng thú có túi giảm mạnh là mối quan hệ:
a. Cạnh tranh về nơi ở. b. Cạnh tranh về thức ăn.
c. Quan hệ đối địch. d. Cạnh tranh về các điều kiện môi trường.
Câu 26: Ô sinh thái là:
a. Không gian sống mà ở đó loài tồn tại và phát triển lâu dài. b. Mỗi loài có vài ổ sinh thái.
c. Một ổ sinh thái có nhiều loài cùng ở. d. Do có cùng nguồn thức an.
Câu 27: Nguyên nhân của sự phân hoá ổ sinh thai 1là:
a. Hợp tác. b. Đối kháng. c. Cạnh tranh. d. Hỗ trợ.
Câu 28: Thế nào là độ đa dạng của quần xã?
a. Có nhiều ổ sinh thái. b. Số lượng cá thể lớn.
c. Có nhiều tầng phân bố. d. Thành phần loài phong phú.
Câu 29: Hiện tượng khống chế sinh học là:
a. Sự cân bằng sinh thái. b. Số lượng cá thể của loài này bị số lượng của loài khác kìm hãm.
c. Số lượng của loài bị kìm hãm do điều kiện sống không thuận lợi. d. Trạng thái cân bằng của quần thế.
Câu 30: Diễn thế sinh thái là quá trình:
a. Biến đổi tuần tự của các quần xã. b. Biến đổi thành phần của quần xã.
c. Biến đổi cấu trúc loài của quần xã. d. Biến đổi sự phân tầng của quần xã.
Câu 31: Điều không đúng khi nói về nguyên nâhn gây ra diễn thế là:
a. Sự cố bất thường. b. Sự cạnh tranh giữa các loài.
c. Tác động của con người. d. Tác động không đồng đều của môi trường.
Câu 32: Khởi đầu của diễn thế nguyên sinh là:
a. Môi trường trống trơn. b. Đã có sẵn các quần xã tiên phong.
c. Trên nền của một quần xã nguyên sinh bị tàn phá. d. Bắt đầu từ quần xã trung gian.
Câu 33: Điều không đúng khi nói về diễn thế thứ sinh:
a. Là quần xã phục hồi. b. Xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
c. Cuối cùng là một quần xã đỉnh cực. d. Thường dẫn đến quần xã suy thoái.
Câu 34: Trong diễn thế sinh thái, nhóm loài đóng vai trò quan trọng là:
a. Các loài tiên phong. b. Loài ưu thế. c. Loài đặc trưng. d. Loài trung gian.
Câu 35: Nguyên nhân làm cho quần xã suy thoái nhanh do:
a. Nhân tố vô sinh. b. Tác động của môi trường.
c. Tác dộng vô ý thức của con người. d. Thiên tai.
Câu 36: Diễn thế nguyên sinh thường có xu hướng:
a. Quần xã trẻ đến quần xã già. b. Quần xã già đến quần xã trẻ.
c. Từ quần xã trung gian đến quần xã trẻ. d. Từ quần xã tiên phong đến quần xã trung gian.
Câu 37: Kết quả của diễn thế sinh thái là:
a. Tăng tính đa dạng của quần xã. b. Thay đổi cấu trúc của quần xã.
c. Làm tăng số loài trong quần xã. d. Tạo ra mối cân bằng mới.
Câu 38: Qúa trình diễn thế không dẫn đến một quần xã ổn định là:
a. Diễn thế trên cạn. b. Diễn thế trên xác động vật. c. Diễn thế đầm lầy. d. Diễn thế ao, hồ.
Câu 39: Điều không đúng khi nói về ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế là:
a. Xác định quy luật di truyển của diễn thế. b. Dự đoán những quần xã sẽ thay thế trong hoàn cảnh mới.
c. Sử dụng và khai thác tài nguyên theo nhu cầu.
d. Chủ động điều khiển sự phát triển của diễn thế theo hướng có lợi.
Câu 40: Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế nhằm:
a. Cải tạo diễn thế. b. Xây dựng kế hoạch dài hạn về nông, lâm, ngư nghiệp.
c. Biến đổi diễn thế. d. Dự đoán sự thay đổi tuần tự của các quần xã.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC - LỚP 12
Phần III: SINH THÁI HỌC
Chương IV: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN
VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THIÊN NHIÊN.
Câu 1: Hệ sinh thái tự nhiên ổn định và hoàn chỉnh do:
a. Khu vực sống ổng định. b. Cấu trúc loài trong quần xã đa dạng.
c. Luôn giữ vững cân bằng. d. Có chu trình tuần hoàn vật chất.
Câu 2: Trong chuỗi thức ăn, các sinh vật thể hiện mối quan hệ:
a. Dinh dưỡng. b. Cạnh tranh. c. Nơi ở. d. Hợp tác.
Câu 3: Mở đầu cho một chuỗi thức ăn là nhóm:
a. Sinh vật tiệu thụ bậc 1. b. Sinh vật sản xuất.
c. Sinh vật phân giải. d. Sinh vật tiệu thụ bậc 2.
Câu 4: Thành phần nào sau đây cũng mở đầu cho một chuỗi thức ăn?
a. Giun đất. b. Mùn bã. c. Gà. d. Ếch.
Câu 5: Nhóm sinh vật hình thành năng suất sơ cấp là:
a. Động vật ăn cỏ. b. Động vật ăn thịt. c. Thực vật. d. Sinh vật phân giải.
Câu 6: Trong chuỗi thức ăn, tiêu diệt mắt xích nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
a. Lúa. b. Châu chấu. c. Ếch. d. Rắn.
Câu 7: Thành lập một lưới thức ăn ít nhất:
a. Gồm 1 chuỗi thức ăn. b. Gồm 2 chuỗi thức ăn.
c. Gồm 3 chuỗi thức ăn không có mắt xích chung. d. Gồm 3 chuỗi thức ăn có mắt xích chung.
Câu 8: Nhân tố khởi động cho hệ sinh thái là:
a. Nhiệt độ. b. Ánh sáng. c. Nhân tố hữu sinh. d. Độ ẩm.
Câu 9: Trong hệ sinh thái, thành phần có khả năng biến đổi quang năng thành hoá năng là:
a. Nấm. b. Các loài động vật. c. Thực vật xanh. d. Các vi sinh vật phân giải.
Vâu 10: Xác định sinh vật tiêu thụ bậc 1 trong quần xã?
a. Thỏ. b. Cáo. c. Ếch. d. Rắn.
Câu 11: Sản lượng sinh vật thứ cấp được tạo ra từ:
a. Các loài nấm. b. Các loài tảo. c. Các sinh vật tiêu thụ. d. Các loài thực vật nổi.
Câu 12: Năng lượng đi qua mỗi bậc dinh dưỡng thấp nhất ở:
a. Sinh vật sản xuất. b. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. c. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. d. Động vật ăn tạp.
Câu 13: NHóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là:
a. Thực vật xanh. b. Động vật ăn thực vật. c. Động vật ăn thịt. d. Động vật ăn tạp.
Câu 14: Hiệu suất sinh thái là:
a. Sự tiêu hao năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng.
b. Tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng.
c. Tỉ lệ % năng lượng bị tiêu hào qua các hoạt động sống.
d. Tỉ lệ % năng lượng bị thất thoát qua các bậc dinh dưỡng.
Câu 15: Năng lượng bị tiêu hao càng lớn khi:
a. Chuỗi thức ăn ngắn. b. Chuỗi thức ăn trung bình.
c. Chuỗi thức ăn dài. d. Chuỗi thức ăn rất dài.
Câu 16: Ở vùng biển Hoa Kì năng lượng Mặt Trời chiếu xuống mặt nước đạt 3 triệu Kcal / m2 / ngày. Tảo silic đồng hoá được 0,3 % tổng năng lượng nói trên. Giáp xác sử dụng 40% năng lượng tích luỹ trong tảo. Xác định năng lượng tích luỹ được ở giáp xác?
a. 3000 Kcal / m2 / ngày. b. 3200 Kcal / m2 / ngày.
c. 3400 Kcal / m2 / ngày. d. 3600 Kcal / m2 / ngày.
Câu 17: Thành phần không tham gia tuần hoàn trong tự nhiên là:
a. Nước. b. Năng lượng Mặt Trời. c. Phôtpho. d. Nitơ.
Câu 18: Một đồng cỏ, năng lượng Mặt Trời chiếu xuống 16000 Kcal / m2 / ngày, trong đó gia súc sử dụng 1/8 năng lượng trên nhưng tiêu hao qua hô hấp 670 kcal và mất trong tự nhiên 1250 kcal. Xác định hiệu suất sinh thái ở người?
a. 3 %. b. 4 %. c. 5 %. d. 6 %.
Câu 19: Trong thạch quyển, sinh vật sống sâu nhất ở:
a. 80m. b. 100m. c. 110m. d. 120m.
Câu 20: Trong thuỷ quyển, ở độ sâu không có sinh vật sống là:
a. 4km. b. 6km. c. 8km. d. > 8km.
Câu 21: Vai trò quan trọng của sinh quyển đối với thạch quyển là:
a. Biến đổi thành phần hoá học của thạch quyển. b. Môi trường sống của sinh quyển.
c. Là nơi chứa đựng tài nguyên. d. Cung cấp chất mùn cho sinh quyển.
Câu 22: Vai trò không đúng khi nói về tài nguyên tái sinh là:
a. Cung cấp lương thực, thực phẩm. b. Cung cấp lâm sản.
c. Cung cấp khoáng sản, nguyên liệu. d. Điều hoà không khí.
Câu 23: Ô nhiễm môi trường gây nguy hiểm nhất là:
a. Gây nguy hại đến sức khoẻ con người. b. Gây ô nhiễm môi trường nước.
c. Gây ô nhiễm môi trường không khí. d. Gây ô nhiễm môi trường đất.
Câu 24: Xác định nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trường?
a. Do công nghiệp hoá hiện đại hoá. b. Dân số tăng nhanh và hoạt động vô ý thức của con người.
c. Sử dụng các laọi hoá chất trong sản xuất. d. Sự phát triển nhanh của các phương tiện giao thông.
Câu 25: Loại vũ khí trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã dùng và gây hậu quả nghiêm trọng là:
a. Chất điôxin. b. Bom napan. c. Bom bi. d. Bom nổ chậm.
Câu 26: Biện pháp chống ô nhiễm môi trường dễ thực hiện:
a. Sản xuấttheo chu trình khép kín. b. Khử và lọc chất thải.
c. Biện pháp sinh kĩ thuật. d. Sử dụng các loại nguyên liệu ít gây ô nhiễm.
Câu 27: Biện pháp đấu tranh sinh học sử dụng tốt ở những nơi:
a. Có nhiều loài thực vật. b. Có khí hậu ổn định.
c. Có nhiều loài sinh vật có ích. d. Các loài sâu bọ côn trùng.
Câ 28: Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng:
a. Các loại hoá chất. b. Các tác nhân vật lí.
c. Sinh vật có ích để bảo vệ cây trồng. d. Dùng các biện pháp cơ giới.
Câu 29: Hãy xác định biện pháp thiên địch trong trồng trọt:
a. Dùng đèn để thu hút và tiêu diệt côn trùng gây hại. b. Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa.
c. Sử dụng các loại hoá chất đặc hiệu. d. Sử dụng các loại trang thiết bị đặc hiệu.
Câu 30: Quần xã có độ đa dạng thấp nhất:
a. Thảo nguyên. b. Sa mạc. c. Rừng ôn đới. d. Savan.