Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi chọn lọc

Tải xuống 9 7.7 K 85

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi Vật lý 10, tài liệu bao gồm 9 trang, tuyển chọn Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi có phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Vật lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi gồm nội dung chính sau:

  • Phương pháp giải

-          Tóm tắt lý thuyết ngắn gọn Vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi.

1.      Ví dụ minh họa

-          Gồm 5 ví dụ minh họa đa dạng có đáp án và lời giải chi tiết Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi.

2.      Bài tập tự luyện

-          Gồm 11 bài tập tự luyện có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các dạng Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi (ảnh 1)

Bài tập vận dụng định luật hooke

I. Phương pháp:

Áp dụng công thức của định luật Húc: Fdh = k. Δl

          với Δl = ll0 độ biến dạng của lò xo

          l là chiều dài lúc sau của lò xo, l0 là chiều dài tự nhiên ( ban đầu)

Khi lò xo treo vật lên lò xo ở trạng thái cân bằng thì:

Fdh=PkΔl=mgkll0=mg          

II.  VÍ DỤ MINH HỌA

Câu 1. Người ta dùng hai lò xo. Lò xo thứ nhất khi treo vật 9 kg có độ dãn 12cm. Lò xo thứ hai khi treo vật 3 kg thì có độ dãn 4cm. Hãy so sanh độ cứng của hai lò xo. Lấy g =10m/s2.

A. k1 = k2  

B. k1 = 2k2                     

C. k1 > k2    

D. k2 = 4k1

Lời giải:

+ Khi ở vị trí cân bằng F=PkΔl=mg

+  Với lò xo một:  k1Δl1=m1gk1.0,12=6.g(1)

 + Với lò xo hai:  k2Δl2=m2gk2.0,04=2.g(2)

+ Lập tỉ số  12k1.0,12k2.0,04=3k1k2=1

Vậy hai độ cứng bằng nhau

Chọn đáp án A

Câu 2. Treo vật có khối lượng 500g vào một lò xo thì làm nó dãn ra 5cm, cho g = 10m/s2. Tìm độ cứng của lò xo.

A. 200N     

B. 100N                        

C. 300N      

D. 400N

Lời giải:

+ Khi ở vị trí cân bằng F=PkΔl=mg

k=mgΔl=0,5.100,05k=100N/m       

Chọn đáp án B

Câu 3. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 40cm được treo thẳng đứng. Đầu trên cố định đầu dưới treo một quả cân 500g thì chiều dài của lò xo là 45cm. Hỏi khi treo vật có m = 600g thì chiều dài lúc sau là bao nhiêu? Cho g = 10m/s2

A. 0,42m   

B. 0,45m                       

C. 0,43m     

D. 0,46m

?  Lời giải:

+ Ta có khi lò xo ở vị trí cân bằng F = P

kΔl=mgk=mgl1l0=0,5.100,450,4k=100N/m

Khi m = 600g: F = P

k(l'l0)=m2g100(l/0,4)=0,6.10l'=0,46m

Chọn đáp án D

Câu 4. Một lò xo được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vật nặng P1=2N, P2=4N vào lò xo thì lò xo có chiều dài lần lượt là =42cm, = 44cm. Độ cứng k và chiều dài tự nhiên  của lò xo lần lượt là:

A. 100N/m và 40cm       

B. 200N/m và 30cm                          

C. 300N/m và 50cm 

D. 400N/m và 50cm

Lời giải:

+ Khi ở vị trí cân bằng F=PkΔl=Pk(ll0)=P

+ Khi treo P1 ta có: k(l1l0)=P1(1)

+ Khi treo P1 ta có: k(l2l0)=P2(2)

+ Lập tỉ số 12 ta có  P1P2=l1l0l2l024=0,42l00,44l0l0=0,4m=40cm

+ Thay vào ( 1 ) ta có k(0,420,4)=2k=100N/m

Chọn đáp án A

Câu 5. Cho một lò xo có chiều dài tự nhiên ℓ0, đầu trên cố định đầu dưới người ta treo quả cân 200g thì lo xo dài 32cm. Khi treo thêm quả cân 100g nữa thì lo xo dài 33cm. Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng của lo xo. 

A. 30cm và 300N/m    

B. 30cm và 100N/m                          

C. 40cm và 500N/m 

D. 50cm và 500N/m

 Lời giải:

 + Khi ở vị trí cân bằng F=PkΔl=Pk(ll0)=mg

+ Khi treo m1 ta có: k(l1l0)=m1g(1)

+ Khi treo thêm m2 ta có: k(l2l0)=(m1+m2)g(2)

+ Lập tỉ số 12 ta có   m1m1+m2=l1l0l2l00,20,1+0,2=0,32l00,33l0l0=0,3m=30cm

+ Thay vào ( 1 ) ta có k(0,320,3)=0,2.10k=100N/m

Chọn đáp án B

Câu 6. Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là:

A. 1 cm.

B. 2 cm.

C. 3 cm.

D. 4 cm.

 Lời giải:

Đáp án đúng là: C.

Ta có hệ thức: F1F2=P1P2Δl1Δl2=m1.gm2.g

2Δl2=300300+150Δl2=3 cm.

Câu 7. Lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21 cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?

A. 1,25 N/m.

B. 20 N/m.

C. 23,8 N/m.

D. 125 N/m.

 Lời giải:

Đáp án đúng là: D.

Áp dụng công thức:

Fđh=Fk=5=k.2521.102k=125 N/m.

Câu 8. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?

A. 22 cm.

B. 28 cm.

C. 40 cm.

D. 48 cm.

 Lời giải:

Đáp án đúng là: B.

F1F2=k.Δl1k.Δl2=l1l0l2l0510=2420l220l2=28 cm

Xem thêm
Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi chọn lọc (trang 1)
Trang 1
Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi chọn lọc (trang 2)
Trang 2
Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi chọn lọc (trang 3)
Trang 3
Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi chọn lọc (trang 4)
Trang 4
Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi chọn lọc (trang 5)
Trang 5
Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi chọn lọc (trang 6)
Trang 6
Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi chọn lọc (trang 7)
Trang 7
Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi chọn lọc (trang 8)
Trang 8
Bài tập vận dụng định luật hooke - Lực đàn hồi chọn lọc (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống