Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án

Tải xuống 10 5.5 K 66

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ Bài tập về lực hấp dẫn Vật lý 10, tài liệu bao gồm 10 trang, tuyển chọn Bài tập về lực hấp dẫn có phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Vật lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Bài tập về lực hấp dẫn gồm nội dung chính sau:

  • Phương pháp giải

-          Tóm tắt lý thuyết ngắn gọn Lực hấp dẫn.

1.      Ví dụ minh họa

-          Gồm 2 ví dụ minh họa đa dạng có đáp án và lời giải chi tiết Bài tập về lực hấp dẫn.

2.      Bài tập tự luyện

-          Gồm 15 bài tập tự luyện có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các dạng Bài tập về lực hấp dẫn.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài tập về lực hấp dẫn (ảnh 1)

Bài tập về lực hấp dẫn

·        Phương  pháp giải :

+ Áp dụng công thức Fhd=Gm1m2r2

+  Độ lớn của trọng lực:  P=Gm.MR+h2

1.     VÍ DỤ MINH HỌA

Câu 1. Cho hai xà lan trên biển có khối lượng lần lượt là 80 tấn và 100 tấn cách nhau 1km. Tính lực hấp dẫn của hai xà lan hỏi hai xà lan có tiến lại gần nhau được không nếu chúng không chuyển động

A. 5,336.19-7N               B. 4,333.10-7N                        

C. 6,222.10-8N               D. 8,333.10-9N

?  Lời giải:

+ Lực hấp dẫn giữa hai xà lan ap dụng công thức

F=G.m1m2r2=6,67.101180.103.100.10310002=5,336.197N

Hai xà lan không thể tiến lại gần nhau vì lực hút rất nhỏ so với trong lượng của hai xà lan.

Chọn đáp án A

Câu 2. Biết khối lượng của sao hỏa bằng 0,11 khối lượng trái đất, còn bán kính của sao hỏa bằng 0,53 bán kính trái đất. Xác định gia tốc rơi tự do trên sao hỏa biết trái đất là. Nếu một người trên trái đất có trọng lượng là 600N thì trên sao hỏa có trọng lượng bao nhiêu?

A. 532,325N                  B. 232,653N                  

C. 835,421N                  D. 405,625N

Lời giải:

+ Ta có  F=GMmR2=mg

+ Khi ở trên Trái Đất  gTD=GMTDRTD2=9,8(m/s2)(1)

+ Khi ở trên Sao Hỏa  gSH=G.MSHRSH2  2

+ Từ (1) và (2) ta có:  gSH=9,8.0,110,532=3,8(m/s2)

+ Ta có  PSHPTD=gSHgTDPSH=600.3,89,8=232,653N

Chọn đáp án B

 

2.     BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Cho biết khối lượng Trái dất là M = 6.1024 kg, khối lượng của một hòn đá là m = 2,3kg, gia tốc rơi tự do là g = 9,81m/s2. Hỏi hòn đá hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu? 

A. 22,56N             B. 33,46N                      C. 40,23N                      D. 50,35N

Câu 2. Nếu khối lượng của 2 vật đều tăng gấp đôi để lực hấp dẫn giữa chúng không đổi thì khoảng cách giữa chúng phải là bao nhiêu?

A. r2 < 2r1             B. r2 > r1                         C. r2 = r1                         D. r2 = 2r1

Câu 3. Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời biết khối lượng của trái đất là . Khối lượng mặt trời là . Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là  

A. 4,557.1022N                         B. 5,557.1022N                        

C. 3,557.1022N                         D. 6,557.1022N

Câu 4. Khi khối lượng của mỗi vật tăng lên gấp bốn lần và khoảng cách giữa chúng cũng tăng lên gấp bốn lần thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ?

A. Tăng lên gấp bốn lần                               B. Tăng lên gấp mười sáu lần

C.  Không thay đổi                                      D. Giảm đi bốn lần

Câu 5. Mặt Trăng, Trái Đất có khối lượng lần lượt là 7,4. 1022 kg, 6.1024 kg và ở cách nhau 384.000 km. Lực hút giữa chúng là

A. F = 2.1020N.              B.  F = 5N.                    

C. F = 4.1020N.              D. F = 2.1012N.

Câu 6. Hai tàu thủy mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km.  So sánh lực hấp dẫn giữa chúng  với trọng lượng của 1 quả cân có khối lượng 20g. Lấy  

A. Nhỏ hơn                     B. Bằng nhau                          

C. Lớn hơn                     D. Chưa thể biết

Câu 7. Hai tàu thủy mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1kmHai thuyền có dịch chuyển lại gần nhau không

A. Không                                                             

B. Có                                      

C. Chúng đẩy nhau                                                        

D.  Tùy thuộc khoảng cách

Câu 8. Khi khối lượng của 2 vật và khoảng cách giữa chúng giảm đi phân nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn:

A. Giảm đi 8 lần                       B. Giảm đi 1 nửa            

C.  Giữ nguyên như cũ              D. Tăng gấp đôi

Câu 9. Hai quả cầu đồng chất đặt cách nhau 1 khoảng nào đó. Nếu bán kính mỗi quả cầu giảm đi phân nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ ra sao? Cho  V=43πr3

A. Giảm đi 2 lần             B. Giảm đi 4 lần            

C. Giảm đi 8 lần             D. Giảm đi 16 lần

Câu 10. Hai quả cầu đồng chất giống hệt nhau, khối lượng và bán kính mỗi quả cầu lần lượt là 500 g và 5 cm. Lực hấp dẫn lớn nhất giữa hai quả cầu bằng

A. 1,67.10−9 N.               B.  2,38.10­9 N.                        

C. 10­9N.                         D. 0,89.10­9 N.

Xem thêm
Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án (trang 1)
Trang 1
Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án (trang 2)
Trang 2
Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án (trang 3)
Trang 3
Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án (trang 4)
Trang 4
Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án (trang 5)
Trang 5
Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án (trang 6)
Trang 6
Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án (trang 7)
Trang 7
Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án (trang 8)
Trang 8
Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án (trang 9)
Trang 9
Bài tập về lực hấp dẫn chọn lọc, có đáp án (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống