Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12

Tải xuống 40 3.1 K 28

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội, tài liệu bao gồm 32, đầy đủ lý thuyết, phương pháp làm, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU

I/Cấu trúc một bài đọc hiểu.

Một bài đọc hiểu được cấu trúc gồm hai phần:

+Phần 1: Ngữ liệu hầu hết là những văn bản ngoài chương trình, nội dung ngữ liệu chủ yếu phản ánh những vấn đề mang tính thời sự của đất nước, thế giới hoặc đề cập tới những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa mang tính nhân văn nhân bản.

+ Phần 2: là phần hệ thống câu hỏi gồm 4 câu hỏi theo thang bậc nhận thức: nhận biết → thông hiểu → vận dụng.

- Nhận biết là nhớ lại , tái hiện kiến thức, tài liệu được học trước đó như các sự kiện, hình ảnh, phương thức, quy trình. Làm rõ chúng ta đang đọc cái gì.

- Thông hiểu: khả năng hiểu biết các sự kiện, giải thích tài liệu học tập, ý nghĩa của hình ảnh, câu nói, ý kiến ở mức độ đơn giản.

- Vận dụng thấp: là khả năng vận dụng các thao tác tư duy đó vào tình huống mới cụ thể hoặc để giải quyết các yêu cầu đơn giản.

- Vận dụng cao là khả năng đặt ra các thành phần với nhau để tạo thành một tổng thể hay một hình mẫu mới hoặc giải các bài tập bằng tư duy sáng tạo. Khả năng phê phán thẩm định giá trị của thông điệp theo một mục đích nhất định ( thường dành ở câu hỏi 4 hoặc chuyển thành câu hỏi phần nghị luận xã hội)

Cho nên khi làm một bài đọc hiểu chúng ta lên làm lần lượt từ câu 1 đến câu 4 thì hiệu quả mới cao.

3. Chiến thuật làm một bài đọc hiểu:

- Bước 1: Ghi nhớ và nhận biết văn bản.

- Bước 2: Hiểu thông tin, rút ra thông tin từ văn bản.

- Bước 3: Phản hồi thông tin trong văn bản, vận dụng thông tin trong văn bản vào việc giải quyết những câu hỏi được đặt ra.

II/. HỆ THỐNG NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ( VỀ TIẾNG VIỆT, LÀM VĂN, VĂN HỌC).

- Phương thức biểu đạt.

- Phong cách ngôn ngữ.

- Phương tiện liên kết.

- Phương thức trần thuật.

- Các kiểu câu, các loại từ tiếng Việt.

- Các biện pháp tu từ.

- Hình thức lập luận của đoạn văn.

- Thao tác lập luận.

- Nội dung văn bản, nhan đề văn bản, câu chủ đề của văn bản.

   Sau đây chúng ta sẽ ôn tập lại những kiến thức cơ bản nhất thường xuất hiện trong các đề thi.

1. Nhận diện các phong cách ngôn ngữ

 

 

Phong cách

ngôn ngữ

Đặc điểm nhận diện

1

Phong cách ngôn ngữ

khoa học

Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến 

khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu

2

Phong cách ngôn ngữ

báo chí (thông tấn)

Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã

hội về tất cả các vấn đề thời sự.

3

Phong cách ngôn ngữ

chính luận

Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính

kiến , bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn

đề thời sự nóng hổi của xã hội

4

Phong cách ngôn ngữ

nghệ thuật

-Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin

mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh 

luyện...

5

Phong cách ngôn ngữ

hành chính

-Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.

6

Phong cách ngôn ngữ

sinh hoạt

- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái

và sinh động, ít trau chuốt…trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao

tiếp với tư cách cá nhân.

2. Các phương thức biểu đạt

Ở phần lý thuyết về phương thức biểu đạt giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức lý thuyết về 6 phương thức thường xuất hiện trong văn bản. Chú ý đến các đặc điểm để nhận diện các phương thức

 Lưu ý cho học sinh: trong một văn bản thường xuất hiện nhiều phương thức như tự sự và miêu tả, thuyết minh và biểu cảm… song sẽ có một phương phương thức nổi bật. Giáo viên kẻ bảng lý thuyết để học sinh dễ so sánh, nhận diện tiếp thu kiến thức.

Phương thức

Đặc điểm nhận diện

Thể loại

Tự sự

 

Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết

quả. (diễn biến sự việc)

 

- Tác phẩm văn học nghệ

thuật (truyện, tiểu 

thuyết)

Miêu tả

Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con 

người cảm nhận và hiểu được chúng.

- Văn tả cảnh, tả người,

vật...

- Đoạn văn miêu tả trong

tác phẩm tự sự.

Biểu cảm

 

Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người tr

ước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật...

- Điện mừng, thăm hỏi,

chia buồn

- Tác phẩm văn học: thơ

trữ tình, tùy bút.

Thuyết minh

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc 

có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái

độ đúng đắn với chúng.

- Thuyết minh sản phẩm

- Giới thiệu di tích, thắng

cảnh, nhân vật

- Trình bày tri thức và 

phương pháp trong khoa

học.

Nghị luận

Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ 

trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các 

luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.

- Cáo, hịch, chiếu, biểu.

- Xã luận, bình luận, lời

kêu gọi.

- Sách lí luận.

- Tranh luận về một vấn 

đề chính trị, xã hội, văn 

hóa.

Hành chính –

công vụ

- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý

kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.

- Đơn từ

- Báo cáo

- Đề nghị

 

3. Các thao tác lập luận

Trong một văn bản thường kết hợp nhiều thao tác lập luận, song thường có một thao tác chính.

TT

Thao tác lập luận

Đặc điểm nhận diện

1

Giải thích

Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người 

khác hiểu đúng ý của mình.

2

Phân tích

Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi

sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

3

Chứng minh

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý

kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn

dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết 

phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)

4

Bác bỏ

Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

5

Bình luận

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt /

xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành

động đúng.

6

So sánh

So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là c

ác mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được

giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều 

điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

4. Các biện pháp tu từ

Trong đề thi, câu hỏi thường có dạng, tìm ra biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy. Chính vì thế các em phải nhớ được hiệu quả nghệ thuật mang tính đặc trưng của từng biện pháp. Đáp ứng yêu cầu nhớ kiến thức trọng tâm tôi đã cung cấp cho các em bảng kiến thức sau:

Biện pháp tu từ

Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)

So sánh

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình 

dung và cảm xúc

Ẩn dụ

Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị,

sâu sắc.

Nhân hóa

Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người

Hoán dụ

Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

Điệp từ/ngữ/

cấu trúc

Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn,

câu thơ.

Nói giảm

Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng

Thậm xưng

Tô đậm, phóng đại về đối tượng

Câu hỏi tu từ

Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…)

Đảo ngữ

Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên

Đối

Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa

Im lặng

Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

Liệt kê

Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt

 

5. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản)

Các phép liên kết

Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ

Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa)

Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng

trường tư tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

Phép thế

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ

đã có ở câu trước

Phép nối

Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước

6. Phân biệt các thể thơ

Để phân biệt được các thể thơ,  xác định được đúng thể loại khi làm bài kiểm tra, chúng ta cần hiểu luật thơ: những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp … Căn cứ vò luật thơ, người ta phân chia các thể thơ Việt Nam ra thành 3 nhóm chính

 Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói; các thể thơ Đường luật:  ngũ ngôn, thất ngôn; các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…  

7. Xác định nội dung, chi tiết chính có liên quan đến văn bản

Đặt nhan đề, xác định câu chủ đề: Văn bản thường là một chỉnh thể thống nhất về nội dung, hài hòa về hình thức. Khi hiểu rõ được văn bản, học sinh dễ dàng tìm được nhan đề cũng như nội dung chính của văn bản.

 Đặt nhan đề cho văn bản chẳng khác nào người cha khai sinh ra đứa con tinh thần của mình. Đặt nhan đề sao cho đúng, cho hay không phải là dễ. Vì nhan đề phải khái quát được cao nhất nội dung tư tưởng của văn bản, phải cô đọng được cái thần, cái hồn của văn bản.

Nhan đề của văn bản thường nằm ở những từ ngữ, những câu lặp đi, lặp lại nhiều lần trong văn bản.

Muốn xác định được câu chủ đề của đoạn, chúng ta cần xác định xem đoạn văn đó trình bày theo cách nào. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề thường ở đầu đoạn.Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Còn đoạn văn trình bày theo cách móc xích hay song hành thì câu chủ đề là câu có tính chất khái quát nhất, khái quát toàn đoạn. Câu đó có thể nằm bất cứ vị trí nào trong đoạn văn.

8. Xác định nội dung chính của văn bản      

Muốn xác định được nội dung của văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh căn cứ vào tiêu đề của văn bản.Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu thơ được nhắc đến nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản.

Đối với văn bản là một đoạn, hoặc một vài đoạn, việc cần làm là học sinh phải xác định được đoạn văn trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy nạp, móc xích hay song hành… Xác định được kiểu trình bày đoạn văn học sinh sẽ xác định được câu chủ đề nằm ở vị trí nào. Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ nội dung chính của cả đoạn. Xác định bố cục của đoạn cũng là căn cứ để chúng ta tìm ra các nội dung chính của đoạn văn bản đó.

9. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản

Phần này trong đề thi thường hỏi anh/ chị hãy chỉ ra một từ ngữ, một hình ảnh, một câu nào đó có sẵn trong văn bản. Sau khi chỉ ra được có thể lý giải phân tích vì sao lại như vậy. học sinh đọc kĩ đề, khi lý giải phải bám sát vào văn bản. Phần này phụ thuộc nhiều vào khả năng cảm thụ thơ văn của học sinh.

10. Dựa vào văn bản cho sẵn viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng

Trong đề đọc hiểu phần câu hỏi này thường là câu cuối cùng. Sau khi các em học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và trả lời các câu trên, đến câu này là câu có tính chất liên hệ mở rộng. Nó thuộc câu hỏi vận dụng. Học sinh dựa vào văn bản đã cho, bằng sự trải nghiệm của bản thân để viết một đoạn văn theo chủ đề.

Phần này cần lưu ý viết đủ số câu quy định, viết thành một đoạn văn trả lời trực tiếp vào câu hỏi. 

C/. CÁC DẠNG BÀI/ CÂU THƯỜNG GẶP.

Xác định nhóm câu hỏi trong đề bài: Gồm 4 nhóm.

- Nhóm 1: Hãy xác định: Phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, câu chủ đề, phép liên kết…

- Nhóm 2: Hãy giải thích ý nghĩa, vì sao tác giả cho rằng, nội dung chính, nêu hình ảnh từ ngữ …

- Nhóm 3: Hãy xác định biện pháp tu từ và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ đó …

- Nhóm 4: Anh ( chị) có đồng tình với ý kiến cho rằng, thông điệp với em có ý nghĩa nhất ? vì sao?

III/ CÁCH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN XUÔI

PHẦN 1: CÁC DẠNG BÀI, CÂU THƯỜNG GẶP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI.

STT

Các dạng bài, câu hỏi

thường gặp

Phương pháp giải

Cách lựa chọn phương án đúng

Cách trình bày

1

Phong cách ngôn ngữ

Căn cứ vào nội dung văn bản và ghi chú

phía dưới văn bản

Cần nắm chắc đặc trưng cơ bản của từng

phong cách ngôn ngữ

Trả lời ngắn gọn tên của phong

cách ngôn ngữ

2

Phương thức biểu đạt

Xác định phương thức biểu đạt chính 

trong văn bản : chỉ nêu một phương thức

biểu đạt chính

- Xác định các phương thức biểu đạt trong

văn bản : nêu từ hai phương thức biểu 

đạt trở lên.

Để xác định phương thức biểu đạt, cần 

căn cứ vào nội dung, mục đích của văn

bản. Cần nắm chắc các dấu hiệu nhận 

biết của từng phương thức

Trả lời ngắn gọn tên của phương

thức biểu đạt

3

Các phép liên kết

Căn cứ vào các từ liên kết và dấu hiệu

đặc trưng của từng phép liên kết đã học.

-Trả lời phép liên kết và nêu cụ 

thể từ ngữ liên kết

4

Các thao tác lập luận

Dựa vào dấu hiệu đặc trưng của từng 

thao tác lập luận để xác định phương án

trả lời đúng.

Trả lời tên thao tác lập luận và 

nêu biểu hiện cụ thể từ ngữ hoặc

ý của thao tác

5

Các biện pháp tu từ

Nắm chắc khái niệm của từng biện pháp 

tu từ để xác định đó là biện pháp tu từ

nào? Qua đó thấy được về mặt nội dung 

đoạn trích viết về ai/ cái gì, như thế nào.

Về mặt hình thức biện pháp làm cho câu

văn trở lên sinh động hấp dẫn ấn tượng

hơn...

Trả lời tên biện pháp tu từ và nêu

cụ thể từ ngữ liên quan đến phép

tu từ đó

6

Nội dung chính

Xác định nội dung chính của văn bản/ Văn

bản đề cập đến điều gì?/ Hãy xác định

chủ đề của văn bản, Tình cảm, cảm xúc 

của tác giả được thể hiện trong văn bản

Căn cứ vào :

- Câu chủ đề ở đầu hoặc cuối văn bản.

- Những cụm từ lặp đi lặp lại nhiều lần

- Nhan đề của văn bản

 

* Đối với văn bản phi nghệ thuật

(khoa học, báo chí,...): xác định 

từ then chốt, câu chủ đề 

- liên kết thông tin 

- khái quát thông tin

- xác định nội dung chính        

* Đối với văn bản nghệ thuật: 

chú ý đến ý nghĩa những hình

ảnh, từ ngữ đắt, câu hay, nhân

vật, chi tiết đặc sắc, giọng điệu 

của văn bản,..--> xác định chủ 

đề

=>Nêu ngắn gọn, chính xác, bao

quát vấn đề chính

7

Đặt nhan đề

Căn cứ vào :

- Câu chủ đề ở đầu hoặc cuối văn bản.

- Những cụm từ lặp đi lặp lại nhiều lần

Nhan đề ngắn gọn, bao quát vấn

đề chính của văn bản.

8

Từ bài đọc hiểu trên anh

( chị ) rút ra cho bản 

thân mình một bài học 

sâu sắc nhất/ một thông

điệp ý nghĩa nhất.

Nên rút ra thông điệp có tầm khái quát 

nhất chứ đừng rút thông điệp quá ngắn

gọn, quá cá nhân.

- Thông điệp sâu sắc nhất đối với

tôi là…

- Theo tôi đây là thông điệp ý 

nghĩa nhất vì nó cho tôi thấy … 

hoặc nó cho tôi nhận ra rằng …

-Khẳng định thông điệp này 

không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi

mà chắc chắn còn có ý nghĩa với

tất cả mọi người.

9

Anh ( chị) suy nghĩ thế

nào về …

Anh (chị) hiểu như thế 

nào về  …

Xác định nhận định này đúng hay sai, 

mình tán thành hay không tán thành rồi 

nêu ra một vài ý kiến quan niệm của cá 

nhân để lí giải một cách hợp lý nhất.

Theo tôi vấn đề này có ý nghĩa

như sau …

10

Tại sao tác giả lại nói …

Xác định câu trả lời dựa trên 3 căn cứ:

- Vì theo tác giả … ( những ý tác giả đã 

nêu trong tác phẩm)

- Vì theo bản thân … ( suy nghĩ của bản 

thân về vấn đề)

- Lật ngược lại vấn đề ( nếu không như 

vậy thì sao …)

Theo tôi tác giả nói như vậy vì …

(Lưu ý khi làm bài tập đọc hiểu:

+ Khi đọc hiểu văn bản, cần chú ý đặc trưng thể loại, nắm được từ ngữ then chốt, câu chủ đề, các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trọng tâm,...

+ Nên đọc yêu cầu của câu hỏi trước khi đọc văn bản

Khi trả lời:

+ Đối với câu hỏi TNKQ: cẩn trọng khi lựa chọn phương án trả lời

+ Đối với câu hỏi thu thập thông tin: cần trả lời ngắn gọn, có thể gạch đầu dòng.

+ Đối với câu hỏi phân tích, đánh giá, lí giải: trả lời ngắn gọn, đầy đủ với nhiều nhất các phương án có thể, bày tỏ được chủ kiến riêng, có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không viết chung chung, mơ hồ.)

Xem thêm
Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12 (trang 1)
Trang 1
Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12 (trang 2)
Trang 2
Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12 (trang 3)
Trang 3
Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12 (trang 4)
Trang 4
Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12 (trang 5)
Trang 5
Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12 (trang 6)
Trang 6
Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12 (trang 7)
Trang 7
Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12 (trang 8)
Trang 8
Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12 (trang 9)
Trang 9
Ôn tập đọc hiểu, nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 40 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống