Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Cách viết phần mở bài trong bài văn nghị luận môn Ngữ văn ôn thi THPTQG, tài liệu bao gồm 5 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Cách viết phần mở bài trong bài văn nghị luận
Đối với học sinh, một trong những phần các em thường bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề. Nhiều em học sinh còn lúng túng, mất khá nhiều thời gian cho phần này.
Bài viết này sẽ chia sẻ với các em một số “mẹo vặt” để viết mở bài. Bài viết có 2 phần:
Phần 1 hướng dẫn chung, phần 2 là một số mẹo vặt dành cho học sinh yếu
Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách:
Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.
Những bạn học yếu nên mở bài theo cách thứ nhất (không phải nghĩ nhiều, nhưng không được điểm giỏi)
* Ví dụ minh họa 1
Đề bài: Bàn về quan niệm sống.
– Mở bài trực tiếp:
Trong cuộc sống mỗi người đều có quan niệm sống riêng. Có người chỉ sống vì tiền tài danh vọng mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống. Quan niệm sống tốt là sự hài hòa giữa danh vọng, tiền bạc với các mối quan hệ và giá trị của con người với thiên nhiên, không bị chi phối bởi vật chất, sống hết mình, làm việc hết mình. (Bài viết của học sinh) - Mở bài gián tiếp:
Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng quan niệm: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường”. Đây là quan niệm đúng và rất phù hợp với chúng ta. Trong cuộc sống mỗi người đều có một lí tưởng sống riêng để tự vươn tới, tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Bất kì ai cũng cần tự tạo cho mình một lí tưởng và có lòng quyết tâm theo lí tưởng ấy. (Bài viết của học sinh)
Đối với nghị luận văn học, các em cũng làm tương tự
* Ví dụ minh họa 2
Đề bài: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Vợ nhặt của Kim Lân - Mở bài trực tiếp:
“Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho truyện ngắn chính là việc Kim Lân đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo.
- Mở bài gián tiếp:
Đối với nghệ thuật truyện ngắn, tạo ra được một tình huống độc đáo mới lạ để làm bật nổi vấn đề, bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và chủ đề của tác phẩm là một điều có ý nghĩa then chốt. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờ được tổ chức chung quanh một tình huống như thế, và Vợ nhặt của Kim Lân là một trường hợp tiêu biểu.
* Ví dụ minh họa 3
+ Nói đến Chính Hữu không thể không nói đến bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ông. (mở bài trực tiếp)
+ Đề: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo bước ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Hình ảnh Chí Phèo qua tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã khắc họa một cách đầy ám ảnh hình tượng đó
-> Cách dẫn nhập từ các hình tượng có liên quan
Dưới đây là hướng dẫn các bạn học yếu cách mở bài an toàn, nhưng sẽ không được điểm cao. Cách này chỉ áp dụng trong trường hợp vào phòng thi tâm lí hồi hộp, không nghĩ ra được mở bài, vậy thì hãy bỏ ra 5 phút để học thuộc những “mẫu” có sẵn, vào phòng thi chỉ việc thay tên tác phẩm, tên nhân vật, hoặc thay vấn đề nghị luận là được. Cụ thể, ví dụ mở bài sau:
Nam Cao là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài về những con người bị tha hóa trong xã hội cũ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn “Chí phèo”. Tác phẩm khắc họa thành công chân dung nhân vật Chí phèo, người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa.
Các em có thể dùng mở bài này cho rất nhiều tác phẩm liên quan: ví dụ
+ Kim Lân là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài người nông dân trong xã hội cũ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn “Vợ nhặt”. Tác phẩm khắc họa thành công chân dung nhân vật Bà cụ Tứ, một bà mẹ nông dân nghèo, có tấm lòng nhân hậu….
+ Nguyễn Tuân là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài về những con người tài hoa trong xã hội cũ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Tác phẩm khắc họa thành công chân dung nhân vật Huấn Cao, một người tài hoa xuất chúng, có khí phách và thiên lương trong sáng…
Các em có thể “chế” ra hàng loạt những mở bài tương tự, kể cả những đề thuộc lĩnh vực khác, ví dụ:
Huy Cận là một cây bút xuất sắc trong phong trào thơ mới. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài phong cảnh sông nước quê hương. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ “Tràng giang”. Bài thơ được gợi hứng từ cảnh sông hồng mênh mang sóng nước…
Một số mẫu có sẵn, các em có thể học thuộc:
Đặc biệt là trích đoạn….(nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích)
”…….” của nhà văn/ nhà thơ ……… là một trong những đóng góp như vậy.
Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất nước/ nhân vật chính trong tác phẩm (tên) …đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc
(Mở bài như thế này chỉ áp dụng với các bài văn viết về chiến tranh, người lính), ví dụ: Tây Tiến,…
Cái này áp dụng cho Truyện Kiều, Chiếc thuyền ngoài xxa, Vợ chồng A-phủ….