Giáo án Địa lí 11 Bài 9 Nhật Bản tiết 2 mới nhất

Tải xuống 5 3.3 K 49

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 11 Bài 9 Nhật Bản tiết 2 mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TIẾT 23. BÀI 9. NHẬT BẢN (TIẾP THEO)

Tiết 2. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp

 - Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn - Su và đảo Kiu - Xiu

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi 1: Trình bày điều kiện tự nhiên của Nhật Bản?

 - Câu hỏi 2: Trình bày đặc điểm dân cư của Nhật Bản?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Câu hỏi 1:

 - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ

 + Là quốc gia quần đảo nằm ở Đông Á, trải dài theo hình cách cung (chiều dài = 3800 km) gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ. Thủ đô là: Tô - Ki - Ô

 + B: Biển Ô Khốt

 + Đ: Thái Bình Dương

 + N: Biển Hoa Đông.

 + T: Biển Nhật Bản.

 Þ Thuận lợi: Giao lưu phát triển kinh tế

Và phát triển kinh tế biển.

Khó khăn: Thiên tai: Bão, lũ lụt, động đất, sóng thần...

 - Các đặc điểm tự nhiên

 + Địa hình: Đồi núi chiếm>80% diện tích tự nhiên (chủ yếu là núi thấp và trung bình h < 3000m)

ĐB nhỏ hẹp ven biển nhưng đất tốt.

 + Sông ngòi: Nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thuỷ điện (Trữ lượng thuỷ điện: khoảng 20 triệu KW)

 + Bờ biển: Đường bờ biển dài 29. 750 km. Bờ biển bị cắt xẻ tạo thành nhiều vũng vịnh thuận lợi cho tàu thuyền trú ngụ, xây dựng hải cảng...

Biển Nhật Bản nhiều cá.

 + Khí hậu: Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa với lượng mưa cao (trung bình 1800mm)

khí hậu có sự thay đổi từ B - N:

 + B: khí hậu ôn đới

 + N: khí hậu cận nhiệt đới.

 + Khoáng sản: Nghèo

Þ Thiên nhiên đa dạng nhưng đầy thử thách.

 - Câu hỏi 2:

 + Nhật Bản là nước có dân số già: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0, 1% năm 2005), tỉ lệ người già>60t tăng nhanh

Þ Thiếu hụt lao động, phúc lợi xã hội tăng...

 + Là nước đông dân, mật độ dân số cao (338 người/km2 - 2005), dân cư phân bố không đều, tỉ lệ dân thành thị cao (79% năm 2004).

 + Người lao động cần cù, ham học, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển KT - XH.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhận biết được các ngành công nghiệp của Nhật Bản.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu tranh ảnh về một số ngành công nghiệp của Nhật Bản, yêu cầu HS trả lời: Đây là ngành công nghiệp gì (với bức ảnh tương ứng mà HS quan sát)?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về các ngành kinh tế

  1. a) Mục đích:HS trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản; Ghi nhớ một số địa danh; Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế; Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, nêu các nhận xét.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. Các ngành kinh tế

 1. Công nghiệp

 - Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp: Công nghiệp Nhật Bản chiếm gần 30% lao động và đóng góp gần 30% GDP; giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. Nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới: sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình...

 - Cơ cấu ngành: Đa dạng, có đầy đủ các ngành kể cả các ngành không có lợi thế về tự nhiên

 - Tình hình phát triển và phân bố:

 + Giảm bớt phát triển các ngành truyền thống, tốn năng lượng, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại

 + Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở phía ĐN của lãnh thổ.

2. Dịch vụ

 - Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế quan trọng (chiếm gần 70% GDP)

 - Trong dịch vụ, thương mại, tài chính có vai trò to lớn; GTVT biển có vị trí đặc biệt quan trọng

3. Nông nghiệp

 - Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu: chiếm 1% GDP

 - Phát triển theo hướng thâm canh.

 - Sản phẩm chính: Lúa gạo, chè, thuốc lá, dau tằm, bò lợn...

 - Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hảI sản giữ vai trò quan trọng.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 4: Tìm hiểu ngành công nghiệp.

 + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu ngành dịch vụ.

 + Nhóm 3, 6: Tìm hiểu ngành NN.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản lượng

  1. chè. B. cà phê.
  2. lúa gạo. D.tơ tằm.

Câu 2: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là

A.thiếu tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai.         

  1. thiếu tài nguyên khoáng sản, địa hình bị chia cắt.
  2. thiếu tài nguyên khoáng sản, khí hậu khắc nghiệt.
  3. khí hậu khắc nghiệt, nhiều động đất và sóng thần.

Câu 3: Nguyên nhân chính tạo ra những sảnphẩm mới làm cho công nghiệp Nhật Bản có sức cạnh tranh trên thị trường là

A.áp dụng kĩ thuật mới, mua bằng sáng chế.               

  1. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
  2. tập trung cao độ vào ngành then chốt.
  3. chútrọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp.

Câu 4: Ngành công nghiệp không có lợi thế về tài nguyên nhưng vẫn giữ vị trí cao trên thế giới là

  1. dệt B.luyện kim.
  2. chế biến lương thực D. chế biến thực phẩm.

Câu 5: Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm

  1. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp.
  2. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao.
  3. đảm bảo nguồn lương thực trong nước.

D.tăng năng suất và chất lượng nông sản.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để chứng minh nền công nghiệp của Nhật Bản phát triển mạnh.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Chứng minh rằng Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.

 - Chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy bay công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ôtô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo...

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng..

 - Chuẩn bị bài mới: Bài 9. Nhật Bản. Nội dung cụ thể:

THỰC HÀNH: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

  1. Vẽ biểu đồ
  2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 11 Bài 9 Nhật Bản tiết 2 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 11 Bài 9 Nhật Bản tiết 2 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 11 Bài 9 Nhật Bản tiết 2 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 11 Bài 9 Nhật Bản tiết 2 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 11 Bài 9 Nhật Bản tiết 2 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống