Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất

Tải xuống 9 2.6 K 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

TIẾT 23 + 24. CHỦ ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU KINH TẾ NƯỚC TA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới của đất nước ta.

 - Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta.

 - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.

 - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta

 - Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 - Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ ở nước ta.

 - Nêu và đánh giá được vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế đất nước hiện nay.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Tiết

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của HS.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhớ lại sự kiện lịch sử, chính trị cũng như tình hình kinh tế gắn với các mốc thời gian quan trọng. Rèn luyện kĩ năng phân tích đối chiếu để biết được các chính sách phát triển kinh tế xã hội có sự khác nhau giai đoạn lịch sử.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu hình ảnh tiêu biểu của các mốc thời gian 1945, 1975, 1986, 1995, 2007. Yêu cầu HS tích hợp với kiến thức Lịch sử, Địa lí cùng hiểu biết của bản thân, yêu cầu HS nêu các sự kiện lịch sử, chính trị cũng như tình hình kinh tế gắn với các mốc thời gian nói trên.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về

kinh tế - xã hội

  1. a) Mục đích:HS biết, hiểu, phân tích được bối cảnh, diễn biến, các thành tựu của công cuộc đổi mới.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội

a. Bối cảnh

 - Ngày 30 - 4 - 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.

 - Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.

 - Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 diễn biến phức tạp.

Þ Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.

b. Diễn biến

 - Thời gian đổi mới: Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 (được manh nha từ 1979)

 - Ba xu thế đổi mới từ đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986:

 + Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.

 + Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

c. Thành tựu

 - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (đạt 9, 5% năm 1999, 8, 4% năm 2005).

 - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm tỉ trọng khu vực 1, tăng tỉ trọng khu vực II và III).

 - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...)

 - Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp với số liệu, bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam để hoàn thành yêu cầu:

 + Nhóm 1, 4: Tìm hiểu bối cảnh.

 + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu diễn biến.

 + Nhóm 3, 6:Tìm hiểu thành tựu.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về vấn đề nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực

  1. a) Mục đích:HS biết, hiểu, phân tích được bối cảnh, diễn biến, các thành tựu của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực

a. Bối cảnh

 - Quốc tế:

 + Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế là xu hướng toàn cầu tác động đến mọi quốc gia trong đó có nước ta.

 + Trên thế giới chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại, kết thúc chiến tranh lạnh.

 - Việt Nam:

 + Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì từ đầu năm 1995.

 + Nước ta trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế: ASEAN, APEC, WTO...vị thế đất nước có nhiều thay đổi.

b. Thành tựu, thách thức

 - Thành tựu:

 + Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: ODA, FDI, FPI...

 + Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường an ninh khu vực…

 + Ngoại thương phát triển mạnh.

 - Khó khăn, thách thức:

 + Cạnh tranh bất bình đẳng trong điều kiện kinh tế chưa phát triển.

 + Gia tăng nợ nước ngoài, bị phụ thuộc và chi phối bởi nền kinh tế nước ngoài.

 + Chảy máu chất xám.

 + Gia tăng khoảng cách giàu nghèo…

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Nêu biết bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có tác động như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta? Những thành tựu nước ta đã đạt được?

 + Câu hỏi 2: Những khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc

Đổi mới và hội nhập

  1. a) Mục đích:HS biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

III. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập

 - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng xóa đói giảm nghèo.

 - Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kt thị trường định hướng XHCN.

 - Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển nền kt tri thức.

 - Đẩy mạnh hội nhập kt quốc tế để tăng tiềm lực kt quốc gia.

 - Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.

 - Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi: Hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về

  1. a) Mục đích:HS hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành; Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

IV. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

 - Đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành nhưng còn chậm: Giảm KV I, tăng KV II, KV III chưa ổn định.

 - Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch:

 + KV I: Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Trong ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và DV nông nghiệp.

 + Ở KV II: Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, chú trọng phát triển các mặt hàng cao cấp.

 + Ở KV III: Tăng vọt những lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ ra đời: Viễn thông, du lich quốc tế, tài chính, ngân hàng…. .

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 2: Dựa vào hình 20. 1 - Biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế?

 + Nhóm 3, 4:Dựa vào kiến thức mục 1(SGK) và bảng 20. 1 - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Hãy cho biết xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

  1. a) Mục đích:HS hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ; Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

V. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

 - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta là: giảm tỉ trọng KV kinh tế trong nước, tăng tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhưng thành phần kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo.

 - Nguyên nhân: Do thực hiện mở cửa hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

 - Ý nghĩa: Xu hướng chuyển dịch trên cho thấy nước ta đang phát triển nền kt hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế đang được phát huy sức mạnh và nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi: Nước ta có mấy thành phần kinh tế, kể tên? Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch? Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.6. Tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

  1. a) Mục đích:HS hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ kinh tế; Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

VI. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

 - Xu hướng trong các ngành:

 + Trong công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…

 + Trong nông nghiệp: Vùng trọng điểm lương thực, vùng chuyên canh…

 - Sự phân hóa giữa các vùng: ĐNB là vùng kinh tế phát triển nhất.

 - Cả nước hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc, miền Trung, phía Nam… (Hiện nay là 4 vùng)

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK, kết hợp với số liệu và kiến thức để trả lời câu hỏi theo cặp:

 + Câu hỏi: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta như thế nào? Xác định các vùng kinh tế trọng điểm nước ta trong Atlat?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

  1. tăng tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản.

B.giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản.

  1. giảm tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng thuỷ sản.
  2. tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng thuỷ sản.

Câu 2: Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

A.Kinh tế Nhà nước.                                                  B. Kinh tế tư nhân.

  1. Kinh tế tập thể. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 3: Hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta thời gian qua là

  1. tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm liên tục.

B.tốc độ chuyển dịch còn chậm.

  1. tỉ trọng dịch vụ giảm và chưa ổn định.
  2. tỉ trọng công nghiệp - xây dựng thấp.

Câu 4: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta có biểu hiện nào sau đây?

  1. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng tỉ trọng.
  2. Ngành nông - lâm - ngư nghiệpgiảm tỉ trọng.
  3. Nhà nước quản lí các ngành kinh tế then chốt.

D.Xuất hiện nhiều khu công nghiệp quy mô lớn.

Câu 5: Trong khu vực I, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  1. Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú.
  2. Trang thiết bị ngày càng được hiện đại.
  3. Nông nghiệp, lâm nghiệp ít được đầu tư.

D.Hiệu quả kinh tế từ thủy sản cao hơn.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để lấy dẫn chứng cụ thể và phân tích hình ảnh về thành tựu công cuộc Đổi mới cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Quan sát hình 20. 1 (trang 82 SGK), phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh kế ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2005?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) có xu hướng giảm nhanh (từ 38, 7% năm 1990 và 40, 5% năm 1991 xuống còn 20, 9%năm 2005).

 - Tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) có xu hướng tăng nhanh (từ 22, 7% năm 1990 lên 41, 0% năm 2005) và hiện đang có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

 - Tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) đang có sự biến động (tăng nhanh từ năm 1991 đến năm 1995, sau đó giảm nhẹ đến năm 2005), nhưng so với thời kì trước đổi mới thì có chuyển biến tích cực.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Tổng kết chủ đề, củng cố, dặn dò:

  1. Tổng kết chủ đề:

 - GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chủ đề: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm.         

  1. Củng cố, dặn dò:

 - GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của chủ đề thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị bài mới: Điều kiện và hiện trạng phát triển các ngành nông nghiệp.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Địa lí 12 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống