SBT Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 12

1.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu 1 trang 54 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2010 VÀ NĂM 2014

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

Hoàn thành bảng sau:

CƠ CẤU GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ

NĂM 2010 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: %)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Kĩ năng tính toán/xử lí bảng số liệu.

Công thức: Tỉ trọng thành phần = (Giá trị thành phần / Tổng giá trị) x 100 (%)

Trả lời: 

CT: Tỉ trọng = thành phần/tổng số *100

Cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2010 và năm 2014

(Đơn vị: %)

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 3)

Câu 2 trang 54 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2010 VÀ NĂM 2014

(Đơn vị: tỉ đồng)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 4)

Để thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong hai năm trên, biểu đồ thích hợp nhất là

A. biểu đồ tròn.

B. biểu đồ cột hoặc thanh ngang.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ đường.

Câu 3 trang 55 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2010 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: %)

 

Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2010-2014 đang chuyển dịch theo hướng:

A. tăng tỉ trọng của nông-lâm-ngư nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của công nghiệp xây dựng.

B. tăng tỉ trọng của nông-lâm-ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

C. giảm tỉ trọng của nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

D. giảm tỉ trọng của nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp-xây dựng, giảm tỉ trọng của dịch vụ.

Trả lời: 

Xu hướng chung của khu vực và thế giới: giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư, tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Chọn C.

Câu 4 trang 55 SBT Địa lí 12: Nhận xét nào dưới đây không đúng?

A. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta có tốc độ chuyển dịch chậm.

B. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta có tốc độ chuyển dịch nhanh.

C. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

D. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ.

Trả lời: 

Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta có tốc độ chuyển dịch chậm, tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp còn cao. -> B không đúng.

Chọn B.

Câu 5 trang 55 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA

NĂM 2000 VÀ 2014 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 5)

a. Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản và điền vào bảng sau:SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 6)

b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta giai đoạn trên.

c. Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch.

Phương pháp giải:

Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu.

Công thức: Tỉ trọng thành phần = (Giá trị thành phần / Tổng giá trị) x 100 (%)

Trả lời: 

a. Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản và điền vào bảng sau:SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 7)

b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta giai đoạn trên.

- Giai đoạn 2000-2014 cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự chuyển dịch theo hướng tích cực:

+ Giảm tỉ trọng nông nghiệp, giảm 4,6%. Giảm tỉ trọng lâm nghiệp, giảm 1,7%. Tăng tỉ trọng thủy sản, tăng 6,3%.

+ Nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (74,5% năm 2014), thủy sản cao thứ 2 (22,5%) và thấp nhất là lâm nghiệp (3%).

c. Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch.

Nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Nhà nước có nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Câu 6 trang 56 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Để thể hiện rõ nhất sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta qua các năm, biểu đồ thích hợp nhất là

A. biểu đồ tròn.

B. biểu đồ cột hoặc thanh ngang.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ đường.

Trả lời: 

Căn cứ vào bảng số liệu (có 6 năm) và yêu cầu đề bài (thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu) => Biểu đồ miền thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chọn C.

Câu 7 trang 57 SBT Địa lí 12: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta là:

A. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

B. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp.

C. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

D. tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Trả lời: 

Định hướng đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

Chọn C.

Câu 8 trang 57 SBT Địa lí 12: Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực II (công nghiệp-xây dựng)?

A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Trả lời: 

Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực II (công nghiệp-xây dựng) là: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

Chọn C.

Câu 9 trang 57 SBT Địa lí 12: Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do

A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

B. nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.

C. chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác.

D. có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hằng năm nhiều nhất.

Trả lời: 

Nhà nước nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu thành phần kinh tế.

Chọn B.

Câu 10 trang 58 SBT Địa lí 12: Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Trả lời: 

Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta,  trước hết là dẫn đầu về công nghiệp.

Chọn D.

Câu 11 trang 59 SBT Địa lí 12: Điền các nội dung thích hợp vào bảng sau để thể hiện được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
 

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 8)

Trả lời: 

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 9)

Câu 12 trang 59 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (2007) là:

A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nha Trang.

B. Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang.

C. Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa.

D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hóa.

Trả lời: 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (2007) là: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hóa.

Chọn D.

Câu 13 trang 59 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, những vùng nào ở nước ta không có khu kinh tế cửa khẩu (2007)?

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ là hai vùng có đường biên giới với nước ngoài rất ngắn, thậm chí không có (Đồng bằng sông Hồng) nên không có khu kinh tế cửa khẩu.

Chọn D.

Câu 14 trang 59 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển duy nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (2007) là

A. Nghi Sơn.                        B. Hòn La.

C. Định An.                          D. Vân Đồn.

Trả lời: 

Vân Đồn (Quảng Ninh) là khu kinh tế ven biển duy nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Chọn D.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá