Giáo án Lịch sử 12 Bài 19 Bước phát triển của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp mới nhất

Tải xuống 5 4.1 K 87

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 12 Bài 19 Bước phát triển của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp mới nhất theo mẫu Giáo án môn Lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)

Bài 19. BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1953)

 I- MỤC TIÊU: 

1.Kiến thức: 

 - Lí do Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương; nét chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

 - Nội dung và ý nghĩa lịch sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.

 - Những thành tựu chính trong công tác xậy dựng hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu-đông 1950

  1. Kĩ năng :

  - Rèn luyện kỹ năng sử dụng tranh, ảnh, lược đồ lịch sử, những đoạn trích dẫn để nhận thức lịch sử.

 - Kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.

  1. Thái độ :

 - Củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.

 - Biết ơn, trân trọng sự ủng hộ quý báu của bè bạn quốc tế đối với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

 - Có thái độ căm thù thực dân Pháp và can thiệp Mỹ xâm lược nước ta.

  1. Năng lực hướng tới:

Biết được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc KC của dân tộc có những bước phát triển như thế nào.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của giáo viên:

 -  Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951)

 - Các đại biểu dự Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh- Liên Việt

 - Bảng thống kê các chiến dịch trong những năm 1951-1953.

2.Chuẩn bị của học sinh:

 - Đọc trước bài ở nhà và trả lời các câu hỏi cuối các mục trong bài.

 - Lập bảng thống kê các chiến dịch trong mục IV: tên chiến dịch, thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa.

III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Hoạt động tạo tình huống:
  3. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
  4. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 bức ảnh ĐH II..., Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời…
  5. Dự kiến sản phẩm:

- Dự kiến HS trả lời: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 - 1951)…

- GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Với thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ. Bước sang giai đoạn 1951-1953, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có đế quốc Mĩ giúp sức được đẩy mạnh. Trước tình hình đó Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo quân và dân ta kháng chiến và phát huy quyền chủ động chiến lược ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

 

  1. Hoạt động hình thành kiến thức:

Mục tiêu, phương thức

Gợi ý sản phẩm

-HĐ1: Biết được sau cd Biên giới thu-đông 1950, Mĩ can thiệp sâu vào chiến trường ĐD.

-GV: Những hành động nào chứng tỏ Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào Đông Dương?

- HS trả lời, các học sinh khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét, chốt lại.

- Tăng cường viện trợ cho Pháp: Từ 52 tỉ phrăng (1950) chiếm 19% ngân sách lên 555 tỉ phrăng (1954) chiếm 73%

GV: Vì sao Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương?

- HS suy nghĩ trả lời, các học sinh khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét, chốt lại.

I.Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương

1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh

- 23 - 12 - 1950, Mĩ ký với Pháp Hiệp định  phòng thủ chung Đông Dương.

-  9 - 1951 Mỹ ký với Bảo Đại “HƯ hợp tác kinh tế Việt-Mĩ”, tích cực viện trợ cho Pháp

 

 

 

→ Mĩ từng bước can thiệp sâu nhằm thay chân Pháp ở Đông Dương

 

 

HĐ2: Trình bày được âm mưu và hành động của Pháp Mĩ: Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

Sau thất bại ở Biên giới, Pháp vẫn tìm cách để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh.Được sự giúp đỡ của Mĩ, 12-1950, Pháp thông qua kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi.

GV: Yêu cầu một HS đứng dậy đọc nội dung 4 điểm trong SGK.

GV: Nội dung cơ bản của kế hoạch Đờlát đơ Tatxinhi?

+Giữ vững vùng đông dân nhiều của…

+Giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ→phản công và kết thúc chiến tranh.

GV: Hậu quả của kế hoạchĐờlát đơ Tatxinhi?

- HS suy nghĩtrả lời, các học sinh khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét, chốt lại, chuyển mục.

2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi

 

- Cuối 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờlát đơ Tatxinhi.

 

* Nội dung:

+ Tập trung quân Âu - Phi xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát triển nguỵ quân

+ Lập tuyến phòng thủ"Boong ke", "Vành đai trắng" quanh trung du, ĐBBB

+Tiến hành "chiến tranh tổng lực", bình định vùng tạm chiếm...

+ Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, gián điệp, thổ phỉ; kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lý và chiến tranh kinh tế

 

 

’Làm cho cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp được đẩy lên quy mô lớn→ gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta.

 

 

HĐ 3: Trình bày được nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 - 1951).

Do hoàn cảnh đặc biệt sau cách mạng Tháng Tám, ĐCSĐD đã tuyên bố tự giải tán (11 - 1945), nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật và quyền lãnh đạo của Đảng lúc này vẫn được giữ vững. Do yêu cầu của tình hình mới đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và đưa Đảng ra hoạt động công khai.

GV: ĐH đã có những quyết định gì?

- HS trả lời, các học sinh khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét, chốt lại.

 

 

GV:Việc đưa đảng ra hoạt động công khai có ý nghĩa gì?

- HS trả lời, các học sinh khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét, chốt lại.

 

 

 

 

 

 

GV:Nêu ý nghĩa lịch sử của ĐH?

- HS trả lời, các học sinh khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét chuyển mục

II. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 - 1951).

 

- Từ 11 đến 19 - 2 - 1951, ĐH đại biểu lần thứ II của Đảng họp ở Xã Vinh Quang (Chiêm Hoá- Tuyên Quang)

 

 

 

* Nội dung:

- ĐH đã thông qua Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình  và Bàn về cách mạng Việt Nam do Trường Chinh trình bày: Xác định nhiệm vụ của CMVN là đánh đuổi đế quốc, giành độc lập; xoá bỏ tàn tích phong kiến, thực hiện người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân...

 - Thảo luận và quyết định nhiều chính sách về xây dựng và củng cố chính quyền, quân đội, mặt trận…

- Tách ĐCS ĐD và thành lập ở mỗi nước VN, Miên, Lào một ĐCS riêng.

- Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.

- Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới: xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của TW Đảng.

- Bầu BCH TW Đảng và Bộ Chính trị: Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

* Ý nghĩa: ĐH II đã thể hiện bước trưởng thành của Đảng ta, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, thúc đẩy cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

HĐ4: Trình bày được những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc XD kinh tế, c/trị, VH-GD, y tế; ý nghĩa.

Theo nhóm

Nhóm 1: Nêu những quyết sách về chính trị?

Nhóm 2: Nêu các thành tựu về mặt kinh tế?

Nhóm 3: Nêu các thành tựu về mặt văn hoá, giáo dục, y tế?

Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của những thành tựu trên?

- ĐH đã bầu chọn 7 vị anh hùng: - Năm 1953, vùng tự do từ liên khu IV trở ra đã sx 2,7 triệu tấn thóc, 65 vạn tấn hoa màu, 3 500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ về thuốc men, quân trang, quân dụng.

- Đến 1952, ở Việt Bắc, III, IV, V có trên 1 triệu học sinh phổ thông, 14 triệu người thoát nạn mù chữ.

- Phong trào bài trừ mê tín dị đoan.

- Các bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng

→  ý nghĩa: Xây dựng hậu phương vững mạnh và xây dựng nền móng cho chế độ mới từ trong khói lửa chiến tranh.

GV hướng dẫn HS nắm nét chính các CD Trung Du và ĐB Bắc Bộ (cuối 1950-giữa năm 1951); CD Hòa Bình đông –xuân 1951-1952; CD Tây Bắc thu-đông; CD Thượng Lào xuân –hè 1953.

III. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt.

* Chính trị:

- 7 -  3 - 1951, Thống nhất MTVM và Hội Liên Việt thành MT Liên Việt.

- 11 - 3 - 1951, thành lập liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.

- 1 - 5 - 1952, Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc,  biểu dương 7 anh hùng (Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa và Hoàng Hanh).

 

* Kinh tế:

- 1952, Mở rộng cuộc vận động LĐ sản xuất và thực hành tiết kiệm. Năm 1953, vùng tự do SX được: 2.757.000 tấn thóc.

- TCN và CN đáp ứng được n/cầu về công cụ SX và những mặt hàng thiết yếu, thuốc men, quân trang, quân dụng.

- Đầu năm 1953, ta thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất ở vùng tự do Thái Nguyên, Thanh hóa.

-Chấn chỉnh chế độ thuế khoá, xây dựng nền tàichính, ngân hàng, thương nghiệp

* Văn hoá, giáo dục, y tế

- Tiếp tục thực hiện cuộc cải cách giáo dục từ năm 1950 đến 1952, đến 1952 có 1 triệu HSPT, khoảng 14 triệu dân thoát nạn mù chữ…

- Văn nghệ sĩ thâm nhập mọi mặt của cuộc sống, sản xuất, chiến đấu

- Các hđ Y tế được phát triển vệ sinh phòng bệnh, bài trừ mê tín dị đoan,  thực hiện đời sống mới.

IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường (hướng dẫn HS đọc thêm)

  1. Hoạt động luyện tập:

- Nêu được những biểu hiện việc Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương.

- Nêu được Nội dung cơ bản của Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng.

- Nêu được nét chính sự phát triển của cuộc KCTQ (1951-1953)

  1. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Vì sao Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào ĐD?

- Vì sao Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng diễn ra trong thời gian này?

- Ý nghia lớn nhất của Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng là gì?

-  Kể tên 7 anh hùng trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc diễn ra 1 - 5 – 1952. Kể một số câu chuyện về các anh hùng mà em biết.

  1. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:

- Học bài cũ.

+ Học bài cũ và lập niên biểu những thắng lợi tiêu biểu của quân và dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hoá-giáo dục từ sau thu-đông 1950 đến trước đông-xuân 1953 -1954.

  • Bài mới:

- Đọc phần I, II bài 20 và sưu tầm các tranh ảnh.

- Nghiên cứu 2 lược đồ hình 53: Hình thái chiến trường trong đông-xuân 1953-1954.

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 12 Bài 19 Bước phát triển của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 12 Bài 19 Bước phát triển của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 12 Bài 19 Bước phát triển của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 12 Bài 19 Bước phát triển của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 12 Bài 19 Bước phát triển của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống