Giáo án Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ mới nhất

Tải xuống 6 6.6 K 47

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ mới nhấttheo mẫu Giáo án môn Lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Bài 4:

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

I- MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức

 - Những nét lớn về quá trình giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á, những mốc chính của tiến trình cách mạng Lào và Campuchia

- Những giai đoạn phát triển và thành tựu  xây dựng đất nước của các quốc gia Đông Nam Á, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN.

- Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và các giai đoạn phát triển của ASEAN

- Những nét lớn về cuộc đấu tranh giành độc lập và thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân Ấn

  1. Kỹ năng

    Rèn luyện kỹ năng khái quát, tổng hợp, so sánh các sự kiện, sử dụng lược đồ...

  1. Thái độ

- Nhận thức được tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ; sự xuất hiện các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á

- Những nét tương đồng và đa dạng trong sự phát triển đất nước; đánh giá cao những thành tựu xây dựng đất nước của ND Đông Nam Á .

  1. Hoạt động hướng tới:

- Nhận thức được tính tất yếu của sự hợp tác phát triển giữa các nước ASEAN, VN là thành viên không thể tách rời trong khu vực ĐNÁ.

- Đánh giá cao những thành tựu xây dựng đất nước của ND Ấn Độ, một quốc gia có vị trí quan trọng trong KV châu á. Mối quan hệ VN với Ấn Độ tầm nhìn và phát triển.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Lược đồ khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai

 - Bảng thống kê các giai đoạn phát triển của CM Lào và Campuchia

  1. Chuẩn bị của học sinh:

 - Xác định vị trí các quốc gia Đông Nam  Á trên  lược đồ khu vực Đông Nam Á sau CTTG II

 - Tìm hiểu mối quan hệ giữa 3 nước Đông Dương trong lịch sử

III- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…

IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

            1.Hoạt động tạo tình huống :

  1. Mục đích: tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng tiếp thu bài học về tình hình các nước ĐNÁ và Ấn Độ sau CTTG thứ 2-1945.
  2. Phương pháp:GV cho HS xem một đoạn phim về Đại Hội thể thao ĐNÁ(seagame), sau đó hỏi HS qua đoạn phim các em có cảm nhậ và suy nghĩ gì?

   -HS suy nghĩ trả lời, các em khác bổ sung…

  1. Dự kiến sản phẩm:Sau khi HS trả lời xong GV bổ sung và chốt đồng thời chuyển vào nội dung bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở khu vực Đông Nam Á có sự thay đổi sâu sắc. Để hiểu thêm về quá trình giành độc lập, những thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước...chúng ta cùng tìm hiểu bài 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
  2. Hoạt động hình thành kiến thức

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

*Hoạt động 1: Cá nhân

 

-GV: Sử dụng kiến thức liên môn: giới thiệu Khái quát về KV Đông Nam á về: dân số, diện tích, ĐKTN, văn hoá…

 GV hỏi: như vậy tình hình ĐNA, trước, trong, sau CTTG thứ 2 như thế nào?

 

 

-HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời; GV bổ sung, nhận xét và kết luận.

Chuyển mục.

 

 

 

 

 

I.Các nước Đông Nam Á

1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai

 

a.Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập

- Trước chiến tranh: Là thuộc địa của các đế quốc Âu- Mỹ(trừ Thái Lan)

- Trong chiến tranh: Thuộc địa của Nhật Bản

 

- Sau chiến tranh: Nhiều nước đã giành được độc lập(Inđônêxia, VN, Lào) hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ(Miến Điện, Mã Lai, Philippin)

- Tiếp đó, nhân dân Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống thực dân Âu- Mỹ quay trở lại xâm lược và đều giành thắng lợi.

- Hầu hết, các nước đều gia nhập tổ chức Hiệp hội các nước ĐNA ( ASEAN).

*Hoạt động 2: Cả lớp

GV: Hãy cho biết nét chung về Lào:

HS: Tổng DT: 236.800 km2, DT đất: 230.800 km2; DS: 6.086.117 (2004).

CHDCND Lào

GV: Em hãy cho biết tình hình Lào sau CTTG 2?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Nét đặc sắc của công cuộc ĐT giành độc lập của nước Lào?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV gợi ý:

-         LS Lào gắn liền với LS nước ta

-         Khẳng định VN-Lào có nét tương đồng về nhiều mặt...

HS: VN và Lào đoàn kết  trong công cuộc chống Pháp và Mĩ-> hình thành nên tình hữu nghị Việt Lào

GV: Kết luận và chốt và liên hệ về câu thơ của Hồ Chí Minh nói về tình hữu nghị Việt Lào:

Việt Lào hai nước chúng ta

Tình sâu như nước Hồng Hà Cửu Long

b.Lào (1945- 1975)

 

- Ngày 12/10/1945, ND thủ đô Viêng chăng k/n thắng lợi, tuyên bố độc lập

- Từ đầu 1946-1954, ND Lào thực hiện cuộc KC chống Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân VN, kí hiệp định Giơnevơ, Lào giành độc lập.

 

 

 

- Từ 1954-1975, ND Lào tiến hành KC chống Mĩ với sự giúp đỡ của ND VN...Lào kí Hiệp định Viêng chăn (2/1973), hoà hợp dân tộc và lập lại HB ở Lào.

 

 

-Ngày 2/12/1975, nước CHDCND Loà được thành lập, mở ra giai đoạn XD và phát triển của Lào.

 

 

 

 

*Hoạt động 3: Cả lớp

 

GV:Hãy cho biết nét chung về:Campuchia

HS: Tổng DT: 181.040 km2, DT đất: 176.520 km2; DS: 13.363.421 (2004).

Vương quốc CPC

GV: Em hãy cho biết tình hình CPC sau CTTG 2?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Quá trình giành độc lập của CPC có gì giống và khác Lào?

HS:

-Điểm giống:

-Điểm khác:

GV: Mời HS trả lời...

GV: Có thể kể một số câu chuyện về tội ác của Khơ me đỏ đối với ND CPC, liên hệ với VN...

 

 

GV: Em hãy cho biết vài nét CPC hiện nay. Nếu HS ko trình bày được GV trình bày và chốt ý chuyển mục

c. Campuchia (1945- 1993)

- Từ cuối 1945-1954, ND CPC KC chống Pháp, 9/11/1954, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho CPC.

- Từ 1954-1970, CP CPC do Xihanuc lãnh đạo theo đường lối trung lập, ko tham gia các khối L/m quân sự nào.

- 18/3/1970, Cp Xihanuc bị Mĩ lật đổ ...CPC tiến hành KC chống Mĩ

- Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm pênh giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc KC chống Mĩ. Sau đó tập đoàn Khơ me đỏ do Pốt pốt cầm đầu thi hành CS diệt chủng tàn bạo ....ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm pênh được GP, nước CHND CPC ra đời.

- Từ 1979-1991, diễn ra cuộc nội chiến kéo dài 10 năm kết thúc với sự thất bại của Khơ me đỏ. 10/1991, hiệp định hoà bình vè CPC được kí kết. Sau cuộc tổng tuyển cử 1993, CPC trở thành VQ độc lập bước vào kì XD và P. triển

 

*Hoạt động 4: Cả lớp và cá nhân

 

Trước hết GV giới thiệu tình hình chung của khu vực Đông Nam Á với hai nhóm nước cơ bản theo hai chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.

 GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết đường lối phát triển kinh tế, mục tiêu, nội dung và thành tựu đạt được của nhóm các nước sáng lập ASEAN trong giai đoạn đầu  sau khi giành được độc lập?

 

HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến; GV nhận xét, bổ sung và kết luận

 

GV: Tại sao từ những năm 60, 70 trở đi, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã thay đổi đường lối phát triển kinh tế? Mục tiêu, nội dung và thành tựu đạt được trong thời gian này?

 

HS trả lời,GV nhận xét và bổ sung, chốt ý

- Trong những năm 70 của TK XX, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Inđônêxia là       7- 7,5% của Malaixia là 7,8 %, của Philippin là 6,3 %, củâThái Lan là 9 %, của Xingapo là 12 %

GV: hướng dẫn phần 2,b,c cho HS...

2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á

a. Nhóm năm nước sáng lập ASEAN

Quá trình xây dựng và phát triển đất nước trải qua hai giai đoạn

* Giai đoạn đầu  sau khi giành được độc lập: Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội)

- Mục tiêu:Xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ

- Nội dung: Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, chú trọng thị trường trong nước

- Thành tựu: Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của ND, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp...

- Hạn chế: Đời sống người lao động còn khó khăn, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển; chưa giải quyết được mqh giữa tăng trưởng với công bằng xã hội

* Từ những năm 60, 70 trở đi: Công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo

(chiến lược kinh tế hướng ngoại)

- Mục tiêu: Khắc phục những hạn chế của chiến lược hướng nội, thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển nhanh

- Nội dung: Tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu

- Thành tựu: Bộ mặt kinh tế- xã hội các nước thay đổi, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao

b. Nhóm các nước Đông Dương: (HD Đọc thêm)

c. Các nước khác ở Đông Nam Á  (HD Đọc thêm)

Tiết 2 (tiếp theo)

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

Hoạt động 1: Hoạt động nhóm

GVchia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ - chuẩn bị thời gian 4 phút.

- Nhóm 1: Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN?

- Nhóm 2: Sự thành lập và mục tiêu của ASEAN?

- Nhóm 3: Quá trình phát triển của ASEAN?

- Nhóm 4:Hoạt động của ASEAN?

 HS thảo luận,cử đại diện nhóm trình bày.GV bổ sung, chốt ý

 

 

Các nước gia nhập ASEAN

 

1984: Brunây,1995:Việt Nam,

1997: Lào và Mianma,

1999: Campuchia gia nhập

 

GV: Nội dung chính của hiệp ước Bali?

HS : Đọc SGK trả lời,

GV hỏi tiếp: Vì sao hiệp ước Bali được coi là bước phát triển của ASEAN?

GV gợi ý, HS trả lời – HS ko trả lời được GV trả lời và giải thích thêm.

I/3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành độc lập, đất nước gặp nhiều khó khăn cần có sự hợp tác giúp đỡ nhau phát triển

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực

- Xu thế xuất hiện các tổ chức khu vực trên thế giới  như EU

* Sự thành lập:

- 8- 8- 1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin

* Mục tiêu: Hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế, văn hoá trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực

* Những thành tựu chính:

- 1967- 1975: Còn non trẻ, chưa có vị trí trên trường quốc tế

- 2/1976, kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNA (Hiệp ước Bali), nhằm xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

 

- Giải quyết vấn đề CPC bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa 3 nước ĐD và Ase an được cải thiện 11- 2007 các nước thành viên đã ký bản hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh

*Hoạt động 2: cá nhân

GV sử dụng kiến thức liên môn: dung lược đồ các nước Đông Nam Á để giới thiệu vài nét về khu vực, tập trung vào Ấn Độ:

GV:Hãy cho biết nét chung về: Ấn Độ

HS: Tổng DT: 3.287.590 km2, DT đất: 2.973.190 km2; DS: 1.065.070.607 (2004).

Cộng hòa Ấn Độ: ở Nam Á

sau đó nêu câu hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào đấu tranhở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ?

HS trả lời, GV chốt ý

GV: Trước sự lớn mạnh của phong trào thực dân Anh đã đối phó như thế nào?

HS dựa vào SGK trả lời, GV giải thích thêm về hậu quả của “phương án Maobáttơn” và nêu vấn đề: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đã kết thúc chưa? Tại sao?

 

HS suy nghĩ trả lời, GV kết luận và chuyển ý sang phần 2

 

GV: Những thành tựu của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước?

-HS:

-         Về kinh tế

-         Về KHKT, văn hoá, giáo dục

 

Giải thích từ: Trung lập tích cực

GV: Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, CS đó cs tác động như thế nào đối với TG và KV ASEAN?

HS suy nghĩ trả lời, GV kết luận kết thúc bài

 

 

II. Ấn Độ:

1.Cuộc đấu tranh giành độc lập

- Sau 1945,phong trào đòi ĐLDT phát triển mạnh mẽ

- Thực dân Anh phải nhượng bộ, chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo

 + Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo

 + Pakixtan của người theo Hồi giáo

Hai nước này được hưởng quy chế tự trị

- Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh...

- 26/1/1950 Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà

 

 

 

2.Công cuộc xây dựng đất nước

 

Trong thời kỳ xây dựng đất nước Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu

 

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Tiến hành cách mạng xanh trong nông nghiệp,tự túc được lương thực; 1995 xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới

+ Công nghiệp: Đứng thứ 10 trên thế giới...

 

- KHKT,văn hoá, giáo dục: Có những bước tiến nhanh chóng

+Công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ

+ 1974, thử thành công bom nguyên tử

+ 1975, phóng thành công vệ tinh nhân tạo

 

- Đối ngoại: Hoà bình, trung lập; tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

  1. Hoạt động luyện tập:

-  Những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?

- Thông qua việc tìm hiểu về các chiến lược phát triển kinh tế cùng những thành tựu mà các nước Đông Nam Á đạt được, em có nhận xét gì về quá trình xây dựng và phát triển của các nước này?

  1. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Hoàn chỉnh bảng thống kê về các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào(1945- 1975) và cách mạng Campuchia (1945- 1993)

- Sưu tầm tài liệu về tổ chức ASEAN và mối quan hệ giữa Việt Nam – ASEAN.

- Tìm hiểu nét chính PTĐTGPDT và thành tựu XD đất nước của Ấn Độ sau khi giành độc lập.

- Tìm hiểu các tác phẩm văn học nói về mối quan hệ VN với các nước ĐNÁ, Ấn Độ.

  1. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC.

-Lập niên biểu quá trình phát triển của ASEAN.

- Chuẩn bị bài mới: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH

+Tìm hiểu về cách mạng Cuba và lãnh tụ Phiđen Catxtơrô.

+Tìm hiểu về chế độ phân biệt chủng tộc (APACTHAI).

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống