48 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12 có đáp án 2023: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 - Phần 2

Tải xuống 20 3.9 K 82

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 20 trang gồm 48 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 20 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 48 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 có đáp án: Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 - Phần 2

Câu 1: Tờ báo nào dưới đây là của tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

A.Nhân dân

B.Hữu thanh

C.Người cùng khổ

D.Tiếng dội An Nam

Lời giải:

Tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 – 1925 đã xuất bản một số tờ báo tiếng Việt như: Hữu thanh, Tiếng dân, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo, …

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là

A.Chuông rè, An Nam trẻ, Nhành lúa.

B.Chuông rè, Tin tức, Nhành lúa

C.Tin tức, Thời mới, Tiếng dân

D.Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê

Lời giải:

 Những tờ báo tiến bộ của giai cấp tiểu tư sản bao gồm:

- Những tờ báo tiếng Pháp: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê…..

- Những tờ báo tiếng Việt: Hữu thanh, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Tổ chức chính trị nào sau đây do tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam lập ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.Việt Nam nghĩa đoàn.

B.Đảng lập hiến.

C.Nhóm Nam Phong.

D.Nhóm Trung Bắc tân văn.

Lời giải:

Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 – 1925 đã đấu tranh sôi nổi, thành lập các tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên.

Các đáp án: B, C, D là các tổ chức do tư sản dân tộc thành lập.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: “Việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Văn nghệ, H., 1956, tr.67). Nhận định trên phản ánh sự kiện nào?

A.Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).

B.Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).

C.Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (6/1924).

D.Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926).

Lời giải:

Nhận định trên phản ánh sự kiện tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái (6/1924), nhóm tiếp ngọn lửa chiến đấu của nhân dân ta, nhất là trong giới thanh niên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

A.Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh

B.Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu

C.Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh

D.Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh

Lời giải:

Tháng 6-1925, Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải và bí mật giải về nước, kết án tử hình. Trước sức ép đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp đã buộc phải đưa Phan Bội Châu ra xét tử công khai và thay đổi bản án từ tử hình sang khổ sai chung thân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã

A.Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp.

B.Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

C.Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.

D.Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Lời giải:

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Để học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở

A.Liên Xô.

B.Pháp.

C.Trung Quốc.

D.Anh.

Lời giải:

Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nguyễn Ái Quốc từ Luân Đôn (Anh) trở về Pari (Pháp) hoạt động cách mạng. Sau khi xác định được con đường cứu nước mới cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga ở Pháp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Tổ chức chính trị do Nguyễn Ái Quốc thành lập tháng 7 - 1925 với mục đích đoàn kết các dân tộc bị áp bức làm cách mạng, đánh đổ đế quốc là

A.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B.Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

C.Hội liên hiệp thuộc địa.

D.Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Lời giải:

Tháng 7-1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước ở Triều Tiên, Inđônêxia, … lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á - Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Tại sao cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 lại đi vào con đường cải lương, thỏa hiệp?

A.Do bị thực dân Pháp mua chuộc

B.Do giai cấp tư sản đã đạt được mục tiêu của mình

C.Do giai cấp tư sản Việt Nam có thế lực nhỏ yếu

D.Do tính cải lương của bản thân giai cấp tư sản

Lời giải:

Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 chủ yếu xuất phát từ động cơ kinh tế, nhằm chống lại sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài. Do đó, khi phong trào đấu tranh lên cao, thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi như mong muốn thì họ lại đi vào con đường cải lương, thỏa hiệp. Ví dụ như khi Pháp cho tham gia Hội đồng quản hạt ở Nam Kì, tư sản đã thỏa hiệp với Pháp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 có tính chất?

A.Dân tộc dân chủ

B.Giải phóng dân tộc

C.Dân tộc dân chủ công khai

D.Dân chủ

Lời giải:

Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam đều nhằm chống đế quốc, tay sai đòi các quyền lợi về kinh tế- chính trị, dưới hình thức công khai, hợp pháp. Do đó nó đều mang tính chất dân tộc dân chủ công khai.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?

A.Chủ nghía Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

B.Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn

C.Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.

D.Ảnh hưởng từ Nhật Bản.

Lời giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ánh hưởng từ chủ nghĩa Tâm dân của Tôn Trung Sơn, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A.Thành lập Công hội (1920)

B.Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có lương (1923)

C.Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925)

D.Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930)

Lời giải:

Tháng 8-1925, công nhân thợ máy xưởng Ba Son đã bãi công để ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào công nhân Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong phong trào công nhân, công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Vì cuộc đấu tranh đã có sự kết hợp cả mục tiêu kinh tế với chính trị và bước đầu thể hiện tình thần đoàn kết quốc tế vô sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Trong giai đoạn 1919-1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra tổ chức chính trị nào?

A.Nam Phong

B.Trung Bắc tân văn

C.Đảng Lập hiến

D.Hội Phục Việt

Lời giải:

Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra Đảng Lập hiến. Cơ quan ngôn luận của đảng là tờ Diễn đàn Đông Dương và Tiếng dội An Nam.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?

A.Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.

B.Bùi Quang Chiêu, Phạm Tuấn Tài.

C.Nguyễn Khắc Nhu, Bùi Quang Chiêu.                

D.Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.

Lời giải:

Đảng Lập hiến là một chính đảng hoạt động ở Nam Kỳ. Cùng với Bùi Quang Chiêu là các ông Nguyễn Phan Long, Trương Văn Bền, Phan Văn Trường thành lập Đảng Lập hiến vào năm 1923 ở Sài Gòn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

A.Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt.

B.Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923)

C.Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ.

D.Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926)

Lời giải:

- Các đáp án A, C, D: là các phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản.

- Đáp án B: là phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc. Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đã đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, giai cấp nào tổ chức cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam?

A.Nông dân

B.Địa chủ

C.Tư sản

D.Công nhân

Lời giải:

Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925, tư sản Việt Nam đã tổ chức tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Năm 1919, bản yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào?

A.Hội nghị Véc- xai

B.Hội nghị Oasinhtơn

C.Hội nghị Pari

D.Hội nghị Pốtxđam

Lời giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Các nước thắng trận họp tại Véc-xai (1919) để phân chia thành quả chiến tranh. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam nhưng không được chấp nhận.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo nào

A.Báo Sự thật

B.Báo Nhân đạo

C.Báo Người cùng khổ

D.Báo Thanh niên

Lời giải:

Người cùng khổ (tiếng Pháp: Le Paria) là tờ báo được xuất bản vào năm 1922 tại Paris, nước Pháp, cơ quan chủ quản là "Hội Hợp tác Người cùng khổ", trực thuộc Hội Liên hiệp Thuộc địa, người sáng lập tờ báo là Nguyễn Ái Quốc đồng thời cũng là người có ảnh hưởng rất lớn đến tờ báo này (chủ nhiệm kiêm chủ bút). Báo được in ba thứ tiếng: Pháp, Ả Rập và Trung QuốcSố đầu tiên ra ngày 1 tháng 4 năm 1922, Người cùng khổ đã đăng lời nói đầu tuyên bố rằng báo này "là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người".

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản và trở thành người đảng viên cộng sản?

A.Gửi đến hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)

B.Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)

C.Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920)

D.Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924)

Lời giải:

Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản và trở thành người đảng viên cộng sản là sự kiện Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12-1920)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc chính thức trở thành Đảng viên Cộng sản?

A.Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (tháng 7/1920).

B.Bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp tháng (12/1920).

C.Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin tìm ra con đường cứu nước đúng đắn (năm 1920).

D.Tổ chức hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản và sáng lập đảng cộng sản Việt Nam (năm 1930).

Lời giải:

Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản và chính thức trở thành người đảng viên cộng sản là sự kiện Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12-1920)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế?

A.Tổ chức “Tâm tâm xã” được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc).

B.Vụ mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu)

C.Phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.

D.Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925)

Lời giải:

Tháng 8-1925, công nhân thợ máy xưởng Ba Son đã bãi công để ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào công nhân Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong phong trào công nhân, công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Cuộc đấu tranh đã có sự kết hợp cả mục tiêu kinh tế với chính trị và bước đầu thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Sự kiện nào sau đây giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?

A.Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917)

B.Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản yêu sách của nhân dân An Nam

C.Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)

D.Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920)

Lời giải:

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Bản luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III vì

A.Tổ chức này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.

B.Tổ chức này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.

C.Tổ chức này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

D.Tổ chức này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Tháng 3-1919, tại Mátxcơva, Lênin và các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới đã thành lập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản). Sự ra đời của tổ chức cách mạng này đã mang lại cho sự nghiệp cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc trên thế giới sức mạnh với khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Quốc tế Cộng sản cũng đã trở thành hậu thuẩn vững chắc cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương, một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.

=> Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản tại Đại hội Tua (tháng 12/1920) vì Quốc tế cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng vào bảo vệ quyền lợi cho các dân tộc thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920-1930 là

A.Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam

B.Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

C.Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

D. Trực tiếp sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam

Lời giải:

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930 là xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam- con đường cách mạng vô sản (1920). Từ đó đặt nền tảng cho những hoạt động của Người trong thời gian tiếp theo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Đóng góp đầu tiên, đồng thời cũng là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX là

A.Chuẩn bị tích cực về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đào tạo cán bộ cách mạng (1921-1929).

B.Gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân (1919).

C.Hợp nhất ba tổ chức cộng sản (tháng 2/1930).

D.Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đi theo khuynh hướng vô sản (tháng 7/1920).

Lời giải:

Từ năm 1911 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam:

1.Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản.

2.Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.

3.Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.

4.Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

=> Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A.Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

B.Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ

C.Do giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử

D.Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

Lời giải:

Mặc dù đã có bước phát triển, nhưng nhìn chung trong giai đoạn 1919-1925 giai cấp công nhân vẫn thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn; họ chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình. Do đó, phong trào công nhân thời kì này vẫn dừng ở trình độ tự phát và còn phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung. Phải đến giai đoạn 1925 – 1930, giai cấp công nhân mới dần chuyển biến do tác động bởi những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đặc biệt là phong trào “vô sản hóa” (1928).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

A.Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)

B.Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân (1923)

C.Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921)

D.Tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản (1924)

Lời giải:

Sự kiện chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là việc năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi… lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari nhằm tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp, nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế của thuộc địa để soi sáng cho cuộc đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân các nước thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người

A.Dự đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp.

B.Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc xai.

C.Dự đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản.

D.Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.

Lời giải:

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của nhân dân Marốc, Tuynidi, … lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

=> Như vậy, Người đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, cùng đoàn kết chống thực dân, đế quốc xâm lược.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc (1920) đã có tác động như thế nào đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A.Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam

B.Mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam

C.Đánh dấu lịch sử Việt Nam lựa chọn con đường cách mạng vô sản

D.Chứng tỏ sự bất lực của khuynh hướng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ dân tộc

Lời giải:

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản. Sự kiện này đã đánh dấu bước mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo hoàn toàn chấm dứt khi Đảng Cộng sản Viêt Nam ra đời (1930) xác định tổ chức lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam.

A.Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.

B.Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.

C.Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước.

D.Mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.

Lời giải:

- Đáp án A, B, C: là ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản việt Nam được thành lập (đầu năm 1930).

- Đáp án D: Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước (giữa năm 1920) đã mở đường cho giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam => tạo điều kiện cho quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này – chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

A.Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

B.Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

C.Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

D.Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Lời giải:

Ngay từ đầu, Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Còn Phan Bội Châu lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản- một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là

A.Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược

B.Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man

C.Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập

D.Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập

Lời giải:

Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man. Dù màu da có khác nhau trên đời này cũng chỉ có hai giống người là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có một mối hữu ái là thật mà thôi- hữu ái vô sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 33: Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?

A.Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lý

B.Khảo sát trên một phạm vi rộng

C.Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực thế để tiếp cận chân lý

D.Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến

Lời giải:

Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911-1920 diễn ra trên phạm vi rộng lớn. Người đã đi khắp các châu lục, dừng lại nghiên cứu khá lâu ở ba nước đế quốc lớn là Mĩ, Anh, Pháp. Đặc biệt ngay từ đầu quá trình đó đã được gắn với hoạt động lao động. Đây là cơ sở quan trọng để Nguyễn Ái Quốc rút ra cho mình được những kết luận đúng đắn về các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng tháng Mười Nga (1917).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Anh(chị) hãy chỉ ra mối quan hệ giữa hai sự kiện sau:

  • Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin
  • Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp

A.Mối quan hệ giữa chuyển biến trong nhận thức và hành động

B.Mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn

C.Mối quan hệ giữa chuyển biến trong hành động và nhận thức

D.Mối quan hệ giữa thực tiễn với lý luận

Lời giải:

Hai sự kiện nêu trên phản ánh mối quan hệ mối quan hệ giữa chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện tháng 7-1920 là sự chuyển biến trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc “muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Từ chuyển biến trong nhận thức đã dẫn tới chuyển biến trong hành động: tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35: Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?

A.Khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

B.Khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản (những năm đầu thế kỉ XX).

C.Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản (hai thập kỉ đầu trong thế kỉ XX).

D.Khuynh hướng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) và khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX).

Lời giải:

Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản thì lịch sử Việt Nam đã chứng kiến hai khuynh hướng cứu nước diễn ra không thành công. Đó là:

- Khuynh hướng phong kiến (cuối thế XIX) đã thất bại cùng với phong trào Cần Vương.

- Khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX) đã thất bại cùng với phong trào bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 36: Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Trích tác phẩm “Người đi tìm hình của nước”) nói đến công lao nào của Nguyễn Ái Quốc?

A.Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

B.Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

C.Hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D.Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Lời giải:

Câu thơ trên của nhà thơ Chế Lan Viên đề cập đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản (năm 1920). Đây là công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản” là khẳng định của Nguyễn Ái Quốc sau khi

A.Tham gia thành lập Hội liên Hiệp thuộc địa ở Pari

B.Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản.

C.Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.

D.Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.

Lời giải:

Sau khi đọc xong “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin”, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của nhiều lực lượng mới chủ yếu là do

A.Những mâu thuận xã hội ngày càng phát triển sâu sắc.

B.Sự phát triển song song của hai khuynh hướng tư sản và vô sản.

C.Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.

D.Sự xâm nhập của các thế hệ tư tưởng mới vào nước ta.

Lời giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai => Tác động mạnh mẽ và làm xã hội phân hóa sâu sắc.

- Những giai cấp đã hình thành từ trước có sự phân hóa thành các bộ phận khác nhau.

- Nhưng tầng lớp hình thành từ trước KTTĐ lần hai giờ đã phát triển thành giai cấp và phân chia thành các bộ phận rõ nét.

=> Mỗi giap cấp, bộ phận giai cấp có đặc điểm và thái độ chính trị khác nhau => Phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam (1919 – 1930) có sự tham gia của nhiều lực lượng mới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Sự kiện nào thể hiện "Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam."?

A.Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8 -1925).

B.Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu (6 -1924).

C.Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D.Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (6 -1919).

Lời giải:

Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925) đã đánh dấu giai cấp công nhân bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác, vì mục tiêu chính trị. Điều này chứng tỏ, Cách mạng tháng Mười đã được thấm sâu hơn và bắt đầu biến thành hành động cụ thể của giai cấp công nhân Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40: Hoạt động thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là

A.Cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923).

B.Thành lập Đảng Lập hiến (1923), nhóm Nam Phong và Trung Bắc Tân văn.

C.Cuộc vận động "Chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" (1919).

D.Cuộc đấu tranh chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam kì (1923).

Lời giải:

Trong giai đoạn 1919 – 1925, tư sản Việt Nam đã tổ chức tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. Hoạt động này thể hiện tinh thần dân tộc rõ nét, thể hiện tính tự chủ và ý thức phát triển kinh tế dân tộc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 41: Đâu là sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 20 đầu thế kỉ XX?

A.Phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.

B.Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì lập ra Đảng Lập hiến (1923).

C.Cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).

D.Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925).

Lời giải:

Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 20 đầu thế kỉ XX, có một số sự kiện nổi bật. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh đòi nhà quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926).

Đáp án cần chọn là: C

 

Tài liệu có 20 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống