Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - Xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 8 trang gồm 42 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 12.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 8 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 42 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 36 có đáp án: Kinh tế - Xã hội Nam Trung Bộ có đáp án – Địa Lí lớp 12:
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12
Bài giảng Đia lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - Xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 1: Địa điểm nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta?
A. Dung Quất.
B. Nha Trang.
C. Đà Nẵng.
D. Vân Phong.
Đáp án: Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta tại vịnh Vân Phong.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.
B. biển có nhiều loài tôm, cá, mực.
C. có các ngư trường trọng điểm.
D. hoạt động chế biến hải sản phát triển.
Đáp án: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.
⇒ A đúng
- Chú ý:
+ Các điều kiện về nguồn lợi tôm cá mực, các ngư trường trọng điểm là những thuận lợi cho phát triển đánh bắt thủy sản.
+Hoạt động chế biến tạo đầu ra thuận lợi và nâng cao giá trị thủy sản nhưng không phải là điều kiện để nuôi trồng thủy sản.
⇒ Loại đáp án B, C, D
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không phải để
A. tăng vai trò trung chuyển của vùng.
B. giúp đẩy mạnh sự giao lưu của vùng với Đà Nẵng.
C. giúp đẩy mạnh giao lưu của vùng với TP. Hồ Chí Minh.
D. góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng.
Đáp án: - Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí trung chuyển quan trọng → nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam góp phần tăng cường sự trao đổi hàng hóa giữa 2 miền Bắc – Nam.
⇒ Đáp án A, B, C đúng ⇒ Loại
- Việc nâng cấp quốc lộ và đường sắt Bắc - Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở kinh tế trong vùng. Điều này không góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Có nhiều bãi biển nổi tiếng.
B. Nha Trang là trung tâm du lịch lớn của nước ta.
C. Phát triển du lịch biển không gắn với du lịch đảo.
D. Các hoạt động du lịch đa dạng.
Đáp án: DHNTB có hoạt động du lịch đa dạng: bao gồm du lịch biển – đảo,du lịch an dưỡng, thể thao.
Bên cạnh các bãi biển đẹp, còn có các đảo nổi tiếng như: Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Qúy (Bình Thuận)
⇒ Nhận xét: Phát triển du lịch biển không gắn với du lịch đảo là không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Hoạt động nào sau đây không có ý nghĩa lớn đối với việc làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Phát triển các tuyến đường ngang nối với các cảng nước sâu.
B. Khôi phục, hiện đại hóa hệ thống sân bay.
C. Nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.
D. Phát triển khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
Đáp án: Xác định từ khóa “sự phân công lao động theo lãnh thổ”
Phân công lao động theo lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế của vùng.
⇒ Việc phát triển hệ thống GTVT ở DHNTB (bắc – nam, đông – tây) sẽ tăng cường giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng→ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở duyên hải phía Đông và vùng miền núi phía Tây (đặc biệt khu kinh tế cửa khẩu)
⇒ Kinh tế phát triển sẽ tạo ra việc làm → từ đó thu hút lao động và tạo ra sự thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ ở DHNTB.
⇒ Loại đáp án A, B, C.
- Phát triển khu vực kinh tế ngoài Nhà nước góp phần tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ → tác động trực tiếp đến sự phân công lao động theo ngành, điều này không có ý nghĩa lớn đối với thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Cho bảng số liệu:
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002
Để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Đường.
C. Cột.
D. Miền.
Đáp án: - Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển hay sự thay đổi của đối tượng theo thời gian (giá trị tuyệt đối), thời gian thường từ 3 năm trở lên hoặc từ trên 3 đối tượng.
- Đề bài yêu cầu:
+ thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (giá trị tuyệt đối).
+ của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 8 tỉnh (8 đối tượng)
⇒ Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ ⇒ Xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng DHNTB là biểu đồ cột.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Cát Hải.
B. Phú Quốc.
C. Phan Thiết.
D. Long Hải.
Đáp án: Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Phan Thiết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Các nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Thác Mơ.
B. A Vương.
C. Hàm Thuận – Đa Mi.
D. Vĩnh Sơn.
Đáp án: Nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc vùng Tây Nguyên ⇒ Đây không phải là nhà máy thủy điện thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Ninh Thuận.
B. Bình Thuận.
C. Quảng Nam.
D. Đà Nẵng.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là Bình Thuận.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Trường Sa, Côn Sơn.
B. Côn Sơn, Nam Du.
C. Hoàng Sa, Trường Sa.
D. Thổ Chu, Nam Du.
Đáp án: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
- Hoàng Sa (thuộc TP. Đà Nẵng)
- Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan sẽ ngày càng quan trọng hơn cùng với việc
A. nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.
B. xây dựng đường Hồ Chí Minh qua vùng.
C. phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng.
D. nâng cấp các sân bay nội địa và quốc tế trong vùng.
Đáp án: Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, thông qua các tuyến đường ngang nối với các cảng nước sâu (quốc lộ 24, 19, 25, 26).
⇒ việc phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng sẽ góp phần tăng cường vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ đối với các vùng trên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do
A. có đường bờ biền dài, ít đảo ven bờ.
B. có nhiều vũng vịnh rộng.
C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.
D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
Đáp án: Xác định từ khóa: điều kiện xây dựng “cảng nước sâu”
- địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh
→ là điều kiện để xây dựng cảng biển
- thềm lục địa sâu sâu, ít bị sa bồi
→ thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.
Như vâỵ, đặc điểm địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi giúp duyên hải Nam Trung Bộ hình thành các cảng nước sâu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Các tỉnh Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ vì:
A. Có bãi tôm bãi cá ven biển và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.
B. Không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.
C. Vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhất.
D. Được trang bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn.
Đáp án: DHNTB là nơi tập trung nhiều bãi tôm bãi cá lớn nhất cả nước, với hai ngư trường lớn là Ninh Thuận – Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa.
⇒ Vì vậy sản lượng đánh bắt cá ở DHNTB cao hơn ở BTB.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Hình thành cơ cấu nông – lâm –ngư.
B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.
D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa.
Đáp án: DHNTB có thế mạnh nổi trổi về phát triển tổng hợp kinh tế biển: tất cả các tỉnh đều giáp biển
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn
→ đánh bắt thủy sản. Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá → nuôi trồng thủy sản.
- Nhiều bãi biển đẹp → du lịch biển đảo.
- Nhiều vũng vịnh kín gió → xây dựng cảng nước sâu
- Khoáng sản biển: titan, cát trắng, muối...→ CN khai khoáng.
⇒ Phát triển tổng hợp kinh tế biển sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Cho bảng số liệu:
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002
Để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Đường.
C. Cột.
D. Miền.
Đáp án: - Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển hay sự thay đổi của đối tượng theo thời gian (giá trị tuyệt đối), thời gian thường từ 3 năm trở lên hoặc từ trên 3 đối tượng.
- Đề bài yêu cầu:
+ thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (giá trị tuyệt đối).
+ của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 8 tỉnh (8 đối tượng)
⇒ Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ ⇒ Xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng DHNTB là biểu đồ cột.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Cát Hải.
B. Phú Quốc.
C. Phan Thiết.
D. Long Hải.
Đáp án: Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Phan Thiết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Các nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Thác Mơ.
B. A Vương.
C. Hàm Thuận – Đa Mi.
D. Vĩnh Sơn.
Đáp án: Nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc vùng Tây Nguyên ⇒ Đây không phải là nhà máy thủy điện thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Cảng nước sâu Dung Quất ở Quảng Ngãi gắn liền với :
A. Nhà máy sản xuất xi măng.
C. Nhà máy đóng tàu biển và tàu sông.
D. Nhà máy sản xuất mía đường.
Câu 19: Cà Ná và Sa Huỳnh là vùng sản xuất muối lí tưởng ở nước ta vì :
A. Có nhiều bãi cát trắng thích hợp cho việc làm muối.
B. Nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời.
C. Ít bị thiên tai như bão, lũ lụt; nước biển có độ mặn cao.
Câu 20: Các ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là
B. cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất hàng tiêu dùng.
C. cơ khí, nhiệt điện, sản xuất ô tô, sản xuất hàng tiêu dùng.
D. cơ khí, luyện kim màu, sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 21: Di sản văn hóa thế giới thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
B. Phố cổ Hội An, Phong Nha Kẽ Bàng.
C. Di tích Mỹ Sơn, Phan Rang – Tháp Chàm.
D. Di tích Mỹ Sơn, Cố Đô Huế.
Câu 22: Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
B. Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Lý Sơn
C. Lý Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quốc, Côn Đảo
D. Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc
Câu 23: Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là :
B. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn
C. Vùng biển rộng và thềm lục địa sâu
D. Vùng trung du trải dài
Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí trang 28, hai trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Duyên hải Nam TB là
B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
C. Khánh Hòa, Bình Định.
D. Khánh Hòa, Quảng Ngãi.
Câu 25: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ là :
A. Tạo điều kiện khai thác nguồn khoáng sản giàu có của vùng.
B. Khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng do hậu quả của chiến tranh và thiên tai.
D. Tạo điều kiện cho việc xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Câu 26: Tuyến đường nối Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên.
A. Các quốc lộ 14, 15, 19, 20, 21 và 26.
C. Các quốc lộ 19, 20, 24, 26, 27 và 28.
D. Các quốc lộ 14, 19, 21, 24, 27 và 28.
Câu 27: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều các cảng biển nước sâu nhờ :
A. Có hệ thống núi ăn lan ra tận biển.
C. Có nhiều dòng chảy lớn, cửa sông rộng.
D. Có nhiều dãy núi lấn sát ra biển chia cắt đồng bằng, sông ngắn dốc.
Câu 28: Đồng bằng có đất đai màu mỡ nhất của Duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở hạ lưu sông:
A. Thu Bồn.
B. Vu Gia.
C. Trà Khúc.
Câu 29: Điều kiện thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
B. có nhiều loại hải sản quí.
C. nhiều ngư trường lớn.
D. hoạt động chế biến thủy sản đa dạng.
Câu 30: Hoạt động công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang khởi sắc do
C. số lượng và chất lượng lao động tăng.
D. vị trí địa lí thuận lợi trao đổi hàng hóa.
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 30, hãy cho biết các tỉnh, thành phố nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung?
B. Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Định.
C. Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
D. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa.
Câu 32: Tài nguyên rừng của Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm :
A. Có độ che phủ lớn nhất nước.
B. Còn rất nhiều cánh rừng nguyên sinh.
D. Có độ che phủ rừng thấp nhất cả nước.
Câu 33: Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành:
A. Trồng trọt.
B. Chăn nuôi.
D. Khai thác khoáng sản.
Câu 34: Những sân bay đang hoạt động của Duyên hải Nam Trung Bộ kể theo thứ tự từ bắc vào nam :
A. Đà Nẵng, Phù Cát, Chu Lai, Tuy Hoà, Cam Ranh.
C. Đà Nẵng, Cam Ranh, Tuy Hoà, Chu Lai, Phù Cát.
D. Cam Ranh, Tuy Hoà, Phù Cát, Chu Lai, Đà Nẵng.
Câu 35: Các tỉnh ( thành phố) của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định , Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận
Câu 36: Tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là
A. Khánh Hòa
C. Quảng Ngãi
D. Bình Thuận
Câu 37: Duyên hải Nam Trung Bộ có hoạt động dịch vụ hàng hải phát triển mạnh do
B. cửa ngỏ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia.
C. tỉnh nào cũng giáp biển, vùng biển rộng.
D. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 38: Dựa vào Atlat trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
B. Bình Định.
C. Quãng Ngãi.
D. Khánh Hòa.
Câu 39: Về khí hậu, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là
B. Mưa vào mùa đông
C. Mưa vào mùa hè – thu
D. Mưa vào đầu hạ
Câu 40: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác khi nói về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
A. Các đồng bằng của vùng nhỏ, hẹp do bị các nhánh núi ăn ngang ra biển chia cắt
C. Mang đặc điểm khí hậu của miền Đông Trường Sơn
D. Các sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn
Câu 41: Để khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vấn đề dặt ra hàng đầu là
B. Trồng rừng ven biển
C. Tăng vụ
D. Đổi mới giống
Câu 42: Các cảng quốc tế thuộc Duyên hải miền Trung Bộ là :
A. Cái Lân, Cửa Lò, Sài Gòn, Quy Nhơn, Nha Trang.
C. Nha Trang, Qui Nhơn, Hải Phòng, Đà Nẵng.
D. Nha Trang, Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ