Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô tài liệu Giáo án khoa học 5 bài 2 – 3: Nam hay nữ? mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án khoa học 5. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 2 – 3: NAM HAY NỮ?
I.MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, khoảng phân biệt nam, nữ.
+ Giáo dục kĩ năng sống
- Kĩ năng phân tích đối chiếu các điểm đặc trưng của Nam và Nữ trong xã hội
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam,Nữ trong xã hội
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định và trị của bản thân
- Hình trang 6-7 SGK.
- Bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ - Nêu câu hỏi: + Trẻ em do ai sinh ra và có đặc điểm gì so với bố, mẹ của chúng ? + Nêu ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a.Khám phá Làm sao để phân biệt được trẻ là nam hay nữ, giữa nam và nữ có gì khác nhau ? Bài Nam hay nữ sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc trên. - Ghi bảng tựa bài. b. kết nối * Hoạt động 1: Thảo luận - Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. c.Thực hành - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận và trình bày các câu hỏi trang 6 SGK. + Nhận xét, kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi cơ quan sinh dục phát triển dẫn đến sự khác biệt vềsinh học: nam có râu, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng; nữ có king nguyệt, cơ quan sinh dục tạo ra trứng. + Yêu cầu quan sát hình 2, 3 trang7 SGK và nêu thắc mắc để được giải đáp. d.Vận dụng - Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 7 SGK. - Dựa vào cơ quan sinh dục, chúng ta phân biệt được bé trai hay bé gái.
- Nhận xét tiết học. - Xem lại bài đã học. - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Nam hay nữ?.
Tiết 2 ( Ngày dạy 28/08/2013 )
1. Kiểm tra bài cũ - Nêu câu hỏi: + Làm thế nào để phân biệt được bé trai hay bé gái ? + Nêu vài điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái. - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới a.Khám phá Ngoài sự khác biệt về sinh học, giữa nam và nữ còn có sự khác nhau về mặt xã hội. Phần tiếp theo của bài Nam hay nữ ? sẽ giúp các em thấy rõ điều đó. - Ghi bảng tựa bài. b. kết nối * Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” - Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu câu các nhóm tham khảo trang 8 SGK và ghi vào bảng nhóm theo mẫu sau:
+ Yêu cầu các nhóm trình bày và giải thích các sắp xếp, đồng thời trả lời chất vấn của các nhóm khác. + Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. c.Thực hành * Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm về nam và nữ - Mục tiêu: Giúp HS: + Nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này. + Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; khoảng phân biệt bạn nam, bạn nữ. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1) Bạn có đồng ý với những câu dưới đây khoảng ? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc khoảng đồng ý. a- Công việc nội trợ là của phụ nữ. b- Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. c- Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật. 2) Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau khoảng và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí khoảng ? 3) Liên hệ lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa học sinh nam và học sinh nữ khoảng như vậy có hợp lí khoảng ? 4) Tại sao khoảng nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ? + Nhận xét, kết luận: Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi học sinh đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, lớp học của mình. d.Vận dụng - Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết. - Nam hay nữ đều có thể là người đóng góp cho gia đình cũng như cho xã hội, do vậy chúng ta khoảng nên đối xử phân biệt giữa nam và nữ.
- Nhận xét tiết học. - Khoảng phân biệt đối xử giữa nam và nữ. - Chuẩn bị bài Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? |
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận và trình bày ý kiến. + Nhận xét, bổ sung.
+ Quan sát hình và nêu thắc mắc.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu.
+ Đại diện nhóm trình bày và trả lời câu hỏi chất vấn của các nhóm khác. + Nhận xét, bình chọn.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu và cử đại diện trình bày kết quả.
+ Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc to.
|